Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
232 KB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ NGÃ BẢY Chương I: Ýnghĩa của môi trường nước và khả năng bơi lội đối với đời sống trẻ em. Chương II: Khái quát chung về môn bơi lội. Chương III : Lợi ích của tập luyện bơi lội. Chương IV: Tri thức cơ bản về kỹ năng tập bơi. Chương V : Kỹ thuật bơi thực dụng. ChươngVI: Phương pháp dạy bơi cho người mới học. Chương VII : Thiết kế hồ bôi đơn giản trên sông, gạch. Chương VIII: 12 bài tập cơ bản cho người mới học bơi. 1. Như chứng ta đã biết trẻ em chết đuối của nước ta hiện nay rất nghiêm trọng, theo số liệu thống kê của Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em thuộc Bộ LĐ-TB và xã hội thì trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 35000 trẻ em bị chết đuối, năm 2010 có giảm còn 2800 trẻ nhưng tăng vọt vào năm 2011 lên gần 3500 em. Có nhiều trường hợp rất là thương tâm mà chúng ta từng được biết qua báo đài. Đặc biệt có 3 địa phương là Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An có số trẻ chết đuối cao nhất từ 128- 180 em / địa phương, tiếp đó là khu vực Tây Nguyên và ĐBSCL từ 75 – 100 / địa phương /năm. Cho nên việc phổ cập kiến thức và kỹ năng bơi lội cho trẻ em là việc làm hết sức cấp bách, trước mắt và lâu dài. Đó là trách nhiệm của nhà nước, của các tổ chức xã hội, gia đình. Chúng ta là những người dạy thể dục thể thao trách nhiệm nghề nghiệp tình cảm yêu thương và bảo vệ trẻ em. Nói như thế để các anh biết tầm quan trọng của đợt tập huấn này. 2. Hoạt động bơi lội đem lại nhiều lợi ích cho con người và đời sống xã hội. - Bơi lội rèn luyện ý chí cho con người, khắc phục những khó khăn như: sợ nước, sợ lạnh, sợ chết đuối… - Tập luyện còn có lợi cho việc củng cố, nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc dáng, thể trạng, cũng như hình thành nhân cách con người. Các chức năng, bộ phận cơ thể phát triển, đặt biệt là hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và quá trình trao đổi chất… - Khi tập bơi lội thì vận động viên có thể hình đẹp, cân đối. - Tập bơi lội giúp chúng ta phòng chống được một số bệnh như cảm lạnh, sổ mũi… - Bơi lội còn giúp chúng ta chữa được một số bệnh tật như công vẹo cột sống, co cứng khớp, béo phì, chữa chứng mất ngủ và suy nhược thần kinh. - Bơi lội rất tốt cho hệ tuần hoàn người thường xuyên tập bơi có nhịp tim từ 45 – 60 lần / phút, còn người không tập từ 70 – 75 lần / phút, như vậy ta thấy rõ ràng người tập bơi có sức khỏe tốt hơn, hệ hô hấp cũng rất tốt ( người bình thường thì dung tích sống ở nam là 3,4 lít còn ở nữ là 2,4 lít. Trong khi người tập bơi thì dung tích sống của họ có thể đạt tới 6 -7 lít. - Bơi lội là môn thể thao có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống con người, trong lao động sản xuất trên sông, trên biển mà mỗi người dân chúng ta cần phải có kỹ năng bơi lội. - Với những ý nghĩa đó cho nên việc học bơi lội đối với mỗi chúng ta nói riêng và tất cả mọi người nói chung là hết sức cần thiết. Đặt biệt chúng ta sống ở khu vực ĐBSCL là khu vực có hệ thống sông ngòi chằng chịt mà không biết bơi là rất nguy hiểm. 3. Bơi có 2 loại :các kiểu bơi thể thao và các kiểu bơi thực dụng. a. Các kiểu bơi thể thao gồm: Bơi trườn sấp ( trong thi đấu người ta gọi là bơi tự do), bơi ngửa, bơi ếch và bơi bướm. b. Các kiểu bơi thực dụng gồm kỹ thuật đạp nước bơi đứng, bơi nghiêng, bơi ếch ngửa, bơi lặn…Trong đợt tập huấn này chúng ta chỉ nghiên cứu và tập luyện hai kiểu bơi là trườn sấp và bơi ếch, các kiểu bơi còn lại các anh tự nghiên cứu tài liệu. - Bơi trườn sấp ( ra đời khoảng 5000 năm), khi dạy bơi trườn sấp chúng cần thực hiện đủ các nội dung sau: + Bài tập làm nổi: Bài tập đi lại, nhảy, nhào trong nước, bài tập thở, bài tập nổi, bài tập lướt nước. + Bài dạy kỹ thuật bơi: trên cạn, dưới nước ( vùng nước cạn), 17 bài tập trong tài liệu. - - Bơi ếch: + Động tác chân: tập trên cạn, dưới nước. + Động tác tay: tập trên cạn, dưới nước. + Động tác phối hợp: tập trên cạn, dưới nước. c. Công tác an toàn trong dạy bơi lội gồm các mặt sau: - Trước khi lên lớp ta cần làm gì? + Kiểm tra sĩ số, khởi động chung, khởi động chuyên môn. - Trước khi xuống nước? + Dặn dò không được đùa nghịch dưới nước, kiểm tra học sinh mặc áo phao, cài aó phao, kiểm tra bể bơi, cho các em xuống nước mỗi lần 3 - 5 em. - Trong khi lên lớp? + Tập làm quen với nước, đi lại trong nước. +Tập cho học sinh lặn trước khi học bơi. + Thường xuyên kiểm tra sĩ số học sinh. 4. Quy trình cứu đuối và tự giải thoát: a. Quy trình cứu đuối gián tiếp: quăng phao, lao ván bơi, gậy tre.( khi dạy thực hành sẽ giới thiệu sâu hơn). b. Quy trình cứu đuối trực tiếp chúng ta phải đảm bảo các bước sau: - Xác định người bị đuối: Khoảng cách giữa người cứu đuối và người bị đuối; sóng to hay nhỏ (xác định trong khoảng 5-10 giây). - Nhảy xuống nước: Phải quan sát sông sâu hay cạn, có cây hay không? Khi nhảy xuống nước phải nhảy chân trước sau kết hợp hay tay dang ngang, luôn luôn quan sát người được vị trí của người bị đuối để cứu. - Bơi cứu đuối: Bơi sải dân tộc hoặc bơi ếch đầu cao, đầu cao không chìm trong nước, mắt phải luôn quan sát người bị đuối. - Tiếp cận người bị đuối: Luôn giữ khoảng cách với người bị đuối ít nhất 2m, hô to “ Bình tĩnh”, “ cứu nè”,” tôi ra tới đây”…Sau đó, tiếp cận người bị đuối từ phía sau. - Dìu người bị đuối vào bờ: kéo người bị đuối vào bờ bằng cách nâng đầu sau gáy hoặc đỡ cằm, dùng 01 tay 02 chân bơi vào bờ bằng kiểu bơi ngữa. Nếu người bị đuối còn khỏe thì phải khóa tay sau đó mới dìu vào bờ. - Đưa người bị đuối lên bờ: Tay ta luôn nắm tay người bị đuối sau đó hai tay nắm vào hai 02 nách kéo lên bờ. - Hô hấp cứu người: Để người bị đuối nằm nghiêng móc rác, sình trong miệng ra, sau đó tiến hành xốc nước, tiến hành các phương pháp hô hấp nhân tạo (luôn giữ người bị đuối nằm trạng thái nằm nghiêng để nước có tthể chảy ra ngoài trừ trường hợp đang hô hấp nhân tạo) cuối cùng đưa người bị đuối đến bệnh viện gần nhất. c. Cách tự giải thoát: Chúng tôi sẽ giới thiệu khi học thực hành. 5. Cách làm hồ bơi nhân tạo: 4 cây trụ bốn gốc phải lớn, cây và tre nên bào phẳng để không gây trấn thương cho học sinh. Nên cột các nút dây bằng dây ni lông (không nên làm bằng dây chì) hồ bơi nhân tạo phải được bao lưới xung quanhvà cả dưới dáy (độ sâu không quá 1m 20). * Khi dạy bơi cần lưu ý: - Phải cho học sinh tập từng cặp để các cặp kiểm soát với nhau. - Người bị bệnh cảm lạnh, nóng sốt hoặc bị bệnh truyền nhiễm thì không cho xuống nước học. - Khi học xong phải nhỏ thuốc vào Tai, Mắt, Mũi để phòng bệnh ( đặt biệt là khi quý thầy về dạy thí điểm ở nơi mình đang công tác thì nguồn nước không đảm bảo an toàn . [...]... nên kéo kính bơi) - Không cho học sinh bơi từ cạn ra sâu mà phải bơi từ ngoài sâu vào cạn - Không bỏ lớp dạy trong bất kì hoàn cảnh nào, luôn luôn điểm danh để kiểm tra - Phải đảm các nguyên tắc trong giảng dạy: Nguyên tắc tự giác tích cực, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tăng tiến(nâng dần) và nguyên tắc củng cố - Phải đảm bảo các phương pháp và trình tự giảng dạy - Luôn luôn mặc quần áo bơi và sẳn . biết bơi là rất nguy hiểm. 3. Bơi có 2 loại :các kiểu bơi thể thao và các kiểu bơi thực dụng. a. Các kiểu bơi thể thao gồm: Bơi trườn sấp ( trong thi đấu người ta gọi là bơi tự do), bơi. ngửa, bơi ếch và bơi bướm. b. Các kiểu bơi thực dụng gồm kỹ thuật đạp nước bơi đứng, bơi nghiêng, bơi ếch ngửa, bơi lặn…Trong đợt tập huấn này chúng ta chỉ nghiên cứu và tập luyện hai kiểu bơi. năng bơi lội đối với đời sống trẻ em. Chương II: Khái quát chung về môn bơi lội. Chương III : Lợi ích của tập luyện bơi lội. Chương IV: Tri thức cơ bản về kỹ năng tập bơi. Chương V : Kỹ thuật bơi