1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu điều tra khảo sát đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn tp.hcm

294 795 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 294
Dung lượng 13,31 MB

Nội dung

Đề tài này sẽ góp phần giải quyết được phạm vi khai thác cát cho phép mà không ảnh hưởng đến vấn đề sạt lở bờ, trong đó sẽ xác định được phạm vi khai thác của từng khu vực cụ thể để từ đ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Dòng sông là sản vật của quá trình tác động qua lại giữa dòng nước và lòng sông trong điều kiện tự nhiên và dưới tác động của con người

Loài người từ cổ chí kim đã lấy hai bên bờ sông làm trung tâm sinh tồn

và phát triển Do đó dòng sông có ảnh hưởng rất sâu xa đối với hoạt động của con người Dòng sông có hai mặt đối lập: lợi và hại Đấu tranh để biến mặt hại thành mặt lợi là một trong những nội dung chủ yếu của con người đấu tranh với thiên nhiên Trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, con người đã từng bước tích lũy được những tri thức và đã được hệ thống hóa: (1) Đầu tiên

là hệ thống tri thức và phương diện kỹ thuật công trình trị sông; (2) thứ đến là

hệ thống tri thức về quy luật và quá trình diễn biến của dòng sông

Đối với sông, xói bồi là kết quả của quá trình tác động qua lại giữa dòng nước và lòng sông được thực hiện qua bước chuyển động của bùn cát Xói bồi lòng sông thay đổi theo thời gian và không gian, tạo nên sự vận động của dòng sông theo hai hướng: hướng ngang (trên mặt bằng) và hướng dọc (theo chiều sâu) Đó chính là quá trình diễn biến lòng sông

Một nhà triết học cổ Hy Lạp đã nói “không ai tắm hai lần trong cùng

một dòng sông” Đúng vậy, dòng sông luôn luôn biến đổi khôn lường theo

một qui luật riêng của nó, nếu hiểu và nắm vững qui luật vận động của chúng thì con người mới có thể tác động một cách có phương pháp khoa học, mới mong chinh phục được dòng sông để phục vụ con người

Cát là vật liệu không thể thiếu được trong xây dựng Với tốc độ phát triển nhanh chóng, nhu cầu cát dùng cho các công trình xây dựng ngày càng nhiều Hiện nay khối lượng cát nhập về thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả từ Campuchia là rất lớn với kinh phí rất cao Trên sông Đồng Nai – Sài Gòn tiềm năng cát vẫn còn rất nhiều, nhưng nếu khai thác cát vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở bờ sông, gây rất nhiều hậu quả nghiêm trọng kể cả

Trang 2

tính mạng con người Đề tài này sẽ góp phần giải quyết được phạm vi khai thác cát cho phép mà không ảnh hưởng đến vấn đề sạt lở bờ, trong đó sẽ xác định được phạm vi khai thác của từng khu vực cụ thể để từ đó các cơ quan quản lý có thể cấp phép cho khai thác trong giới hạn đã được xác định Như thế sẽ tiết kiệm được cho ngân sách Nhà nước một khoản kinh phí rất lớn do nhập cát từ các địa phương khác

Bùn cát trong sông Đồng Nai – Sài Gòn là tài nguyên thiên nhiên là mặt hàng chiến lược xây dựng Việc khai thác cần phải có quy hoạch, kế hoạch, có

tổ chức, cần thiết phải tăng cường công tác quản lý, nếu không sẽ dẫn đế tác hại phá hoại đời sống của sông Đồng Nai – Sài Gòn, tác hại ảnh hưởng đến môi trường sinh thái bền vững của Hạ du sông Đồng Nai - Sài Gòn, đề tài

“Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp

khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Tp.HCM” nhằm

giải quyết các yêu cầu trên

Báo cáo tổng hợp khoa học kỹ thuật của đề tài bao gồm các chương:

Mở đầu: Tổng quan về đề tài

Chương 1: Tình hình sạt lở bờ sông Đồng Nai-Sài Gòn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các vấn đề ảnh hưởng

Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và xác định các nguyên nhân gây sạt lở bờ sông

Chương 3: Dự báo tai biến xói lở do hoạt động khai thác cát

Chương 4: Sự biến đổi chế độ thủy lực do tác động các công trình thượng nguồn và khai thác cát ở hạ du

Chương 5: Ứng dụng Mô hình toán để phục vụ việc xác định qui mô khai thác cát hợp lý cho một số khu vực khai thác trọng điểm

Chương 6: Kiến nghị các giải pháp kỹ thuật về qui hoạch và khai thác cát hợp lý

Trang 3

Trong quá trình thực hiện đề tài với kinh phí và thời gian có hạn, vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp, tập thể thực hiện đề tài và các cộng tác viên đã

cố găng khắc phục khó khăn, đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung được đặt ra góp phần làm rõ thêm những vấn đề khoa học trong nghiên cứu động lực sông

và nghiên cứu chỉnh trị sông,

Đạt được kết quả hôm nay tập thể thực hiện đề tài vô cùng biết ơn Ban Giám đốc, Phòng Quản lý khoa học, Phòng Kế hoạch-Tài chính và các đơn vị

có liên quan thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Tp HCM, Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, Viện Kỹ thuật Biển đã tạo điều kiện và giúp đỡ để cho đề tài được hoàn thành Nhân đây chúng tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các đồng nghiệp trong và ngoài Viện đã phối hợp và hợp tác chặt chẽ trong quá trình thực hiện đề tài

Ban chủ nhiệm Đề tài

Trang 4

Mở đầu

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Trang 5

0.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

0.1.1 Tính cấp thiết của đề tài

0.1.1.1 Những tác hại có thể xảy ra do khai thác cát ở hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn

a Làm thay đổi tính ổn định của dòng sông:

Bùn cát trong sông là sản vật của dòng chảy lũ, đá lộ thiên qua năm tháng do nắng, gió mưa … do tác dụng của phong hóa đã biến thành những hạt nhỏ qua dòng chảy mặt, dòng chảy lũ mang vào trong sông, theo sự biến đổi của lưu tốc dòng chảy lũ, đá cuội loại hạt thô, hạt trung, hạt mịn…bồi lắng trong sông cấu thành yếu tố chủ yếu của lòng sông Với sự xói rữa của dòng nước và sự bổ sung của các cấp phối hạt bùn cát khác nhau, lòng sông

đã giữ được tính ổn định, cân bằng Tuy nhiên sau khi khai thác cát quá mức,

do lượng bổ sung không đủ không kịp thời (do các đập thượng lưu đã giữ lại lượng phù sa đáng kể) sẽ làm thay đổi địa mạo lòng sông và điều kiện biên của dòng chảy từ đó làm thay đổi lưu tốc, hướng dòng chảy và dịch chuyển tuyến lạch sâu theo hướng ngang làm cho thế sông không ổn định Các kết quả nghiên cứu biến hình lòng sông Đồng Nai – Sài Gòn (ĐN-SG) đã nói rõ điều đó

b Khai thác cát làm thay đổi quy luật và tốc độ của biến hình lòng sông

uy hiếp sự ổn định và an toàn ở hai bên bờ sông Đồng Nai – Sài Gòn:

Dọc theo hai bên bờ sông ĐN-SG, nơi tập trung trụ sở hàng loạt các cơ quan Nhà nước, các khu dân cư lớn, các khu công nghiệp lớn, các khu đô thị mới với các công trình xây dựng kiến trúc cao tầng, các công trình giao thông như cầu đường, hầm qua sông, bên phà, bến cảng, tuyến luồng, kênh đào, các công trình thủy lợi như cống đập, trạm bơm, nhà máy nước, tuyến kè, bờ bao, tuyến đê… đã và đang được xây dựng Chính việc khai thác cát ở hạ du sông Đồng Nai-Sài Gòn (HDSĐN-SG) là một trong những nguyên nhân đã uy hiếp

sự ổn định và an toàn ở hai bên bờ sông ĐN-SG

Trang 6

 Khai thác cát làm thay đổi chế độ thủy văn, thủy lực, bùn cát, làm thay đổi chiều sâu các hố xói trong sông, làm dịch chuyển và thay đổi tuyến lạch sâu ở khu vực các chân cầu (cầu Hóa An, cầu Ghềnh, cầu Đồng Nai, cầu Bình Phước, cầu Sài Gòn…), tạo nên các hố xói làm cho tuyến lạch sâu ép sát bờ

và làm thay đổi mái dốc bờ sông từ đó gây mất ổn định mái bờ sông gây nên sạt lở Khai thác cát làm thay đổi dòng chảy lũ, chế độ thủy triều và xâm nhập mặn, làm hạ thấp lòng sông, làm cho ranh giới xâm nhập mặn cao hơn, sâu hơn vào thượng lưu sông ĐN – SG; Kết quả điều tra, khảo sát từ các đề tài,

dự án trước đây và từ đề tài này đều cho thấy chỉ riêng ở thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và TP Biên Hòa đã có hàng trăm điểm bị sạt lở

- Đã có hàng chục ngôi nhà bị đổ xuống sông;

- Hàng trăm ha ruộng vườn bị cuốn trôi;

- Hàng loạt các công trình kè bờ, tuyến đê bao… bị sạt lở như kè Biên Hòa, kè Fatima, kè kho B, kè Hiệp Phước… và nghiêm trọng nhất chỉ riêng khu vực bán đảo Thanh Đa đã có 7 người chết do sạt lở bờ sông

c Khai thác cát làm thay đổi quan hệ Q H, độ dốc mặt nước, làm thay đổi sự tổ hợp của bùn cát và khả năng vận chuyển bùn cát trong sông, làm thay đổi lưu tốc dòng chảy (v) và chiều sâu mực nước (h);

d Khai thác cát làm ảnh hưởng đến giao thông vận tải thủy trên sông ĐN-SG:

Khai thác cát làm thay đổi, dịch chuyển tuyến luồng làm thay đổi chiều sâu vận tải thủy, làm thay đổi vị trí các hố xói và bãi bồi (vực sâu và ghềnh cạn), từ đó ảnh hưởng đến vấn đề giao thông thủy

- Nhiều thuyền khai thác cát tập trung vào một khu vực như trên sông Nhà Bè, Soài Rạp…đã cản trở đến thuyền bè đi lại gây nên sự cố trong sông;

- Khai thác cát và đổ cát trên sông không có qui hoạch tạo nên các bãi ngầm cản trở giao thông thủy, cản trở lưu hướng dòng chảy lũ;

Trang 7

- Nhiều thuyền chở cát quá đầy, quá khẳm xấp xỉ mặt nước gặp sóng, gió, thủy triều, dòng chảy mạnh đã gây chìm tàu tạo nên sự cố, tai nạn trên sông

e Khai thác cát làm thay đổi môi trường, sinh thái sông ĐN-SG;

f Khai thác cát làm thay đổi địa hình, địa mạo, hình thái mặt cắt ngang, mặt cắt dọc của lòng HDSĐN-SG với sông rạch chằng chịt, rừng ngập mặn phân bố rộng khắp, có nguồn phù du và vi sinh vật phong phú tạo điều kiện cho sự phát triển thủy sản, vì vậy khi lòng sông thay đổi, chế độ thủy lực, thủy văn thay đổi sẽ làm cho môi trường cũng sẽ bị thay đổi

Tình trạng khai thác cát tại một số khu vực trên sông, kênh, rạch địa bàn

Tp HCM đã và đang làm trầm trọng hơn hiện tượng sạt lở bờ gây mất ổn định khu dân cư, đời sống xã hội Thành phố

Trong tất cả các đợt sạt lở trên sông Sài Gòn kể trên đã làm thiệt hại hơn

40 tỷ đồng vào các thời điểm xảy ra sạt lở mà theo ước tính so với thời điểm hiện tại thì thiệt hại là khỏang hơn 100 tỷ đồng, làm chết 7 người, bị thương hàng chục người khác, gần 7ha đất dọc theo hai bên bờ sông đã hòan tòan bị sụp xuống sông và quan trọng nhất là đã làm mất ổn định các khu dân cư ven sông Ngoài ra, trên sông Tắc là một chi nhánh của sông Đồng Nai đoạn chảy qua các phường Long Phước và Long Trường quận 9 do tình trạng khai thác cát bừa bãi mà năm nào cũng xảy ra sạt lở bờ sông Tắc làm mất hàng chục ha đất thuộc các phường nói trên

0.1.1.2 Tình hình cấp phép khai thác cát

Từ năm 1996 đến 2003, trên tuyến sông thuộc HDSĐN-SG, Bộ Công nghiệp đã cấp phép khai thác cát 5.455.000 m3, UBND TP Hồ Chí Minh cấp phép cho khai thác 1.159.000 m3

Việc khai thác cát sỏi lòng sông hoặc nạo vét tận thu cho dù có phép nhưng không được kiểm tra chặt chẽ về độ sâu, kích thước luồng rạch đã tác động lớn đến dòng chảy, gây ra hiện tượng sạt lở sông Tại khu vực sông Nhà

Trang 8

Bè, lòng sông đoạn này đã bị khai thác nạo vét không chỉ sâu 16m mà cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vị trí khai thác cát đã sâu hơn 30m!

0.1.1.3 Tình hình khai thác cát trái phép

Trong những năm qua, tình hình khai thác cát trái phép diễn ra liên tục, khó kiểm soát, ngày càng phức tạp, phần lớn các đối tượng chuyển sang bơm, hút lén lút vào ban đêm và thực tế, việc bơm hút cát thường thực hiện ở giữa sông, không phân định ranh giới cụ thể ghe bơm hút cát đậu ở địa phận nào nên khi phát hiện đoàn kiểm tra xử lý bên nào đến thì chỉ cần lách ghe một chút là ghe khai thác cát qua địa phận bên kia sông thuộc địa bàn phường khác, quận khác

Điển hình về khai thác cát trái phép diễn ra trên các khu vực sông:

- Tuyến sông Sài Gòn là khu vực giáp ranh giữa huyện Củ Chi và tỉnh Bình Dương thuộc địa bàn xã Hòa Phú; khu vực cầu Bến Súc, xã Phú Mỹ Hưng; khu vực bến Sóc Tràm đến ấp Xóm Chùa xã An Phú, xã Phú Hòa Đông đều thuộc huyện Củ Chi; khu vực xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh; khu vực xã An Tây, Phú An, huyện Bến Cát và xã Tân An, Chánh Mỹ của thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

- Trên sông Đồng Nai tại khu vực giáp ranh Quận 9 và tỉnh Đồng Nai: khu vực sông Tắc – nhánh sông Đồng Nai, bên phía cù lao Long Phước, Phường Long Phước, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh;

- Trên sông Soài Rạp tại ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ;

- Trên sông Nhà Bè ở khu vực giáp ranh huyện Nhà Bè (TP.HCM) và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai);

Chỉ xét một điểm trên sông Đồng Tranh có gần 20 sà lan, tàu cùng xáng cạp hoạt động 24/24 giờ lấy đi mỗi ngày hàng chục ngàn mét khối cát Mỗi xáng cạp lấy đi 10 sà lan (sức tải 350-400m3/sà lan) cát/ ngày và 6 xáng cạp lấy đi trên 20.000m3/ngày; trên sông Sài Gòn cũng diễn ra tương tự: xã Phú

Trang 9

trọng tải 5-20 tấn bơm hút cát hàng ngày tại gần khu Bến Dược, giáp ranh Tây Ninh hút đi hàng ngày 600 m3/ngày,…

0.1.1.4 Yêu cầu của đề tài

Cát là vật liệu không thể thiếu được trong xây dựng Với tốc độ phát triển nhanh chóng, nhu cầu cát dùng cho các công trình xây dựng ngày càng nhiều Hiện nay khối lượng cát nhập về Tp.HCM từ các tỉnh ĐBSCL và cả từ Campuchia là rất lớn với kinh phí rất cao Trên sông ĐN-SG tìềm năng cát vẫn còn rất nhiều, nhưng nếu khai thác cát vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ

là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở bờ sông, gây rất nhiều hậu quả nghiêm trọng kể cả tính mạng con người Tuy nhiên đề tài này sẽ góp phần giải quyết được phạm vi khai thác cát cho phép mà không ảnh hưởng đến vấn đề sạt lở bờ, trong đó sẽ xác định được phạm vi khai thác của từng khu vực cụ thể để từ đó các cơ quan quản lý có thể cấp phép cho khai thác trong giới hạn đã được xác định Như thế sẽ tiết kiệm được cho ngân sách Nhà nước một khỏan kinh phí rất lớn do nhập cát từ các địa phương khác

0.1.1.5 Biện pháp giải quyết

- Chỉ thị số 21/2004/CT-UB ngày 09/08/2004 của Uỷ ban nhân dân Tp HCM về tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn Tp HCM

Trang 10

Trước tình hình cấp bách về khai thác cát trái phép, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM đi thực tế và kết quả cho thấy trữ lượng cát đã thăm dò trên sông Đồng Nai đến nay gần như cạn kiệt, nhiều đơn vị khai thác, nạo vét kết hợp tận thu không đúng đề án phê duyệt; khai thác nạo vét quá độ sâu hoặc khai thác ngoài diện tích được cấp phép (khai thác chỗ dễ nhưng nguy hiểm do tập trung vào một vùng mỏ cát) làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cát, tác động làm địa hình đáy sông bị thay đổi, mất cân bằng tương đối nghiêm trọng, tạo thành những vực xoáy, gây biến đổi dòng chảy, sạt lở bờ sông, gây mất ổn định khu dân cư, đời sống xã hội Thành phố Đoàn kiểm tra liên ngành đã thống nhất kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tp.HCM không cấp giấy phép khai thác cát trên toàn tuyến sông Đồng Nai (từ đập Trị An xuống đến hạ nguồn), trên tuyến sông Sài Gòn (từ km 36 xuống đến hạ nguồn) và trên sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Đồng Tranh, đồng thời thu hồi giấy phép đã cấp không đúng quy định

Tháng 6 năm 2004, UBND tỉnh Đồng Nai và Tp.HCM đã thu hồi giấy phép khai thác cát trên sông ĐN-SG

b Kiến nghị, biện pháp bảo vệ dòng sông Đồng Nai – Sài Gòn

Tăng cường công tác lập quy hoạch, kế hoạch khai thác cát cho từng

khu vực cụ thể:

 Những đoạn sông cấm khai thác cát: những đoạn sông hẹp, đoạn sông cong, đoạn gấp khúc, bãi bên hẹp, lòng sông sâu, ven sông có nhiều công trình xây dựng là những đoạn sông cấm khai thác cát;

 Qui định khu vực cấm khai thác cát;

Đối với đoạn sông cho phép khai thác

- Xác định phạm vi và kích thước của hành lang an toàn dọc theo hai bên

Trang 11

- Phân tích rõ phạm vi các công trình qua sông, phân tích địa chất lòng sông và khi cần thiết phải thí nghiệm mô hình vật lý làm rõ sự thay đổi dòng chảy, biến hình lòng sông sau khi khai thác cát; xác định độ dốc ổn định của mái bờ, tính được phạm vi công trình xây dựng cần bảo vệ ít nhất từ 100 –

200m; xác định khỏang cách tối thiểu từ khu vực khai thác cát đến các công

trình trên sông như cầu, phà, bến cảng, bến ghe thuyền, công trình ngầm,…

Đoạn sông cần nạo vét thường xuyên duy trì luồng tàu;

Tăng cường công tác quản lý tài nguyên khống chế khối lượng khai thác cát, đánh giá phân loại các mỏ cát: Sông ĐN-SG ít bùn cát lại bị bồi lắng trong các hồ chứa Dầu Tiếng và Trị An, số lượng bùn cát do dòng chảy lũ xả xuống hạ du không nhiều, hạt lại mịn, nguồn bùn cát ở hạ du bổ sung vào trong sông có hạn Hiện nay công cuộc phát triển kinh tế rất nhanh, yêu cầu của công tác xây dựng rất lớn, bùn cát là mặt hàng vật liệu xây dựng chiến lược và san lấp mặt bằng cho xây dựng và giao thông Nếu chúng ta không có

kế hoạch quản lý tốt sẽ dẫn đến việc khai thác vô tổ chức, cung không đủ cầu (ví dụ hàng chục triệu m3

cát cho xây dựng cho san lấp mặt bằng, tuyến đường Rừng sát Cần Giờ cần 2.1 triệu m3

cát, cát san lấp lấn biển Cần Giờ khoảng 20 triệu m3

)

Vì vậy cần thiết phải khống chế:

- Số lượng thuyền, số lần vận chuyển

- Số lượng thời gian khai thác nạo vét

- Xác định lượng cát khai thác của từng đọan song

- Xác định điểm đăng ký và tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra

Thực thi chế độ cấp phép khai thác cát

- Quy định loại tàu thuyền: công suất, kích thước, khối lượng tàu hút, tàu múc khai thác

- Thực hiện thu quản lý phí hàng tháng, hàng năm

Tăng cường thực thi luật nước đối với HDSĐN-SG

Trang 12

Tăng cường công tác khai thác cát kết hợp với công tác nạo vét lòng sông phục vụ giao thong thủy

Thực hiện quản lý phí đối với khai thác cát trên sông ĐN-SG bảo vệ từng đoạn sông trọng điểm

- Thực hiện chế độ “lấy sông nuôi sông” với mục đích khống chế khối

lượng khai thác cát để bảo vệ dòng sông ĐN-SG

- Tận thu phí khai thác cát: Với lợi thế của cơ quan quản lý dòng sông

có thể kinh doanh khai thác cát và sử dụng kinh phí khai thác cát để bảo vệ bờ sông, bảo vệ dòng sông;

- Thường xuyên đánh giá lòng dẫn để kịp thời điểu chỉnh kế hoạch khai thác và cấp phép tiếp theo;

Như chúng ta đều biết, cát là một trong các loại vật liệu không thể thiếu được trong các công trình xây dựng Tình trạng khan hiếm cát đã gây nhiều khó khăn cho việc phát triển hạ tầng đô thị cũng như nhu cầu xây dựng Trong thời gian qua, một số công trình của Thành phố đã phải nhập cát từ Campuchia với giá khoảng 90.000đ/m3

Tại Tp HCM, nguồn cát được cung cấp chủ yếu bởi nguồn từ sông Cửu Long và các sông, rạch thuộc HDSĐN-SG

Theo những văn bản, quyết định chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nguồn cát vàng có giá trị trong xây dựng trên các sông: Sài Gòn, Đồng Nai không được khai thác dùng cho san lấp

Thực tế nhu cầu cát cho xây dựng, phát triển của Thành phố đòi hỏi cần thiết cấp bách xác định lại trữ lượng các mỏ cát hiện có trên hệ thống sông ĐN-SG khu vực Thành phố để từ đó các cơ quan chức năng cấp phép và kiểm soát chặt chẽ quá trình khai thác cát theo đúng quy định phục vụ cho xây dựng phát triển thành phố từ nay đến năm 2010 và sau đó

Tình hình khai thác sông ĐN-SG khu vực Tp HCM thiếu quy hoạch,

Trang 13

là về khai thác cát trái phép làm thay đổi hướng dòng chảy, lòng dẫn biến đổi phức tạp đã gây sạt lở bờ sông làm chết người, thiệt hại tài sản lên đến hàng chục tỷ đồng, gây mất ổn định

Ngoài ra, theo thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh truyền hình trong thời gian qua thì việc tranh giành địa bàn khai thác của các nhóm cát tặc đã dẫn đến tranh chấp xô xát nhau và nhờ các

cơ quan chính quyền đã có những can thiệp kịp thời nên đã tránh được những xung đột với nhau Mới đây nhất là trong tháng 3/2012 một số nhóm cát tặc lộng hành khai thác cát trên sông Đồng Nai và khi các lực lượng chức năng hỗn hợp gồm chính quyền địa phương và công an đi kiểm tra thì nhóm cát tặc này dùng hung khi chống đối lại và bắt buộc công an phải nổ sung để lập lại trật tự

0.1.1.6 Kết luận

Bùn cát trong sông ĐN-SG là tài nguyên thiên nhiên là mặt hàng chiến lược xây dựng Việc khai thác cần phải có quy hoạch, kế hoạch, có tổ chức, cần thiết phải tăng cường công tác quản lý, nếu không sẽ dẫn đế tác hại phá hoại đời sống của sông Đồng Nai – Sài Gòn, tác hại ảnh hưởng đến môi trường sinh thái bền vững của hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn UBND Tp.HCM đã có văn bản chỉ đạo số 2023/UBND-ĐT ngày 9/4/2007 giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường,

Sở Giao thông – Công chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các Quận - Huyện liên quan nghiên cứu, đề xuất cụ thể nội dung về vấn đề này Chính vì vậy, Viện Khoa học

Thuỷ lợi miền Nam xây dựng đề cương đề tài “Nghiên cứu, điều tra, khảo sát,

đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Tp.HCM” nhằm giải quyết vấn đề bức xúc nêu

trên

Trang 14

0.1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1 Xác định các nguyên nhân gây sạt lở bờ sông, đặc biệt ảnh hưởng do khai thác cát không hợp lý đến ổn định lòng dẫn, sạt lở bờ sông ĐN – SG, khu vực Tp HCM

2 Đánh giá được trữ lượng cát lòng sông và đề xuất các giải pháp kỹ thuật (qui mô và phạm vi khai thác, độ sâu khai thác cho phép, khả năng nạo vét luồng lạch ổn định đồng thời khai thác cát, lượng nạo vét hàng năm…) để giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác cát không hợp lý đến ổn định lòng dẫn và phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn Tp HCM

0.1.3 Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề

0.1.3.1 Cách tiếp cận

+ Cách tiếp cận thứ nhất: Toàn diện và tổng hợp, sơ đồ tiếp cận nghiên

cứu diễn biến lòng dẫn và công trình chỉnh trị HDSĐN-SG được trình bày ở Hình 01

+ Cách tiếp cận thứ hai: là kế thừa các phương pháp từ tài liệu, cơ sở

dữ liệu đã có phục vụ cho nghiên cứu Kế thừa lớn nhất là từ đề tài, dự án có

liên quan đến khoáng sản cát sông: Dự án: “Quy hoạch khoáng sản rắn

-2020” do Sở Tài nguyên và Môi trường Tp HCM thực hiện

+ Cách tiếp cận thứ ba: HDSĐN-SG phía thượng nguồn đã được xây

dựng các hồ chứa (như hồ Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng ), phía hạ nguồn giáp với biển Đông Nguồn cát bổ cập được bổ sung từ thượng nguồn không đáng kể mà chỉ do tại chỗ Khi nghiên cứu khai thác cát tại một vị trí ở HDSĐN-SG cần được xem xét: Không có nguồn cát bổ sung, nguồn cát tại chỗ được khai thác như thế nào để hạn chế thấp nhất đến môi trường (sạt lở

bờ, thay đổi hướng dòng chảy) Điều đó có nghĩa các mỏ cát được coi như là

có trữ lượng cố định, quy mô và kích thước khai thác cát được tính toán trên

cơ sở động lực học dòng chảy và cân bằng mái bờ

Trang 15

0.1.3.2 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin số liệu

Nhiệm vụ đầu tiên là cần tập hợp số liệu đầu vào tương đối hoàn chỉnh,

là cơ sở thống nhất cho các nghiên cứu như: địa chất khoáng sản, môi trường khu vực, các tài liệu cơ bản khác về thủy văn – dòng chảy, địa hình địa mạo Những số liệu còn thiếu, chưa có sẽ được khảo sát, bổ sung bằng thiết bị hiện đại như máy đo lưu lượng, lưu tốc dòng chảy ADCP (Mỹ), thiết bị đo địa hình lòng sông bằng máy hồi âm có định vị DGPS - kỹ thuật số, các ảnh viễn thám

độ phân giải cao ảnh radasat để phân tích đánh giá lòng dẫn

b Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Điều tra, khảo sát thực trạng biến đổi lòng dẫn (sạt lở bờ, xói bồi ) theo các mùa khác nhau cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu Điều tra biến đổi đường bờ do sạt lở dưới ảnh hưởng của việc khai thác cát

c Phương pháp mô hình toán

Để thực hiện nội dung 4, đề tài sẽ sử dụng các mô hình họ Mike để tính tóan thủy lực toàn bộ vùng HDSĐN-SG từ các hồ Dầu Tiếng và Trị An đến các cửa sông Lòng Tàu, Sòai Rạp; mô hình Mike 21C để tính toán biến đổi lòng dẫn sông, tính tóan phạm vi (vị trí, kích thước, độ sâu) cho phép khai thác cát của từng khu vực mà không ảnh hưởng đến sạt lở bờ, phần mềm GeoSlope, Plaxis để tính tóan ổn định mái bờ sông

d Phương pháp chuyên gia

Tập hợp sử dụng các chuyên gia, các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao có kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực nghiên cứu các đề tài để phát huy, tận dụng khả năng đóng góp của họ ngay từ đầu để thực hiện đề tài

0.1.3.3 Kỹ thuật sẽ sử dụng

Khai thác tối đa khả năng ứng dụng của máy ADCP để đo đạc trường phân bố vận tốc, hàm lượng bùn cát lơ lửng, máy hồi âm tần số kép để đo lớp

Trang 16

bùn cát bồi lắng, đây là ứng dụng mới cho hiệu quả cao, giảm chi phí thực

hiện đề tài

Kỹ thuật viễn thám và hệ thống thống thông tin địa lý GIS sẽ sử dụng

kỹ thuật tin học hiện đại như: GIS, Arcview, MapInfo, ArcInfo,…

Kỹ thuật khoan air lift để nghiên cứu địa tầng và bề dày tầng cát lòng

sông khi cần thiết

0.1.4 Đối tượng nghiên cứu

Lòng dẫn (biến đổi lòng dẫn, xói lở bờ, hình thái lòng dẫn); dòng chảy (sự thay đổi chế độ thủy lực, trường dòng chảy); trong đó đặc biệt chú trọng đến nguyên nhân xói lở bờ do khai thác cát

Đề tài giải quyết các vấn đề theo trình tự sau:

- Phân tích đánh giá nguyên nhân, quy luật diễn biến lòng dẫn hệ thống sông ĐN-SG khu vực Tp.HCM bao gồm: cập nhật và thu thập dữ liệu; lưu trữ, quản lý tài liệu; Giải quyết mối quan hệ dòng chảy và lòng dẫn, đặc biệt chú ý biến đổi lòng dẫn với các kịch bản khai thác cát khác nhau

- Tiếp theo phải xác định qui mô, phạm vi khai thác cát trên cơ sở thỏa mãn yếu tố thủy lực, dòng chảy và cân bằng khối đất bờ;

- Định hướng qui hoạch khai thác cát và các giải pháp kỹ thuật phục vụ

khai thác cát một cách bền vững

0.1.5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Được thực hiện với phạm vi sông ĐN-SG khu vực Tp HCM Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phần sông trên sông ĐN-SG khu vực Tp.HCM

0.1.6 Sản phẩm của đề tài

Dạng kết quả dự kiến của đề tài

Dạng kết quả I Dạng kết quả II Dạng kết quả III Dạng kết quả I Dạng kết quả II Dạng kết quả III

□ Phương pháp  Bảng số liệu □ Sách chuyên khảo

Trang 17

□ Tiêu chuẩn, quy

phạm

Báo cáo phân tích □ Tài liệu phục vụ

giảng dạy, đào tạo sau đại học

□ Mẫu (Model, market)  Tài liệu dự báo

□ Thiết bị, máy móc □ Đề án, qui hoạch triển

khai

□ Quy trình công nghệ □ Luận chứng kinh tế-kỹ

thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi

Ghi chú

Trang 18

- Thể hiện đầy đủ các vị trí các điểm sạt lở theo tốc độ khác nhau,qui mô và kích thước Phân loại đường bờ xói lở ổn định và bồi

tụ, có độ chính xác 1/50.000;

- -

, Đ

Trang 19

phường Long Phước và

Long Trường, quận 9;

2 Bảng biểu:

Tài liệu cơ bản: Địa

hình, địa chất, thuỷ văn;

Số liệu khai thác cát,

giới hạn khai thác;

Dự báo yêu cầu dùng

- Các bảng biểu gồm tài liệu thu thập và khảo sát mới như về địa hình gồm mốc cao độ, các đường chuyền khống chế trong khảo sát địa hình; về địa chất như tài liệu các hố khoan; về thủy văn như tài liệu mực nước nhiều năm của các trạm Phú An, Nhà Bè và Vũng Tàu;

- Tài liệu, số liệu về khai thác cát của một số khu vực khai thác đã

Trang 20

cát đến năm 2020 được cấp phép và số liệu ước tính

của một số khu vực không có giấy phép khai thác;

- Thông qua tốc độ xây dựng thuộc khu vực TP Hồ Chí Minh và tham khảo số liệu của ngành xây dựng cũng như của các ngành chức năng khác đề tài sẽ tính toán dự báo nhu cầu dùng cát cho các giai đoạn đến năm 2010, 2015 và 2020

3 Báo cáo chuyên đề:

vị trí sạt lở, quy mô, kích thước và tọa độ các đoạn bờ bị sạt lở; những vấn đề ảnh hưởng đến sạt lở bờ

Yêu cầu cập nhật mới nhất;

- Đưa ra các nguyên nhân gây nên sạt lở bờ trong đó bao gồm các nguyên nhân chính cho từng khu vực và qua tính toán sẽ đưa ra được khu vực nào bị sạt lở mạnh do các hoạt động khai thác cát gây nên

- Yêu cầu dự báo được khả năng sạt

lở bờ tại các vị trí khai thác cát, đưa

Trang 21

- Sử dụng mô hình một chiều Mike

11 để tính toán sự biến đổi thủy lực các đoạn sông bị sạt lở mạnh, trong

đó có xét đến các công trình khai thác ở thượng nguồn như các hồ Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hòa và

do khai thác cát không hợp lý gây nên

-Mô hình thủy lực, phầm mềm mô hình Geoslope chạy thông, số liệu đảm bảo độ chính xác cho phép

Đặc biệt là sử dụng mô hình Mike 21C, trong đó tính toán tốc độ sạt lở

bờ theo nhiều độ sâu khác nhau dựa theo địa hình hiện trạng đáy sông

để xác định phạm vi, độ sâu khai thác cát hợp lý một số khu vực trọng điểm có thể khai thác mà không ảnh hưởng đến sự ổn định của bờ sông

- Đưa ra các giải pháp kỹ thuật để các ngành chức năng quy hoạch và cấp phép khai thác cát một cách hợp lý một số khu vực trên sông Sài Gòn và Đồng Nai, khu vực TP

Trang 22

lở bờ của các khu vực bị sạt lở trọng điểm, trong đó sẽ đưa ra được khu vực nào bị sạt lở là do khai thác cát không hợp lý và đưa ra được độ sâu có thể cho phép khai thác cho từng khu vực

- Tóm tắt lại tất cả các ý chính của báo cáo tổng kết

Trang 23

- Ứng dụng được các phần mềm MIKE 11, MIKE 21C, mô hình Geoslope để phục vụ việc xác định qui mô, phạm vi khai thác đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường

0.2.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Xác định được qui hoạch và qui mô, phạm vi độ sâu cho phép khai thác cát không gây nên sạt lở và những tác động xấu hay tác động có lợi theo quy luật diễn biến lòng dẫn sông;

- Xác định nguồn cát có thể khai thác tại Tp.HCM bằng các luận cứ khoa học

Trang 24

Chương 1 TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ SÔNG SÀI GÕN,

ĐỒNG NAI KHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH

VÀ CÁC VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG

Trang 26

Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế

1.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9 Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét

1.1.1.3 Đặc điểm địa chất

Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tíchPleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố Dưới tác động của các yếu tố

tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4 % diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500

Trang 27

ha Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển

và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò

1.1.1.4 Thủy văn

Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác,

có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km² Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu

Hũ, Kênh Ðôi Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành

Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn

Trang 28

được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen) Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng

1.1.1.5 Đặc điểm khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa - khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng

4 năm sau Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958 Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9 Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam - Ðông Bắc Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại

Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc Gió Tây - Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa Gió Gió Bắc - Ðông Bắc

từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam - Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5% Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%

Trang 29

1.1.1.6 Môi Trường

Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần Cho tới 2008, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này

Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong

đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, so với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất còn góp phần gây ô nhiễm không khí Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên

Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2

với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam - khu vực thoát nước của thành phố này

đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn

Trang 30

1.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội

1.1.2.1 Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng phát triển lớn mạnh, ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân trong xã hội quan tâm đầu tư vào các công trình xây dựng, khai thác hạ tầng, giao thông đường thuỷ nội địa tạo nên một diện mạo mới đầy sức sống cho thành phố công nghiệp lớn nhất nước

Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1168 USD/năm Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng 20,902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11,8%

Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1% Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%

Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án

có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn

tỉ VND Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007

Trang 31

Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ

đô Hà Nội Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998 Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp cũng gây khó khăn cho nền kinh tế Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn

1.1.2.2 Xã hội

Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố vào giữa năm 2010 là 7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km2

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh

có dân số 7.162.864 người , gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành thị và 314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người chiếm 47,97 %, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03% Những năm gần đây dân số thành phố tăng nhanh; trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bính quân

Trang 32

tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54 %/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm Với 572.132 người, tương đương với dân số một số tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận, quận Bình Tân có dân số lớn nhất trong số các quận cả nước Tương tự, huyện Bình Chánh với 420.109 dân là huyện có dân số lớn nhất trong số các huyện cả nước Trong khi đó huyện Cần Giờ với 68.846 người, có dân số thấp nhất trong số các quận, huyện của thành phố Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy

mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu

Âu ngoại trừ Moscow và London Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị Thành phố Hồ Chí Minh có gần một phần ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác

Phân tích theo cơ cấu dân tộc: Người Việt (người Kinh) 6.699.124 người chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 414.045 người chiếm 5,78%, còn lại là các dân tộc: Khmer 24.268 người, Chăm 7.819 người Tổng cộng có đến 52/54 dân tộc được công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại thành phố (chỉ thiếu dân tộc Bố Y và Cống), ít nhất là người

La Hủ chỉ có 01 người Ngoài ra còn 1.128 người được phân loại là người nước ngoài, có nguồn gốc từ các quốc gia khác (India, Pakistan, Indonesia, France ) Cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh là cộng đồng người Hoa lớn nhất Việt Nam (bằng 50,3% tổng số người Hoa cả nước), cư trú khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận

5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố

Phân tích dân số theo tôn giáo: Căn cứ theo số liệu điều tra dân số năm

2009, 1.983.048 người (27,68% tổng số dân thành phố) kê khai có tôn giáo Trong đó những tôn giáo có nhiều tín đồ là: Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công giáo 745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành 27.016 người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580 người chiếm

Trang 33

Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều Trong khi một số quận như: 3, 4, 10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km² Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5% Những năm gần đây dân số các quận trung tâm có

xu hướng giảm; trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh Đến năm 2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu

Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành

1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÓI BỒI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.2.1 Đặt vấn đề

Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng phát triển lớn mạnh, các công trình xây dựng được đầu tư mạnh mẽ nhu cầu nguyên vật liệu khổng lồ cho các công trình xây dựng đặc biệt là nguyên vật liệu cát Trong những năm đã gần đây tình trạng khai thác cát lòng sông trái phép trên sông Sài Gòn – Đồng Nai gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, thoát nước, làm thay đổi dòng chảy gây nên sạt lở bờ sông và xói lở lòng sông Mỗi năm đã có hàng trăm ha đất nông nghiệp và hàng ngàn ngôi nhà, các công trình ven sông đã biến mất dưới dòng sông, gây thiệt hại lớn về người và của cải vật chất.[14]

Trang 35

1.2.2 Tình hình sạt lở trên sông Đồng Nai

Kế thừa một số đề tài, dự án đã nghiên cứu trước đây về tình trạng sạt lở

và biến đổi hình thái của các sông vùng HDHTSĐN-SG [4], [9], [10], [11], [12], Viện Kỹ thuật Biển đã tổ chức 3 đợt khảo sát thực địa điều tra tình hình sạt lở và hiện trạng các công trình bảo vệ bờ đã được xây dựng trên Sông Đồng Nai - Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1.3 Các vị trí sạt lở trọng điểm và công trình bảo vệ bờ trên sông Đồng Nai đoạn từ cầu đồng

Nai đến phà Cát Lái

Trang 36

Từ tài liệu kế thừa kết hợp với tài liệu điều tra, khảo sát thực tế đã tổng hợp được thực trạng tình hình xói lở bờ các sông Đồng Nai (s.ĐN), sông Sài Gòn (s.SG) và các sông rạch khác thuộc vùng HDHTSĐN-SG

* Khu vực cầu Đồng Nai:

Dòng sông khu vực cầu Đồng Nai được ví như một cổ chai bị thắt lại trước khi được mở rộng ở phần hạ lưu Tại khu vực cầu lòng sông có chiều rộng khoảng 300 m so với khoảng 500 m phần thượng lưu và > 600 m ở phần

hạ lưu cầu Do việc bê tông hóa phần bờ thượng và hạ lưu mối cầu nên khu vực cầu trong nhiều năm qua không bị sạt lở

* Đoạn từ cầu Đồng Nai đến các cù lao Ba Xê, Ba Sang

Đoạn này dài khoảng 2,9 km tương đối thẳng và có chiều rộng lòng sông khá lớn Rộng nhất trong đoạn này là từ rạch Đồng Tài (phía bờ hữu) đến rạch Bến cũ (phía bờ tả) rộng khoảng 1,5 km Đoạn này có hai cù lao lớn là Ba Xê

và Ba Sang chia cắt dòng sông thành 3 nhánh lớn Phía bờ tả có khoảng 600

m đường bờ bị sạt lở thuộc địa bàn phường Long Bình Tân và phía bờ hữu có khoảng 350 m bờ bị lở

* Cù lao Ba Xê

Cù lao Ba Xê thuộc phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa có chiều dài khoảng 1,5 km, nhưng chiều rộng rất hẹp, chỗ rộng nhất chỉ vào khoảng 300 m

Hai bên bờ đầu cù lao Ba Xê đang bị sạt khá mạnh khoảng từ 2 → 3 m/năm vì vậy đoạn này đất canh tác, trồng cây dần dần bị mất do sạt lở Hiện nay người dân đã đổ đá, đóng cừ ở đoạn đầu cù lao, tuy có hạn chế được tốc

độ sạt lở nhưng về lâu về dài cần phải có giải pháp bảo vệ đoạn bờ đầu cù lao này

Trang 37

Hình 1.4 Vị trí sạt lở tại cù lao Ba Sê, khu vực

có bãi khai thác cát

Hình 1.5 Vị trí sạt lở tại cù lao Ba Xê, được gia

cố bằng bao đất nhưng bị hư hỏng

* Cù lao Ba Sang

Cù lao Ba Sang thuộc địa phận xã Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh có chiều dài khoảng 1,2 km và chiều rộng khoảng 0,5 km Bờ phải cù lao Ba Sang nằm trên nhánh sông chính của s.ĐN, nên chịu sự tác động mạnh của dòng chảy cũng như các phương tiện giao thông như ghe, thuyền, xà lan chạy trên đoạn này, nên thường xuyên bị sạt lở Trên suốt chiều dài hơn 1 km dọc theo phía bờ phải cù lao có nhiều đoạn bị sạt lở, trong đó có đoạn đầu và giữa cù lao bị sạt lở với tốc độ trung bình 3 m/năm

Theo kết quả điều tra từ phía người dân địa phương, khu vực này ban đêm thường có các tàu ghe khai thác cát lén làm cho tốc độ sạt lở càng gia tăng bên cạnh các nguyên nhân do dòng chảy

Hình 1.6 Vị trí sạt lở tại bờ phải cù lao Ba

Sang

Hình 1.7 Khu vực mũi cù lao Ba Sang gần chùa

Phước Long bị sạt lở mạnh

Trang 38

Hình 1.8 Vị trí cuối cù lao Ba Sang đang bị sạt

lở mạnh

Hình 1.9 Vị trí sạt lở tại chùa Phước Long

* Đoạn từ cù lao Ba Sang tới ngã ba sông Buông

Đoạn này có chiều dài khoảng 6,5 km là đoạn sông thẳng, chiều rộng lòng sông thay đổi, chiều rộng sông sau cù lao Ba Sang tăng dần khoảng từ 600→1000 m

Khu vực sạt lở nghiêm trọng nhất trên đoạn này là đầu mũi ấp Long Đại nơi ngã Ba Sông Tắc và sông Đồng Nai Mặc dù người dân đã đổ đá để hạn chế tốc độ sạt lở nhưng do lòng sông đoạn này khá sâu có nhiều hố xói đạt tới

26 m, kết hợp dòng chảy dòng xoáy ngã ba sông nên mức độ sạt lở khu vực này vẫn đang xảy ra rất nghiêm trọng

Theo kết quả điều tra từ phía người dân địa phương, các hố xói được hình thành ngày càng phát triển thêm theo chiều rộng và chiều sâu một phần

là do tình trang khai thác cát trước đây và hiện nay vẫn đang tiếp diễn vào ban đêm tại khu vực này

Hình 1.10 Hoạt động khai thác cát đang diễn Hình 1.11 Khu vực sạt lở đầu mũi ấp Long Đại

Trang 39

* Từ ngã ba sông Buông đến ngã ba hạ lưu Sông Tắc

Đây là đoạn sông cong, trên chiều dài 15 km có tới 4 khúc cong ngược chiều nhau Sự khúc khuỷu của sông đã làm cho lòng sông mở rộng, bề rộng sông biến đổi trong khoảngtừ 500 đến 1.300 m Ở các đoạn bờ lõm do tác động của dòng chảy vòng, bờ sông bị xói lở tương đối mạnh, chế độ dòng chảy phức tạp gây khó khăn cho giao thông thủy Ngoài ra, hoạt động khai thác cát trên sông cũng là một nguyên nhân gây biến động của lòng sông Ngoài đoạn bờ phía thượng lưu được xây dựng bờ kè nhằm chống sạt lở, phần bờ hữu về phí hạ lưu nhiều đoạn bờ chủ yếu là dừa nước và những cây mọc tự nhiên xen lẫn các ruộng lúa, dân cư sống ven sông thưa thớt Bờ sông thấp, hầu hết các đoạn bị ngập khi nước triều lên Do tác động của dòng chảy,

ở một số đoạn cong bờ sông xói lở Xói lở mạnh nhất là khu vực mũi Long Phước, khu vực đoạn ngã ba kênh nối sông Tắc ra s.ĐN tốc độ xói lở đạt 3→4 m/năm

Hình 1.12 Mũi Long Phước đang sạt lở mạnh,

người dân phải dùng cây dừa để kè Hình 1.13 Khu ấp Trường Khánh người dân phải làm kè cừ tràm chống sạt lở

Hai bên bờ sông chủ yếu là đồng ruộng dân cư thưa thớt nên ít có các kè

để hạn chế sạt lở Do cấu tạo gấp khúc của các đoạn cong nhiều đoạn bờ bị xói lở mạnh, đoạn xói lở mạnh nhất ở khu vực Vĩnh Tuy, xã Long Tân có chiều dài 4 km, tốc độc xói lở trên 5 m/năm;

Trang 40

Hình 1.14 Một số hình ảnh xói lở trên đoạn sông

* Sông Tắc

Sông Tắc dài khoảng 13 km và được ngăn dòng tại khúc cong cuối con sông thuộc phường Long Trường Phần thượng lưu sông Tắc Vì sông được ngăn dòng nên tốc độ dòng chảy trong sông giảm đi đáng kể, nhìn chung hai bên bờ sông thuộc phường Long Phước, phường Trường Thạnh và phường Long Trường khá ổn định nhiều đoạn có xu thế bồi Tuy nhiên thời gian gần đây trên sông tình trạng khai thác cát san lấp vẫn đang diễn ra đã dẫn đến nhiều đoạn kè do dân đầu tư xây dựng đang bị uy hiếp và có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng

Hình 1.15 Đoạn kè bị nứt và nghiêng thuộc ấp

Long Đại phường Long Phước Hình 1.16 Bờ sông khu vực ấp Long Thuận phường Long Phước có hiện thượng sạt lở

Đoạn gần ngã ba phía thượng lưu khu vực ấp Long Thiện và khúc kênh Tắt nối thượng lưu bờ đập ra sông lớn xói lở mạnh nhất do mặt cắt bị co thắt

Ngày đăng: 11/02/2015, 01:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w