1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thử nghiệm nuôi cua thịt (scylla paramanosain) từ con giống sinh sản nhân tạo tại cần giờ

96 245 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NGHIỆM THU (Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu) ĐỀ TÀI: THỬ NGHIỆM NUÔI CUA (Scylla paramamosain) TỪ CON GIỐNG SINH SẢN NHÂN TẠO TẠI CẦN GIỜ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (Ký tên) ThS. Trần Bùi Thị Ngọc Lê CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ (Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 01/2014 i TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài thực hiện tại vùng rừng ngập mặn Cần Giờ, từ 08/2011 – 11/2013. Giai đoạn 1 ( 08/2011 – 08/2012) đề tài đã thử nghiệm để khảo sát ảnh hưởng của 2 loại thức ăn (cá tạp, thức ăn viên dành cho tôm) lên tỉ lệ sống, mức tăng trưởng và hiệu quả kinh tế trong nuôi cua từ con giống sinh sản nhân tạo (thử nghiệm 1). Sau đó, tiếp tục bố trí thử nghiệm 2 và 3 để khảo sát tỉ lệ sống, mức tăng trưởng và hiệu quả kinh tế khi nuôi ở 3 vùng, 3 mật độ (0,5; 01 và 02 con/m 2 ), nuôi trong vụ 1 từ tháng 03/2012 đến tháng 09/2012 và vụ 2 từ tháng 10/2012 đến tháng 04/2013. Dựa trên kết quả thử nghiệm, thu thập thông tin, điều chỉnh quy trình nuôi với các khuyến cáo hợp lý về kỹ thuật. Kết quả thử nghiệm ghi nhận được, nguồn cua giống sinh sản nhân tạo (S. paramamosain) hoàn toàn có thể sử dụng để phát triển nuôi cua thịt tại các vùng nuôi trồng thủy sản của Cần Giờ. Có thể sử dụng thức ăn viên dành cho tôm để nuôi cua từ con giống sinh sản nhân tạo. Bước đầu xác định hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) khi sử dụng thức ăn viên dành cho tôm để nuôi cua lần lượt là 1,32 + 0,06; 1,54 + 0,14 và 1,63 + 0,17 tương ứng với mật độ nuôi 05; 01 và 02 con/m 2 . Tỉ lệ sống và tăng trưởng của cua nuôi thử nghiệm tỉ lệ nghịch với mật độ nuôi. Tỉ lệ sống và trọng lượng trung bình sau 138 ngày nuôi giảm khi tăng mật độ nuôi. Kết quả này đúng ở cả 3 vùng và trong cả 2 vụ. Tỉ lệ sống trung bình các lô thử nghiệm lần lượt là 68,1 ; 53,1 và 32,4 % tương ứng với các mật độ 0,5 ; 01 và 02 con/m 2 . Trọng lượng trung bình sau 138 ngày nuôi các lô thử nghiệm lần lượt là 223,5 ; 207,5 và 184,4 g/con tương ứng với các mật độ 0,5 ; 01 và 02 con/m 2 . Khi tăng mật độ nuôi, mặc dù tỉ lệ sống và trọng lượng trung bình sau 138 ngày nuôi sẽ giảm nhưng năng suất tăng. Năng suất trung bình lần lượt là 0,72 ; 1,01 và 1,3 tấn/ha/vụ tương ứng với các mật độ 0,5 ; 01 và 02 con/m 2 . Vào thời điểm hiện tại, nếu xét đến mức lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận thì nuôi mật độ 01 con/m 2 trong vụ 2 là cho hiệu quả kinh tế cao nhất đối với cả 3 vùng ; nếu nuôi trong vụ 1 thì mật độ 0,5 con/m 2 có hiệu quả kinh tế nhất. Bước đầu cũng đã xác định các thông số kỹ thuật cần thiết cho nuôi cua từ con giống sinh sản nhân tạo và sử dụng thức ăn viên làm thức ăn khi nuôi tại Cần Giờ. Đề tài đã chuyển giao kỹ thuật cho 30 nông dân bằng phương pháp phối hợp thực hiện 14 ha mô hình trình diễn; xây dựng 1 cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật và in 5.000 bản phát miễn phí cho nông dân ; thông tin trên các phương tiện truyền thông như Đài phát thanh TPHCM, tập san và website của Trung tâm Khuyến nông. ii MỤC LỤC Nội dung Trang Tóm tắt nội dung nghiên cứu i Mục lục ii Danh sách chữ viết tắt iv Danh sách bảng v Danh sách hình vi Phần mở đầu x Chương 1: Tổng quan tài liệu 1 Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 5 1.1 Nội dung 1 5 1.2 Nội dung 2 11 Chương 3: Kết quả thảo luận 13 3.1 Nội dung 1: thử nghiệm 1 13 3.1.1 Các chỉ tiêu môi trường thử nghiệm 1 13 3.1.2 Tăng trưởng, tỉ lệ sống, năng suất và hệ số chuyển hóa thức ăn của cua nuôi trong thử nghiệm 1 13 3.1.3 Hiệu quả kinh tế cua nuôi trong thử nghiệm 1 17 3.2 Nội dung 2 : 18 3.2.1 Các yếu tố môi trường trong thử nghiệm 2 và thử nghiệm 3 18 3.2.2 Kết quả tăng trưởng cua nuôi thử nghiệm 22 3.2.2.1 Kết quả tăng trưởng cua nuôi tại Bình Khánh 22 3.2.2.2 Kết quả tăng trưởng cua nuôi tại AnThới Đông 24 3.2.2.3 Kết quả tăng trưởng cua nuôi tại Lý Nhơn 26 3.2.2.4 Kết quả tăng trọng cua nuôi tại 3 vùng khác nhau cùng mật độ nuôi, cùng vụ nuôi 27 3.2.3 Tỉ lệ sống, năng suất và hệ số chuyển hóa thức ăn cua nuôi thử nghiệm 31 3.2.4 Chi phí, giá thành và hiệu quả kinh tế cua nuôi thử nghiệm 34 3.3 Xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật 35 iii Chương IV : Kết luận, đề nghị 37 4.1 Kết luận 37 4.2 Đề nghị 39 Tài liệu tham khảo 40 Phụ lục 1 : Một số hình ảnh nuôi cua thử nghiệm 42 Phục lục 2 – 7 môi trường và tăng trưởng cua nuôi thử nghiệm 46 Phục lục 8 : Tình hình sử dụng kinh phí 88 iv DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh BK hay B Bình Khánh ATĐ hay A An Thới Đông LN hay L Lý Nhơn CRVGĐN Chiều rộng vỏ giáp đầu ngực TLTB Trọng lượng trung bình TB Trung bình FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed Conversion Ratio) M (trong các đồ thị) Mật độ V (trong các đồ thị) Vụ v DANH SÁCH BẢNG SỐ TÊN BẢNG TRANG 2.1 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn dùng cho thử nghiệm 6 2.2 Số lần và thời điểm cho cua ăn trong ngày 6 3.1 Các yếu tố môi trường trong thử nghiệm 1 13 3.2 Trọng lượng trung bình của cua nuôi trong thử nghiệm 1 14 3.3 Chiều rộng vỏ giáp đầu ngực trung bình của cua nuôi trong thử nghiệm 1 14 3.4 Mức tăng trưởng trung bình cua nuôi trong thử nghiệm 1 15 3.5 Tỉ lệ sống, sản lượng và năng suất nuôi trong thử nghiệm 1 16 3.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn trong thử nghiệm 1 17 3.7 Chi phí, giá thành và cơ cấu chi phí nuôi trong thử nghiệm 1 18 3.8 pH môi trường nuôi thử nghiệm 19 3.9 Độ kiềm và độ mặn môi trường nuôi thử nghiệm 20 3.10 Hàm lượng oxy hòa tan môi trường nuôi thử nghiệm 21 3.11 Tăng trưởng trung bình cua nuôi thử nghiệm tại Bình Khánh 22 3.12 Tăng trưởng trung bình cua nuôi thử nghiệm tại An Thới Đông 24 3.13 Tăng trưởng trung bình cua nuôi thử nghiệm tại Lý Nhơn 26 3.14 Tăng trọng trung bình cua nuôi thử nghiệm ở mật độ 0,5 con/m 2 27 3.15 Tăng trọng trung bình cua nuôi thử nghiệm ở mật độ 01 con/m 2 28 3.16 Tăng trọng trung bình cua nuôi thử nghiệm ở mật độ 02 con/m 2 29 3.17 Tỉ lệ sống, năng suất và hệ số chuyển hóa thức ăn cua nuôi thử nghiệm 31 3.18 Chi phí, giá thành và hiệu quả kinh tế cua nuôi thử nghiệm 34 3.19 Kết quả nuôi cua từ con giống tự nhiên và con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ 36 vi DANH SÁCH CÁC HÌNH SỐ TÊN HÌNH TRANG 2.1 Cua giống thả nuôi thử nghiệm 9 2.2 Đo chiều rộng vỏ giáp đầu ngực cua 9 2.3 Cân trọng lượng cua 10 2.4 Dùng rập thu mẫu cua trong ao 10 3.1 Biểu đồ mức tăng kích thước và trọng lượng cua 15 3.2 Biểu đồ độ mặn tại 3 vùng trong 2 vụ 21 3.3 Biểu đồ tăng trọng trung bình sau 138 ngày nuôi tại Bình Khánh 23 3.4 Biểu đồ tăng trọng trung bình sau 138 ngày nuôi tại An Thới Đông 25 3.5 Biểu đồ tăng trọng trung bình sau138 ngày nuôi tại Lý Nhơn 26 3.6 Biểu đồ tăng trọng TB sau 138 ngày nuôi, mật độ 0,5 con/m 2 27 3.7 Biểu đồ tăng trọng TB sau 138 ngày nuôi, mật độ 01 con/m 2 28 3.8 Biểu đồ tăng trọng TB sau 148 ngày nuôi, mật độ 02 con/m 2 29 3.9 Biểu đồ tỉ lệ sống cua nuôi tại các vùng trong 2 vụ 32 3.10 Biểu đồ tỉ lệ sống cua nuôi theo theo vùng và mật độ 32 vii QUYẾT TOÁN KINH PHÍ (Giai đoạn 1) Đề tài: Thử nghiệm nuôi cua (Scylla paramamosain) từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ Chủ nhiệm: Trần Bùi Thị Ngọc Lê Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khuyến nông TPHCM Thời gian đăng ký trong hợp đồng: 24 tháng, từ 08/2011 đến 08/2013 Thời gian thực hiện giai đoạn 1: 12 tháng, từ 08/2011 đến 08/2012 Tổng kinh phí được duyệt: 500.000.000 đ (Năm trăm triệu đồng) Kinh phí cấp giai đoạn 1: 300.000.000 đ (Ba trăm triệu đồng), Theo thông báo số: 56 /TB-KHCN ngày 20/07/2011 Đvt: 1.000 đ TT Nội dung Kinh phí Trong đó Ngân sách Nguồn khác I Kinh phí được cấp trong năm 300.000 300.000 II Kinh phí quyết toán trong năm 300.000 300.000 1 Công chất xám 12.000 12.000 2 Công thuê khoán 72.800 72.800 3 Nguyên, nhiên, vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, văn phòng phẩm 190.650 190.650 4 Thiết bị 0 0 5 Xét duyệt, giám định, nghiệm thu 5.550 5.550 6 Hội nghị, hội thảo 0 0 7 Đánh máy tài liệu 1.000 1.000 8 Giao thông liên lạc 0 0 9 Chi phí điều hành 18.000 18.000 III Tiết kiệm 5% 0 0 IV Kinh phí chuyển sang năm sau 0 0 viii QUYẾT TOÁN KINH PHÍ (Giai đoạn 2) Đề tài: Thử nghiệm nuôi cua (Scylla paramamosain) từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ Chủ nhiệm: Trần Bùi Thị Ngọc Lê Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khuyến nông TPHCM Thời gian đăng ký trong hợp đồng: 24 tháng, từ 08/2011 đến 08/2013 Thời gian thực hiện giai đoạn 1: 12 tháng, từ 08/2012 đến 08/2013 Tổng kinh phí được duyệt: 500.000.000 đ (Năm trăm triệu đồng) Kinh phí cấp giai đoạn 1: 300.000.000 đ (Ba trăm triệu đồng), Theo thông báo số: 56 /TB-KHCN ngày 20/07/2011 Kinh phí cấp giai đoạn 2: 160.000.000 đ (Một trăm sáu mươi triệu đồng), Theo thông báo số: 144/TB-KHCN ngày 02/11/2012 Đvt: 1.000 đ TT Nội dung Kinh phí Trong đó Ngân sách Nguồn khác I Kinh phí được cấp trong năm 160.000 160.000 II Kinh phí quyết toán trong năm 160.000 160.000 1 Công chất xám 12.400 12.400 2 Công thuê khoán 28.800 28.800 3 Nguyên, nhiên, vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, văn phòng phẩm 99.250 99.250 4 Thiết bị 0 0 5 Xét duyệt, giám định, nghiệm thu 5.660 5.660 6 Hội nghị, hội thảo 0 0 7 Đánh máy tài liệu 2.550 2.550 8 Giao thông liên lạc 0 0 9 Chi phí điều hành 11.340 11.340 III Tiết kiệm 5% 0 0 IV Kinh phí chuyển sang năm sau 0 0 ix DỰ TRÙ KINH PHÍ GIAI ĐOẠN III TT Nội dung Kinh phí Trong đó Ngân sách Nguồn khác I Kinh phí đề nghị cấp giai đoạn II 40.000 40.000 1 2 3 Công chất xám, Công lao động phổ thông Nguyên vật liệu 6.000 0 6.000 0 4 Văn phòng phẩm, đánh máy 1.340 1.340 4 Viết cam nang, báo cáo 12.000 12.000 5 Giám định, nghiệm thu 14.000 14.000 6 Chi phí điều hành 6.660 6.660 II Kinh phí chuyển sang năm sau 0 0 [...]... sử dụng trong nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ, thực hiện thử nghiệm 1 (2) Nội dung 2: Xác định vùng nuôi, mùa vụ nuôi có hiệu quả và mật độ nuôi phù hợp cho các vùng trong nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ, bao gồm 2 thử nghiệm: Thử nghiệm 2: Bố trí thử nghiệm nuôi cua với 3 mật độ, 0,5; 01 và 2 02 con/ m , tại 3 vùng đã chọn trong vụ 1 (từ tháng 03/2012... chỉnh quy trình nuôi cua từ con giống sinh sản nhân tạo phù hợp theo vùng và mùa, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản tại Cần Giờ (2) Mục tiêu cụ thể: Xác định vùng và mùa vụ có thể phát triển nuôi cua từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ Tìm mật độ nuôi và loại thức ăn sử dụng có hiệu quả trong nuôi cua từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ 8 Nội dung (Theo... kết quả thử nghiệm của đề tài Những nội dung cần xác định : Khả năng sử dụng con giống sinh sản nhân tạo thay cho con giống tự nhiên trong nuôi cua thịt tại Cần Giờ; Khả năng sử dụng thức ăn viên dành cho tôm để nuôi cua thịt ; Mật độ nuôi phù hợp cho mỗi vùng, mỗi vụ ; Phương pháp quản lý nuôi hiệu quả theo mùa vụ ; (2) Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo, có sử... mẫu cua 10 2.2 Nội dung 2: Ảnh hƣởng mật độ, vùng nuôi, mùa vụ đến tỉ lệ sống, mức tăng trƣởng và hiệu quả kinh tế trong nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ Nội dung này được tiến hành 2 thử nghiệm, thử nghiệm 2 và thử nghiệm 3 như sau: 2.2.1 Thử nghiệm 2 - Bố trí thử nghiệm nuôi cua với 3 mật độ, 0,5; 01 và 02 con/ m2, tại 3 xã Bình Khánh, An Thới Đông và Lý Nhơn trong vụ 1, từ. .. Thới Đông, Lý Nhơn), trong vụ 1 từ 03/2012 – 09/2012 (thử nghiệm 2) và vụ 2 từ 10/2012 – 04/2013 (thử nghiệm 3), để khảo sát, so sánh mức tăng trưởng, tỉ lệ sống và hiệu quả kinh tế trong điều kiện nuôi thử nghiệm từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ 3.2.1.1 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trƣờng nuôi thử nghiệm 3.2.1.2 pH pH môi trường nuôi thử nghiệm trong vụ 1, từ tháng 03 đến tháng 09 năm 2012... trong vụ 2, từ 15/10/2012 đến 22/04/2013 Cách bố trí thử nghiệm tương tự thử nghiệm 2 - Thời gian nuôi thử nghiệm : 15/10/12 – 15/11/12 : Chuẩn bị ao, phân lô thử nghiệm, đặt cua giống 20/11 – 05/12/12 : Ương cua giống Cua được ương trong vèo Khi chiều rộng vỏ giáp đầu ngực đạt cỡ 2cm /con, cua được thu để thả ngẫu nhiên vào các lô thử nghiệm 06/12/12 – 22/4/13 : Nuôi cua thử nghiệm - Đơn vị thử nghiệm, ... (con/ m2) - An Thới Đông Bình Khánh 0,5 01 02 0,5 01 02 Lý Nhơn 0,5 01 02 Thời gian nuôi thử nghiệm : 20/3 – 31/3/12 : Chuẩn bị ao, phân lô thử nghiệm, đặt cua giống 12/4 – 27/4/12 : Ương cua giống Cua được ương trong vèo Khi chiều rộng vỏ giáp đầu ngực đạt cỡ 2cm /con, cua được thu để thả ngẫu nhiên vào các lô thử nghiệm 28/4/12 – 13/9/12 : Nuôi cua thử nghiệm - Đơn vị thử nghiệm, phương pháp nuôi cua. .. ăn (cá tạp và thức ăn viên) lên tỉ lệ sống, mức tăng trƣởng và hiệu quả kinh tế trong nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ (thử nghiệm 1) 3.1.1 Các chỉ tiêu môi trƣờng thử nghiệm 1 Biến động các yếu tố môi trường thử nghiệm 1 được ghi nhận tại bảng 3.1 Bảng 3.1 : Các yếu tố môi trường trong thử nghiệm 1 Yếu tố pH Sáng Chiều Độ kiềm Độ mặn Oxy hòa tan Sáng Chiều Trung bình 7,49 +... ăn trong thử nghiệm này có ảnh hưởng như nhau đến tăng trọng của cua Nói cách khác, có thể dùng thức ăn viên thay thế thức ăn cá tạp truyền thống để nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo Bảng 3.2 : Trọng lượng trung bình của cua nuôi trong thử nghiệm 1 Chỉ tiêu Khối lượng trung bình (g) Lô 27 ngày nuôi 41 ngày nuôi Cá tạp 17,60 + 3,07 44,0 + 10,5 55 ngày nuôi 69 ngày nuôi 111 ngày nuôi 53,93... Khánh), 10,5 – 15,5 %o từ tháng 1 đến tháng 6 và 4,5 – 14,5 từ tháng 7 đến tháng 12 Hình 3: Bản đồ đường đẳng mặn Cần Giờ 4 CHƢƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.1 Thử nghiệm 1: Ảnh hƣởng của 2 loại thức ăn (cá tạp và thức ăn viên dành cho tôm) lên tỉ lệ sống, mức tăng trƣởng và hiệu quả kinh tế trong nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ - Đơn vị thử nghiệm: cua biển Scylla paramamosain, . thể phát triển nuôi cua từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ. Tìm mật độ nuôi và loại thức ăn sử dụng có hiệu quả trong nuôi cua từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ. 8. Nội. trong nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ. - Đơn vị thử nghiệm: cua biển Scylla paramamosain, được sinh sản nhân tạo tại Nha Trang. - Địa điểm thử nghiệm : ao nuôi tại xã. nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ, bao gồm 2 thử nghiệm: Thử nghiệm 2: Bố trí thử nghiệm nuôi cua với 3 mật độ, 0,5; 01 và 02 con/ m 2 , tại 3 vùng đã chọn trong vụ 1 (từ

Ngày đăng: 11/02/2015, 01:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN