Văn hóa tổ chức đời sống dân tộc Dao 2.1 Lễ hội 2.1.1 Tết cổ truyền của người Dao • Tết cổ truyền của người Dao diễn ra cùng dịp với Tết Nguyên đán của người Việt, thường sớm hơn nửa t
Trang 11. Khái quát chung về dân tộc Dao
1.1 Nguồn gốc và nhận thức chung về Dân tộc Dao
1.1.1 Nguồn gốc
- Người dân tộc Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt
từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX Họ tự nhận mình là con cháu của Bàn Hồ (Bàn Vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng của người dân tộc Dao.
1.1.2 Nhận thức chung
quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Dụ lạy, Dao Đại Bản), Da Quần chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh Phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Đeo Tiền, Dao Tiểu Bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyền, Dao áo dài)
- Mặc dù, họ có nhiều nhóm người khác nhau như vậy nhưng ngôn ngữ của họ là thống nhất
để đảm bảo mối quan hệ gắn kết giữa các cộng đồng người Dao với nhau.
- Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông – Dao.
- Người Dao có chữ viết gốc Hán được Dao hóa (chữ Nôm).
- Tại Việt Nam, dân số người Dao theo điều tra dân số năm 1999 là 620.538 người Năm 2009, người Dao ở Việt Nam có dân số 751.067 người
- Người Dao cũng là một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc (tiếng Hán: 瑶 族 , Pinyin: Yáo zú, nghĩa là Dao tộc) với dân số là 2.637.000 người Đây cũng là một dân tộc thiểu số ở Lào, Myanma, Thái Lan.
1.2 Tên tự gọi và tên gọi của dân tộc Dao
1.2.1 Tên tự gọi của dân tộc Dao
- Dân tộc Dao đều tự gọi mình bằng các danh từ dịch ra tiếng Việt là người ở rừng.
- Các tên tự gọi của dân tộc Dao đó là Kiêm Mun, mân, miền.
- Chính các tên tự gọi này thể hiện sự tự giác dân tộc sâu sắc, là ý thức cộng đồng tập thể được hình thành ở đồng bào trong quá trình lịch sử lâu dài và anh dũng của dân tộc.
1.2.2 Tên gọi của dân tộc Dao
- Từ trước đến nay có rất nhiều tên gọi để chỉ dân tộc Dao Như trước Cách mạng Tháng Tám trong việc giao dịch hằng ngày, người ta dùng danh từ Mán để chỉ dân tộc Dao Tuy nhiên, Mán là một danh từ có tính chất tổng hợp, không những để chỉ dân tộc Dao mà còn để chỉ một số tộc người khác du canh du cư, ở miền rừng núi.
- Trong thời gian gần đây, trên các sách báo và một phần trong giao dịch, người ta bắt đầu dùng danh từ Dao để gọi tên dân tộc Vì tên gọi Mán bao hàm tính chất miệt thị nên cần phải loại trừ.
- Ta có nhiều cơ sở khoa học để gọi đồng bào là dân tộc Dao Trước hết mọi người đều biết rằng quê hương xa xưa của đồng bào là ở miền nam Trung Quốc Từ đấy đồng bào di cư
Trang 2sang Việt Nam Hiện nay ở Trung Quốc tên gọi của đồng bào là Dao, vì vậy không có lý do gì
để gọi đồng bào bằng một tên gọi khác với những người trước đây đã cùng với mình có chung một nguồn gốc lịch sử.
- Tuy nhiên, đại bộ phận đồng bào Dao kể cả cán bộ vẫn chưa biết đến tên gọi này và trong các sách của Trung quốc vẫn chưa được giải thích một cách thỏa đáng ý nghĩa của tộc danh Dao
- Tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Giang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu.
1.3 Địa bàn cư trú chủ yếu
- Người Dao là cư dân sinh sống ở nước ta trên một địa bàn rất rộng, dọc theo biên giới Việt – Trung, Việt – Lào, đến tận miền trung du và ven biển Bắc Bộ Họ ở xen kẽ với nhiều dân tộc Hmông, Thái, Tày, Mường, Việt,… Cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố
- Người Dao cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (109.708 người, chiếm 15,1% dân số toàn tỉnh và 14,6% tổng số người Dao tại Việt Nam), Tuyên Quang (90.618 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 12,1% tổng số người Dao tại Việt Nam), Lào Cai (88.379 người, chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số người Dao tại Việt Nam), Yên Bái (83.888 người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh và 11,2% tổng số người Dao tại Việt Nam), Quảng Ninh (59.156 người, chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh), Bắc Kạn (51.801 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh), Cao Bằng (51.124 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh), Lai Châu (48.745 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh), Lạng Sơn (25.666 người), Thái Nguyên (25.360 người),…
2. Văn hóa tổ chức đời sống dân tộc Dao
2.1 Lễ hội
2.1.1 Tết cổ truyền của người Dao
• Tết cổ truyền của người Dao diễn ra cùng dịp với Tết Nguyên đán của người Việt, thường sớm hơn nửa tháng và kết thúc tương tự Bắt đầu từ ngày 28 Tết, khắp làng trên, xóm dưới, đồng bào dân tộc đã bắt tay vào mổ lợn béo, gà trống thiến, làm bánh nếp… Đây chính là thời điểm các thành viên trong dòng họ tụ tập quây quần tại nhà trưởng họ, cùng nhau nâng chén rượu mừng xuân, cầu chúc cho nhau ngày càng làm ăn phát đạt, cháu con khoẻ mạnh… và bàn việc tổ chức nghi lễ Tết nhảy Từ bao đời nay, Tết nhảy đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu của người Dao trong mỗi dịp tết đến, xuân về Để chuẩn bị cho "Tết Nhảy", các thanh niên trong làng phải tập các điệu múa, điệu nhảy và phải chuẩn bị gươm đao bằng gỗ để múa Trong "Tết Nhảy", mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng chuông, tiếng trống giục giã Người tham dự Tết, nhảy múa liên tục cả ngày cả đêm, ai mệt thì ra, người khác sẽ thay thế "Tết Nhảy" của người Dao là tết của gia đình nhưng lại được cả bản coi như là tết của chung "Tết Nhảy" của người Dao là nét sinh hoạt văn hóa mang tính tổng hợp của các loại hình nghệ thuật dân gian như nhảy múa, âm nhạc, ngôn ngữ tất cả đã làm nên vũ điệu sắc màu độc đáo riêng của người Dao
Trang 3• Trong Tết nhảy, người Dao đỏ còn hát các điệu hát nói về công lao của đấng tổ tiên, sự tích dòng họ, các sinh hoạt cấy trồng, dệt vải, săn bắn Mục đích chính của nghi lễ này là để cầu cúng tổ tiên, cầu khấn tổ tiên phù hộ sang năm mới mọi người trong gia tộc, dòng họ được mạnh khoẻ, mưa thuận gió hoà cho mùa màng bội thum, gia súc, gia cầm phát triển không
bị dịch bệnh
• Trong Lễ hội còn có hội hát giao duyên của trai gái trong bản và các trò chơi mang đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số như: ném còn, bịt mắt bắt dê, đẩy gậy, leo cột mỡ,
đi cầu tre… thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham gia và khám phá.
-2.1.2 Lễ cấp sắc
- Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây
là thời gian nhàn rỗi Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm
lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ; người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó Gần đến ngày lễ, gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung Để phục vụ lễ nghi và khoản đãi dân làng đến chứng kiến, các gia đình có người thụ lễ phải chuẩn bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và Dao Áo Dài cấp 7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau Các thầy cúng trước khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ Tại nơi hành lễ,
họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc biệt Theo đó, người thụ lễ phải ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi mới được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người đỡ Làm xong lễ hóa kiếp là
lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc Ở tất cả các nhóm Dao, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho người thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ
ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.
Trang 42.1.3 Lễ cầu mùa của dân tộc Dao
• “Lễ hội cầu mùa” là một lễ hội của người Dao Đây là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Dao, không cầu kỳ nhưng mang nhiều yếu tố tâm linh sâu sắc của cả cộng đồng Đặc điểm chung Lễ hội cầu mùa, đều cầu cho người yên vật thịnh, mùa màng tốt tươi, lúa đầy bồ gà lợn đầy chuồng… Nhưng ở mỗi dân tộc khác nhau trong tỉnh cách thức tổ chức lễ hội rất khác nhau.
• Ở Hà Giang, lễ hội được tổ chức vào ngày Tỵ của tháng Giêng âm lịch để cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu Lễ hội được tổ chức không cầu
kỳ song mang nhiều yếu tố tâm linh sâu sắc của cả cộng đồng dân tộc, thể hiện sự tôn kính của đồng bào đối với thần rừng, thần núi, thần đất và trời.
• Lễ cúng diễn ra trên một khu đất đai bằng phẳng, ở một khu ruộng hoặc trên một quả đồi, nơi có không gian thoáng đãng, thuận lợi cho việc tổ chức Ngày lễ chính, các gia đình trong làng đóng góp tiền mua sắn lễ vật gồm: xôi, lợn, gà, giấy tiền, vàng hương để cầu mong các vị thần tiên trên trời, dưới đất phù hộ cho dân làng có cuộc sống yên ổn, ấm lo, thịnh vượng.
• Lễ cúng được tổ chức vào ngày thìn, sửu vì theo quan niệm của người Dao đỏ, tổ chức lễ cúng vào ngày này, làng bản luôn gặp nhiều may mắn.
• Khi các thầy cúng đang làm nhiệm vụ của mình thì mọi người phải ăn chay Sau khi các thầy cúng xong thì hạ lễ và tổ chức ăn mặn Trong ngày hội không chỉ dân bản mà các làng bản khác cũng đến tham gia vui ngày hội Kết thúc phần lễ mọi người cùng nhau tham gia phần hội với các trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, ném cò…
• Lễ hội Cầu mùa không chỉ là dịp để mọi người cầu may cho năm mới mà còn giáo dục tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng dân tộc Dao, dân tộc có vai trò,
vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh miền núi, biên giới Hà Giang.
• Mỗi tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều mang trong mình một nét văn hoá riêng bên cạnh nền văn hoá chung của cộng đồng dân tộc Đồng bào người Dao thôn
Na Nang xã Phong Minh cũng vậy, họ vẫn luôn giữ cho mình những nét văn hoá truyền thống, những phong tục tập quán, tín ngưỡng của đồng bào như lễ hội cầu mùa, một lễ hội văn hoá dân gian truyền thống đến nay vẫn được người dân duy trì và bảo tồn
2.2 Tôn giáo và tín ngưỡng
- Người Dao bị ảnh hưởng nhiều bởi tôn giáo – tín ngưỡng nguyên thủy, nhất là tam giáo và đạo giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội người Dao.
- Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn, người Dao gọi là Vần Khi một thực thể bị chết (bị phân
hủy) thì linh hồn lìa khỏi xác và biến thành ma Theo quan niệm người Dao thì bất kỳ ở đâu,
cả trong trời đất, vũ trụ bao la đều có hồn và ma người, cũng chia ra làm hai loại: Ma lành
và ma dữ Ma lành thì ban phúc còn ma dữ thì giáng họa, nhưng nếu làm điều gì để ma lành phật ý thì cũng có thể bị quở trách, gặp phải những điều không hay.
Trang 5- Theo đồng bào Dao, ma tổ tiên, Bàn Vương, ma đất, ma bếp, Thần Nông, Ngọc Hoàng Thượng đế được xếp vào hàng ma lành Họ tin rằng mỗi con người ta có 12 hồn hay 3 hồn 7 vía Trong số 12 hồn đó có 1 hồn chính quyết định sự sống của con người Khi ngủ hồn thoát
ra khỏi cơ thể để chu du ở thế giới bên kia, khi nằm mơ mới thấy những điều kì diệu đó Xuất phát từ quan niệm đó, nên người Dao tin ở những giấc mơ, giấc mộng giữa hai thế giới linh hồn và thế giời trần gian huyền ảo và hư thực luôn đảo ngược lẫn nhau
- Người Dao còn tin có ma Ngũ Hải tức là loại ma người sống, có thể làm hại người và súc vật giống như ma gà, ma kỳ lân của người Tày, Nùng
- Người Dao cũng tin có ma thuật, ma thuật phòng thủ, ma thuật làm hại, ma thuật chữa bệnh
nghiệp Thông thường trong mỗi khâu sản xuất người ta phải chọn ngày tốt, Lêgiờ tốt kĩ lưỡng Một trong những lễ cúng không thể thiếu của ngừoi Dao đó là lễ cúng thóc giống.
- Lễ cúng nương vào dịp lập thu, lễ cúng cơm mới, cúng hồn lúa đều là những lễ cúng riêng trong gia đình Học còn cúng các thần chăn nuôi, thần rừng, thần đất lúc đi săn.
- Tục thờ cúng tổ tiên rất được coi trọng, ma tổ tiên được cúng trong từng gia đình hay tại nhà tộc trưởng Bàn thờ tổ tiên được đặt tại nơi tôn nghiêm nhất trong nhà.
không phải là tổ tiên gốc của một vài gia đình hay một vài dòng họ mà được quan niệm là thủy tổ của người Dao.
- Tục cấp sắc khá phổ biến ở người Dao mà tất cả những người đàn ông đều phải qua lễ này Nếu lúc còn sống chưa làm thì lúc chết đi con cháu phải làm Nếu không được cấp sắc thì cũng không được làm thầy cúng Có cấp sắc mới được thần thánh công nhận và được cấp
âm binh Người được cấp sắc sau khi chết hồn mới về được với tổ tiên ở Dương Châu, mới được nhập tên âm, xã hội mới công nhận là người lớn nếu không vẫn bị coi là trẻ con,… Chính vì quan niệm như vậy, nên dù có tốn kém bao nhiêu, gia đình nào có con trai đến tuổi đều phải tổ chức lễ này.
2.3 Các nghi lễ vòng đời
2.3.1 Sinh nở
- Đời sống kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã ảnh hưởng lớn đến việc sinh đẻ của đồng bào, tình trạng hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến Người phụ nữ trong thời gian mang thai phải chịu nhiều điều kiêng cữ như: không được tiếp xúc với thầy cúng, trèo cây, hái quả,…
- Phụ nữ người Dao thường đẻ ngồi, đẻ ngay tại trong buồng ngủ Việc đỡ đẻ do người thân
và làng xóm giúp đỡ Nhau thai được cắt bằng cật nứa sau đó cho vào sọt gác lên cây hoặc cho vào ông nứa mang lên rừng chôn ở một nơi khô ráo, còn cuống rốn được sấy khô làm thuốc chữa bệnh Đứa trẻ lọt lòng được tắm rửa sạch sẽ bằng nước nóng, đến ngày thứ 3
Trang 6người ta làm lễ đặt tên và đeo vòng vía cho bé Nếu là con trai thì cái tên đó được sử dụng đến khi lấy vợ mới đặt tên khác.
- Nhà có người ở cữ thường treo cành lá xanh hay cài hoa chuối trước cửa để làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sức khoẻ đứa trẻ Trẻ sơ sinh được ba ngày thì làm lễ cúng mụ.
2.3.2 Hôn nhân
- Trong hôn nhân, Nam giới phải ở rể từ hai đến ba năm, có khi ở luôn nhà vợ (nếu ở luôn nhà vợ thì phải đổi họ bên vợ) Họ còn có tục dùng bạc trắng để định giá cô dâu, theo nghĩa đen là mua và gả bán, số bạc ấy sau này sẽ là của đôi vợ chồng trẻ
- Đối với việc cưới hỏi, trong Lễ ăn hỏi: Nhà trai mang gà, rượu, thịt sang nhà gái đưa đồng bạc trắng Số bạc này nhà gái dùng để chuẩn bị quần áo, tư trang để cô dâu về nhà chồng
Từ khi ăn hỏi đến khi cưới khoảng 1 năm để cô gái phải thêu thùa quần áo cưới Để báo hỉ cho khách đến dự đám cưới.
- Lễ cưới: Người Dao thường tổ chức cưới chủ yếu là bên nhà trai Bên nhà gái báo cho bên nhà trai số khách đến dự (thường là 100 - 120 người) để nhà trai chuẩn bị cỗ và thịt ruợu cho thông gia nhà gái Số thịt rượu hồi cho khách sui gia mỗi người 1 kg thịt lợn, 1 chai rượu Ngày cưới, đoàn nhà gái đưa dâu sang nhà trai gọi chung là đoàn (săn cha), từ trẻ đến già ăn mặc chỉnh tề theo trang phục truyền thống của dân tộc mình Sau khi ăn uống, đoàn đưa dâu đứng trước bàn thờ tổ tiên, hai ông quan lang hai bên thưa với tổ tiên việc cưới xin của gia đình và xin phép được đưa đón dâu sang nhà trai Cô dâu mặc trang phục ngày cưới, cổ và tay đeo vòng bạc Trên đầu trùm chiếc khăn đỏ to che kín mặt Trong khi làm lễ cô dâu quay mặt ra phía cửa Cô phù dâu bên cạnh có nhiệm vụ che ô cho cô dâu đi đường và phụ giúp cô dâu trong quá trình hành lễ từ nhà gái sang nhà trai Trong đoàn săn cha có một người thổi Phằn tỵ (kèn) Trên đường đi qua các bản, người thổi kèn thổi các bài
ca chào bản chào mường, mừng cưới theo điệu vui vẻ Đến nhà trai, nhà trai đưa bàn ghế
ra, thuốc, trà, rượu ra mời đoàn săn cha đang dừng chân ngồi đợi giờ vào nhà Đội nhạc lễ nhà trai gồm: trống, thanh la, kèn, hai chũm chọe gồm một to và một nhỏ Trước khi ra cửa đón dâu, đội nhạc lễ thổi những bài ca mừng cưới vòng ba lần trong nhà rồi ra ngoài đón đoàn săn cha nhà gái Người thổi kèn đôi bên thổi bài chào đón khách và đưa cô dâu cùng đoàn săn cha vào nhà.
- Lễ cô dâu vào nhà: Người Dao quan niệm khi cô dâu đi đường có thể các loại ma, ngoại thần bám theo, nên trước khi vào nhà thầy Tào phải làm lễ trừ tà quỷ Cô dâu được phù dâu che ô và dắt vào trước cửa nhà, cô dâu vẫn quay mặt ra ngoài Nhà trai lấy một chậu nước trên chậu đặt một con dao, một đôi dày mới, chuẩn bị ba cành đào hoặc ba cọng gianh tươi dùng để đuổi tà Khi cô dâu bước vào nhà, dừng trước chậu nước bỏ đôi hài cũ ra, một em
bé trai hoặc gái nhà trai rửa chân cho cô dâu và đi hài mới vào chân cho cô dâu Cô dâu được đưa vào buồng, chậu nước được bê vào đặt dưới gầm giường cô dâu để đó ba ngày mới đổ đi
- Được ba hôm, sau ngày cưới, cô dâu cùng chú rể và đoàn nhà trai lại sang nhà gái làm Lễ lại mặt, đoàn gồm đôi vợ chồng trẻ, một số thanh niên nam nữ Nhà trai mang theo 20 ki lô gam thịt lợn (đã nấu chín), rượu, gạo mời cơm họ hàng bà con thân cận của nhà gái.
Trang 7- Đám cưới là một trong những sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Dao trong đó chứa đựng những giá trị về văn hoá, về lịch sử, giá trị về giáo dục
- Đối với người Dao, khi trong gia đình có người mất, mọi người không được khóc ngay Tang chủ phải đeo dao, buộc dây ngang thắt lưng, đem hai gói muối, một chai rượu, và vàng hương tới đặt trước cửa nhà thầy tào lạy 3 lạy Thầy tào nhận lễ, đem cúng trước bàn thờ , sau đó tang chủ mời thầy tào về nhà “cầm đầu ma” rồi mới báo cho người thân, làng xóm biết Đồng bào rất tránh khâm liệm người chết vào đúng giờ sinh của người khác trong gia đình, vì sợ hồn của người chết sẽ bắt hồn người sống đi cùng Trước đây, các nhóm Dao thường có tục hỏa táng nhưng nay chỉ còn thấy phong tục này ở Dao Áo Dài và Dao Quần Trắng Người chết được nằm cạnh bếp, đầu quay về phía trước nhà, sau đó được nhập quan rồi đem thiêu.
- Ngoài tục địa táng, hỏa táng – người Dao còn có hình thức táng lộ thiên – táng trên sàn cao Người chết vào giờ xấu không được chôn ngay mà cho vào một cỗ áo quan đặc biệt, ghép bằng trúc hay nứa nguyên cây theo kiểu sếp cũi lợn, đặt trên sàn cao khoảng 2 mét, 4 cột sàn được làm thật nhẵn để thú rừng không leo lên được, sau một năm, thịt rữa hết, xương được cho vào lọ đem chôn.
3 Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
3.1Trong ăn uống
- Là cư dân của nương rẫy, người Dao thường ăn hai bữa chính ở nhà, bữa sáng vào khoảng
6 giờ, bữa tối khoảng 19 - 20 giờ Bữa trưa họ thường ăn cơm gói tại nương rẫy Lương thực chính là gạo, bao gồm cả gạo tẻ và gạo nếp Sau gạo, nguồn lương thực quan trọng thứ hai là ngô Ngoài ra, khi thiếu đói họ còn tìm các loại củ như củ mài, củ bấu hoặc các loại bột như bột đao, bột báng để chế biến đồ ăn.
những ngày Tết và lễ như: lễ vào nhà mới, lễ cưới hoặc trong những ngày gia đình nhờ anh
em giúp cây ruộng, gieo trồng ngô lúa, làm chuồng trại gia súc Đặc biệt, trong Tết Thanh minh nhiều nhà còn đồ xôi nhiều màu.
- Ngoài các nguồn lương thực chính là gạo và ngô, người Dao cũng có nhiều món chế biến từ thịt và cá rất đa dạng như các món xào, món luộc, món hầm, món nấu (o khấu, món rán, món nướng và các món rau đem luộc ăn với nước chấm.
- Người Dao có tập quán uống rượu từ lâu đời Tuy vậy, chỉ có đàn ông Dao là hay uống rượu, nhất là khi nhà có khách Còn nữ giới chỉ uống rượu thuốc để chữa bệnh hoặc trong dịp lễ Tết cũng như lúc có bạn bè.
- Nước uống thường ngày của người Dao là nước lã đun sôi với một loại rễ, lá cây rừng hoặc hạt vối, vừa mát vừa bổ Hiện nay, nhiều gia đình người Dao đã tự trồng chè nên nước chè xanh cũng bắt đầu trở thành đồ uống phổ biến của họ.
- Theo tập quán, cứ đến bữa ăn chính, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải ngồi vào mâm cùng ăn uống Về vị trí ngồi, hàng phía trên là nơi ngồi của đàn ông, còn hàng phía dưới hoặc tiếp giáp bếp là chỗ ngồi của phụ nữ và trẻ con Việc chia ra thành nhiều mâm để
ăn uống thường chỉ xảy ra khi trong nhà có khách hoặc các thành viên quá đông, không đủ
Trang 8chỗ ngồi ăn cùng mâm Tuy vậy, hiện nay cũng có một số gia đình thích chia ra thành 2 mâm
để ăn uống cho thuận tiện Khi đó, mâm trong gian bếp có bà, mẹ cùng con dâu và các cháu nhỏ, còn mâm trong gian khách có ông, bố cùng các con trai và các cháu trai lớn tuổi.
- Trong ăn uống của người Dao, khi mọi người ngồi vào mâm phải chờ cho đủ cả gia đình mới được cầm bát đũa Người Dao có thói quen trong bữa ăn mời, nhường nhịn và gắp thức ăn cho nhau Bố mẹ gắp cho ông bà và con cái, ông bà gắp cho các cháu nhỏ Khi thịt
gà dù to hay bé đều đành bộ gan cho ông bà, đùi chân cho những đứa trẻ bé nhất, còn đầu cánh để cho những đứa lớn hơn.
- Trong bữa ăn, nếu có khách chủ nhà cũng không quên mời và luôn tay gắp miếng ăn ngon cho khách Đúng theo tập quán trước kia, người Dao vừa ăn cơm vừa uống rượu, khách thường nhấc chén uống rượu mỗi khi chủ nhà nâng chén mời nhưng không chạm chén Khi
ăn cơm xong hoặc đang ăn không được để đũa lên miệng bắt, bởi vì họ quan niệm rằng chỉ trong những ngày ma chay hoặc xới cơm cúng vong hồn người chết mới được để đũa như vậy.
- Đối với các nghi lễ của người Dao như đám cưới, vào nhà mới, đám ma, có một số món ăn thường được chế biến theo chuẩn mực đã được tập quán cộng đồng quy định Chẳng hạn, trong đám cưới thường phải có các món như: xôi, thịt lợn luộc, thịt gà thiến, xương lợn nấu với một số món như măng, đậu tương hầm Nhìn chung, nếu đám cưới to thì có khá nhiều món và được chế biến như trong những ngày Tết Nguyên đán Trong lễ cấp sắc, họ thường
ăn thịt lợn, thịt gà cùng với một số món như cá suối và thịt sóc để cúng lễ Còn trong đám
ma có thịt lợn luộc, thịt lợn xào, rau cải nấu, nhất thiết phải có món đu đủ nấu hoặc bi chuối rừng nấu với xương lợn Về cách sắp xếp số lượng người ngồi ăn trong mâm, vị trí ngồi, ngôi thứ, vị thế trong dòng họ, chỗ ngồi theo tuổi tác và địa vị của khách… thì tuỳ theo sự quy định của từng loại nghi lễ.
- Ngoài ra còn có món đặc trưng của người Dao đó là thịt muối chua, là sản phẩm ẩm thực truyền thống của dân tộc Dao thường được mang ra thưởng thức vào dịp lễ, tết, cưới xin hoặc mời khách quý đến nhà.
3.2 Về y phục và trang sức của dân tộc Dao
• Ngay từ khi còn bé, các cô gái Dao đã được mẹ dạy cho từng đường tơ, sợi chỉ, may vá, thêu thùa Đến khi biết làm duyên cũng là lúc đường tơ sợi đã thành thục Họ được dạy từ những công đoạn giản đơn, đến phức tạp, từ những chi tiết nhỏ đến cách nhuộm lại tấm áo chàm cho mới khi nó bị bạc màu Bằng cách truyền nghề, chỉ dẫn thấu đáo của các bà, các mẹ tạo cho người phụ nữ Dao một nếp nghĩ ăn sâu vào tiềm thức, như một sắc thái độc đáo của văn hóa Dao.
• Trước đây thì người Dao tự dệt vải để may trang phục của mình nhưng ngày nay thì còn rất
ít người tự dệt lấy mà hầu như là dùng vải mua rồi mang về thêu hoa văn trang trí vào bộ trang phục Trang phục phụ nữ Dao thường có áo dài yếm kết hợp với quần.
• Theo quan niệm của người Dao, trong bộ y phục của người phụ nữ quan trọng nhất là chiếc
áo được thiết kế dài đến gần đầu gối Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V có thêu hoa văn Sau lưng áo của phụ nữ Dao cũng có phần thêu hoa văn Ở phần thêu này, người Dao cho
Trang 9rằng sẽ làm chiếc áo thêm đẹp, thêm độc đáo và để dễ phân biệt dân tộc Dao với các dân tộc khác.
Áo người Dao có hai tà và phần cầu kỳ nhất để làm nên sự độc đáo trong chiếc áo của phụ nữ Dao chính là những nét hoa văn được thêu ở phần đuôi áo Người Dao cho rằng, nhìn áo để biết người phụ nữ khéo hay không, nhìn áo để biết người phụ nữ có đảm đang hay không chính là nhìn vào cách thêu hoa văn ở phần đuôi áo mà người phụ nữ mặc.
Trong khi đó, quần của phụ nữ Dao được thêu ở đoạn cuối ống giống với phần thêu trên áo để tạo
ra một bộ trang phục mang vẻ đẹp thẩm mỹ và rất tinh tế Kiểu quần thường mặc là quần chân què, cát hình lá tọa, đũng rộng có thể cử động thoải mái trong mọi tư thế lao động Đồng bào thường đeo thắt lưng được dệt bằng vải thủ công, rộng khoảng 40cm gấp làm tư, chiều dài đủ quấn quanh thân người hai vòng, buộc lại ở phía sau, để buông dải đuôi xuống sau lưng.
Những hoa văn trên áo phụ nữ Dao được thêu sặc sỡ với nhiều họa tiết phong phú như hình cỏ cây, hoa lá hay bất kỳ vật dụng nào mà người dân nơi đây cảm thấy gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày Cùng ý tưởng đó nhưng trên mỗi bộ trang phục, hoa văn không giống nhau bởi mỗi người có một cách làm và gửi vào tác phẩm của mình những nỗi niềm khác nhau.
trên mỗi bộ trang phục, hoa văn không giống nhau bởi mỗi người có một cách làm và gửi vào tác phẩm của mình những nỗi niềm khác nhau.
Điểm nhấn quan trọng trong bộ trang phục của phụ nữ Dao chính là khăn vấn đầu Khăn quấn đầu dài hơn 1 mét được thêu nhiều hoa văn sặc sỡ góp phần làm nổi bật trang phục của người phụ nữ Dao Khăn có 3 loại: khăn vuông, khăn chữ nhật và khăn dài Ngoài trang phục chính, người phụ
nữ Dao còn ưa dùng đồ trang sức làm cho bộ trang phục của mình thêm sang trọng: vòng cổ, nhẫn, túi ăn trầu, các đồ trang sức bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8 cánh Có những cô gái Dao đeo 10 chiếc vòng cổ, 12 chiếc nhẫn, cùng những chiếc khuy bạc đường kính 6-7cm, nổi bật trên màu áo chàm.
Trang phục phụ nữ Dao đặc sắc và cầu kỳ bao nhiêu thì trang phục nam giới lại đơn giản bấy nhiêu Đó là những chiếc áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc trước ngực và thường cài 5 cúc Quần rất rộng đũng, có thể cử động trong mọi tư thế.
Cả nam, nữ và trẻ con người Dao đều thích đeo trang sức như vòng cổ, chân, tay Vào dịp lễ hội, người phụ nữ Dao còn giữ tục chải đầu bằng sáp ong cho mái tóc nuột nà, uốn lượn Đây cũng là một bí quyết giúp mái tóc của những cô gái Dao khỏe về sức sống, đẹp trong con mắt mọi người Trong không khí tưng bừng của ngày Tết, lễ hội, người ta dùng điệu hát lời ca làm cuộc sống thêm thăng hoa Đáng chú ý là bộ trang phục của cô dâu, phải mất 3 năm cô gái Dao mới hoàn thành bộ trang phục cho mình Trang phục chú rể kín đáo, ít phô bày, thường được may bằng các loại vải màu sậm phần nào thể hiện nam tính Riêng trang phục của ông thầy cúng có khác đôi chút, mũ được làm bằng bìa cứng, gồm nhiều bức tranh ghép lại cắt dán theo hình quả núi dài khoảng 25cm Áo màu đen được thêu hoa văn màu đỏ.
Theo truyền thuyết kể lại, người dân đeo trang sức bằng bạc thì sẽ trừ tà ma, tránh gió và thậm chí là được thần linh phù hộ.
Ngày nay, trang phục của người Dao đã bị mai một do tác động của kinh tế thị trường và quá trình giao lưu văn hóa Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, các cơ quan chức
Trang 10năng đã có nhiều biện pháp tích cực, đặc biệt là tổ chức các cuộc thi “Trang phục dân tộc” để người dân gìn giữ những gì mà cha ông đã để lại.
3.3 Nhà cửa
- Điều đặc biệt là toàn bộ ngôi nhà của người Dao đều được làm bằng tranh, tre, nứa, lá; không bao giờ có một chút gạch ngói 8 cột cái trong nhà được làm bằng những cây gỗ quí,
có tuổi rất già từ 80 đến 90 năm Mỗi lần chuyển nhà, họ có thể bỏ phên, tranh, tre, nứa, lá; còn những cột cái bằng gỗ quí có sức bền với thời gian thì họ chuyên chở đi để làm ngôi nhà nơi ở mới.
- Nhà cửa của dân tộc Dao có 3 hình thức khác nhau: nhà nền đất, nhà nền nửa sàn nửa đất
và nhà nền sàn.
chữ nhật, thường có 2 mái hoặc 4 mái Trong nhà có 3, 4 gian hoặc 5,6 gian Sườn nhà có kết cấu đơn giản là “ nhà ngoãm” Mỗi vì ngoãm có 2 cột, một quá giang và một bộ kèo đơn Người ta gác quá giang vào ngàm ở đầu cột rồi buộc chắc bằng dây ràng.
canh, thường cư trú trên nền đất dốc Nhà nữa sàn nữa đất có kết cấu đơn giản vì chỉ là phương tiện cư trú tạm thời
- Loại hình nhà sàn phổ biến ở vùng người Dao làm nương sống gần người Tày, Nùng, Việt và
ở một số nhóm làm rẫy như Dao Thanh y, Dao Áo dài Kết cấu sườn nhà giữa các nhóm có khác nhau : bộ sườn nhà của người Dao Quần trắng giống với bộ sườn nhà của người Tày hay Việt cùng địa phương., bộ sườn nhà của người Dao Thanh y và Dao Áo dài lại phát triển
từ bộ sườn của ngôi nhà nền đất.
- Mặc dù có 3 loại hình khác nhau, nhưng đều có những nét chung: đó là vị trí và cách bố trí bên trong của một gian đặc biệt trong ngôi nhà Gian này thường có vách chắn theo chiều dọc của nhà và có một đoạn vách ngăn làm buồng nhỏ, thường để rượu hay ướp thịt chua Cách bố trí gian này là một đặc trưng của người Dao nước ta.
3.4 Hình thức đi lại
chợ Đây vừa là sở thích, vừa là cung cách vận chuyển, lưu thông, di chuyển ưu việt nhất ở cùng núi hiểm trở.
• Phương tiện vận chuyển của người dân tộc Dao ở vùng cao thường dùng địu có hai quai đeo vai, vùng thấp thì gánh bằng đôi dậu Túi vải hay túi lưới đeo vai rất được họ ưa dùng.