Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
187,5 KB
Nội dung
Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân TUẦN 1 Ngày soạn: 12/08/2011 Ngày giảng: 15/08/2011 (5A,5B) ; 16/08/2011(5C) Khoa học TIẾT 1 : SỰ SINH SẢN I. MỤC TIÊU: + Kiến thức: Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. + Kĩ năng : Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. + Thái độ : Thấy được tầm quan trọng của việc duy trì nòi giống. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : - Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau. III. CHUẨN BỊ : + GV : - Các hình minh hoạ trong sách giáo khoa. - Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ Bé là con ai”. + HS: SGK, VBT. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1′) 5A : 34 vắng : ……… 5B : 30 vắng : ……… 5C : 26 vắng : ……… 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3′) - GV kiểm tra đồ dùng của HS. 3. Bài mới: (30′) * Giới thiệu bài: Ở lớp 4, các em đã được học môn khoa học. Lớp 5 các em tiếp tục tìm hiểu những điều mới về môn khoa học. Ở bất kì một lĩnh vực khoa học nào, con người và sức khỏe luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Bài học đầu tiên mà chúng ta tìm hiểu là : “ Sự sinh sản”, qua bài học này sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa của sự sinh sản đối với loài người. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ *Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai”. (10′) - GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi. + Mỗi HS được phát 1 phiếu, nếu ai nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé đó. Ngược lại. + Ai tìm được hình trước thời gian quy định là thắng, ngược lại, ai hết thời gian vẫn chưa tìm được là thua. - Lắng nghe. - Theo dõi. 1 Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân - Chia lớp thành 4 nhóm, phát đồ dùng. - Gọi đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cả lớp quan sát. - Y/c đại diện 2 nhóm khác lên kiểm tra và hỏi bạn: + Tại sao bạn cho rằng đây là hai bố con (mẹ con) ? - Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã tìm đúng bố mẹ cho em bé. - GV hỏi để tổng kết trò chơi: + Nhờ đâu các em tìm bố mẹ cho từng bé? + Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? KL: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, nhìn đặc điểm bên ngoài có thể nhận ra bố mẹ của em bé. * Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự sinh sản ở người. (10′) - Y/c HS quan sát hình minh hoạ trang 4, 5 SGK và hoạt động theo cặp. - Treo tranh minh hoạ ( không có lời của nhân vật ) y/c HS lên giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Liên. + Lúc đầu, gia đình bạn Liên có mấy người ? Đó là những ai? + Hiện nay, gia đình bạn Liên có mấy người ? Đó là những ai? + Sắp tới nhà bạn Liên sẽ có mấy người ? Tại sao em biết ? + Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ? - Nhận đồ dùng và hoạt động theo nhóm. HS thảo luận và làm việc theo y/c của GV đưa ra. - Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng. - Đại diện các nhóm khác kiểm tra và hỏi: - HS trả lời theo nội dung phiếu của mình. HS cả lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung. - Em bé có đặc điểm giống bố mẹ của mình - Trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và chúng có những đặc điểm giống bố mẹ của mình. - HS lắng nghe. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh và thảo luận theo y/c của GV đưa ra. - HS1 đọc từng câu hỏi về nội dung tranh cho HS 2 trả lời. - 2 HS cùng cặp nối tiếp nhau giới thiệu. - Lúc đầu, gia đình bạn Liên có 2 người. Đó là bố và mẹ bạn Liên. - Hiện nay, gia đình bạn Liên có mấy người 3 Đó là bố , mẹ và bạn Liên. - Sắp tới nhà bạn Liên sẽ có 4 người, Vì mẹ bạn Liên đang mang thai và sắp sinh em bé. - 2 thế hệ: Bố mẹ Liên và Liên 2 Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân + Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình? KL: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong một gia đình, mỗi dòng họ được duy trì, kế tiếp nhau. *Hoạt đông 3: Liên hệ thực tế: Gia đình của em.(10′) - Y/c HS vẽ tranh về gia đình mình. - Hướng dẫn, gợi ý thêm. - Y/c HS lên giới thiệu gia đình mình qua tranh. - Nhận xét, khen những HS có tranh vẽ đẹp, và có lời giới thiệu hay. - GV đặt câu hỏi thêm : + Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? - GV tóm nội dung bài, rút ra bài học và y/c HS đọc mục bạn cần biết. - Nhờ có sự sinh sản. - HS lắng nghe. - Vẽ hình vào giấy A 4 - 3 - 5 HS dán và giới thiệu. HS cả lớp lắng nghe bổ sung và nhận xét. - Loài người sẽ diệt vong…. - 2 HS đọc mục bạn cần biết-SGK/5. 4. Củng cố kiến thức: (3′) + Tại sao chúng ta nhận ra được các em bé và bố mẹ của các em? ( Vì trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, có đặc điểm giống với bố mẹ của mình ) + Nhờ đâu mà các thế hệ trong một gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau? ( Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong một gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau ) - Nhận xét tiết học. 5. Chuẩn bị bài sau: (1′) - Học bài và chuẩn bị bài: “ Nam hay nữ ( tiếp )”. - Làm các bài tập trong VBT. V. RÚT KINH NGHIỆM: 3 Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân Ngày soạn: 12/08/2011 Ngày giảng: 16/08/2011 (5A) ; 17/08/2011 (5B, 5C) Đạo đức TIẾT 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 I. MỤC TIÊU: + Kiến thức : Nhận thức được vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước. + Kỹ năng : Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu. + Thái độ : Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : - Kĩ năng tự nhận thức ( tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5 ). - Kĩ năng xác định được giá trị ( xác định được giá trị của HS lớp 5). - Kĩ năng ra quyết định ( biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp 5 ). III. CHUẨN BỊ : + GV : - Các bài hát về chủ đề Trường em. - Giấy trắng, bút màu. + HS: - SGK, VBT. - Sưu tầm 1 số mẩu chuyện về những tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1′) 5A: 34 vắng : ……… 5B : 30 vắng : ……… 5C : 26 vắng : ……… 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3′) - GV kiểm tra đồ dùng của HS. 3. Bài mới: (30′) * Giới thiệu bài: GV giới thiệu chung nội dung Đạo đức lớp 5. 4 Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Khởi động: Y/c HS hát tập thể bài : “ Em yêu trường em”. * Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận. ( 8′) - Y/c HS quan sát từng tranh ảnh trong SGK trang 3 - 4 và thảo luận cả lớp theo câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì? + Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên? + Học sinh lớp 5 có gì khác với học sinh khối lớp khác? + Theo em chúng ta cần là gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? KL: Năm nay các em lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em khối khác học tập và noi theo. *Hoạt động 2: Làm bài tập 1- SGK/4. ( 5′) - GV nêu y/c bài tập 1, yêu cầu học sinh thảo luận bài tập theo cặp. - Gọi vài nhóm lên trình bày. - Nhận xét và kết luận. - Cả lớp hát. - HS quan sát từng tranh ảnh trong SGK trang 3 - 4 và thảo luận để trả lời câu hỏi. - HS trả lời với từng tranh. Tranh 1: Hoc sinh lớp 5 trường TH Hoàng Diệu (Hà Nội) đón các em HS lớp 1 trong ngày khai giảng. Tranh 2: Cô giáo chúc mừng các bạn HS là HS lớp 5. Tranh 3:1 bạn HS lớp 5 học hành chăm chỉ nên được bố khen. - HS nói cảm nghĩ của mình. - Là học sinh lớn nhất trường, phải gương mẫu cho các em dưới noi theo. - Chăm học, tự giác trong công việc hằng ngày và trong học tập. - HS lắng nghe. - Trao đổi theo cặp. - 3 nhóm trình bày. HS cả lớp theo dõi, bổ sung và nhận xét. Theo em HS lớp 4 cần phải có những hành động, việc làm nào dưới đây: a) Thực hiện tốt 5 Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. b) Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp. c) Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do lớp trường, địa phương tổ chức. d) Nhường nhịn, giúp đỡ các em học 5 Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân 4. Củng cố kiến thức: (3′) + Theo bạn học sinh lớp 5 cần phải làm gì? ( chăm học, gương mẫu, ….) + Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp 5? ( vui và tự hào ….) - Nhận xét tiết học. 5. Chuẩn bị bài sau: (1′) - Học bài và chuẩn bị: + Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này. + Sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em. - Làm các bài tập trong VBT. V. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 13/08/2011 Ngày giảng: 16/08/2011 (5A,5B) ; 18/08/2011(5C) Địa lí TIẾT 1 : VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA I. MỤC TIÊU: + Kiến thức: Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lý nước ta trên bản đồ ( lược đồ ) và trên quả Địa cầu. Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại . + Kĩ năng : - Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam - Nêu được những thuận lợi do vị trí đem lại cho nước ta - Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo cảu nước ta trên bản đồ + Thái độ : Thấy được tầm quan trọng của vị trí nước Việt Nam ta trên thế giới. II. CHUẨN BỊ : + GV : - Bản đồ địa lí tự nhiên Viết Nam, Phiếu thảo luận. - Quả địa cầu, các hình minh hoạ trong SGK, 2 lược đồ trống và các tấm thẻ. + HS: SGK, VBT. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1′) 5A : 34 vắng : ……… 5B : 30 vắng : ……… 5C : 26 vắng : ……… 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3′) - GV kiểm tra đồ dùng của HS. 3. Bài mới: (30′) * Giới thiệu bài: GV giới thiệu chung nội dung Địa lí lớp 5. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 6 Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân * Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của nước ta. (15′) + Nước ta nằm trong khu vực nào của thế giới? - Gọi HS lên chỉ vị trí của VN trên quả địa cầu. - Y/c HS hoạt động theo cặp, quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á: + Chỉ phần đất liền của nước ta? + Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta? + Cho biết biển bao bọc phía nào của nước ta? Tên biển là gì? + Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta? - GV treo lược đồ, gọi HS lên chỉ và trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét bổ sung. + Vậy đất nước ta gồm những bộ phận nào? + Vì sao nói Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không ? KL: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông - Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc Châu Á, nằm trong khu vực Đông Nam Á - 2 HS lên chỉ. - HS hoạt động theo cặp theo y/c của GV. - Chỉ theo đường biên giới của nước ta. - 3 nước:Trung Quốc, Lào, Campuchia. - Chỉ vào phần biển của nước ta: Biển Đông bao bọc các phía đông, nam, tây nam của nước ta. - Chỉ và nêu tên: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc,… Quần đảo : Hoàng Sa, Trường Sa. - 3 HS trình bày. HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Gồm: Đất liền, biển, đảo và quần đảo. Vì: - Phần đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia ta mở đường bộ giao lưu với các nước này, đi qua các nước này để giao lưu với các nước khác. - Việt Nam giáp biển, có đường bờ biển dài, giao lưu với các nước bắng đường biển. - Vị trí địa lí của Việt Nam có thể thiết lập đường đến nhiều nơi trên thế giới để du lịch, giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa. 7 Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân Dương thuộc Châu Á, nằm trong khu vực Đông Nam Á. Biển Đông bao bọc các phía đông, nam, tây nam của nước ta. Đất nước ta vừa có đất liền, biển, đảo và quần đảo. * Hoạt động 2: Hình dạng và diện tích. (15′) - GV chia nhóm 4, phát phiếu thảo luận. - HS lắng nghe. PHIẾU THẢO LUẬN Nhóm: ………… 1. Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì? a, Hẹp ngang. b, Rộng hình tam giác c, Chạy dài theo chiều Bắc - Nam. d, Có đường biển như hình chữ S. 2. Điền chữ hoặc số vào chỗ chấm trong các câu sau: a, Từ bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài 1650 km. b, Từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất của nước ta ở Đồng Hới chưa đầy 50 km. c, Diện tích lãnh thổ nước Việt Nam rộng khoảng 330 000km. - Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Nhận xét, bổ sung. + Qua phần thảo luận nêu đặc điểm phần đất liền của nước ta ? + Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ? + Diện tích nước ta là bao nhiêu kilômét vuông? - Y/c HS quan sát vào bảng số liệu trong SGK/68, hãy cho biết: + Những nước có diện tích lớn hơn và nhỏ - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Phần đất liền nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S. Từ bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài 1650 km. Nơi hẹp nhất của nước ta ở Đồng Hới ( Quảng Bình) chưa đầy 50 km. - Vùng biển nước ta có diện tích rộng hơn phần đất liền nhiều lần. - … 330.000 km 2 - HS quan sát bảng số liệu. - Nước có S lớn hơn: Trung Quốc, Nhật 8 Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân hơn Việt Nam? KL: Phần đất liền nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S. Từ bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài 1650 km. Nơi hẹp nhất của nước ta ở Đồng Hới ( Quảng Bình) chưa đầy 50 km. Diện tích nước ta là 330.000 km 2 . Vùng biển nước ta có diện tích rộng hơn phần đất liền nhiều lần. Bản. - Nước có S nhỏ hơn: Lào, Campuchia. - HS lắng nghe. 4. Củng cố kiến thức: (3′) + Qua bài học hôm nay cho con biết thêm điều gì về đất nước ta ? ( Biết vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng và diện tích của nước ta ) - Nhận xét tiết học. 5. Chuẩn bị bài sau: (1′) - Học bài và chuẩn bị bài: “ Địa hình và khoáng sản ”. - Làm các bài tập trong VBT. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 13/08/2011 Ngày giảng: 18/08/2011 (5B) ; 19/08/2011(5C, 5A) Lịch sử TIẾT 1 : “ BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI ” TRƯƠNG ĐỊNH I. MỤC TIÊU: + Kiến thức: - Biết được Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kỳ. - Với lòng yêu nước Trương Định không theo lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp + Kĩ năng : Phân tích tổng hợp. + Thái độ : Ghi nhớ công ơn của Đại nguyên soái Trương Định. II. CHUẨN BỊ : + GV : - Chân dung Nguyễn Trường Tộ - Phiếu học tập cho HS + HS: - SGK, VBT. - HS tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 9 Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân 1. Ổn định tổ chức lớp: (1′) 5A: 34 vắng : ……… 5B : 30 vắng : ……… 5C : 26 vắng : ……… 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3′) - Kiểm tra đồ dùng của học sinh : SGK, VBT. 3. Bài mới: (30′) * Giới thiệu bài: - GV nêu khái quát hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1: Tình hình đất nước sau khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược. (10′) - GV yêu cầu HS đọc thầm phần chữ nhỏ trong SGK-4 để trả lời các câu hỏi sau: - GV gọi HS trả lời các câu hỏi. + Ngay sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Nam Kì đã làm gì? + Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về Trương Định? - GV nhận xét, kết luận: Ngay sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Nam Kì đã đứng lên chống Pháp để dành lại độc lập dân tộc. * Hoạt động 2: Trương Định cương quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược. (12′) - GV chia nhóm 4, y/c HS đọc thông tin - HS đọc thầm phần chữ nhỏ trong SGK- 4 để trả lời các câu hỏi. - 2-3 HS trả lời, cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung ý kiến. - Ngay sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Nam Kì đã đứng lên chống Pháp. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực… trong đó lớn nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định. - Trương Định quê ở Bình Sơn ( nay thuộc huyện Sơn Tịnh) Quảng Ngãi, sau theo cha lập nghiệp ở Tân An. Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tân công Gia Định (1859). - HS lắng nghe. 10 . ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 12 Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 13 /08/2 011 Ngày giảng: 16 /08/2 011 (5B) ; 17 /08/2 011 (5A); 18 /08/2 011 (5C) Khoa. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 13 /08/2 011 Ngày giảng: 16 /08/2 011 (5A,5B) ; 18 /08/2 011 (5C) Địa lí TIẾT 1 : VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA I. MỤC TIÊU: + Kiến thức: Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lý nước. Trường TH Mông Dương GV: Trần Thị Kim Ngân TUẦN 1 Ngày soạn: 12 /08/2 011 Ngày giảng: 15 /08/2 011 (5A,5B) ; 16 /08/2 011 (5C) Khoa học TIẾT 1 : SỰ SINH SẢN I. MỤC TIÊU: + Kiến thức: Nêu được