1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG TIÊU TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG

32 711 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Việt Nam là quốc gia nằm trên đường xích đạo có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuân lợi cho nền nông nghiệp phát triển. Bên cạnh sự thành công to lớn của cây lương thực thì cây công nghiệp cũng có những bước tiến đáng kể. Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai cũng rất đa dạng vì vậy muốn khai thác hết tiềm năng đất đai của vùng, cũng như để đa dạng hóa cây trồng, tăng thêm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, việc phát triển một số loại cây công nghiệp là rất cần thiết trong đó có cây tiêu. Trong năm 2004, Việt Nam cố gắng giữ vững vị trí đứng đầu thế giới về sản lượng tiêu xuất khẩu. Đến năm 2008, Việt Nam là nước sản xuất lớn nhất thế giới và xuất khẩu tiêu, sản lượng chiếm 34% sản lượng tiêu của thế giới. Trong những năm gần đây, lợi nhuận từ vườn cây tiêu ngày một tăng cao, vì vậy diện tích canh tác ngày càng mở rộng và nổi tiếng với địa danh tiêu Phú Quốc, Hà Tiên. Đây là hàng nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, Việt Nam đã xuất khẩu trong thời gian qua. Bên cạnh gia tăng diện tích, chọn giống tốt có giá trị kinh tế cao thì việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cũng rất được chú trọng. Vì thế muốn phát triển giống cây tiêu này cần phải hiểu rõ đặc tính cũng như kỹ thuật canh tác và cách khống chế nguồn bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nhà vườn. Do đó nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Điều tra kỹ thuật canh tác cây tiêu và xây dựng mô hình trồng tiêu quy mô 1 ha” tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cây tiêu, thời điểm sử dụng phân thuốc để phòng và trị bệnh định hướng cho nhà vườn phát triển cây tiêu hơn nữa.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG oOo BÀI BÁO CÁO CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG TIÊU TẠI HUYỆN KIÊN LƢƠNG, TỈNH KIÊN GIANG Cần Thơ, 3/2014 MỤC LỤC DANH SÁCH HÌNH I DANH SÁCH BẢNG II MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN KIÊN LƢƠNG, TỈNH KIÊN GIANG 2 1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN KIÊN LƢƠNG, TỈNH KIÊN GIANG 3 1.2.1 Địa hình và đặc tính đất 3 1.2.2 Khí hậu 3 1.2.3 Độ ẩm và gió 3 1.2.4 Thủy văn 4 1.3 NGUỒN GỐC VÀ GIÁ TRỊ 4 1.4 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY TIÊU 4 1.4.1 Rễ 4 1.4.2 Thân cành và lá 5 1.4.3 Phát hoa và trái tiêu 6 1.5 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH 7 1.5.1 Khí hậu 7 1.5.2 Vũ lƣợng 7 1.5.3 Ẩm độ không khí 7 1.5.4 Ánh sáng 7 1.5.5 Gió 8 1.5.6 Đất đai, địa hình và nhu cầu nƣớc 8 1.5.7 Dinh dƣỡng 8 1.6 THIẾT KẾ VƢỜN 9 1.6.1 Hệ thống mƣơng liếp 9 1.6.2 Trồng cây chắn gió: 10 1.7 GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG: 10 1.7.1 Giống: 10 1.7.2 Kỹ thuật nhân giống: 11 1.8 CHỌN NỌC TIÊU 12 1.8.1 Nọc sống 12 1.8.2 Nọc chết 13 1.8.3 Nọc xây 14 1.9 KỸ THUẬT CANH TÁC 15 1.9.1 Mật độ và khoảng cách trồng 15 1.9.2 Thời vụ trồng 15 1.9.3 Chuẩn bị hom 15 1.9.4 Chuẩn bị đất trồng 16 1.9.5 Kỹ thuật trồng 16 1.9.6 Chăm sóc 17 1.10 SÂU BỆNH HẠI CHÍNH 21 1.10.1 Sâu 21 1.10.2 Bệnh trên cây tiêu 22 1.11 THU HOẠCH VÀ SƠ CHẾ TIÊU 24 1.11.1 Thu hoạch tiêu 24 1.11.2 Sơ chế tiêu 24 1.12 CHI PHÍ ĐẦU TƢ BAN ĐẦU 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 i DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1 Bản đồ vị trí địa lý huyện Kiên Lƣơng 2 Hình 2 Rể mắt đốt trên thân dây tiêu 6 Hình 3 Nhánh ác đang mang trái 6 Hình 4 Trồng tiêu trên cây Trôm 13 Hình 5 Trồng tiêu trên tháp gạch 14 Hình 6 Trồng tiêu trên cột xi măng 15 Hình 7 Bệnh chết nhanh trên tiêu do Phytophthora parasitica 22 Hình 8 Bệnh tiêu điên do virut gây ra 23 Hình 9 Cây tiêu đang thu hoạch 24 Hình 10 Thu hoạch tiêu 24 Hình 11 Hột tiêu xanh (tƣơi), trắng và đen (hột khô) 26 ii DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Lƣợng phân bón cho cây tiêu hằng năm theo tuổi cây (Trần Văn Hâu, 2011) 19 1 MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia nằm trên đƣờng xích đạo có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuân lợi cho nền nông nghiệp phát triển. Bên cạnh sự thành công to lớn của cây lƣơng thực thì cây công nghiệp cũng có những bƣớc tiến đáng kể. Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai cũng rất đa dạng vì vậy muốn khai thác hết tiềm năng đất đai của vùng, cũng nhƣ để đa dạng hóa cây trồng, tăng thêm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, việc phát triển một số loại cây công nghiệp là rất cần thiết trong đó có cây tiêu. Trong năm 2004, Việt Nam cố gắng giữ vững vị trí đứng đầu thế giới về sản lƣợng tiêu xuất khẩu. Đến năm 2008, Việt Nam là nƣớc sản xuất lớn nhất thế giới và xuất khẩu tiêu, sản lƣợng chiếm 34% sản lƣợng tiêu của thế giới. Trong những năm gần đây, lợi nhuận từ vƣờn cây tiêu ngày một tăng cao, vì vậy diện tích canh tác ngày càng mở rộng và nổi tiếng với địa danh tiêu Phú Quốc, Hà Tiên. Đây là hàng nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, Việt Nam đã xuất khẩu trong thời gian qua. Bên cạnh gia tăng diện tích, chọn giống tốt có giá trị kinh tế cao thì việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cũng rất đƣợc chú trọng. Vì thế muốn phát triển giống cây tiêu này cần phải hiểu rõ đặc tính cũng nhƣ kỹ thuật canh tác và cách khống chế nguồn bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nhà vƣờn. Do đó nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Điều tra kỹ thuật canh tác cây tiêu và xây dựng mô hình trồng tiêu quy mô 1 ha” tại huyện Kiên Lƣơng, tỉnh Kiên Giang nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cây tiêu, thời điểm sử dụng phân thuốc để phòng và trị bệnh định hƣớng cho nhà vƣờn phát triển cây tiêu hơn nữa. 2 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN KIÊN LƢƠNG, TỈNH KIÊN GIANG Huyện Kiên Lƣơng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, là huyện giáp biển và có bờ biển tƣơng đối dài. Huyện có một thị trấn là thị trấn Kiên Lƣơng. Hiện nay huyện có năm xã: Bình An, Bình Trị, Dƣơng Hòa, Hòa Điền và Kiên Bình; và hai xã đảo: Hòn Nghệ và Sơn Hải. Hình 1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Kiên Lƣơng 3 1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN KIÊN LƢƠNG, TỈNH KIÊN GIANG 1.2.1 Địa hình và đặc tính đất Huyện Kiên Lƣơng có địa hình đa dạng, bờ biển chạy dài khoảng 20 km, có nhiều đảo, nhiều sông, núi và kênh rạch. Phần đất liền tƣơng đối bằng phẳng và địa hình đồi núi thấp độ cao trung bình dƣới 200 m. Theo Lê Phát Quới (2010) cho rằng dựa vào mẫu chất từ vật liệu địa chất-trầm tích, phát sinh học thổ nhƣỡng có thể phân chia Kiên Lƣơng thuộc nhóm đất hình thành từ mẫu chất tại chỗ, đƣợc hình thành do quá trình phong hoá nham thạch, khoáng vật tại chỗ dƣới tác động cơ học, hoá học trong tự nhiên. 1.2.2 Khí hậu Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Lƣơng có khí hậu nhiệt đới đại dƣơng, đặc điểm chung là nóng ẩm và mƣa nhiều theo mùa. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.600-2.000 mm/năm. Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 11, tháng nhiều nhất là tháng 8, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tháng ít mƣa nhất là tháng 2. Tổng lƣợng bức xạ trong năm từ 120-130 kcal/cm 2 . Nhiệt độ trung bình từ 27-27,5 o C. Biên độ nhiệt trong năm khá nhỏ, dao động từ 1-3 o C. Biên độ nhiệt trong ngày khá lớn, từ 7-10 o C. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.500 giờ/năm. Ở đây không có hiện tƣợng sƣơng muối xảy ra, không chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bão nhƣng lƣợng nƣớc do mƣa chiếm một tỷ lệ đáng kể, nhất là vào cuối mùa mƣa. Điều kiện khí hậu thời tiết ở huyện Kiên Lƣơng tỉnh Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản mà các nơi khác không có đƣợc nhƣ: ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lƣợng dồi dào nên thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trƣởng. 1.2.3 Độ ẩm và gió Tƣơng đối bình quân trong năm thƣờng đạt 80-83%, sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng trong năm trên 10%. Kiên Lƣơng chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa từ tháng 5 đến tháng 11 có hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Tây- Nam, mang theo nhiều hơi nƣớc và gây mƣa, tốc độ gió trung bình 3-4,8 m/s. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông-Bắc, tốc độ gió trung bình 3 m/giây. Ngoài chế độ gió theo mùa, Kiên Lƣơng còn có gió thổi theo ngày và đêm, đó là gió đất và gió biển, tốc độ trung bình 2,5-3 m/s. 4 1.2.4 Thủy văn Là một huyện giáp biển, nƣớc từ sông Giang Thành qua các kênh rạch chảy vào Kiên Lƣơng. Có hồ Nƣớc Ngọt ở ấp Ba Trại, nƣớc theo các kênh rạch phân tán đi nhiều nơi. Chịu ảnh hƣởng của mƣa và thuỷ triều biển Tây. Mùa lũ thƣờng xuất hiện từ tháng 7-11 hàng năm. Tháng 10 là thời điểm lũ ngập sâu nhất. Mùa cạn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. 1.3 NGUỒN GỐC VÀ GIÁ TRỊ Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum, thuộc họ Piperraceae. Cây tiêu đƣợc mệnh danh là vua của các loại cây gia vị, có nguồn gốc từ Tây Ghats Ấn Độ và sau đó lan sang các nƣớc khác. Cây tiêu là loại cây thân leo sống lâu năm, quả tiêu vừa dùng làm gia vị vừa dùng làm thuốc trong y học (Muthuswamy Anandaraj, Encyclopedia of Life Support Systems) Tiêu có chứa các chất dinh dƣỡng và khoáng quan trọng nhƣ vitamin A, C, E, K , niacin, β –carotene, các khoáng chất nhƣ sắt, canxi, phốt pho và chứa các axit amin quan trọng (Goswami và ctv., 2012). Tiêu đối với y học có vai trò rất quan trọng, nhiều nghiên cứu đã công nhận tiêu chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên, có hoạt chất chống ung thƣ. Nó có giá trị sinh học cao nhƣ: tác dụng kháng viêm, giảm cholesterol, tăng khả năng miễn dịch, hạ sốt, kháng khuẩn,… (Murlidhar Meghwal và ctv., 2012) Theo thống kê của FAO, hiện nay có khoảng 70 nƣớc có trồng tiêu, trong đó các nƣớc có trồng nhiều tiêu là Brazil, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Srilanka, Madagascar và Việt Nam. Đến thế kỷ 13 cây tiêu mới đƣợc trồng rộng rãi và sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Từ Ấn Độ sau đó đƣợc trồng lan rộng ra các nƣớc vùng Nam Á, Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Srilanka, Campuchia, Việt Nam, Lào…). Đến thế kỷ 19 mới đƣa sang trồng ở Châu Phi và Châu Mĩ, nhiều nhất là ở Madagasca và Brazil. 1.4 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY TIÊU 1.4.1 Rễ Cây tiêu thƣờng có từ 3-6 rễ cái và một chùm rễ phụ ở dƣới mặt đất, trên đốt thân có rễ bám. Các loại rễ của cây tiêu đƣợc phân biệt nhƣ sau: + Rễ cọc: chỉ có những cây tiêu trồng bằng hạt mới có rễ cọc. Rễ này đâm sâu xuống đất đến độ sâu 2,5 m, làm nhiệm vụ chính là hút nƣớc. + Rễ cái: cây tiêu có khoảng 10-20 rễ cái, mọc dài 3-4m, ăn sâu trong đất 1-3 m, đôi khi 4 m. Các rễ này cũng làm nhiệm vụ chính là hút nƣớc. Đối với cây tiêu trồng bằng giâm nhánh, sau khi trồng ra ngoài nọc đƣợc 1 năm, các rễ cái này có thể ăn sâu 2 m. 5 + Rễ phụ (rễ bàng) từ các rễ cái cho ra rễ phụ. Các rễ phụ mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang, rất dày đặc, phân bố nhiều nhất ở độ sâu 15-40 cm, làm nhiệm vụ hút nƣớc và hút chất dinh dƣỡng trong đất nuôi cây. + Rễ bám: mọc ra từ các đốt trên thân ở trên không, làm nhiệm vụ là giúp cây tiêu bám vào cây nọc để vƣơn lên cao. Rễ cây tiêu thuộc loại háo khí, không chịu đƣợc ngập úng, do đó để tạo cho rễ cái ăn sâu, cây chịu hạn tốt và rễ phụ phát triển tốt hút đƣợc nhiều chất dinh dƣỡng thì phải thƣờng xuyên có biện pháp cải tạo làm cho đất tơi xốp, tăng hàm lƣợng mùn. Chỉ cần úng nƣớc 12-24 giờ thì bộ rễ cây tiêu đã bị tổn thƣơng đáng kể và có thể dẫn tới việc hƣ thối và dây tiêu có thể bị chết dần. Nghiên cứu Paul Diby et al. (2005) cho thấy khả năng của Pseudomonas fluorescens chủng để tăng cƣờng huy động chất dinh dƣỡng trong vùng rễ của tiêu đen, kết quả là tăng cƣờng sức sống thực vật 1.4.2 Thân cành và lá Tiêu thuộc loại thân thảo, có mạch libe lớn, nhờ vậy lƣu thông nhựa dễ, phản ứng với nƣớc và phân bón rất nhanh (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005). Theo Lê Thanh Phong (2011) thân chính có thể mọc vƣơn cao đến 10 m, đƣờng kính thân từ 2-6 cm. Thân có nhiều lóng và đốt, mỗi lóng dài 5-12 cm. Tại mỗi đốt có một lá đơn, hình trái tim, mọc cách. Lá dài từ 5-10 cm và rộng 3-6 cm. Theo Scot C. Nelson và K. T. Cannon-Eger (2011) lá có màu xanh đậm ở trên và màu xanh nhạt bên dƣới, lá láng bóng, hình trái tim và có chiều dài 13-25 cm. Ở nách lá có các mầm ngủ có thể phát triển thành các nhánh tƣợc, nhánh lƣơn, nhánh ác tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây tiêu. + Nhánh tƣợc: thƣờng phát sinh từ mầm nách trên các cây tiêu nhỏ hơn 1 năm tuổi. Đối với cây tiêu trƣởng thành, nhánh tƣợc phát sinh từ các mầm nách trên khung nhánh thân chính phía dƣới thấp của nọc tiêu và thƣờng là cành cấp 1. Đặc điểm của nhánh tƣợc là gốc độ phân cành nhỏ, dƣới 45 0 , cành tƣơng đối thẳng. Nhánh tƣợc có sức sinh trƣởng mạnh, khỏe, thƣờng đƣợc dùng trong giâm giống nhân giống. + Nhánh lƣơn: nhánh phát sinh từ mầm nách gần sát gốc của bộ khung thân chính của cây tiêu trƣởng thành. Đặc trƣng của nhánh lƣơn là có dạng bò sát đất và các lóng rất dài. Nhánh lƣơn cũng đƣợc dùng để nhân giống nhƣng tỷ lệ sống thấp và cây thƣờng ra hoa trái chậm hơn nhánh tƣợc, tuy nhiên, tuổi thọ dài và năng suất cao. Nếu không có nhu cầu nhân giống nên tỉa bỏ nhánh lƣơn để ít tiêu hao dinh dƣỡng và lây lan bệnh trong mùa mƣa. 6 + Nhánh ác (nhánh cho trái): nhánh mang trái, phát sinh từ mầm nách trên cây tiêu lớn hơn 1 năm tuổi. Đặc trƣng nhánh ác là góc độ phân cành lớn, mọc ngang, độ dài của nhánh thƣờng ngắn hơn 1 m, nhánh mọc khúc khuỷu và có lóng rất ngắn, nhánh cho trái trên bộ khung cây tiêu đa số là nhánh cấp 2 trở lên. Nhánh ác nếu đƣợc đem giâm cũng ra rễ và cho trái sớm nhƣng cây phát triển chậm, mau cỗi và năng suất thấp. Hình 2: Rễ mắt đốt trên thân dây tiêu Hình 3: Nhánh ác đang mang trái 1.4.3 Phát hoa và trái tiêu Phát hoa cây tiêu có dạng hình gié, mọc buông thỏng từ nách lá, dài 3- 15 cm tùy giống, có khoảng 150 hoa. Hầu hết các giống đều mang hoa lƣỡng tính (95-97%). Mỗi hoa có 2-4 nhị đực. Nƣớm hoa trắng, sau khi thụ phấn xong thì hóa nâu. Hoa có một nhụy cái, chín khoảng 3-8 ngày trƣớc khi nhụy đực tung phấn. Thời gian nhận phấn tốt nhất là 3-5 ngày sau khi vòi noãn nhô ra. Trồng quá rập (thiếu ánh sáng) thì gié hoa cho nhiều hoa cái hơn hoa lƣỡng tính. Hạt phấn đƣợc phát tán nhờ nƣớc (mƣa nhẹ) để thụ phấn. Trái tiêu thuộc loại trái hạch, không có cuống, mang 1 hạt hình cầu. Trái tiêu có dạng hình cầu, đƣờng kính 0,3-0,6 cm. Mỗi gié trái có mang 20-60 trái xếp thành hình xoắn ốc. Từ khi hoa xuất hiện đầy đủ đến trái chín kéo dài 7-10 tháng chia làm các giai đoạn sau: + Hoa xuất hiện đầy đủ đến khi hoa nở thụ phấn: 1-1,5 tháng. + Thụ phấn, phát triển trái (4-5,5 tháng): giai đoạn này trái tiêu lớn nhanh về kích thƣớc và đạt độ lớn tối đa của trái, là giai đoạn tiêu cần nhiều nƣớc và dinh dƣỡng nhất. [...]... tiêu đen và tiêu trắng,… tiêu đƣợc chế biến khác và giá trị cũng khác nhau Các sản phẩm có thể ở dạng sấy khô, tách vỏ thành tiêu trắng (tiêu sọ) hoặc có thể muối trái và đóng hộp (Muthuswamy Anandaraj, Encyclopedia of Life Support Systems) Hạt tiêu thƣờng đƣợc 24 chế biến thành hai loại sản phẩm là tiêu đen và tiêu sọ (tiêu trắng) Ngoài ra còn có tiêu đỏ và tiêu xanh số lƣợng không nhiều, để tiêu dùng... lấp hố 15 ngày có thể trồng tiêu Trồng tiêu: bới các hốc nhỏ giữa hố, trồng tiêu nghiêng đầu dây quay về phía nọc Lấp đất sâu kín mặt bầu hay 1/3 hom tiêu, nén chặt đất và tƣới đẫm nƣớc Trồng hom vào buổi chiều sẽ đạt tỷ lệ sống cao 16 1.9.5.2 Trồng dặm Mƣời lăm ngày sau khi trồng phải kiểm tra để trồng dặm những cây chết kịp thời Sử dụng những cây ƣơm trong bầu để trồng Nếu sau trồng 2-3 năm phát hiện... 1.6.2 Trồng cây chắn gió: Do tiêu là cây thân leo nên không thích hợp với điều kiện mƣa to, gió lớn vì sẽ làm tiêu đậu trái thấp và dễ đỗ ngã Tiêu thích điều kiện chắn gió Nên có hàng cây chắn gió để làm giảm thiệt hại do gió gây ra và tạo điều kiện tiêu phát triển tốt Do đó, đối với các vùng trồng tiêu tập trung ta phải thiết kế các loại cây chắn gió 1.7 GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG: 1.7.1 Giống: Tiêu. .. chuồng và đất vào lòng tháp, cung cấp dinh dƣỡng và giữ ẩm cho cây tiêu Cách làm này có ƣu điểm là nọc chắc, một tháp có thể trồng đƣợc nhiều hom tiêu (8-12 hom) Hình 5: Trồng tiêu trên tháp gạch Cột xi măng (nọc sạn): Hình vuông, mặt bên rộng 12-15 cm Tháp gạch và cột xi măng hấp thu nhiệt mạnh có thể làm tiêu không bám đƣợc, héo chết Do đó sau khi trồng cần che mát, tƣới nƣớc và bón phân đầy đủ Khi tiêu. .. làm tiêu đen thì có thể thu hoạch khi quả đã già nhƣng vỏ vẫn còn xanh, hái cả gié, làm tiêu trắng (tiêu sọ) thì cần hái khi trên chùm đã có một số quả chín đỏ Vào lần thu hoạch cuối cùng hái tất cả gié trái trên cây đƣợc hái hết để làm tiêu đen Hình 9: Cây tiêu đang thu hoạch Hình 10: Thu hoạch tiêu 1.11.2 Sơ chế tiêu Sản phẩm của tiêu đƣợc biết đến với sự mô tả màu sắc bên ngoài nhƣ tiêu xanh, tiêu. .. thì không cần che mát 14 Hình 6: Trồng tiêu trên cột xi măng 1.9 KỸ THUẬT CANH TÁC 1.9.1 Mật độ và khoảng cách trồng Tuỳ theo giống, đất tốt xấu, loại nọc, số lƣợng dây/nọc mà có thể trồng ở khoảng cách: 2,5x2,5 m hoặc 2,5x3 m Theo Lê Thanh Phong (2011) khoảng cách trồng tiêu trung bình là 2x2 m (mỗi cây có diện tích là 4m2, cho 2.500 nọc/ha, trồng nọc chết) Đất tốt có thể trồng thƣa hơn với khoảng... ngày đăng tin 16/8/2013 Lê Đức Niệm, 2001 Cây tiêu kỹ thuật trồng chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh NXB Lao Động Xã Hội 66 trang Lê Phát Quới, 2010 Lớp thực vật của tỉnh Kiên Giang Dự án bảo tồn và phát triển sinh thái tỉnh Kiên Giang Mai Văn Quyền, Lê Thị Việt Nhi, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Tuấn Kiệt, 2007 Cây rau gia vị NXB Nông nghiệp 151 trang Murlidhar Meghwal and TK Goswami, 2012 Chemical... Tây Ấn Độ, đƣợc du nhập vào Đồng bằng sông Cửu Long qua ngõ Hà Tiên của Tỉnh Kiên Giang, đƣợc phát hiện trồng đầu tiên ở Hà Tiên, Phú Quốc, Phƣớc Tuy và Bà Rịa rồi sau đó lan dần ra các tỉnh Miền Trung nhƣ Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị Hiện nay, trên thế giới có khoảng 80 giống tiêu chia làm hai nhóm là nhóm lá lớn và nhóm lá nhỏ Ở nƣớc ta hiện có các giống tiêu địa phƣơng và tiêu nhập nội (Lê Thanh Phong,... Nam 1.8 CHỌN NỌC TIÊU Nọc tiêu giúp tiêu leo bám trong cả quá trinh sinh trƣởng nên nọc tiêu rất quan trọng đối với đời sống cây tiêu Do đó cần chọn nọc tiêu vững chắc, không bị mục gãy đổ Có 3 loại nọc tiêu là:  Nọc sống là những cây còn sống và lớn lên cùng cây tiêu  Nọc chết là những cây gỗ chết, thân chắc làm chỗ dựa cho tiêu  Nọc xây bằng gạch hay bằng bê tông làm chỗ dựa cho tiêu 1.8.1 Nọc sống... phơi, hạt tiêu sẽ mau khô và có màu đen bóng đẹp Khoảng 100 Kg tiêu tƣơi cho 30-35 Kg tiêu khô với ẩm độ 15% Tiêu sọ (tiêu trắng): là mặt hàng tiêu xuất khẩu quan trọng ở một số nƣớc Chế biến tiêu sọ ngƣời ta chọn những hạt tiêu đen tốt (sau khi đã phơi 34 ngày) cho vào bao tải ngâm trong dòng nƣớc chảy nhẹ hoặc bể nƣớc trong khoảng 10-15 ngày, trong thời gian ngâm cần thay nƣớc thƣờng xuyên cho tiêu đƣợc . CHÍNH 21 1. 10 .1 Sâu 21 1. 10.2 Bệnh trên cây tiêu 22 1. 11 THU HOẠCH VÀ SƠ CHẾ TIÊU 24 1. 11. 1 Thu hoạch tiêu 24 1. 11. 2 Sơ chế tiêu 24 1. 12 CHI PHÍ ĐẦU TƢ BAN ĐẦU 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27. 1. 6.2 Trồng cây chắn gió: 10 1. 7 GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG: 10 1. 7 .1 Giống: 10 1. 7.2 Kỹ thuật nhân giống: 11 1. 8 CHỌN NỌC TIÊU 12 1. 8 .1 Nọc sống 12 1. 8.2 Nọc chết 13 1. 8.3 Nọc xây 14 . 14 1. 9 KỸ THUẬT CANH TÁC 15 1. 9 .1 Mật độ và khoảng cách trồng 15 1. 9.2 Thời vụ trồng 15 1. 9.3 Chuẩn bị hom 15 1. 9.4 Chuẩn bị đất trồng 16 1. 9.5 Kỹ thuật trồng 16 1. 9.6 Chăm sóc 17 1. 10

Ngày đăng: 12/02/2015, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN