1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp về phía cầu nhắm hướng tới cân bằng thị trường lao động ở VN hiện nay

10 688 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 80,5 KB

Nội dung

Chính sách phụ cấp, tiền lương cũng được điều chỉnh để thu hút người lao động về công tác tại cơ sở, các vùng khó khăn...Đặc biệt Nhà nước phải chú trọng tới chính sách tạ việc làm cho n

Trang 1

Tên đề tài: “Những giải pháp về phía cầu nhắm hướng tới cân bằng thị trường lao động ở VN hiện nay”.

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẦU LAO ĐỘNG VÀ

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 1.1 Khái niệm về cầu lao động:

Trong phạm vi nền kinh tế, cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của nền kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, là khả năng thu hút sức lao động của nền kinh tế

Cầu lao động có 2 loại: cầu lao động thực tế và tiềm năng Cầu lao động thực tế là nhu cầu thực tế cần sử dụng lao động tại một thời điểm nhất định (bao gồm cả việc làm mới và việc làm trống) Cầu lao động tiềm năng là nhu cầu sử dụng số lao động tương ứng với tổng chỗ làm việc có được sau khi đó tớnh đến các yếu tố tạo việc làm trong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ, chính trị, xó hội

Cầu lao động là lượng hàng hoá sức lao động mà người mua có thể mua ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được.

1.2 Khái niệm về thi trường lao động

Thị trường lao động là một khái niệm được hình thành khi có sự xuất hiện của sản xuất hàng hoá Sự phát triển của nền sản xuất đã dần dẫn hoàn thiện khái niệm thị trường Trong nền sản xuất hàng hoá đã tạo ra nhu cầu trao đổi về các hàng hoá sản phẩm mà người sản xuất đã sản xuất được với các sản phẩm khác của các nhà sản xuất khác

Thị trường lao động là không gian trao đổi trong đó người sử dụng lao động và người sở hữu lao động có nhu cầu làm thuê tiến hành gặp gỡ thoả thuận về mức thuê mướn lao động Cân bằng thị trường lao động phụ thuộc vào từ cả phía cung và phía cầu lao động Việc định giá trên thị trường lao động trên mặt lý thuyết cũng vào dựa vào cung cầu lao động

1.3 Các nhân tố tác động tới cầu lao đông

- Sự phát triển của kinh tế xã hội

Nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng kinh tế cao tạo ra nhiều việc làm, các tổ chức, đơn vị kinh tế làm tăng nhu cầu về lao động Do đó nhu cầu thuê nhân công

Trang 2

ngày một tăng tạo việc làm, và tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả nước tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển

- Khoa học kỹ thuật phát triển.

Khi khoa học kỹ thuật phát triển nó có tác động đến cầu lao động Đưa kho học công nghệ kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm và làm cho nhu cầu sử dụng người lao động trong sản xuất giảm, dẫn đến cầu lao động giảm khoa học

kỹ thuật là nhân tố làm cho cầu lao động giảm

- Các chính sách của Nhà nước.

Chính sách phụ cấp, tiền lương cũng được điều chỉnh để thu hút người lao động

về công tác tại cơ sở, các vùng khó khăn Đặc biệt Nhà nước phải chú trọng tới chính sách tạ việc làm cho người lao động, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và trong nước , nhằm tăng cầu lao động để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế Đồng thời có chích sách ưu đãi về thuế trong xuất khẩu lao động và bảo vệ người lao động ở nước ngoài

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CẦU LAO ĐỘNG ĐỂ HƯỚNG TỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

CÂN BẰNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng cầu lao động ở Việt Nam hiện nay:

Theo khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH, hiện cả nước có gần 17 triệu lao động làm việc tại hơn 4 triệu cơ sở kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp Trong đó Có 9,1% số lao động làm việc tại khu vực nhà nước; 3,7% lao động làm việc tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và có tới 87,2% làm việc ở khu vực ngoài nhà nước Tuy nhiên, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn sau khủng hoảng kinh tế, Trong số gần 17 triệu lao động chỉ có 30% có việc làm ổn định; số còn lại là những lao động thời vụ, làm việc trong gia đình, lao động nông nghiệp

Cả nước có khoảng hơn 200 khu công nghiệp được thành lập, phân bố trên 54 tỉnh/thành phố, trong đó có 118 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (chủ yếu ở các thành phố lớn), hơn 100 khu công nghiệp đang xây dựng cơ bản Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thu hút trên 1 triệu lao động Từ năm 2001 đến nay, bình quân hàng năm chúng ta đã đưa được khoảng trên 70.000 lao động đi làm việc có thời hạn theo hợp đồng ở nước ngoài Từ năm 2003, bình quân mỗi năm đưa được khoảng gần 75.000 lao động, chiếm gần 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm Cho đến nay, có khoảng gần 500 nghìn lao động Việt Nam làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau Mỗi năm người lao động gửi về nước khoảng 1,7-2 tỉ đôla Mỹ

Tiền lương và thu nhập của người lao động có xu hướng tăng, khoảng 10% - 20%/năm, đời sống của người lao động được cải thiện Tuy nhiên, vấn đề tiền lương vẫn còn nhiều bất cập Tiền lương bình quân ở một số ngành trong khu vực ngoài quốc doanh thấp hơn hai khu vực còn lại một cách đáng kể Cụ thể là lương bình quân khu vực này bằng 56,6% khu vực doanh nghiệp nhà nước và chỉ bằng 68,4% khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tiền lương giữa các ngành nghề, có chênh lệch lớn như ngành nuôi trồng, lâm nghiệp, dệt may có mức lương thấp, dao động từ 1,5-2,0 triệu đồng/tháng, trong khi

đó, một số ngành khác lại có mức lương cao hơn từ 3-10 lần như vận tải hàng không,

Trang 4

đồng/tháng Bộ LĐ-TB&XH cũng chỉ ra tiền lương của lao động tự do còn cao hơn nhiều so với lao động làm việc trong các doanh nghiệp nói trên Cụ thể là mức tiền lương bậc 1 của người vừa tốt nghiệp đại học (hệ số 2,34), tính theo mức lương tối thiểu 1.050.000 đồng/người/tháng như hiện nay thì họ chỉ được khoảng 70.000 đồng/ngày Trong khi đó, lao động tự do như buôn bán nhỏ, bốc vác, thợ xây dựng dễ dàng kiếm được từ 100.000-120.000 đồng/ngày Khảo sát thực tế về cuộc sống của một công chức ở Hà Nội cho thấy: với mức tiền lương mỗi tháng là 2,5-3,5 triệu đồng thì ngoài các khoản chi phí phải trả hằng tháng như điện, nước, điện thoại, xăng xe, họ chỉ còn khoảng 1 triệu đồng dành cho ăn sáng, trưa, chiều Đó là chưa kể đến các trường hợp phải nuôi vợ, con; thuê nhà

Tuy nhiên có 2 xu hướng hiện nay rất rõ ràng về cầu lao động trên thị trường trong giai đoạn hiện tại như sau:

- Nhu cầu lao động có chất lượng cao của thị trường xu hướng tăng Các nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao là nhóm ngành nhân viên kinh doanh – marketing (18,79%), dịch vụ - phục vụ (14,37%), tư vấn – bảo hiểm (7,86%), bán hàng (7,63%), quản lý nhân sự - hành chính văn phòng (7,33%), công nghệ thông tin (5,52%), dệt may – da giày (5,45%)… Đặc biệt ngành nghề bảo hiểm

có nhu cầu tuyển dụng nhân lực tăng 102,09% xếp thứ 3 trong những nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất và là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng liên tục tăng trong những tháng đầu năm 2012 Sự nghịch lý giữa cung - cầu vẫn phổ biến rõ nét như: Nhóm ngành nghề tư vấn – bảo hiểm, nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành này liên tục có xu hướng tăng, nhưng nhu cầu tìm việc nhóm ngành này chiếm tỷ lệ thấp trong nguồn cung…Việc tuyển dụng lao động chặt chẽ, chọn lọc trình độ nghề và kỹ năng, đặc biệt nhu cầu tuyển dụng lao động

có trình độ chuyên môn cao, thể hiện tình trạng kinh tế - xã hội còn tiếp tục khó khăn, nhiều DN quy mô vừa và nhỏ không mở rộng quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, để đảm bảo sự ổn định kể cả ổn định về nhân lực cần thiết của

DN trong năm 2012

- Nhu cầu lao động phổ thông và lao động chất lượng thấp có xu hướng sụt giảm

Do khó khăn của nền kinh tế chung nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng cắt giảm về lao động Thay vì tổ chức 3 ca, các DN chỉ bố trí cho CN làm 1 hoặc 2 ca, số lao động mới tập trung về thành phố cũng giảm do giá cả

Trang 5

sinh hoạt đắt đỏ Do chênh lệch tiền lương giữa các vùng không đáng kể nên nhiều công nhân và lao động phổ thông có xu hướng trở về quê làm việc Mặc

dù, sẽ có tăng cầu lao động phổ thông trước tết luôn có xu hướng tăng tuy nhiên đây chỉ là tình trạng tạm thời, xu hướng chung về dạng lao động này có xu hướng giảm

2.2 Một số nguyên nhân của sự tồn tại những hạn chế của cầu lao động ở Việt Nam

- Tốc độ tăng GDP từ 6,5-8%/năm đã tạo việc làm cho từ 1,2 đến 1,4 triệu lao động Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP nhanh và không đều ở giữa các ngành nghề kinh tế

và không có dự báo sớm nên việc chuẩn bị chuyển đổi và dịch chuyển lao động gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp, nhưng lại thiếu hụt lao động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ

- Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh phát triển nhanh trong những năm gần đây, nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ và siêu nhỏ (dưới 10 lao động và dưới 1 tỷ đồng vốn), tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trong các ngành thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, hoạt động giáo dục, y tế nên ít quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực Doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và trong các ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng có quy mô lớn hơn, nhưng mức vốn sản xuất kinh doanh phổ biến từ 10 đến dưới 200 tỷ đồng một doanh nghiệp và trang bị tài sản cố định cho lao động cũng ở mức từ 150 đến dưới 300 triệu đồng một lao động Vì vậy trình độ kỹ thuật công nghệ, tỉ lệ đầu tư kỹ thuật bình quân cho 1 lao động nhìn chung rất thấp dẫn đến nhiều yếu kém khác như sức cạnh tranh thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, việc làm thiếu tính ổn định và bền vững

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay chưa chủ động tham gia vào đào tạo, dạy nghề, chưa đứng ở vai trò là người đặt hàng, đưa ra yêu cầu với các nhà đào tạo (theo kết quả khảo sát của Điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp ngành dầu khí, dệt may, bưu chính viễn thông năm 2008, chỉ mới có 2,3% số doanh nghiệp ký kết hợp đồng đào tạo) Do vậy, doanh nghiệp thường bị động trong việc sử dụng lao động đã qua đào tạo và chủ yếu sử dụng kết quả đào tạo nhân lực của Nhà nước

Trang 6

- Đa số các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt ở trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, sử dụng số lượng lớn lao động trẻ tuổi từ 18 đến 35 tuổi và lao động nhập cư Đây là một khó khăn dẫn đến mất cân đối cung – cầu, vì xã hội càng phát triển thì nhu cầu học tập càng nhiều, tuổi tham gia hoạt động kinh tế càng cao Trong khi đó, tỉ lệ lao động từ độ tuổi trẻ bước vào lực lượng lao động ngày cảng giảm, do vậy tạo ra sự thiếu hụt lao động trẻ, đặc biệt là lao động phổ thông Lực lượng lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất ở thành phố Hồ Chí Minh có tuổi trung bình từ 18 - 25 tuổi, lao động ngoại tỉnh chiếm trên 60%

- Áp dụng chính sách tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp cứng nhắc và chưa phản ánh đúng thực tế của thị trường lao động:

+ Tiền lương chưa đảm bảo hợp lý trong một số ngành và khu vực, đặc biệt với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh lương bình quân chỉ bằng 56,6% khu vực doanh nghiệp nhà nước, bằng 68,4% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh lương bình quân của một số ngành cao như: ngành dầu khí 12,18 triệu đồng/tháng, vận tải hàng không 13,16 triệu đồng, tài chính tín dụng 5,26 triệu đồng, hoạt động y tế 3,46 triệu đồng, khai thác than 3,71 triệu đồng, sản xuất điện 3,35 triệu đồng, sản xuất thiết

bị văn phòng và máy tính 4,46 triệu đồng, bưu chính viễn thông 3,61 triệu đồng; thì lại

có một số ngành lương bình quân quá thấp như: Nuôi trồng thủy sản 1,1 triệu đồng, lâm nghiệp 1,374 triệu đồng, dệt may 1,43 triệu đồng, da giầy 1,38 triệu đồng, hoạt động tái chế 0,98 triệu đồng…

+ Tiền lương của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trả cho người lao động làm công việc giản đơn chủ yếu chỉ cao hơn mức lương tối thiểu mà Chính phủ quy định Các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI căn cứ trên mức lương tối thiểu do nhà nước quy định chỉ trả lương cho công nhân cao hơn 7% (thông tin từ Sở LĐTBXH Hải Dương) Lao động sản xuất trực tiếp của ngành dệt may có tiền lương bình quân tháng là 1.083 nghìn đồng (năm 2006), 1.462 nghìn đồng (năm 2007) và 1.671 nghìn đồng (năm 2008) Trong khi đó, giá cả ở các thành phố, đô thị lớn liên tục tăng So sánh với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2008 (18,44%) thì các mức tăng tiền lương của người lao động chưa đủ bù đắp mức tăng giá sinh hoạt

và tiền lương, thu nhập thực tế của người lao động chỉ còn khoảng 95% so với năm 2007

Trang 7

+ Theo khảo sát thực tế cho thấy tiền lương trong các doanh nghiệp hiện nay thấp hơn tiền lương ở khu vực lao động tự do Nếu như tiền lương bậc 1 (hệ số lương 2,34) của người vừa tốt nghiệp đại học là 50.700 đồng/ngày, trong khi đó những lao động tự do, lao động nông nghiệp có thể kiếm được thu nhập từ 80.000 – 120.000 đ/ngày để làm những công việc như cấy, gặt lúa, bắt ốc, hoặc bốc vác, giúp việc gia đình theo giờ công mà không bị ràng buộc và yêu cầu khắt khe về trình độ chuyên môn kỹ thuật Vì vậy khi so sánh với giá cả và các chi phí của người lao động ngoại tỉnh như nhà trọ, sinh hoạt phí,… cho thấy với mức lương của người lao động ngoại tỉnh khó đảm bảo được duy trì cuộc sống ở đô thị Đồng thời, khi so sánh thu nhập với người làm nông nghiệp về lợi ích thu lại thì thấy rằng làm việc nông nghiệp, sinh sống tại quê hương có lợi ích khi làm ở các khu công nghiệp (năm 2006 trung bình thu nhập – chi tiêu ở thành thị là 1.058 – 738 ngàn đồng, nông thôn 506 – 359 ngàn đồng)

2.3 Một số giải pháp về phía cầu hướng tới cân bằng thị trường lao động

- Phát triển cầu lao động là hướng quan trọng, quyết định nhất bảo đảm cân đối cung – cầu lao động, trong đó biện pháp cơ bản là phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh, đẩy mạnh cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh trong các thành phần kinh tế … Nhà nước cần tiếp tục tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; thúc đẩy quá trình đô thị hóa, tích tụ ruộng đất gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đặc biệt là trong nông nghiệp, nông thôn, giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP và lao động nông nghiệp Việc lập quy hoạch phát triển các vùng lãnh thổ phải quan tâm đến phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm, tập trung, các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng trước mắt cần quan tâm đúng mức đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển các ngành nghề truyền thống, nghề phụ để sử dụng hợp lý lao động tại chỗ, lao động nông nhàn, lao động phổ thông

- Để điều tiết thị trường lao động, cải thiện sự mất cân đối cung – cầu lao động hiện nay cần phải tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường, thực hiện chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động và thống nhất, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp, thực hiện cơ chế thương lượng, thỏa thuận về tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc của thị trường… Đồng thời, cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ tiền lương cho đối tượng

Trang 8

yếu thế với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, nhất là khi chỉ số giá sinh hoạt tăng cao

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, vì đây và khu vực có khả năng tạo ra nhiều việc làm Đặc biệt và tạo môi trường đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế

để phát triển một bộ phận lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ hiện đại, sản xuất sản phẩm có gia trị gia tăng lớn

- Tích cực tác động vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn bằng các giải pháp như tăng cường quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp, hỗ trợ đầu

tư để phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tại chỗ và hỗ trợ đầu tư hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn để thu hút lao động tại chỗ

- Tiếp tục cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả và tạo mở thêm việc làm cho người lao động Phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước trong những ngành sản xuất, dịch vụ quan trọng, kinh doanh ở phạm vi toàn cầu như: hàng không, dầu khí, điện lực, viễn thông, vận tải viễn dương, ngân hàng, bảo hiểm ) để tạo kênh thu hút lao động chuyên môn - kỹ thuật

- Ngoài nguồn vốn quan trọng - nhất là nguồn vốn của các doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân và Nhà nước, cần khai thác hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, ODA (FDI khoảng 4-5 tỷ USD/năm, ODA thực hiện 2- 3 tỷ USD/năm) để phát triển doanh nghiệp Khuyến khích Việt kiều chuyển tiền về nước để tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tạo mở thêm việc làm cho người lao động Vì thực tế cho thấy đây là nguồn vốn khá lớn, trong suốt các năm từ 2004 đến nay, số tiền Việt kiều chuyển về nước liên tục tăng, có những năm số tiền này xấp xỉ bằng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

- Phát triển hạ tầng cơ sở (điện lưới, giao thông, chợ, hệ thống thông tin liên lạc ) để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, di chuyển lao động trên thị trường lao động và tạo việc lám cho người lao động

- Nâng cao hiệu quả đầu tư của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu

tư có trọng điểm để tạo mở được cầu lao động trên thị trường lao động Các chương

Trang 9

trình phát triển kinh tế - xã hội phải thực sự gắn với chương trình tạo việc làm cho người lao động tại các vùng lãnh thổ, địa phương, khu vực thành thị và nông thôn

- Tham gia sâu rộng vào quá tình tự do hóa thương mại mang tính toàn cầu (WTO và các Hiệp định thương mại đa phương, song phương.,.); phát triển các ngành hàng có khả năng xuất khẩu lớn, để tạo ra mức cầu lao động lớn trong các ngành, lĩnh vực này

- Cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ và nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật trong các khâu dịch vụ xuất khẩu lao động Tạo cơ hội nhiều hơn cho người lao động ra nước ngoài làm việc Đặc biệt và đối với lao động thất nghiệp, bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn

2.4 Các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích thị trường lao động phát triển

- Nâng cao tính chuyên nghiệp và hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật của các cơ quan thống kê và cung ứng thông tin thị trường lao động các cấp Tăng cường các hình thức hiệu quả về thu thập, xử lý, cung ứng thông tin thị trường lao động của các cơ quan chức năng về quản lý lao động

- Phát triển hệ thống môi giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp để làm cầu nối cho cung cầu lao động gặp nhau

- Phát triển các hình thức thông tin thị trường lao động (hội chợ việc làm, trang web việc làm trên lnternet, thông tin và quảng cáo việc làm ) Có cơ chế hiệu quả trong nghiên cứu, xử lý, cung ứng thông tin thị trường lao động các nước để phục vụ cho việc đào tạo và xuất khẩu lao động

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách thị trường lao động thụ động, như chính sách trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, đào tạo lại, giải quyết lao động dôi dư đảm bảo cho thị trường lao động vận hành hiệu quả Hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công theo hướng đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng trong quan hệ lao động Các chính sách tiền lương, tiền công tác động lanh hoạt đến hoạt động của thị trường lao động, tạo ra động lực kích thích tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nguồn nhân lực

- Hoàn thiện môi trường pháp lý góp phần thúc đẩy hoạt động có hiệu quả hơn các loại thị trường: vốn, sản phẩm khoa học và công nghệ, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản Sự hoạt động mạnh của các loại thị trường này có tác động kích thích phát triển

Trang 10

ngành nghề, tăng trưởng sản phẩm và tạo ra sự gia tăng cầu lao động trên thị trường lao động

Ngày đăng: 10/02/2015, 23:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w