LUẬN VĂN: Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam pot

25 784 1
LUẬN VĂN: Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam Lời nói đầu Theo kế hoạch thực tập của Học viện Hành chính Quốc gia đối với sinh viên KH2, được sự đồng ý của Học viện Hành chính Quốc gia, sự tiếp nhận của Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam, Em đã hoàn thành kế hoạch thực tập từ ngày 18/4 đến ngày 15/5 năm 2005 tại Học viện Thanh thiếu niên. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin chuyển lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô của Học viện Hành chính quốc gia đã giảng dạy, dìu dắt giúp đỡ em trong thời gian qua. Đặc biệt em xin có lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hoàng Quang Đạt - giảng viên khoa lý luận cơ sở đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập này, đồng thời em cũng xin chuyển lời cảm ơn tới tập thể cán bộ của Học viên Thanh thiếu niên đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập. Để hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước hiện nay thì công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng, đây là một phần chương trình đào tạo cử nhân hành chính của Học viện Hành chính Quốc gia. Trong thực tế hiện nay vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực còn nhiều khó khăn và bất cập. Vì lý do đó em chọn đề tài: "Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam". Báo cáo được chia làm hai phần: + Phần thứ nhất: giới thiệu chung về Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam + Phần thứ hai: tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Phần thứ nhất giới thiệu chung về Học viên Thanh thiếu niên việt nam i. lịch sử hình thành và phát triển của Học viên Thanh thiếu niên việt nam Ngày 15/10/1956, lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của TW Đoàn TNLĐ Việt Nam khai mạc, Từ đây, Đoàn Thanh niên chính thức có một hệ thống đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chuyên trách, đáp ứng đũi hỏi của phong trào Thanh thiếu nhi cả nước. Thời kỡ 1956 - 1970, Trường mang tên "Trường huấn luyện cán bộ trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đoàn" với nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội cho các tỉnh thành Đoàn phía Bắc. Năm 1970 "Trường Đoàn TW" ra đời và được Ban tuyên huấn TW Đảng giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ Đoàn có trỡnh độ chính trị trung cấp. Trước yêu cầu đặc thù của công tác Đoàn Miền núi, TW Đoàn quyết định mở phân hiệu của Trường Đoàn TW tại Bắc Thái. Năm 1976, khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trường Đoàn TW II ra đời với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Đội cho các tỉnh phía Nam. Năm 1982, được phép của Ban bí thư TW Đảng, Trường thí nghiệm hệ đào tạo cao cấp 4 năm với chuyên môn hẹp là lịch sử, do đó, trường đổi tên thành Trường Đoàn cao cấp. Năm 1991, Trường đổi tên thành "Trường Cán bộ Thanh thiếu niên Trung ương" trên cơ sở hợp nhất hai cơ sở đào tạo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội, cho các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác Thanh thiếu nhi. Năm 1995, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại hệ thống đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học của TW Đoàn. Học viện có 3 thành viên: Trường cao cấp Thanh niên, Viện nghiên cứu Thanh niên và Phân viện Miền Nam. Năm 2001, Ban Bí thư TW Đoàn đó trỡnh Bộ Chính trị phê duyệt đề án hoàn thiện bộ máy tổ chức của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam theo hướng thống nhất quản lý và nõng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học về các vấn đề thanh thiếu nhi, phục vụ đắc lực hơn cho công tác cán bộ của Đoàn. Năm 2002, Trường đó chớnh thức mang tên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam vào hoạt động theo cơ chế của một Học viện cấp Trung ương. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu và thông tin khoa học về Thanh thiếu nhi, Học viện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ được giao, hoạt động trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn và thực hiện theo quy chế Tổ chức và hoạt động của cơ quan Trung ương Đoàn, qui định chung của hệ thống Giáo dục - Đào tạo và nghiên cứu Khoa học Quốc gia. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và có Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh. ii. chức năng, nhiệm vụ của Học viện Thanh thiếu niên việt nam Theo quyết định số 1731 QĐ/TƯĐTN ngày 29 tháng 04 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có các chức năng và nhiệm vụ sau: 1. Chức năng - Đào tạo ở trình độ đại học theo chuyên ngành phù hợp các cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên trách công tác thanh thiếu nhi từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên; bồi dưỡng cán bộ chuyên trách công tác Đoàn, Hội, Đội và cán bộ phụ trách công tác thanh thiếu nhi ở các Bộ, ngành, địa phương. Nghiên cứu khoa học các vấn đề về thanh thiếu nhi và những vấn đề có liên quan đến xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi việt Nam trong xu thế hội nhập và giao lưu quốc từ ngày càng rộng mở. - Lưu trữ, khai thác Thông tin Khoa học và nghiệp vụ nhằm tham mưu cho BCH, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn vũ các chủ trương công tác Đoàn, Hội, Đội. 2. Nhiệm vụ 2.1. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động thanh thiếu nhi và công tác Đoàn cho cán bộ Đoàn chuyên trách từ cấp huyện trở lên theo nhiều loại chương trình, theo chức danh, theo chuyên đề, theo loại cán bộ Đây được coi là nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên của Học viện. 2.2. Đào tạo ở trình độ cử nhân theo một chuyên ngành đặc chủng, phù hợp, trước mắt là Xã hội học Thanh niên ở mức độ chọn lọc, có thi tuyển để bồi dưỡng những tài năng trẻ trong hoạt động chính trị - xã hội, tạo nguồn cho tương lai. Tiếp tục đào tạo cơ bản ở trình độ trung cấp lý luận Mác - Lê nin và nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội trong thời kỳ quá độ (10 năm). 2.3. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu dự báo các vấn đề về thanh thiếu nhi nhằm xây dựng các luận cứ khoa học cho việc đề xuất các chính sách đối với thế hệ trẻ của Đảng và Nhà nước, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn các cấp. 2.4. Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các vấn đề về công tác vận động thanh thiếu nhi và công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội. Tổ chức nghiên cứu, tổng kết thực tiễn phong trào thanh thiếu nhi, tạo cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương công tác Đoàn và công tác thanh thiếu nhi của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể. 2.5. Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo về công tác Đoàn, Hội, Đội và lưu trữ, trao đổi các thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu của học viện. 2.6. Tổ chức Thông tin Khoa học, Lý luận và nghiệp vụ về công tác thanh thiếu nhi về xây dựng Đoàn, Hội, Đội, xã hội hóa các kết quả nghiên cứu và tổng kết thực tiễn về thanh thiếu nhi và phong trào thanh thiếu nhi. 2.7. Là đầu mối nghiên cứu khoa học của Trung ương Đoàn, quản lý công tác NCKH, hoạt động khoa học của Đoàn Thanh niên, Thường trực HSSKH Cơ quan Trung ương Đoàn 2.8. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch hợp tác với cơ quan đào tạo, nghiên cứu thông tin khoa học ở trong nước. Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học các vấn đề về thanh thiếu nhi theo các qui định hiện hành. 2.9. Hướng dẫn nghiệp vụ, nội dung chương trình, biên soạn tài liệu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công tác nghiên cứu, thông tin khoa học đối với các trung tâm, Trường Đoàn các tỉnh thành và Đoàn trực thuộc Trung ương. 2.10. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên, cộng tác viên. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của Học viện theo quy định phân cấp quản lý của Ban Bí thư Trung ương Đoàn. iii. tổ chức bộ máy của Học viên Thanh thiếu niên việt nam Cơ cấu tổ chức của Học viện: Lãnh đạo Học viện gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc - Giám đốc Học viện do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ra quyết định bổ nhiệm, Giám đốc có trách nhiệm duyệt phương hướng, chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm, rà soát việc tuyển dụng, quản lí cán bộ, cán bộ của các đơn vị trực thuộc Học viện theo phân cấp, Giám đốc Học viện phụ trách công tác tổ chức cán bộ, định hướng đào tạo, NCKH và thông tin khoa học của Học viện. Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Thủ trưởng cơ quan Trung ương Đoàn và pháp luật của Nhà nước về tổ chức chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của Học viện. - Phó Giám đốc Học viện do Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra Quyết định bổ nhiêm theo đề nghị của Giám đốc Học viện, Phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác nhất định: - 01 Phó giám đốc phụ trách công tác đào tạo - 01 Phó giám đốc phụ trách công tác hành chính và cơ sở vật chất - 01 Phó giám đốc phụ trách công tác NCKH và thông tin Khoc học - 01 Phó giám đốc phụ trách Phân viện Miền Nam Các Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Ban Bí thư, Thủ trưởng cơ quan và trước pháp luật của Nhà nước về toàn bộ những nội dung công việc đó được phân công hoặc được uỷ quyền giải quyết. Các đơn vị thành viên của Học viện gồm: 1. Khoa Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là khoa cơ bản của Học viện, có nhiệm vụ giảng dạy các bộ môn Triết học, Kinh tế Chính trị học, CNXH khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Quản lý kinh tế, Chính trị học, Đạo đức học, Pháp luật và Quản lý Nhà nước theo chương trình Trung cấp lý luận chính trị do BCH Trung ương Đảng quy định -Giảng dạy các học phần chủ yếu, tiến tới tham gia đào tạo theo chương trình đào tạo hệ cử nhân 2. Khoa xã hội học Thanh niên: là Khoa chuyên ngành của Học viện, có nhiệm vụ giảng dạy các môn Khoa học Xã hội và Nhân văn liên quan đến công tác Thanh thiếu nhi như: Tâm lý học; Giáo dục học; đặc biệt là Xã hội học, với chuyên ngành hẹp là Xã hội học Thanh niên 3. Khoa công tác thanh thiếu nhi là Khoa đặc thù của Học viện, có nhiệm vụ giảng dạy các môn học: Phương pháp luận công tác Thanh thiếu nhi, Lý luận và Nghiệp vụ xây dựng Đoàn, Hội; Lý luận và Phương pháp công tác Đội; Kỹ năng công tác Thanh thiếu nhi; Lý luận và Nhgiệp vụ Văn hóa Thể thao; Giáo dục Quốc phòng toàn dân, Dân số - Giới - Phát triển. 4. Viện Nghiên cứu Thanh niên có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn các vấn đề của các đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu nhi, công tác Đoàn, Hội, Đội; là một đầu mối nghiên cứu khoa học của Bộ Khoa học - Công nghệ đã được phê duyệt từ 1991 5. Phòng Quản lý Đào tạo và Tổ chức: Phụ trách công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và công tác chính trị của Học viện, quản lý giảng dạy, học tập của các hệ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo tại chức, liên kết đào tạo, đào tạo lại 6. Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế: có nhiệm vụ quản lý các dự án, các đề tài khoa học từ cấp Khoa, Viện, Phân viện đến cấp Bộ, cấp Nhà nước do đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện thực hiện, tham gia tổ chức các Hội thảo khoa học từ cấp Khoa, Viện, Phân viện đến cấp học viện, Biên tập Tạp chí Thông tin Khoa học - Nghiệp vụ của Học viện; phụ trách công tác đối ngoại của Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam. 6. Trung tâm thông tin - Tư liệu - Thư viện - Lưu trữ, cung cấp thông tin tư liệu cho cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên theo yêu cầu của nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. - Quản lý các nguồn thông tin và nối mạng với hệ thống quốc gia theo qui định hiện hành. - Tin học hóa quản lý cơ sở vật chất và các phương tiện dạyhọc hiện, đáp ứng nhu cầu đổi mới thường xuyên phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học trong điều kiện mới. - Trang bị kiến thức Ngoại Ngữ và Tin học cho học viên và cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện 7. Văn phòng Học viện Tổ chức thực hiện công tác hành chính, thông tin, tổng hợp tình hình chung, tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện chương trình công tác của Học viện Quản lý cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của Học viện. Xây dựng và kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính theo qui định của Nhà nước và của Cơ quan Trung ương Đoàn Hội đồng Tư vấn của Học viện Hội đồng tư vấn của Học viện làm nhiệm vụ tư vấn cho lãnh đạo Học viện thực hiện đảm bảo chế độ chính sách, về công tác thi đua, xét đề nghị tuyển dụng, khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, học viên trong Học viện. Tham gia Hội đồng có đại diện Cấp uỷ, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên Học viện, đại diện một số Phòng, đơn vị trực thuộc cơ quan. Số lượng, thành phần, tiêu chuẩn, chế độ làm việc của các Uỷ viên Hội đồng tư vấn do lãnh đạo Học viện quyết định. Hội đồng Khoa học của Học viện Hội đồng Khoa học của Học viện là cơ quan tư vấn cho Lãnh đạo Học viện về nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, nghiên cứu, thông tin khoa học; về kế hoạch và biện pháp tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, thông tin khoa học. Nhiệm vụ, số lượng, thành phần, tiêu chuẩn, chế độ làm việc của các Uỷ viên Hội đồng Khoa học do Lãnh đạo Học viện quyết định. Hội đồng Giảng viên của học viện Hội đồng Giảng viên của học viện là cơ quan tư vấn cho Lãnh đạo Học viện về đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, thẩm định các đối tượng có nguyện vọng về công tác ở các Khoa của Học viện giúp lãnh đạo Học viện bình xét danh hiệu giáo viên giỏi các cấp, các danh hiệu vinh dự của Nhà nước trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo. Nhiệm vụ, số lượng, thành phần, tiêu chuẩn, chế độ làm việc của các Uỷ viên Hội đồng Khoa học do Lãnh đạo Học viện quyết định. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của Học viện trong từng thời kì, lãnh đạo Học viện xem xét thành lập một số hội đồng khác. Phân viện miền Nam: Chủ nhiệm về đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu, thông tin khoa học theo phân cấp của Giám đốc Học viện. Biên chế của các Khoa, Phòng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các Khoa, Phòng, tổng định biên được Ban Bí thư Trung ương Đoàn phân bổ hàng năm; lãnh đạo Học viện sẽ bố trí cho các Khoa Phòng có đủ điều kiện hoàn thành chức năng, nhiệm vụ dược giao V. lề lối làm việc, các mối quan hệ và quyền hạn của Học viện 1- Chế độ làm việc của Học viện: 1.1- Lãnh đạo Học viện làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tậpthể lãnh đạo và cá nhân phụ trách. 1.2- Lãnh đạo Học viện họp thường kì 01 tháng 01 lần. Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc Học viện triệu tập họp bất thường. Giám đốc Học viện là người chủ trì và kết luận các cuộc họp của lãnh đạo Học viện. 1.3- Con dấu của Học viện được quản lí và sử dụng theo qui định số 58/2001/NĐ - CP ngày 24/08/2001 của Thủ tướng Chính phủ. 2- Ban Bí thư và Thủ trưởng cơ quan Trung ương Đoàn trực tiếp chỉ đạo và quản lí mọi hoạt động của Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam. Lãnh đạo Học viện quyết định phân cấp quản lí cho các đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện để các đơn vị phát huy tính chủ động của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị và nhiệm vụ chung của Học viện. 3- Các đơn vị trực thuộc Học viện thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kì hàng tháng, hàng quý, hàng năm với lãnh đạo Học viện; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo Học viện. 4- Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam được quan hệ trực tiếp với các Bộ, Ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ, các Ban của Đảng, các Đoàn thể và tổ chức xã hội Trung ương và địa phương trong phạm vi trách nhiệm của Học viện để thực hiện chủ trương, kế hoạch và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Bí thư và thủ trưởng cơ quan Trung ương Đoàn. [...]... của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam II chức năng, nhiệm vụ của Học viện Thanh thiêu niên Việt Nam III Tổ chức bộ máy của Học viện Thanh thiếu niên Việt nam IV Lề lối làm việc, các mối quan hệ và quyền hạn của Học viện Phần thứ hai: Tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam I Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viện Thanh thiếu. .. niên Việt Nam 1 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng 2 Các hệ đào tạo, bồi dưỡng 3 Đội ngũ giảng viên và nghiên cứu khoa họccủa Học viện 4 Đội ngũ cộng tác viên của Học viện 5 Tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ chủ chốt của Học viện II nhưng khó khăn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viện Thanh thiếu niên Việt nam III Một số giải pháp để nâng cao trình độ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại. .. viện hoạt động theo Điều lệ của các tổ chức này qui định Phần thứ hai tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viện thanh thiêu niên Việt Nam I Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam những năm qua 1 Về công tác đào tạo bồi dưỡng Học viện thanh thiếu niên Việt Nam được thành lập ngay 15 tháng 10 năm 1956 ( với những tên gọi khác... với cán bộ công chức, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên có Qui chế riêng, do Giám đốc Học viện ban hành II- những khó khăn trong công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 1.Cơ sở vật chất Hiện nay cơ sở vật chất của Học viên đang xuống cấp, thiếu các lớp học cho học viên, thiếu sân chơi, sân tập, thậm chí phải dùng sân thượng, hành lang để làm lớp học cho một... cơ cấu tổ chức của Học viện Thanh thiếu niên 3 Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 của Trung tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện của Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam 4 Tạp san kỉ niệm 45 năm thành lập Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 5 NĐ54CP- của Chính Phủ về chế độ bồi thường chi phí đào tạo Mục lục Lời nói đầu Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam I Lịch sử hình... nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội cho 12.400 cán bộ chủ chốt của cơ sở - Phân viện Miền Nam được thành lập ngày 18 tháng 4 năm 1996 trên cơ sở tổ chức của trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thanh thiếu niên TW Đoàn Năm năm qua Phân viện đã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội cho các tỉnh phía Nam với 1500 học viên Hiệu qủa của công tác đào tạo, bồi dưỡng khá rõ nét Nhiều học viên của Học viện... ngành hẹp là Xã hội học Thanh niên (330h) Hiện tại Học viện đang nghiên cứu biên soạn bộ Giáo trình Xã hội học Thanh niên (600 trang) khoảng 2005 hoàn thành Phương thức đào tạo hệ 4, 5 năm + Học 8 học kỳ tại trường và 1 học kỳ đi thực tập viết luận văn tốt nghiệp + Lực lượng giảng viên: Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đảm nhận 2/3 chương trình, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đảm nhận 1/3...5- Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam phối hợp với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong nước và quốc tế để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu và thông tin khoa học Học viện được mời các nhà khoa học ở các cơ sở khác, các cán bộ của Trung ương Đoàn tham gia làm giảng viên, nghiên cứu viên, biên tập viên kiêm chức hoặc hoặc làm cộng tác viên theo qui định hiện hành 6- Học viên Thanh thiếu. .. số giải pháp về công tác Đạo tạo - bồi dưỡng nguồn nhân lưc : + Tăng cường hiệu qủa công tác đầu tư cơ sở vật chất( hệ thống hội trương lớn, và các giảng đường, sân chơi, bãi tập ), các trang thiết bị hiện đạiphục vụ công tác giảng dạy, học các học phần đặc thù của công tác thanh thiếu nhi cũng như cho công tác nghiên cứu và thông tin khoa học phục cho phong trào thanh thiếu nhi và công tác Đoàn, Hội,... Một số giải pháp để nâng cao trình độ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Học viện Với thời gian thực tập một tháng không phải là thời gian dài để tìm hiểunắm bắt được tất cả các vấn đề đặt ra, song em cũng nhận thức được một số vấn đề cơ bản về tổ chức và quản lý nhà nước ở Học viện và đặc biệt là công tác Đào tạo - bồi dưỡng nguồn nhân lực Với kiến thức đã học ở nhà trường và thực tế quan sát, . nhân lực tại Học viện thanh thiêu niên Việt Nam I. Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam những năm qua 1. Về công tác đào tạo bồi dưỡng. đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực còn nhiều khó khăn và bất cập. Vì lý do đó em chọn đề tài: " ;Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viên Thanh thiếu niên Việt. LUẬN VĂN: Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam Lời nói đầu Theo kế hoạch thực tập của Học viện Hành

Ngày đăng: 28/06/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan