Phương pháp nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thương mạ

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thương mại (Trang 48 - 53)

- Câu hỏi tự do trả lời, ví dụ : xin vui lòng cho biết ý kiến của bạn về sản phẩm B?

3.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thương mạ

thương mại

Để nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thương mại người ta thường dùng các phương pháp sau :

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn

- Phương pháp nghiện cứu hiện trường

Phương pháp nghiên cứu tại bàn hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu văn phòng là cách nghiên cứu thu thập các thông tin qua các tài liệu như sách báo , tạp chí, tạp chí quảng cáo, bản tin kinh tế, thông tin thị trường, tạp chí thương mại, niên giám thống kê và các loại tài liệu có liên quan đến các loại mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh, sẽ kinh doanh cần nghiên cứu, khả năng cung ứng (sản xuất ra) , khả năng nhập khẩu, khả năng hàng tồn kho xã hội, nhu cầu của khách hàng, giá thị trường của loại hàng và khả năng biến động.

49

 Phương pháp nghiên cứu hiện trường :

Đây là phương pháp trực tiếp cử cán bộ đến tận nơi nghiên cứu. Cán bộ nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, thu thập các thôn gtin và số liệu ở đơn vị tiêu dùng lớn , ở khách hàng hoặc ở các đơn vị nguồn hàng bằng cách điều tra trọng điểm, điều tra chọn mẫu, điều tra điển hình, điều tra toàn bộ

hay tham quan, phỏng vấn các đối tượng, gửi phiếu điều tra, hội nghị khách hàng qua hội chợ, triển lãm, … cũng có thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ở các kho , quầy hàng, cửa hàng của bản thân doanh nghiệp và phản ảnh từ

những cơ sở kinhdoanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu tại hiện trường có thể thu thập được các thông tin sinh động, thực tế, hiện tại. Tuy nhiên cũng tốn chi phí và cần phải có những cán bộ vững về chuyên môn và có đầu óc thực tế.

Hai phương pháp này kết hợp với nhau sẽ bổ sung cho nhau những thiếu sót và phát huy đươc điểm mạnh của mỗi phương pháp.

3. Phương pháp dự báo thị trường hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp thương mại

Nghiên cứu thị trường hàng hóa nhằm dự báo thị trường hàng hóa để phục vụ cho hoạt động kinh doanh

51

a) Đối tượng và phạm vi dự báo

Đối tượng dự báo thị trường hàng hóa gồn thị trường

nguồn hàng và thị trường bán hàng. Thị trường nguồn hàng là khả năng các nguồn hàng có trong kỳ và khả năng nguồn hàng doanh nghiệp có thể mua được trong kỳ. Thị trường bán hàng là khả năng mua hàng của các khách hàng trên thị trường và từng thị trường và khả năng doanh nghiệp có thể bán được ở từng thị trường trong khoảng thời gian. Xác định rõ đối tượng dự báo là một loại hoặc một nhóm mặt hàng cụ thể; ở các thị trường

chính, phụ hoặc thị trường mới của doanh nghiệp hoặc đối

tượng khách hàng trọng điểm, thường xuyên hay mới v.v…Đây là vấn đề quan trọng nhất của dự báo vì đối tượng dự báo là đa dạng và thường thay đổi tùy theo yêu cầu cụ thể trong kinh

doanh của thời kỳ tới mà doanh nghiệp cần quan tâm.Xác định rõ phạm vi của dự báo tức là vấn đề thời hạn của dự báo có ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp

 Có các phạn vi dự báo sau :

- Dự báo ngắn hạn : Thời gian có thể vài ngày, vài tuần tới. Dự báo này đòi hỏi tính chính xác, cụ thể để trực tiếp phục vụ cho chỉ đạo sản xuất kinh doanh và hoạt động kinh doanh ở các đơn vị cơ sở.

- Dự báo trung hạn: Thời gian từ vài tháng cho đến một hoặc hai năm. Ở đây phạm vi đã rộng rãi hơn dự báo ngắn hạn. Dự báo này có tính chất tổng hợp và nó chỉ ra xu hướng hoặc tốc độ phát triển. Dự báo này có tác dụng lớn trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh, hoạch định chính sách phân phối, quảng cáo, giá cả, dịch vụ trong các hoạt động kinh doanh.

- Dự báo dài hạn : Thời hạn của dự báo từ ba năm trở lên. Đây là những dự báo tổng hợp, trên những phương hướng lớn trong hoạt động của doanh nghiệp.

53

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thương mại (Trang 48 - 53)