1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thủ tục phát hiện sai sót và gian lận trọng yếu trong quy trình kiểm toán doanh thu áp dụng tại công ty kiểm toán d& t

52 2,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 432 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN VÀ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ THỦ TỤC ĐỂ PHÁT HIỆN CHÚNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Một số vấn đề cơ bản về gia

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦUVới tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ cơng cụ quản lý kinh tế, kiểm tốnngày càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết khơng chỉ đối với các cơ quan quản

lý chức năng của nhà nước, mà cịn đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu

tư Những thơng tin do kiểm tốn cung cấp sẽ là những căn cứ đáng tin cậy giúp choNhà Nước nhìn nhận, đánh giá, xử lý đúng đắn các vấn đề kinh tế nảy sinh, đồng thờilàm cơ sở cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý khi đưa ra quyết định kinh doanh mới.Bởi vì các nhà đầu tư và các đối tượng bên ngồi doanh nghiệp họ rất cần cĩ nhữngthơng tin đáng tin cậy, nhưng lại gặp rất nhiều khĩ khăn trong việc tiếp cận trực tiếpthơng tin tài chính của doanh nghiệp do đĩ mà các báo các tài chính đã được kiểm tốn

sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư Thơng qua việc thực hiện các chứcnăng, nghiệp vụ của mình, kiểm tốn viên cịn giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chứckinh tế biết được và khắc phục những sai sĩt, vi phạm trong quản lý và trong việc chấphành chính sách, luật lệ kinh tế của Nhà Nước

Thêm vào đĩ là sự kiện nổi bật trong những năm gần đây, Việt Nam gia nhậpWTO, nền kinh tế nước ta hiện nay đang cĩ những bước biến chuyển mới, và ngànhkiểm tốn Việt Nam cũng đang bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc với nhiều khĩkhăn và cơ hội mới Do vậy dưới tình hình như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngồi đang đầu tư vào Việt Nam ngàycàng trở nên khốc liệt hơn Vì thế các doanh nghiệp sẽ cĩ xu hướng gian lận trên báocáo tài chính nhằm phục vụ cho những mục đích của cá nhân doanh nghiệp và làm tổnhại đến lợi ích của cộng đồng

Chính những yếu tố trên khiến cho kiểm tốn trở thành một cơng việc khơngkém phần quan trọng và bắt buộc đối với những cơng ty muốn niêm yết trên thị trườngchứng khốn

Và khi muốn cĩ một kết qủa sáng sủa trên Báo cáo tài chính mà nhiều khi thựcchất khơng cĩ được như thế thì các cơng ty thường khai khống cái lợi nhuận để “làmđẹp” Báo cáo tài chính, mà yếu tố lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí Bằngviệc “ sáng tạo” trong kế tốn, Các cơng ty cĩ thể làm cho các Báo cáo tài chính sailệch một cách trọng yếu mà thường thấy nhất vẫn là khai tăng doanh thu và tài sản,khai giảm chi phí và cơng nợ hoặc đưa ra những thơng tin thiếu trung thực và khơngđầy đủ… Và khi đĩ cơng ty sẽ nâng cao được lịng tin trong khách hàng, cổ đơng vàtrên thị trường cơng ty sẽ cĩ một vị trí vơ cùng sáng sủa

Từ thực trạng trên, em muốn tìm hiểu “Thủ tục phát hiện gian lận và sai sĩt trọng yếu trong qui trình kiểm tốn khoản mục doanh thu” để sau này cĩ thể ứng

dụng gĩp phần làm “trong sạch” hơn các Báo cáo tài chính như hiện nay

Trang 2

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN VÀ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ THỦ TỤC ĐỂ PHÁT HIỆN CHÚNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Một số vấn đề cơ bản về gian lận và sai sĩt trong khoản mục doanh thu

1.1.1 Khái quát về doanh thu

1.1.1.1 Nội dung và đặc điểm của khoản mục doanh thu

Khái niệm

“Doanh thu: Là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kếtốn, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thơng thường của doanhnghiệp, gĩp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.”

(Trích: điều 03, VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”)Nội dung

 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá trị hàng hố, dịch vụ củadoanh nghiệp đã bán hay cung cấp trong kỳ Đối với doanh nghiệp là đối tượng chịuthuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu này khơng bao gồm thuếgiá trị gia tăng

 Các khoản giảm trừ doanh thu

 Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yếtcho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn

 Giảm giá hàng bán: là khỏan giảm trừ cho người mua do hàng hố kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

 Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định làtiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh tốn

 Doanh thu thuần là doanh thu được xác định sau khi doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ đã trừ đi các khoản như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu tính trên doanh

Trang 3

phương pháp trực tiếp, thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính vào doanh thu bán hàngnhưng sau đó được đưa vào trong các khoản giảm trừ để loại khỏi doanh thu thuần.

Đặc điểm

 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một khoản mục trọng yếu trênbáo cáo tài chính vì đó là cơ sở để người sử dụng đánh giá về tình hình hoạt động vàquy mô kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, doanh thu là đối tượng của nhiều saiphạm dẫn đến báo cáo tài chính bị sai lệch trọng yếu

 Doanh thu và có quan hệ mật thiết với lợi nhuận mà lợi nhuận là chỉ tiêuquan trọng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh, nó ảnh hưởng lớn đến các mốiquan hệ kinh tế phát sinh trong tương lai

 Doanh thu trong nhiều đơn vị là cơ sở đánh giá kết quả hoặc thành tích nên

có khả năng bị thổi phồng cao hoặc hạ thấp hơn so với thực tế

 Tại Việt Nam, doanh thu có quan hệ chặt chẽ, gắn liền với việc tính thuế giátrị gia tăng đầu ra, là nguồn tạo ra lợi nhuận để xác định thuế thu nhập doanh nghiệpđối với Nhà nước, nên có khả năng doanh thu bị khai thấp hơn so với thực tế để tránhthuế

 Doanh thu là một khoản mục quan trọng và chủ yếu trên Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, giúp người sử dụng đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận củadoanh nghiệp

 Ngoài ra, khoản mục doanh thu còn có một đặc điểm nổi bật là có mối quan

hệ chặt chẽ với các khoản mục khác trên Bảng cân đối kế toán (ví dụ như: khoảnmục tiền, khoản mục nợ phải thu ) Vì thế, doanh thu là một khoản mục khá nhảycảm trong hệ thống Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp

1.1.1.2 Nguyên tắc và điều kiện ghi nhận doanh thu

Nguyên tắc ghi nhận

 Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quanđến doanh thu phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vàothời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chínhlập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ,hiện tại và tương lai

 Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khighi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liênquan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của

kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quanđến doanh thu của kỳ đó

Trang 4

 Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết đểlập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọngđòi hỏi:

 Không đánh giá cao hơn giá trị của các khoản doanh thu

 Doanh thu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khảnăng thu được lợi ích kinh tế

Điều kiện ghi nhận

 Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện:

 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua

 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người

sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá

 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

 Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng

 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

 Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời 4 điềukiện:

 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Có nghĩa là khi khôngthể xác định được một cách chắc chắn thì doanh thu sẽ được ghi nhậntương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi được

 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó

 Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cânđối kế toán

 Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoànthành giao dịch cung cấp dịch vụ đó

1.1.2 Gian lận và sai sót trong khoản mục doanh thu

1.1.2.1 Khái quát về gian lận và sai sót

Khái niệm

Trang 5

 Gian lận: Là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính domột hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bênthứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính Gian lận có thể biểu hiệndưới các dạng tổng quát sau:

 Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến Báo cáo tài chính

 Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch Báo cáo tài chính

 Biển thủ tài sản

 Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tếlàm sai lệch Báo cáo tài chính

 Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật

 Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ

kế toán, chính sách tài chính

 Cố ý tính toán sai về số học

 Sai sót: Là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính

 Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai

 Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế

 Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kếtoán, chính sách tài chính nhưng không cố ý

( Trích: điều 04,05 chuẩn mực VSA 240 “Gian lận và sai sót”)Phân biệt gian lận và sai sót

 Giống nhau: đều làm sai lệch thông tin, phản ánh sai thực tế Dù sai phạm

có thể là khác nhau nhưng trách nhiệm đều liên đới đến nhà quản lý

 Khác nhau

 Về ý thức: gian lận là hành vi có chủ ý, có tính toán để biến các thôngtin không có lợi cho doanh nghiệp thành có lợi để nhằm đạt được mụcđích vụ lợi, còn sai sót thì không có

 Mức độ tinh vi: gian lận được tính toán kĩ lưỡng, được che dấu sau khithực hiện, rất khó phát hiện, nhất là gian lận gắn với người quản lý cấpcao Còn sai sót thì không tinh vi và dễ bị phát hiện

Trang 6

 Mức độ nghiêm trọng: gian lận bao giờ cũng là trọng yếu trong khi saisót lặp lại nhiều lần, quy mô lớn mới được coi là trọng yếu.

Nguyên nhân dẫn đến gian lận và sai sótTheo ISA 240 “THE AUDITOR’S RESPONSIBILITY TO CONSIDER FRAUD IN

AN AUDIT OF FINANCIAL STATEMENTS” thì nguyên nhân dẫn đến gian lận và saisót là: Opportunities (Cơ hội), Incentives/Pressures (Động cơ và áp lực), Attitude/Rationalizations (Cá tính/Thái độ)

Cụ thể thì các nguyên nhân dẫn đến gian lận và sai sót

 Gian lận: sự xúi giục, thời cơ, tính liêm khiết

 Sai sót: trình độ chuyên môn, tâm lý, do lối sống

 Điều kiện để gian lận và sai sót phát triển: quản lý bằng quyền lực không tintưởng cấp dưới, đánh giá kết quả thực hiện dựa trên phương tiện ngắn hạn, do lợinhuận là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự thành công của nhân viên

Những sự kiện làm tăng khả năng gian lận và sai sót

 Những vấn đề liên quan tới tính chính trực và năng lực của Ban giám đốc:

Đó là những vần đề liên quan tới cơ cấu tổ chức và việc quản lý quyền lực cũng nhưnăng lực của ban lãnh đạo, những yếu kém của hệ thống kế toán và hệ thống kiểmsoát nội bộ và sự thay đổi nhân sự trong bộ máy (đặc biệt là bộ máy kế toán - nhânviên kế toán cũng như kế toán trưởng)

 Các sức ép bất thường từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp: Các sức

ép liên quan tới những khó khăn chung của ngành nghề kinh doanh và những khókhăn của bản thân doanh nghiệp

 Các sức ép từ bên ngoài như sự cạnh tranh giữa các công ty cùngngành với doanh nghiệp, từ những nhà đầu tư về mặt tài chính

 Sức ép lợi nhuận cũng như sức ép về khả năng hoạt động liên tục củadoanh nghiệp, sức ép đối với nhân viên kế toán phải hoàn tất báo cáotrong một thời gian ngắn

 Các sự kiện và nghiệp vụ không bình thường: Các nghiệp vụ đột xuất xảy ravào cuối niên độ hoặc các nghiệp vụ có phương pháp xử lý kế toán phức tạp

 Những khó khăn liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thíchhợp

 Tài liệu kế toán không đầy đủ hoặc không được cung cấp kịp thời

Trang 7

 Có chênh lệch lớn giữa sổ kế toán của đơn vị với xác nhận của bên thứ

ba, mâu thuẫn giữa các bằng chứng kiểm toán, không giải thích được

sự thay đổi của các chỉ số hoạt động

 Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến những tình huống và sựkiện nêu trên

 Không lấy được thông tin từ máy vi tính

 Có những thay đổi trong chương trình vi tính nhưng không lưu tàiliệu, không được phê duyệt và không được kiểm tra

 Thông tin, tài liệu in từ máy tính không phù hợp với báo cáo tài chính

và có sự thay đổi từ mỗi lần in

Đối tượng gian lận

 Khoản mục tiền, nợ phải thu trên Bảng cân đối kế toán

 Khoản mục Lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 Khoản mục Hàng tồn kho, Giá vốn hàng bán trên Bảng cân đối và Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh

 Các khoản mục khác có liên quan như: thuế TNDN, thuế GTGT đầu ra…

1.1.2.2 Trọng yếu và mối quan hệ với gian lận và sai sót

Khái niệm trọng yếu

“ Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một sốliệu kế toán) trong Báo cáo tài chính

Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chínhxác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sótđược đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắtchứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có Tính trọng yếu của thông tin phảixem xét cả trên phương diện định lượng lẫn định tính.”

( Trích chuẩn mực VSA 320 “ Trọng yếu” ) Xác định mức trọng yếu

Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính là để kiểm toán viên và công ty kiểm toánđưa ra ý kiến xác nhận xem Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sớ chuẩn mực và chế độ

kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh

Trang 8

trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không Việc xác định mức trọng yếu

là công việc xét đoán mang tính nghề nghiệp của Kiểm toán viên

Mối quan hệ với gian lận và sai sót

 Gian lận: Gian lận bao giờ cũng được coi là trọng yếu dù quy mô có như thếnào

 Sai sót:

 Khi lập kế hoạch kiểm toán, Kiểm toán viên phải xác định mức trọngyếu có thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sóttrọng yếu về mặt định lượng Tuy nhiên, để đánh giá những sai sót đượccoi là trọng yếu, Kiểm toán viên còn phải xem xét cả hai mặt định lượng

và định tính của sai sót

 Kiểm toán viên cần xét tới khả năng có nhiều sai sót là tương đối nhỏnhưng tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, như:một sai sót trong thủ tục hạch toán cuối tháng có thể trở thành một saisót trọng yếu, tiềm tàng nếu như sai sót đó cứ tiếp tục tái diễn vào cuốimỗi tháng

 Kiểm toán viên cần xem xét tính trọng yếu trên cả phương diện mức độsai sót tổng thể của Báo cáo tài chính trong mối quan hệ với mức độ saisót chi tiết của số dư các tài khoản, của các giao dịch và các thông tintrình bày trên Báo cáo tài chính

 Nói chung thì Kiểm toán viên cần phải xác định tính trọng yếu khi:

 Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán

 Đánh giá ảnh hưởng của những sai sót

1.1.2.3 Mối quan hệ giữa gian lận và sai sót trọng yếu với rủi ro kiểm toán

Khái niệm và phân loại rủi ro kiểm toán

 Khái niệm

 “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do Kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa

ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã được kiểmtoán còn có những sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộphận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện”

(Trích điều 07 VSA 400 “Đánh giá rủi ro” )

 Như vậy rủi ro kiểm toán xảy ra khi Báo cáo tài chính còn chứa đựng

Trang 9

trình bày trung thực và hợp lý Rủi ro này xuất phát từ các sai lệch tiềm

ẩn trong Báo cáo tài chính vượt qua hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn

vị và không bị các thử nghiệm cơ bản của Kiểm toán viên phát hiện

 “Đánh giá rủi ro kiểm toán: là việc Kiểm toán viên và công ty kiểm toánxác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồmđánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện Rủi rokiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiệnkiểm toán”

(Trích điều 08 VSA 400 “Đánh giá rủi ro” )

 Kiểm toán viên chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, những kiến thức, hiểubiết của mình về khách hàng, và dựa trên xét đoán chuyên môn củamình để đánh giá rủi ro

 Phân loại

 Rủi ro tiềm tàng: là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong Báo cáo tài chính chứa đựng những sai sót trọngyếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mặc dù có hay không có hệ thốngkiểm soát nội bộ

 Rủi ro kiểm soát: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp

mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hếthoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời

 Rủi ro phát hiện: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp

mà trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên và công ty kiểm toánkhông phát hiện được

Mối quan hệ đến gian lận và sai sót trọng yếu

 Khi lập kế hoạch cũng như khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên phảiđánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có, làm ảnh hưởng trọng yếu đếnbáo cáo tài chính và phải trao đổi với Giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty vềmọi gian lận hoặc sai sót quan trọng phát hiện được

 Trên cơ sở việc đánh giá rủi ro, Kiểm toán viên phải thiết lập các thủ tụckiểm toán thích hợp, và xác lập một mức trọng yếu cho các gian lận và sai sót có thểxảy ra làm ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính nhằm đảm bảo những gian lận

và sai sót đó đều được phát hiện

Trang 10

 Giữa mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỉ lệ nghịch vớinhau Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại Vì thế,Kiểm toán viên cần phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, phạm

vi và lịch trình của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp Khi rủi ro được đánhgiá cao, thì mức trọng yếu chấp nhận phải ở mức thấp, do đó Kiểm toán viên sẽ phảităng các thử nghiệm cơ bản và ngược lại

 Tuy nhiên trong thực tế, rủi ro không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu

do gian lận thường cao hơn rủi ro không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu do saisót, vì gian lận thường đi kèm với hành vi cố ý che dấu gian lận

 Vì thế, đòi hỏi trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên phải có thái độhoài nghi mang tính nghề nghiệp, phải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tìnhhuống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính

1.1.2.4 Những gian lận và sai sót phổ biến trong khoản mục doanh thu

 Doanh nghiệp chưa xác định được chắc chắn là hàng đã tiêu thụ như không

có phiếu xuất kho hoặc phiếu giao hàng…nhưng lại ghi nhận doanh thu và nợ phảithu

 Kế toán bỏ sót ghi nhận doanh thu và nợ phải thu vào sổ sách khi đã có cácchứng từ chứng minh hàng đã được tiêu thụ

 Việc lập hoá đơn sai do ghi nhận sai số tiền hoặc ghi nhầm tỷ giá hối đoáihoặc lập hoá đơn sai do tính toán sai do sử dụng đơn giá không đúng với bảng giá đãđược lập hoặc không lập bảng giá để làm cơ sở tính tiền trên hoá đơn

 Kế toán ghi nhận doanh thu không đúng niên độ, thường là vào những ngàycuối niên độ: có những doanh thu phát sinh vào cuối niên độ nhưng ghi vào niên độtiếp theo và ngựơc lại, hạch toán những doanh thu phát sinh trong niên độ mới màghi nhận vào niên độ đang được kiểm toán

 Các nghiệp vụ giảm trừ doanh thu phát sinh trong niên độ không được ghinhận trong khi thực tế có phát sinh Ví dụ như nghiệp vụ hàng bán bị trả lại: có biênbản trả lại hàng cùng với hoá đơn trả hàng của khách hàng nhưng kế toán không hạchtoán

 Nghiệp vụ hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán bị tính toán sai do nhầm

tỷ giá hoặc trong quá trình tính bị bỏ sót một khoản doanh thu

 Cũng như nghiệp vụ ghi nhận doanh thu thì nghiệp vụ ghi nhận các khoảngiảm trừ doanh thu cũng không được ghi nhận đúng niên độ

1.2 Mục tiêu kiểm toán và các thủ tục để phát hiện gian lận và sai sót trong khoản mục doanh thu

Trang 11

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục doanh thu

 Phát sinh: Kiểm toán viên cần phải thu thập các bằng chứng để chứng minhrằng các khoản doanh thu mà đơn vị khai báo có thực sự phát sinh trong thực tế vàthuộc về đơn vị hay không

 Đầy đủ: Kiểm toán viên cần phải thu thập các bằng chứng để chứng minhrằng đơn vị đã khai báo trên Báo cáo tài chính tất cả các khoản doanh thu phát sinhtrong kỳ

 Đánh giá: Kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng để chứng minh rằngcác khoản doanh thu đã được phản ánh đúng số tiền, không sai sót, và phải phản ánhđúng số tiền khi tính tỷ giá chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt nam phát sinh tạithời điểm đó

 Ghi chép chính xác: Kiểm toán viên cần phải thu thập các bằng chứng đểchứng minh rằng các khoản doanh thu đã được ghi chép đúng thời kỳ, đúng tàikhoản, được tính toán, cộng dồn chính xác, số liệu trên Báo cáo tài chính khớp với sốliệu trong sổ cái và sổ chi tiết

 Trình bày và công bố: Kiểm toán viên cần phải chứng minh rằng các khoảndoanh thu đã được trình bày đúng đắn và khai báo đầy đủ Báo cáo tài chính, phù hợpvới chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành

1.2.2 Các thủ tục phát hiện gian lận và sai sót trong khoản mục doanh thu

Quá trình thực hiện thủ tục phát hiện gian lận và sai sót được thực hiện theo sơ đồ:

Kiểm toán viên

Xem xét có GL-SS làm ảnh hưởng trọng yếu BCTC

Trang 12

 Doanh nghiệp có khả năng không còn hoạt động liên tục trong tương lai.

 Hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém: không có kế toán trưởng hoặc kế toántrưởng là người thuê ngoài

 Quy trình ghi nhận doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu không rõ ràng,chặt chẽ, còn một số điểm nghi vấn

 Doanh nghiệp có số tiền lỗ lớn trong năm trước nhưng sang đến năm kiểmtoán thì số tiền lãi nhiều hơn trước 2, 3 lần

 Doanh nghiệp sử dụng 2 chương trình phần mềm khác nhau trong kì

 Trong năm phát hiện một số khách hàng mới, không ghi rõ địa chỉ

1.2.2.2 Thủ tục kiểm toán

Thử nghiệm kiểm soát

Là thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trongthiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ

Để tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, trước hết ta cần tìm hiểu về kiểm soátnội bộ, sau đó sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụbán hàng và cung cấp dịch vụ gồm có nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay và nghiệp vụbán chịu

 Nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay

 Kiểm soát nội bộ

Đối với doanh nghiệp nhỏ, Kiểm toán viên thừơng soạn bảng tường thuật quytrình bán hàng thu tiền ngay, còn đối với doanh nghiệp lớn thì thường sử dụng lưu đồ

để mô tả quy trình này Thông tường, Kiểm toán viên sẽ phỏng vấn, quan sát hoặc sửdụng bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ

 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Kiểm toán viên chỉ đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệunào đó là thấp hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan đượcthiết kế và thực hiện hữu hiệu Đây là cơ sở để Kiểm toán viên giới hạn phạm vi củacác thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan

Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa và xét thấy không cókhả năng giảm được trong thực tế, Kiểm toán viên sẽ không thực hiện các thử nghiệmkiểm soát mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở mức thích hợp

Trang 13

 Thử nghiệm 1Mụ

c tiêuCác nghiệp vụ bán hàng phát sinh đều phải có sự phê chuẩn của cấptrên (mục tiêu phát sinh)

Doanh thu bán hàng được ghi nhận là kết quả của giao dịch với kháchhàng có thật của doanh nghiệp ( mục tiêu phát sinh)

Cách thự c hi ệ n Kiểm toán viên cần chọn mẫu những phiếu thu hoặc những chứng từ

có giá trị khác, kiểm tra chữ kí của khách hàng và thủ quỹ để xác nhận cácchứng từ là hợp lệ

Chọn mẫu kiểm tra tính hợp lý của các hoá đơn bán hàng tương ứngvới đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho và phiếu thu, các chứng

từ có giá trị khác

 Thử nghiệm 2Mụ

c tiêuPhát hiện những trường hợp hàng gửi đi nhưng không được lập hoá đơn(mục tiêu phát sinh)

Cách thực hi ệ n Chọn mẫu các phiếu giao hàng và đối chiếu với hoá đơn có liên quan.Kiểm tra tính liên tục của các phiếu giao hàng và các hoá đơn

 Thử nghiệm 3Mụ

c tiêuKiểm tra việc ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng lên

sổ sách kế toán (mục tiêu ghi chép chính xác)

Cách thự c hi ệ n Trong nhật ký chung, Kiểm toán viên chọn mẫu các nghiệp vụ bán hàngthu tiền ngay và sẽ từ hoá đơn kiểm tra đến nhật ký chung hay nhật ký thutiền và nhật ký bán hàng, đối chiếu số tổng cộng giữa hai nhật ký này vềnghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay

 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bảnSau khi đã thực hiện các thử nghiệm trên, Kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi rokiểm soát cho từng có sở dẫn liệu nhằm nhận diện các điểm yếu và điểm mạnh của hệthống kiểm soát nội bộ để điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp

Nếu Kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát thấp thì các thử nghiệm cơ bản sẽhạn chế ở mức thích hợp Nếu đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát là trung bình thì có thể

Trang 14

áp dụng các thủ tục trên và bổ sung thêm một vài thủ tục khác nhằm phát hiện gian lận.Nếu đánh giá rủi ro kiểm soát là đáng kể hay tối đa thì cần phải mở rộng phạm vi thựchiện thử nghiệm chi tiết hơn.

 Nghiệp vụ bán chịu

 Kiểm soát nội bộ

Để tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của nghiệp vụ bán chịu, trước hết ta cần tìmhiểu về việc tổ chức bán hàng tức là từ khi nhận đơn đặt hàng, xem xét phương thứcthanh toán, vận chuyển, lập hoá đơn, ghi chép doanh thu, nợ phải thu cho đến khi đượckhách hàng trả tiền và ghi tăng quỹ Tiếp đến Kiểm toán viên có thể lập bảng câu hỏi

về kiểm soát nội bộ cho quy trình bán chịu hàng hoá

Để đảm bảo quy trình bán chịu có thực hiện đúng như Kiểm toán viên đã phỏngvấn doanh nghiệp hay không, Kiểm toán viên cần thực hiện thêm phép thử Walk-through để kiểm tra bằng cách theo dõi một vài nghiệp vụ thông qua mỗi bước trongchu trình bán chịu Cụ thể là chọn một vài nghiệp vụ và lần theo từng bước thực hiệnxem có diễn ra phù hợp với mô tả hay không

 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, Kiểm toán viên sẽ đưa ra đánh giá sơ

bộ về rủi ro kiểm soát Nếu như đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, Kiểmtoán viên phải chứng minh bằng các thử nghiệm kiểm soát

 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

 Thử nghiệm 1Mục tiêuCác hoá đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thật sự xảy ra

và quá trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định nội bộ củadoanh nghiệp (phát sinh và đầy đủ)

Các nghiệp vụ bán chịu và chính sách hưởng chiết khấu đều được xétduyệt bởi người có thẩm quyền ( mục tiêu phát sinh)

Các hoá đơn được tính giá chính xác và việc kiểm tra chúng trước khigửi đi được thực hiên một cách hữu hiệu (mục tiêu chính xác)

Việc ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách(mục tiêu ghi chép chính xác)

Cách thực hiệnChọn mẫu các hoá đơn phát hàng trong kì, đối chiếu với các đơn đặthàng, lệnh bán hàng, phiếu giao hàng, số lượng, đơn giá, chữ kí…

Trang 15

Chọn mẫu các hoá đơn rồi lần theo hoá đơn tìm đến các hợp đồng vàchính sách bán chịu của doanh nghiệp để xem xét việc xét duyệt có đượctuân thủ hay không.

Chọn mẫu hoá đơn, xem xét số tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộngtừng hoá đơn, so sánh giá trên hoá đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thờiđiểm

Lần theo các hoá đơn đã xem xét, Kiểm toán viên sẽ kiểm tra việc ghichép chúng trên sổ sách kế toán

 Thử nghiệm 2

Mục tiêuPhát hiện các nghiệp vụ hàng đã được gửi đi nhưng không lập hoá đơn(mục tiêu đầy đủ)

Cách thực hiện Chọn mẫu các phiếu giao hàng đã lập, đối chiếu với hoá đơn có liênquan Cần đặc biệt lưu ý đến số thứ tự của các đơn đặt hàng, phiếu giaohàng và hoá đơn bán hàng

 Thử nghiệm 3

Mục tiêuXem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng(mục tiêu phát sinh)

Cách thực hiện:

Chọn mẫu các chứng từ liên quan đến hàng bán bị trả lại hay giảm giáhàng bán do hàng bị hư hỏng, kiểm tra chữ kí của cấp có thẩm quyền về quytrình này Đồng thời, cần đối chiếu giữa quy trình thực tế với quy định củadoanh nghiệp

Mặt khác, cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật kí, chuyểnvào sổ cái, sổ chi tiết hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và tài khoản Nợphải thu khách hàng có liên quan

 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiểt kế lại các thử nghiệm cơ bản:Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm trên, Kiểm toán viên sẽ đánh giá mức rủi

ro cho mỗi cơ sở dẫn liệu có liên quan đến nghiệp vụ bán chịu Khi đánh giá, kiểmtoán viên cần nhận diện những yếu kém của kiểm soát nội bộ để mở rộng các thửnghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm bớt các thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm cơ bản

Là thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng về những sai lệch trọng yếu trongbáo cáo tài chính Nó bao gồm: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết

Trang 16

 Thủ tục phân tích: là kỹ thuật kiểm toán sử dụng phương pháp so sánh, các

tỷ suất, các loại chỉ số tài chính để phát hiện những trường hợp bất thường xảy ra.Một số thủ tục phân tích thường được sử dụng:

 Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc…

và xem xét các trường hợp tăng hay giảm bất thường

 So sánh doanh thu của kì này với kì trước theo từng tháng Các biếnđộng bất thường cần được giải thích nguyên nhân

 Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và sosánh với năm trước Phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng

 Thử nghiệm chi tiết

 Thử nghiệm 1: Kiểm tra thực sự phát sinh của doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ đã được ghi chép

Mục tiêuPhát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không xảy ranhưng được hạch toán trong kì

Cách thực hiệnĐối với doanh thu cung cấp dịch vụ, các chứng từ gốc chứng minhnghiệp vụ phát sinh rất đa dạng nên tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và sựhiểu biết của kiểm toán viên về kiểm soát nội bộ mà thực hiện thủ tục kiểmtoán phù hợp

Đối với doanh thu bán hàng, kiểm toán viên sẽ:

 Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên nhật

kí bán hàng với các chứng từ gốc có liên quan như đơn đặt hàng,phiếu giao hàng, hoá đơn, phiếu xuất kho…

 Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền.Đồng thời tìm hiểu việc ghi nhận doanh thu có đúng như quytrình đã mô tả không

 Thử nghiệm 2: Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các khoản doanh thu bánhàng và cung cấp dich vụ phát sinh trong kì

Mục tiêuPhát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinhnhưng không được hạch toán

Cách thực hiệnKiểm toán viên xuất phát từ những chứng từ gốc như phiếu giao hàng,phiếu xuất kho, hoặc thẻ kho đối chiếu với sổ nhật kí bán hàng, xem xét

Trang 17

nghiệp vụ chưa ghi nhận Kiểm tra kết chuyển lên sổ cái tổng hợp, bảo đảm

sự phù hợp giữa sổ chi tiết với sổ cái doanh thu

 Thử nghiệm 3: Kiểm tra sự chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu

 So sánh với phiếu giao hàng, phiếu xuất kho để biết thêm vềchủng loại và số lượng trên hoá đơn Sau đó, đối chiếu với bảnggiá, kiểm tra tính toán trên hoá đơn, nếu có trường hợp bán bằngngoại tệ thì phải xét đến tỷ giá quy đổi ra tiền Việt Nam

 Xem xét đến các khoản hưởng chiết khấu, giảm giá có phù hợpvới chính sách của doanh nghiệp hay không

Đối với các hoạt động bán hàng trả chậm, trao đổi tài sản không tương

tự, cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều niên độ, Kiểm toán viên cần phỏngvấn doanh nghiệp về phương pháp kế toán sử dụng trước, có phù hợp vớichuẩn mực và chế độ kế toán không Sau đó Kiểm toán viên sẽ kiểm tra các

dữ liệu sử dụng và việc tính toán chính xác của doanh nghiệp

 Thử nghiệm 4: Kiểm tra việc phân loại doanh thu

Mục tiêu

Phát hiện những trường hợp không phân loại đúng doanh thu dẫn đếnghi chép và trình bày sai doanh thu

Cách thực hiện

Tìm hiểu các loại hoạt động tạo ra doanh thu như:

 Doanh thu bán chịu và doanh thu bán hàng thu tiền ngay

 Doanh thu bán hàng với doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thutài chính

 Các loại doanh thu là đối tượng của các loại thuế khác nhau, cóthuế suất khác nhau, hoặc khác nhau về cơ sở xác định doanh thuchịu thuế

Xem xét chứng từ của một số nghiệp vụ tạo thu nhập, lần đến các búttoán ghi nhận nghiệp vụ để xác định tính đúng đắn trong việc phân loạidoanh thu

 Thử nghiệm 5: Kiểm tra việc khoá sổ đối với nghiệp vụ bán hàng vàcung cấp dịch vụ

Trang 18

Doanh thu cũng có thể bị ghi tăng giả tạo bằng cách ghi nhận trước mộtkhoản nào đó cho niên độ này, sang đầu niên độ sau ghi giảm khoản nàydưới hình thức hàng bán bị trả lại Kiểm toán viên sẽ tập trung vào cácnghiệp vụ trả lại hàng sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến số hàngniên độ trước, và các tài liệu xác nhận công nợ phải thu khách hàng.

 Thử nghiệm 6: Kiểm tra việc ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thuđúng kì

Trang 19

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

D&T

2.1 Khái quát về Cơng ty

2.1.1 Giới thiệu chung

Tên công ty : Công ty TNHH kiểm tốn D&T

Tên giao dịch : D&T Auditing and Consulting Company

Tên viết tắt : D&T Co., Ltd

Mã số thuế :

Trụ sở chính : 20 Le Lai, P13, Q1, Tp.HCM

Điện thoại : (84-8)

Fax : (84-8)

Hình thức sở hữu : Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Lĩnh vực kinh doanh : Cung cấp dịch vụ kiểm Toán và tư vấn

Đại diện pháp luật :

 D&T là tên giao dịch của Cơng ty TNHH Kiểm tốn D&T; hoạt động trong lĩnhvực chuyên mơn kế tốn, kiểm tốn và thẩm định giá; chuyên cung cấp các dịch vụchuyên nghiệp về kiểm tốn, tư vấn thuế, xác định giá trị doanh nghiệp, tài chính doanhnghiệp và đầu tư

 D&T đã và đang đĩng gĩp tích cực vào sự phát triển của ngành nghề kế tốn,kiểm tốn tại Việt Nam Khách hàng của D&T bao gồm các doanh nghiệp nhà nước,các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực và ngành nghềkinh doanh khác nhau; các văn phịng đại diện nước ngồi; các doanh nghiệp và dự án cĩvốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam

 Với tơn chỉ “Khách hàng là thượng đế”, D&T cam kết cung cấp những dịch vụchuyên nghiệp chất lượng; mang lại lợi ích cụ thể và hiệu quả thật sự; đĩng gĩp và hỗ trợthiết thực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Quý khách hàng; đồng thời phù hợp vớicác quy định của pháp luật hiện hành

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

 Cơng ty TNHH Kiểm Tốn D&T được thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm

2003 Mặc dù khoảng thời gian hoạt động từ khi thành lập cho đến nay tương đối ngắnnhưng với sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc cùng đội ngũ nhân viên cĩ nhiều năng lực,

Trang 20

kinh nghiệm, Công ty đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, mở rộng các loại hình dịch

vụ cũng như nâng cao chất lượng hoạt động, uy tín của công ty đối với khách hàng

 Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102049140ngày 12 tháng 4 năm 2007 do Sở kế hoạch đầu tư Tp.HCM cấp

 Được chuyển đổi theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 củaChính phủ về việc: Quy định thành lập các công ty kiểm toán độc lập và thông tư số60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn tiêu chuẩn vàđiều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán

 Ngoài ra công ty còn hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Tài chính Việt Namtheo:

 Công văn số 127/VACPA ngày 22/11/2006 của hội Kiểm toán viên hànhnghề Việt Nam về việc:Công khai danh sách các công ty Kiểm toán đủ điềukiện thực hiện kiểm toán năm 2006 và 2007

 Quyết định số 704/QĐ-UBCK ngày 18/12/2007 của Bộ tài chính về việc:Chấp thuận tổ chức Kiểm toán độc lập được kiểm toán cho các tổ chức pháthành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán

 Như vậy Công ty Kiểm toán D&T với chức năng chủ yếu là cung cấp dịch vụKiểm toán, tư vấn thuế - tư vấn tài chính Từ khi thành lập cho tới nay,công ty đã cónhiều bước phát triển nhằm mở rộng loại hình dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng hoạtđộng và uy tín đối với khách hàng Ban đầu chủ yếu cung cấp dịch vụ kiểm toán đối vớicác đơn vị hành chính sự nghiệp và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay công ty đã

và đang mở rộng dịch vụ kiểm toán các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán,cung cấp dịch vụ kiểm toán cho hầu hết các thành phần kinh tế và trong tất cả các lĩnhvực, ngành nghề kinh doanh (Ngân hàng, xây dựng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài…)

 Hiện nay, D&T có 3 văn phòng liên lạc ở Tp.Hồ Chí Minh (quận 1,quận 5 vàquận Phú Nhuận) và có văn phòng đặt tại các tỉnh: Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, với độingũ gần 160 nhân viên gồm những người có trình độ nghiên cứu sinh, thạc sỹ chuyênngành kế toán, kiểm toán, tài chính doanh nghiệp, cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp từ các trườngĐại học chuyên ngành: Kinh tế, Ngân hàng, Đại học Luật, Bách khoa, Kiến trúc, Tin học.Đội ngũ chủ chốt của D&T là những chuyên gia giàu kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp

vụ và có sự am hiểu sâu sắc về các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

2.1.3 Cơ cấu về nhân sự

2.1.3.1 Tổ chức bộ máy Công ty

Trang 21

2.1.3.2 S ơ l ư ợc các phòng ban

Hội đồng thành viên

 Điều hành, quản lý công việc kinh doanh của Công ty

 Đại diện Công ty ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán

 Kiểm soát chất lượng các dịch vụ kiểm toán, kế toán

 Soạn thảo các chính sách của Công ty

Trang 22

 Tham mưu cho Giám đốc trong những vấn đề quan trọng.

 Được ủy quyền trợ giúp và thay mặt Tổng giám đốc điều hành cáchoạt động hàng ngày tại Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng, đồngthời chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoàn thành công việcđược giao

 Kiểm soát chất luợng các dịch vụ kiểm toán, kế toán

 Soạn thảo các kế hoạch, chiến lược, chính sách, biện pháp nhằm địnhhướng phát triển Công ty

Phòng dịch vụ kế toán

 Phòng dịch vụ kế toán hiện có đội ngũ nhân viên đông đảo nhất Đứng đầu

là Giám đốc bộ phận dịch vụ kế toán, cùng với Trưởng phòng và Phó phòng có tráchnhiệm quản lý, đôn đốc nhân viên hoàn thành công việc được giao

 Công việc chính của phòng là nhận làm công việc kế toán cho các doanhnghiệp chưa có hoặc không muốn tổ chức bộ máy kế toán

Phòng dịch vụ tư vấn

 Đứng đầu phòng dịch vụ tư vấn là Giám đốc bộ phận tư vấn, cùng vớiTrưởng phòng và Phó phòng quản lý toàn bộ công việc trong phòng tư vấn Phòngdịch vụ tư vấn cũng được phân làm nhiều lĩnh vực như: tư vấn tài chính, tư vấn thuế,

tư vấn pháp lý…

 Hiện nay, nhiều nhân viên phòng tư vấn đã tốt nghiệp cao học, một sốngười đã có chứng chỉ kiểm toán viên độc lập, không ít người đã có hơn một bằngđại học Do đó, hiệu quả công việc công việc luôn ở mức cao

Phòng kế toán

Trang 23

Theo dõi sổ sách, thực hiện việc ghi chép và ra Báo cáo tài chính định kỳ.

Phòng tổ chức hành chính

 Bảo quản và lưu trữ các dữ liệu kế toán, theo dõi và kiểm tra việc thựchiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ

 Phụ trách quản lý, phân bổ nhân viên

 Đảm bảo chính sách tiền lương, thưởng và các khoản bảo hiểm xã hội chonhân viên

 Thực hiện các chức năng hành chính khác trong Công ty

Phòng IT

Quản lý mạng nội bộ công ty, quản lý và bảo mật thông tin, sửa chữa nhỏ cácthiết bị tin học văn phòng…

2.1.4 Dịch vụ chuyên nghiệp của D&T

Để thuận tiện và đáp ứng phù hợp nhất với các yêu cầu cụ thể của quý kháchhàng,các dịch vụ chuyên nghiệp của D&T được thiết kế và chuyên biệt hóa theo từngnhóm dịch vụ Các nhóm dịch vụ chuyên biệt này được đảm trách bởi những chuyên gia vànhân viên có năng lực thích hợp nhằm phục vụ một cách tối ưu cho những yêu cầu và lợiích của quý khách hàng Cụ thể các nhóm dịch vụ của D&T bao gồm như sau:

2.1.4.1 Dịch vụ kế toán

Dựa trên các thông tin, chứng từ và các số liệu do quý khách hàng cungcấp,D&T thay mặt khách hàng tổ chức và thực hiện công việc kế toán theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành, cụ thể:

 Hạch toán kế toán, ghi chép sổ kế toán

Trang 24

Kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định

 Xem xét sơ bộ trước các công việc kế toán , tìm hiểu hệ thống kiểmsoát nội bộ trước khi bộ phận kế toán thực hiện khoá sổ và kết thúc niên độ

số liệu tài chính sơ bộ do công ty lập ra

 Dựa trên các cơ sở bằng chứng và tài liệu thu thập được từ việc kiểmtoán tại văn phòng công ty sẽ tập hợp và lập ra báo cáo kiểm toán

 Đồng thời cũng đưa ra một số thư quản lý cho ban giám đốc công tytrong đó nêu lên các vấn đề yếu kém cũng như những sai sót mà phát hiện ratrong quá trình kiểm toán, đồng thời đưa ra kiến nghị và giải pháp khắcphục

 Đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản

lý hoạt động của công ty mà cho là cần thiết đối với công ty và các đơn vịthành viên

Kiểm toán quyết toán giá trị công trình

 Dịch vụ kiểm toán này được tiến hành theo những quy định của nhànước Việt Nam về chế độ đầu tư xây dựng cơ bản, chuẩn mực kiểm toánViệt Nam: những chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán phải được lập

kế hoạch và thực hiện để có việc đảm bảo hợp lý rằng báo cáo quyết toánkhông còn chứa đựng các sai sót trọng yếu

 Công việc cụ thể là:

 Hồ sơ thiết kế, hồ sơ dự toán được duyệt

 Hồ sơ hoàn công công trình, bảng quyết toán được hai bên xácnhận

 Các văn bản liên quan được cấp thẩm quyền duyệt

 Hợp đồng thi công, hợp đồng tư vấn và các hồ sơ tài liệu khác

có liên quan đến việc xây dựng công trình

Kiểm toán và soát xét nội bộ theo yêu cầu

Trang 25

2.1.4.3 Dịch vụ t ư vấn

Dịch vụ tư vấn thuế và pháp lý

Dịch vụ này bao gồm các công việc tư vấn và hỗ trợ liên quan đến các loạithuế theo quy định của pháp luật hiện hành Cụ thể nhóm dịch vụ này bao gồm:

 Hỗ trợ kê khai, quyết toán các loại thuế định kỳ

 Tư vấn về việc tuân thủ các chính sách thuế và áp dụng các ưu đãikhác theo quy định

 Tư vấn trong việc tranh chấp và khiếu nại về thuế

 Tư vấn áp dụng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần

 Hỗ trợ, tư vấn thủ tục, chính sách hải quan

 Hỗ trợ,tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nhân sự, tiền lươngnhân viên, tranh chấp hợp đồng lao động

 Tư vấn và hỗ trợ lập hồ sơ đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư,giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài

 Tư vấn thuế và pháp lý liên quan đến các loại hợp đồng như: hợpđồng mua bán thương mại, hợp đồng quản lý, hợp đồng vay vốn, thuê hoạtđộng, thuê mua, hợp đồng đại lý, hợp đồng liên doanh, hợp đồng chuyểngiao vốn, tài sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ

 Tư vấn các vấn đề liên quan đến giải thể doanh nghiệp

 Tư vấn sáp nhập, hợp nhất và chia tách doanh nghiệp

 Tư vấn, hỗ trợ cổ phần hóa doanh nghiệp

 Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

 Xem xét mô hình tài chính doanh nghiệp

 Tư vấn trong việc định giá doanh nghiệp

 Cho thuê Giám đốc Tài chính

 Tư vấn và hỗ trợ thiết lập hệ thống báo cáo phục vụ cho mục tiêuquản trị

 Cung cấp các phần mềm kế toán

 Hỗ trợ quản trị dự án

Trang 26

 Hỗ trợ trong việc nghiên cứu thị trường.

 Sọan thảo quy chế phân cấp và quản trị doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn tài chính

Dịch vụ tư vấn tài chính của D&T được đảm trách bởi những chuyên gia amhiểu về chế độ, chính sách tài chính doanh nghiệp hiện hành, đồng thời giàu kinhnghiệm thực tế trong công tác quản trị doanh nghiệp, kiểm soát tài chính.Cụ thểnhóm dịch vụ này bao gồm:

 Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp

 Tư vấn và hỗ trợ cổ phần hóa doanh nghiệp

 Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

 Xem xét các khoản nợ của doanh nghiệp

 Xem xét mô hình tài chính doanh nghiệp

 Xác định giá trị doanh nghiệp

 Dịch vụ tư vấn về kiểm soát nội bộ

 Kiểm tra và soát xét lại hệ thống kiểm soát nội bộ hiện hữu tại công

ty bao gồm hệ thống kế toán, môi trường kiểm soát và các thủ tục kiểmtoán

 Phát hiện, nêu ra các sai sót hoặc những yếu kém trong hệ thốngkiểm soát nội bộ

 Nêu ra các ảnh hưởng của các sai sót hoặc các chênh lệch được pháthiện nếu đối với việc lập Báo các tài chính cũng như trong hệ thống sổ, báocáo kế toán của công ty

 Kết quả công việc được thể hiện bằng một báo cáo cho khách hàngtrong đó nêu lên các vấn đề được phát hiện và giải pháp khắc phục

 Giúp khách hàng thiết lập và xây dựng các quy trình, thủ tục kiểmsoát phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh tại khách hàng

 Đề xuất thêm những quy trình kiểm soát thiết yếu chưa được ápdụng tại công ty

 Tư vấn trong việc xây dựng hệ thống chứng từ, sổ sách và các báobiểu kế toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về kế toán

Ngày đăng: 10/02/2015, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w