Bệnh trên cây tiêu

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG TIÊU TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 26)

* Bệnh chết dây: còn gọi là bệnh héo nhanh, do nấm Phytophthora sp

gây ra bệnh làm cây chết rất nhanh và chết hàng loạt, gây thiệt hại trầm trọng trong các vƣờn tiêu. Bệnh thƣờng xảy ra trong mùa mƣa lúc trời nóng ẩm.

Cách phòng trị: sử dụng chủng vi khuẩn PN-026 đối kháng với

Phytopthora từ vùng rễ tiêu (Anith và ctv, 2003), khi chăm sóc tránh làm tổn

thƣơng bộ rễ, thoát nƣớc vƣờn tốt nhất vào mùa mƣa. Có thể phun các loại thuốc gốc đồng nhƣ Kocide 61,4 DF, nồng độ 10-15 g/8 lít, Aliette 70 WP, hay Ridomil 70 WP, nồng độ từ 20-30 g/8 lít, phun định kỳ 1-2 tuần/lần..

23

* Bệnh vàng héo rũ: bệnh do tuyến trùng gây ra đôi khi kết hợp với thiếu dinh dƣỡng. Cây bệnh trở nên suy yếu, cằn cỗi, lá vàng, chóp lá bị đen dần và rụng. Rễ có nhiều bƣớu, mọc ít lại và ít đâm rễ nhánh. Năng suất tiêu giảm rõ rệt và cuối cùng cây bị chết.

Cách phòng trị: giữ vƣờn tiêu không bị úng, bón phân hữu cơ hằng năm, có thể bón thêm vôi (0,5-1 tấn/ha) mỗi 1-2 năm để làm đất bớt chua. Sử dụng Mocap, Cazinon 10H rải chung quanh gốc tiêu, liều lƣợng 50g/gốc theo định kỳ 3 tháng/lần.

* Bệnh thối đầu lá và đen trái: bệnh gây ra chủ yếu do nấm

Colletotrichum sp và một loại nấm khác nhƣ Fusarium sp. Trên lá già hay lá

trƣởng thành bị cháy từ chóp lá trở vào, phần bị cháy có màu xám hay xám trắng, bên trong có vòng đồng tâm, trong đó có những đốm nhỏ màu đen. Trên gié trái xuất hiện những đốm đen làm đen trái, gié trái rụng sớm.

Cách phòng trị: vƣờn trồng phải cao ráo, thoát nƣớc tốt. Dùng các loại thuốc nhƣ Curzate M8, Dithan M45 với nồng độ 30-35g/8 lít phun trên cây có bệnh hoặc dùng Curzate M8, nồng độ 15-20g/8 lít phun ngừa vào đầu và cuối mùa mƣa.

* Bệnh tiêu điên: bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên nhƣ mất cân bằng dinh dƣỡng, do rệp, nhện đỏ chích hút nhựa hoặc có thể do vius gây ra. Bệnh thƣờng xảy ra trên vƣờn tiêu 1-2 tuổi, vƣờn đƣợc cắt ngọn nhân giống nhiều lần trong các vƣờn tiêu bị thiếu nƣớc hay bị nhiễm mặn trong mùa nắng. Lá hay đọt non bị biến dạng, nhăn nhúm, phiến lá có nhiều vết màu xanh, vàng và trắng nhạt.

Cách phòng trị: nếu xem mặt dƣới lá có nhện đỏ hay rệp dính thì sử dụng một trong các loại Supracide 40 ND, Danitol 10 EC, Comite 73 EC và Nissoran 5 EC, nồng độ 5-10 cc/8 lít để phun. Bón phân đầy đủ và cân đối cho cây, có thể sử dụng phun thêm phân bón lá.

24

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG TIÊU TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)