Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 634 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
634
Dung lượng
4,69 MB
Nội dung
Ngàysoạn: 10/8/2013 Ngàygiảng:12/8/2013 Tiết 1 -Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Lê Anh Trà I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Thấy được tầm vóc lớn laotrong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. + Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. + Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. + Đặc điểm của một bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Kĩ năng - Nắm nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. - Vận dụng biện pháp nghệ thuật trong viêc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống. 3. Tư tưởng:Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh - Lòng kính yêu và tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện noi gương Bác. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: -Xác định giá trị bản thân từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách văn hóa HCM -Giao tiếp:trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách HCM trong văn bản. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Động não: suy nghĩ, rút ra bài học thiết thực về lối sống cho bản thân từ tấm gương đạo đức HCM -Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút về giá trị nội dung nghệ thuật của VB. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -SGK+SGV+Một số truyện kể về Bác Hồ V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra: Kiểm tra vở soạn bài ở nhà của hs. 3.Khám phá: GV yêu cầu học sinh kể lại một số câu chuyện kể về Bác Hồ có liên quan dến nội dung bài học…từ đó GV nêu nội dung cơ bản của bài học. 4. Kết nối: HCM không chỉ là người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy, Phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Phong cách đó thể hiện như thế nào, Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 1 1 Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài dạy HĐ1:HD h/s đọc và tìm hiểu chung Gv: Hướng dẫn hs đọc giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc chiết. Hs: Đọc phần 1.2. Hs: Đọc tiếp đến hết bài Gv: Gọi một vài hs giải thích từ khó trong SGK, và giải thích thêm: Bất giác: một cách ngẫu nhiên, không định trước; Đạm bạc: sơ sài, giản dị không cầu kì, bày vẽ. Y/c: Giải thích thêm.Phong cách, uyên thâm, siêu phàm, hiền triết, tinh thần. ? Theo em, VB trên được viết nhằm mục đích gì? Từ đó hãy xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của VB? Hs: - Giới thiệu về phong cách văn hóa HCM. Thể loại là VB nhật dụng, PTBĐ chính là thuyết minh. ? Văn bản có lập luận như thế nào? . Hs:- Giới thiệu hoàn cảnh tiếp thu văn hóa đế nhận định…. - Phong cách văn hóa thể hiện trong sinh hoạt, khẳng định ý nghĩa. ? Từ lập luận trên, em hãy chỉ ra bố cục của VB này theo nội dung? Hs: Ba phần: HĐ2: Hướng dẫn phân tích. Bước1: Tìm hiểu mục 1. ? Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào? Hs: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỉ; đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá phương Tây, hiểu sâu rộng về văn hoá Châu Á, châu Âu, Châu Phi, châu Mĩ. I. Đọc-Tìm hiểu chung: 1. Đọc và tìm hiểu từ khó. - Đọc: - Từ khó:Chú thích SGK 2. Thể loại: VB nhật dụng, phương thức thuyết minh. 3. Bố cục: 3 phần 1- Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh. 2- Phong cách cách văn hóa được thể hiện cụ thể qua cách sống và làm việc. 3- Ý nghĩa của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. - Đi nhiều nơi tiếp xúc nhiều nền văn hoá - Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng. - Làm nhiều nghề. - Tìm hiểu, học hỏi, chịu ảnh hưởng của tất cảc các nền văn 1 4. Luyện tập: ? Nhận xét về bố cục của văn bản ( chỉ có phần thân bài và kết bài) ? Con đường hình thành phong cách văn hóa HCM? 5. Vận dụng: - Tìm hiểu tiếp nội dung còn lại -Tìm đọc các câu chuyện về Bác Hồ có liên quan đến vẻ đẹp của phong cách văn hóa HCM . Ngày soạn: 12/8/2013 Ngày giảng:13/8/2013 Tiết 2 - Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Tiếp) Lê Anh Trà I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Như tiết 1 II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: -Xác định giá trị bản thân từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách văn hóa HCM -Giao tiếp:trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách HCM trong văn bản. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Động não: suy nghĩ, rút ra bài học thiết thực về lối sống cho bản thân từ tấm gương đạo đức HCM -Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút về giá trị nội dung nghệ thuật của VB. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -SGK+SGV+Một số truyện kể về Bác Hồ V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra: Con đường hình thành phong cách văn hóa HCM là gì? 3.Khám phá: GV yêu cầu học sinh kể lại một số câu chuyện kể về Bác Hồ có liên quan dến nội dung tiết học…từ đó GV nêu nội dung cơ bản của tiết học. 4. Kết nối: I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài dạy Bước 2: Tìm hiểu mục 2. 2. Nét đẹp trong phong cách 1 ? Thông qua đoạn 2 em hãy cho biết tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những phương diện nào? Mỗi khía cạnh có những biểu hiện cụ thể nào? Hs: Tự bộc lộ. Và đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó, đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp giản dị, tự nhiên; Gv: Liên hệ tới lối sống của các nhà hiền triết như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. ? Em còn biết những thông tin nào về Bác để thuyết minh thêm cho cách sống giản dị, trong sáng của Bác? Hs: Tự bộc lộ. ? Tác giả bình luận như thế nào về phong cách Hồ Chí Minh? Hs: Nếp sống giản dị và đạm bạc của Bác đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn, thể xác. Không tự đặt mình ra ngoài nhân loại, không lập dị làm cho mình khác người, khác đời. HĐ3: Tổng kết. ? Để làm rõ những vẻ đẹp và phẩm chất cao quí của Phong cách HCM , người viết đã dùng phương thức biểu đạt nào, biện pháp tu từ nào? Hs: Thảo luận bàn và trình bày. ? Văn bản trên đã giúp cho em có hiểu biết nào về Bác Hồ của chúng ta, và đặt ra vấn đề gì trong thời kì hội nhập ngày nay? Hs: Tự bộc lộ sau đó giáo viên chốt ý HĐ 5: Luyện tập. ? Từ VB trên em học tập được điều gì để viết văn bản thuyết minh? Gv: Đọc một bài thơ hoặc bài hát, thuyết minh thêm cho bài học? Hs: Tự bộc lộ: Tức Cảnh Pác Bó… và cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng Hồ Chí Minh. - Nơi ở và làm việc đơn sơ -Trang phục hết sức giản dị - Ăn uống đạm bạc - Tư trang ít ỏi - Lối sống khác với hiền triết xưa. -> Liệt kê, so sánh. -> Lối sống giản dị, đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng. 3. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh. Đây là lối sống của một vị CS lão thành, một vị chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ và xây dựng CNXH III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Kết hợp tự sự, phân tích, biểu cảm, bình luận. - Vận dụng so sánh, liệt kê, đối lập. -Dẫn chứng thơ cổ… 2. Nội dung: Ghi nhớ SGK IV. Luyện tập HS thực hiện theo yêu cầu. 1 cũng cần phải giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. ?So sánh với văn bản “Đức tính giải dị của Bác Hồ” (lớp 7) có gì mới, khác? - Phong cách sống của Bác. - Lập luận: chứng minh, giải thích, dùng phương pháp so sánh. 4. Luyện tập: ? Nội dung văn bản PC/HCM nói về vấn đề gì? ( Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và lối sống giản dị của Bác) ? Nền tảng để Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là gì? (Văn hóa dân tộc) 5. Vận dụng: - Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ - Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán việt trong đoạn trích. Ngày soạn: 14/8/2013 Ngày giảng: 15/8/2013 Tiết 3. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được những hiểu biết cốt yếu (nội dung) về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng và phương châm về chất. - Biết vận dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp. -Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể. - Vận dụng những phương châm này trong hoạt động giao tiếp II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Tự nhận thức về cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân -Giao tiếp:trình bày suy nghĩ,ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Phân tích tình huống -Phát biểu, trao đổi chung cả lớp -Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Giấy khổ to, bút dạ. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra: Em có thể nhắc lại cho các bạn hiểu: hội thoại là gì? Ví dụ? 3.Khám phá: GV yêu cầu học sinh nêu một số câu tục ngữ, ca dao có liên quan đến nội dung giao tiếp của con người trong cuộc sống…từ đó GV nêu nội dung cơ bản của tiết học:tìm hiểu các phương châm cần thiết khi hội thoại. 4. Kết nối: GV h/d HS tìm hiểu các phương châm hội thoại Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài dạy HĐ1: Tìm hiểu phương châm về lượng (Cá nhân/Tập thể) HS: đọc ví dụ 1 (Sgk). ? An hỏi Ba về chuyện gì? Ba trả lời như thế nào? ? Câu trả lời của Ba có làm cho An thỏa mãn không? Vì sao? Hs: Không, vì hỏi một đằng trả lời một nẻo -> câu trả lời không phù hợp với yêu cầu của câu hỏi. ? Như vậy, có thể coi câu trả lời của Ba thừa điều gì trong giao tiếp? Hs: Thừa, nội dung nói điều mặc nhiên mà ai cũng biết. Không đúng với yêu cầu giao tiếp. HS: đọc ví dụ 2 và trả lời: ? Người mất lợn, hỏi người có áo mới về vấn đề gì? Người có áo mới trả lời như thế nào? Câu trả lời đã đáp ứng yêu cầu của người mất lợn chưa? Hs: Đáp ứng, nhưng thừa từ ngữ : cưới, từ lúc tôi mặc cái áo mới này. ? Lẽ ra lời hội thoại trên phải như thế nào? ? Từ 2 ví dụ trên em có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp? Hs: Khi giao tiếp cần nói đúng, đủ, không thừa, không thiếu. HĐ2: Tìm hiểu phương châm về chất (Cá nhân/nhóm) ? Đọc truyện cười. Trả lời quá bí to bằng cái nhà, nồi đồng to bằng cái đình có đúng không? Nếu nói cho đúng quả bí to, cái nồi to thì nói như thế nào? ? Câu trả lời đã có bằng chứng xác thực chưa? Hs: Tự bộc lộ. ? Như vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì? Truyện cười nhằm phê phán điều gì? I. Tìm hiểu chung: 1. Phương châm về lượng. a. Ví dụ: sgk - Ví dụ 1:Câu trả lời của Ba chưa đúng nội dung câu hỏi. - Ví dụ 2: Hai nhân vật nói thừa thông tin. b. Ghi nhớ: SgkT9 2. Phương châm về chất. a.Ví dụ: sgk - Ví dụ1: 1 Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài dạy Hs: Phê phán thói xấu khoác lác , nói những điều mà chính mình cũng không tin là có sự thật. ? Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không? Hs: Thảo luận ? Từ 2 ví dụ vừa phân tích em hãy cho biết trong giao tiếp cần tránh điều gì? Hs: Dựa vào ghi nhớ để trả lời. Gv: Khái quát và gọi 1 hs đọc ghi nhớ sgk. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập (Nhóm/ cá nhân) Gv: Lần lượt hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1: Thảo luận bàn sau đó gọi 1 số bàn trả lời. Gv: cho học sinh nhận xét và chốt ý ghi lên bảng Bài 2: Bài 1.sgk: Thi xem ai nói nhanh nói đúng, gv có thể cho điểm luôn. Bài 3. ? Truyện liên quan đến những phương châm hội thoại nào? Truyện phê phán những người nói khoác, sai sự thật. b.Ghi nhớ: Sgk/10 II. Luyện tập. 1.Bài 1: Phân tích lỗi liên quan đến phương châm về lượng : a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” b. thừa cụm từ “ có hai cánh” -> Vi phạm phương châm về lượng. c.Truyện “ Rồi có nuôi được không” - Truyện thừa thông tin: “rồi có nuôi được không?” - Vi phạm phương châm về lượng 2.Bài 2. Điền từ thích hợp (bài 2 SGK/10) a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách mách có chứng. b. Nói sai sự thật…là nói dối. c. Nói một cách hú họa…là nói mò. d. Nói nhảm…là nói nhăng nói cuội. e. Nói khoác…là nói trạng. Các câu trên liên quan đến PC về chất trong hội thoại. 3.Bài 3:Phát hiên lỗi Truyện “ Rồi có nuôi được không” - Truyện thừa thông tin: “rồi có nuôi được không?” - Vi phạm phương châm về lượng 1 Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài dạy Bài 4: Thảo luận nhóm và trình bày, nhận xét. Bài 5: Hs Giải thích theo nhóm.mỗi nhóm giải thích nghĩa một thành ngữ 4.Bài 4: Giải thích cách nói. a. Các từ ngữ: như tôi được biết, tôi tin rằng…sử dụng khi người nói tôn trọng PC về chất. Họ tin rằng điều mình nói là đúng. b. Các từ: như tôi đã trình bày, … sử dụng khi người nói tôn trong PC về lượng , không nhắc lại những điều đã được trình bày. 5.Bài 5: - Vu khống, bịa đặt - Nói không có băng chứng căn cứ - Vu cáo, bịa đặt - Cố tranh cãi nhưng không có bằng chứng xác thực. - Ba hoa, khoác lác, phô trương - Nói lăng nhăng, nhảm nhí - Hứa rồi không thực hiện được → Không tuân thủ phương châm về chất 4. Luyện tập:( Bằng các bài tập trong phần luyện tập trên) ? Tìm các cách diễn đạt tuân thủ phương châm hội thoại về chất? (Như chúng ta đã rõ, như mọi người đã biết, như tôi đã trình bày, như các bạn đã biết…) 5. Vận dụng: - Học 2 phần ghi nhớ và làm bài tập 6 SBT -Tìm và giải thích nghĩa một số thành ngữ liên quan đến các phương châm hội thoại đã học Ngày soạn: 15/8/2013 Ngày giảng: 16/8/2013 Tiết4- TLV: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. - Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng. Vai trò của các biện pháp NT trong văn bản TM 2. Kĩ năng: 1 - Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh. - Vân dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh. 3.Thái độ: Có ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thuyết giảng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: Cho biết khái niệm và đặc điểm của văn bản thuyết minh? Nêu những phương pháp thuyết minh? 3. Bài mới: Thuyết minh là trình bày những tri thức khách quan phổ thông bằng cách liệt kê. Khi thuyết minh người ta có thể sử dụng rất nhiều phương pháp thuyết minh đặc biệt là sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả. Tuy nhiên, không phải văn bản nào cũng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, Vậy người ta dùng chúng trong những trường hợp nào? Ta sẽ tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài dạy HĐ1.Ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh. Hs: đọc ví dụ sgk. Gv: Hướng dẫn hs thảo luận nhóm 7 phút: ? Văn bản thuyết minh vấn đề gì? Vấn đề ấy có thể thuyết minh bằng cách nào? Văn bản đã dùng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? Gv: khẳng định bằng cách thuyết minh, văn bản đã thể hiện sự mô tả khách quan, chính xác về đá và nước Hạ Long. Hấp dẫn trong việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật miêu tả, tự sự. ? Văn bản sử dụng nghệ thuật kể chuyện ở những điểm nào? Hs: Kể về hình thức du thuyền trên vịnh. Kể kết hợp với tả. ? Chỉ ra nghệ thuật nhân hóa trong văn bản và nêu tác dụng? Hs: Coi đá là thập loại chúng sinh.đá già đi, trẻ lại hay trang nghiêm hơn ->Tác dụng thần thoại hóa cảnh đẹp Hạ Long. ? Muốn làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn, người ta vận dụng thêm những biện pháp nghệ thuật nào? Hs: Tự bộc lộ. Đọc ghi nhớ sgk. I. Tìm hiểu chung. 1. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. a. Văn bản: Hạ Long- đá và nước. - Vấn đề TM: Đặc điểm của đá và nước ở Hạ Long. - Phương pháp TM: + Miêu tả: chính nước đã làm cho đá sống dậy …có tâm hồn. + Giải thích: nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách. + Liệt kê: liệt kê cách di chuyển của con thuyền. + Phân tích: về sự sáng tạo của tạo hóa. + Lập luận: về cái vô tri trở nên cái sống động. + So sánh: đá với tiên ông, người đi thuyền …như khách bộ hành… b. Kết luận. -Vấn đề trừu tượng không đễ cảm thấy đối tượng có thể dùng một số phương pháp thuyết minh miêu tả+ tự sự + lập luận… 2.Ghi nhớ: - Các biện pháp nghệ thuật sử 1 . sắc văn hóa dân tộc. + Đặc điểm của một bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Kĩ năng - Nắm nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn. biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. a. Văn bản: Hạ Long- đá và nư c. - Vấn đề TM: Đặc điểm của đá và nư c ở Hạ Long. - Phương pháp TM: + Miêu tả: chính nư c đã làm cho đá sống. Phong cách cách văn hóa được thể hiện cụ thể qua cách sống và làm việc. 3- Ý nghĩa của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. -