Tổ chức cộng đồng Mỗi dòng họ có một hệ thống tên đệm khoảng 5 đến 9 chữ.. Mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người mang dòng chữ đó trong quan hệ họ hàng.. Mỗi dòng
Trang 2Người dân tộc
Bố Y
Tên gọi khác: Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn, Pu Nà
Trang 3Ngôn ngữ: Nhóm Bố Y nói ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái -
Ka Ðai), còn nhóm Tu Dí nói ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng)
1 Dân số, tình hình cư trú
Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bố Y ở Việt Nam có dân số 2.273 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người Bố Y cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (1.398 người, chiếm 61,5 % tổng số người Bố Y), Hà Giang (808 người, chiếm 35,5 % tổng số người Bố Y), Yên Bái (19 người), Tuyên Quang (18 người).
2 Đặc điểm kinh tế
Người Bố Y vốn giỏi làm ruộng nước nhưng đến Việt Nam cư trú ở vùng cao nên chủ yếu phải dựa vào canh tác nương rẫy và lấy ngô làm cây trồng chính Bên cạnh đó mỗi gia đình thường
có một mảnh vườn để trồng rau Ngoài nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt họ có nhiều kinh nghiệm nuôi cá Hàng năm, khi mùa mưa đến, đồng bào ra sông tìm vớt trứng cá, cá lớn, họ thả vào
ao và ruộng nước Họ còn biết làm nhiều nghề thủ công như dệt, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc, đan lát, làm đồ gỗ Phụ nữ biết trồng bông, kéo sợi, dệt vải, may thêu quần áo, túi khăn.
3 Tổ chức cộng đồng
Mỗi dòng họ có một hệ thống tên đệm khoảng 5 đến 9 chữ Mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người mang dòng chữ đó trong quan hệ họ hàng
Có sự phân hoá giai cấp rõ rệt Tầng lớp trên gồm trưởng bản (pin thàu) và người giúp việc (xéo phải).
4 Hôn nhân gia đình
Trang 4Lễ cưới của người Bố Y Gồm 3 bước khá phức tạp và tốn
kém :
Bước 1: Nhà trai cử 2 bà mối sang nhà gái xin lá số cô gái về để
so tuổi Nhà gái thường tỏ thiện chí bằng cách tặng nhà trai 10 quả trứng gà nhuộm đỏ Nếu thấy "hợp tuổi", nhà trai cử 2 ông mối sang trả lá số và xin "giá ăn hỏi".
Bước 2: Lễ ăn hỏi Sau lễ này, hôn nhân của đôi trai gái coi như được định đoạt.
Bước 3: Lễ cưới Nhà trai đưa sính lễ cho nhà gái Ngoài một số thực phẩm còn có 1 bộ trang phục nữ
Trong lễ đón dâu, đoàn nhà trai thường có khoảng 8 đến 10 người, trong đó phải có 1 đến 2 đôi còn son trẻ, 2 đôi đã có vợ
có chồng Chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng Nhà gái cũng cử ra một đoàn, thành phần như nhà trai Khi về nhà chồng, cô dâu mang theo một chiếc kéo và một con gà mái nhỏ, đi đến giữa đường thì thả gà vào rừng Xưa kia người phụ
nữ Bố Y có tục đẻ ngồi, nhau của đứa trẻ chôn dưới gầm giường của mẹ
Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng kỵ, nghiêm ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ, 120 ngày đối với tang cha.
Sống dưới một mái nhà có tới 3 thế hệ nhưng bao giờ bữa cơm cũng cả nhà một mâm Mỗi dòng họ có một hệ thống tên đệm khoảng 5 đến 9 chữ Mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người mang dòng chữ đó trong quan hệ họ hàng, khi hết một vòng chu kỳ tên đệm của dòng họ đó thì quay trở lại chữ đầu Do có trật tự chữ đệm nên trong mỗi gia đình người Bố Y, dòng họ anh em trai chỉ khác nhau về tên gọi, còn tên đệm thì giống nhau Trong dòng tộc người Bố Y xưng hô theo tuổi tác chứ không phân biệt theo chi, nhánh, hay con chú ,con bác
5 Văn hóa
Trang 5Bố Y là một trong những dân tộc có dân số ít nhất của Hà Giang nhưng cho đến nay, dân tộc này vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống tạo nên bản sắc riêng, độc đáo
Cùng với nghi lễ trong cưới xin, các nghi lễ trong tang ma được đồng bào thực hiện rất trang trọng, nghiêm túc Người Bố
Y chỉ cúng một giỗ đầu Thời kỳ tang chế là ba năm, con trai không được uống rượu, con gái không được mang đồ trang sức, đoạn tang mới được tính chuyện cưới xin
Người Bố Y quan niệm con người có 36 hồn Hồn có hai dạng, hồn khôn và hồn dại Hồn khôn thì phù hộ con cái sức khỏe, làm ăn tấn tới còn hồn dại chỉ làm hại người ta.
Người Bố Y cũng như các dân tộc anh em khác trong vùng, hàng năm đều có các lễ tết như: Tết Nguyên đán (Đân chinh), rằm tháng giêng (síp hả), tết đoan ngọ (Toản vù), tết cơm mới Trong những dịp nay, đồng bào thường làm xôi nếp nhuộm đỏ, làm bánh dày, bánh chưng, bánh chay để cúng tổ tiên, trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, bội thu
Bên cạnh đó vốn văn nghệ dân gian như truyện cổ, tục ngữ, dân ca của người bố y cũng khá phong phú
6 Nhà cửa
Tuy người Bố Y cư trú trên vùng cao, một khu vực có lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn, hầu như quanh năm sương mù bao phủ, nhưng họ vẫn ở nhà nền, và nơi đây, chúng ta cũng bắt gặp một loại nhà phổ biến: cấu trúc ba gian, hai mái vuông, xung quanh trình tường, phía trước là một hàng hiên
Bộ khung được sử dụng bằng những vật liệu vững chắc như gỗ hoặc tre Mái bằng cỏ gianh, song cũng có nhà lợp ngói
Bộ khung cấu tạo cân đối bởi hai kèo đơn và năm hàng cột, trong đó có đôi cột trốn là đôi cột giữa Ơở đây cũng đã xuất hiện một số nhà có hiên bốn mặt Đối với loại này thì cột trốn lại
là đôi cột ngoài
Trang 6Nhà thường thấy một cửa chính đi vào giang giữa, một cửa phụ nơi đầu hồi để qua bếp đun và hai cửa sổ trông ra hàng hiên Tuy là nhà nền, nhưng nhà nào cũng có một sàn gác trên lưng quá giang Đó là nơi để ngũ cốc và làm chỗ ngủ của những người con trai chưa lập gia đình.
Trang phục
Có phong cách tạo dáng, chủng loại và phong cách mỹ thuật riêng.
Trang phục nam: Nam giới thường mặc áo cổ viền, loại áo cánh
ngắn, tứ thân; quần lá tọa màu chàm bằng vải tự dệt.
Trang phục nữ: Những năm đầu thế kỷ phụ nữ Bố Y để tóc dài,
tết quấn quanh đầu, hoặc đội khăn có trang trí hoa văn đội thành hình chữ nhân cao mái trên đầu, hoặc khăn chàm bình thường quấn ngang trên đầu Họ mặc áo ngắn năm thân xẻ nách phải,
cổ, ống tay áo, chỗ cài cúc được trang trí và viền vải khác màu hoa văn sặc sỡ Đồng bộ với áo là chiếc xiêm khác màu (thường
là màu đen trên nền vải xanh), trước ngực được trang trí hoa văn ngũ sắc, ngắn tới thắt lưng Áo có chiếc xiêm khâu chiết phía trên, có dải thắt lưng rồi buông thõng sau lưng Phụ nữ ưa mang nhiều đồ trang sức như dây chuyền, vòng cổ, vòng tay Trong lễ, tết họ mặc áo dài liền váy kiểu chui đầu Cổ áo ny rộng xuống tới bụng có thuê hoa văn hình hoa lá đối xứng, ống tay viền vải khác màu ở cửa tay Đầu đội khăn chàm đen Phong cách trang phục riêng của Bố Y không phải là loại
áo xẻ nách của phụ nữ, mà là lối mặc và trang trí đi kèm với Xiêm, và phong cách áo dài có nét riêng biệt, mặc dù trong quá trình lịch sử người Bố Y có giao thoa văn hóa với nhiều dân tộc khác