Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 196 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
196
Dung lượng
17,98 MB
Nội dung
KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG BỘ MÔN ĐỘNG LỰC Th.S NGUYỄN ĐÌNH LONG TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ NHA TRANG - 2011 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU A- KHÁI NIỆM CƠ BẢN Thiết bị thuỷ khí là môn học nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị thuỷ lực và khí nén, và ứng dụng của chúng trong hệ truyền động và điều khiển bằng thuỷ lực và khí nén. Đó là phần chuyên sâu của môn học thuỷ khí động lực kỹ thuật. Như vậy, khi nghiên cứu truyền động thuỷ khí đòi hỏi phải nghiên cứu thiết bị thuỷ khí. Truyền động thuỷ khí bắt đầu được ứng dụng nhiều từ cuối thế kỷ 19 (1880 – phanh bằng khí nén), đặc biệt truyền động thuỷ lực được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ những năm 20 của thế kỷ 20 (1920 - trong máy công cụ, 1925 - trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác, 1960 – trong tự động hoá). Thiết bị khí nén được sử dụng nhiều trong truyền động (chuyển động thẳng, chuyển động quay – dẫn động máy công tác, đo kiểm chất lượng sản phẩm) và đặc biệt là điều khiển tự động quá trình sản xuất (dây chuyền tự động) từ những năm 50 của thế kỷ 20. Thiết bị thuỷ lực trao đổi năng lượng với chất lỏng trong quá trình làm việc, trong khi đó thiết bị khí nén trao đổi năng lượng với chất khí trong quá trình làm việc. Chất lỏng và chất khí đều là một dạng vật chất có nhiều tính chất chung (nên có thể coi chất khí là một loại chất lỏng đặc biệt), chúng tiềm tàng năng lượng chủ yếu ở ba dạng chính là áp năng ( Vp. ), động năng ( 2. 2 vm ) và thế năng ( hgm ). Tổng các thành phần năng lượng của chúng được ký hiệu là E. Theo đó: hgm vm VpE 2 . . 2 Đơn vị của năng lượng thường được tính bằng Nm/s hoặc kNm/s. Song để tiện cho việc tính toán và nghiên cứu trong lĩnh vực riêng của chất lỏng, người ta chuyển sang tính cho một đơn vị trọng lượng G của chất lỏng, ký hiệu là H [được gọi là năng lượng đơn vị của chất lỏng]. Từ đó, ta có G hgm G vm G Vp G E 2 2 (0-1) trong đó: p - áp suất của chất lỏng; V - thể tích chất lỏng chiếm chỗ; M - khối lượng chất lỏng; v - vận tốc chuyển động tương đối; g - gia tốc trọng trường; G - trọng lượng riêng của chất lỏng, gmG . . Ta có G E H , với gmG . nên (0-1) được viết lại: G hgm gG gvm G Vp H .2 . 2 Hay h g vp H 2 2 (0-2) 2 H được gọi là cột áp của một trạng thái của chất lỏng, đơn vị tính thường là mét cột chất lỏng. Các cột áp thành phần có tên gọi như sau: p - cột áp áp năng, g v 2 2 - cột áp động năng, h - cột áp thế năng. B- PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN CỦA CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ B.1- Phương trình cơ bản của chất lỏng Nếu chất lỏng là loại lý tưởng (độ nhớt bằng không) lưu động từ điểm đầu (1) sang điểm cuối (2) không bị mất mát năng lượng (không trao đổi năng lượng với bên ngoài) thì ta có 21 EE hay 21 HH , nghĩa là 2 2 22 1 2 11 22 h g vp h vp Từ đó, phương trình (0-2) được viết dưới dạng chung là: consth g vp 2 2 (0-3). Đó là phương trình Becnuli được viết cho chất lỏng ở dạng tổng quát. Đối với chất lỏng thực (độ nhớt khác 0), nếu trường hợp nó chuyển động từ điểm 1 sang điểm 2 không có trao đổi năng lượng với bên ngoài, cột áp ổn định thì vẫn phải chi phí một phần năng lượng vào việc thắng sức cản dọc đường và một số tổn thất cục bộ. Giá trị tổn thất này được gọi là tổn thất cột áp, ký hiệu là h tt . Lúc này, phương trình được viết như sau: )21(2121 tttt hHHEEE Hay )21(2 2 22 1 2 11 22 tt hh g vp h vp Tổn thất thuỷ lực bao gồm tổn thất dọc đường h và tổn thất cục bộ h hhh tt )21( , g v d l h 2 2 và g v h 2 . 2 trong đó: - hệ số tổn thất dọc đường; l - chiều dài đoạn ống mà dòng chất lỏng chảy qua; d - đường kính trong của ống; v - tốc độ trung bình của dòng chảy; - hệ số tổn thất cục bộ. Trong thực tế, thường đường ống có nhiều đoạn có kích thước khác nhau và có nhiều bộ phận phụ nên tổn thất thuỷ lực có dạng chung như sau: hhh tt hay g v g v d l h i n i i i n i i i tt 2 . 2 2 1 2 1 Một số ít trường hợp, đối với dòng chất lỏng thực ( 0 ) chảy không ổn định ( varv ), do tồn tại quán tính (nghĩa là chất lỏng chuyển động có gia tốc a) nên phương trình cân bằng năng lượng tổng quát có dạng sau: qttt HhHH )21(21 Đối với bơm, cột áp của nó có dạng: G EE H vaora b hay vaorab HHH 3 ) 2 () 2 ( 1 2 11 2 2 22 h g vp h vp H b Vì dòng chảy tại cửa vào và cửa ra của bơm là dòng chảy rối nên ) 2 . () 2 . ( 1 1 2 11 2 2 2 22 h g vp h vp H b trong đó: 1 - hệ số điều chỉnh động năng ở cửa vào; 2 - hệ số điều chỉnh động năng ở cửa ra. Công thức tính cột áp của bơm có thể viết lại như sau: ) 2 . 2 . ()( 1 2 12 2 2 21 12 g v g v hh pp H b Tổng thành phần )( 21 12 hh pp được gọi là cột áp tĩnh, )( 21 12 hh pp H t và ) 2 . 2 . ( 1 2 12 2 2 g v g v được gọi là cột áp động, ) 2 . 2 . ( 1 2 12 2 2 g v g v H d . Ta có dtb HHH Nếu dòng chảy liên tục và không phân nhánh thì lưu lượng dòng chảy trong ống là không đổi: vFQ . (0-4) trong đó: F - diện tích tiết diện của dòng chảy; v – tốc độ dòng chảy tại tiết diện tương ứng. Đó chính là phương trình lưu lượng. Phương trình liên tục (dòng chảy không có điểm dừng, không phân nhánh) có dạng: constvFQ . (0-5) Phương trình Becnuli và phương trình liên tục là hai phương trình cơ bản của chất lỏng. B.2- Phương trình cơ bản của chất khí Phương trình trạng thái của khí lý tưởng có dạng: TRvp (0-6) trong đó: p – áp suất tuyệt đối, N/m 2 ; v - thể tích riêng của khí, m 3 /kg; R - hằng số khí, J/kg 0 K; T – nhiệt độ tuyệt đối, 0 K. Trong thực tế, nếu một loại khí nào đó có nhiệt độ T cao hơn nhiệt độ tới hạn T th rất nhiều và ở áp suất rất thấp thì có thể coi là khí lý tưởng. Đối với loại khí có nhiệt độ T gần với nhiệt độ tới hạn T th và có áp suất cao thì không thể coi là khí lý tưởng. Do đó, trong tính toán phải dùng phương trình trạng thái của khí thực sau: TRbvp .)(. (0-7) Hoặc TRvp (0-8) trong đó: – hệ số nén ép, đối với khí lý tưởng thì 1 ; b - hiệu số thể tích của khí thực và khí lý tưởng ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. 4 Quan hệ giữa và b là TR bp . . 1 )1(. . p TR b (0-9) Ngoài ra, người ta còn dùng chỉ số sai lệch độ nén ép: p T R b vp b 1 . 273273. 00 (0-10) Từ đó .273Rb 1 .273 T p Như vậy thể tích riêng của khí thực được xác định theo công thức: R p T Rv 273. , m 3 /kg (0-11) Khi tính toán, các giá trị nhận được bằng cách tra đồ thị trong tài liệu chuyên ngành. C- TÍNH CHẤT CỦA CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ 1- Tính chất chung Chất lỏng và chất khí có tính liên tục và dễ di động, bản thân chất lỏng không có hình dạng nhất định và lấy theo hình dạng bình chứa hay ống dẫn. Các chất lỏng “nước” là loại chất lỏng có tính chống nén cao (thể tích thay đổi không đáng kể khi áp suất thay đổi lớn). Chất khí có thể tích phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ, là chất nén được và chiếm hết không gian của bình chứa hoặc ống dẫn nó. 2- Khối lượng riêng và trọng lượng riêng Khối lượng riêng là khối lượng của một đơn vị thể tích chất lỏng V M (0-12) trong đó: M - khối lượng của chất lỏng; V - thể tích của chất lỏng. Chất lỏng có khối lượng M chiếm một thể tích V, chịu sức hút của trái đất với gia tốc trọng trường g thì có trọng lượng gMG . . Theo đó, trọng lượng riêng của chất lỏng được xác định theo công thức: g V G . (0-13) Trong thực tế, đối với chất lỏng “nước”, người ta còn dùng khái niệm tỷ trọng , đó là tỷ số giữa trọng lượng riêng của chất lỏng với trọng lượng riêng của nước ở nhiệt độ 4 0 C: nuoc (0-14) 3- Tính nén được và tính giãn nở của chất lỏng Tính nén được là tính làm giảm thể tích của chất lỏng khi thay đổi áp suất. Tính nén được được đặc trưng bởi hệ số nén p , là sự thay đổi thể tích tương đối khi áp suất thay đổi đi một đơn vị. 5 0 . 1 V V p p , m 2 /N (0-15) trong đó: Dấu “ - ” chỉ ra rằng sự thay đổi về thể tích và áp suất luôn ngược nhau; V 0 - thể tích ban đầu của chất lỏng; V - lượng thay đổi thể tích của chất lỏng, 0 VVV ; p - lượng thay đổi áp suất của chất lỏng, 0 ppp . Trong kỹ thuật, người ta thường dùng nghịch đảo của hệ số nén, gọi là môđun đàn hồi của chất lỏng, ký hiệu là E: p E 1 , N/m 2 (0-16) Hệ số nén của chất lỏng nói chung phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ. Chẳng hạn tính trung bình đối với nước ở nhiệt độ và áp suất bình thường thì 28 /10.2 mNE , khi áp suất tăng lên 1 N/m 2 thì thể tích của nước giảm đi 8 10.21 lần nên có thể coi nước không nén được. Tính giãn nở là tính chất của chất lỏng thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi. Sự giãn nở vì nhiệt được đặc trưng bởi hệ số giãn nở t , là sự thay đổi tương đối của thể tích khi nhiệt độ thay đổi đi một độ. 0 . 1 V V T t , m 2 /N (0-17) trong đó: V 0 - thể tích ban đầu của chất lỏng; V - lượng thay đổi thể tích của chất lỏng, 0 VVV ; T - lượng thay đổi áp suất của chất lỏng, 0 TTT . Chất khí có tính nén được khi tăng áp suất và giãn nở khi tăng thể tích. 4- Sự trao đổi nhiệt lượng và khối lượng Khác với chất lỏng lý tưởng, ở chất lỏng thực xảy ra quá trình trao đổi nhiệt lượng và khối lượng. Sự truyền nhiệt được đặc trưng bằng định luật Furiê: dn dT q q . (0-18) Còn sự truyền khối lượng được đặc trưng bằng định luật Fich: dn dC Dm . (0-19) trong đó: q, m - nhiệt lượng và khối lượng truyền qua một đơn vị diện tích bề mặt tiếp xúc trong một đơn vị thời gian, gọi là dòng nhiệt và dòng khối lượng ; T, C - nhiệt độ và nồng độ của chất lỏng; q , D - hệ số dẫn nhiệt và hệ số khuếch tán. 5- Tính nhớt Tính nhớt là thuộc tính của chất lỏng cản trở sự biến dạng trượt của bản thân nó, hay nói cách khác là thuộc tính của chất lỏng cản trở lại lực trượt (lực cắt). Tính nhớt là nguyên nhân cơ bản gây ra lực cản trong của chất lỏng. Thuộc tính đó không xuất hiện khi chất lỏng ở trạng thái tĩnh, mà chỉ xuất hiện khi chất lỏng chuyển động. Tính nhớt được đánh giá qua độ nhớt động và độ nhớt động lực . 6 6- Tính đàn hồi Khi được giữ trong một bình chứa kín, chất khí tác dụng lên tất cả các phần tử của thành bình một áp suất bằng nhau tại mọi điểm. 7 CHƯƠNG 1 TRUYỀN ĐỘNG VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG THỦY KHÍ 1.1- KHÁI NIỆM CHUNG Truyền động là tổ hợp các cơ cấu dùng để truyền chuyển động, thông thường có biến đổi tốc độ và mômen quay tương ứng. Nhờ việc áp dụng truyền động giúp giải quyết được một số yêu cầu như thay đổi tốc độ, chiều chuyển động, biến đổi dạng hay qui luật chuyển động, dùng một động cơ lai nhiều máy công tác. Theo đó, truyền động thủy lực là tổ hợp các cơ cấu thủy lực (bao gồm cả bơm thủy lực và động cơ thủy lực) dùng để truyền cơ năng từ bộ phận dẫn động đến các bộ phận công tác bằng năng lượng thuỷ lực, trong đó có thể có biến đổi vận tốc, lực, mômen và biến đổi dạng hay qui luật chuyển động. Tùy theo nguyên lý làm việc, truyền động thủy lực được chia làm 2 loại: truyền động thủy động và truyền động thủy tĩnh (thể tích). Trong truyền động thủy động, việc truyền cơ năng từ bộ phận dẫn động đến bộ phận bị dẫn chủ yếu được thực hiện bằng động năng của dòng môi chất công tác (dầu thủy lực) tuần hoàn. Truyền động thủy động bao gồm bơm ly tâm và tuabin thủy lực được bố trí sát nhau sao cho các bánh công tác của chúng tạo thành một khoang hình xuyến chứa đầy môi chất công tác. Thiết bị truyền động thủy động bao gồm 2 dạng: khớp nối thủy lực và biến tốc thủy lực (truyền động vô cấp). Truyền động thủy động được dùng phổ biến trong hệ thống truyền lực ôtô, xe lửa, thiết bị động lực tàu thủy, … Trong truyền động thủy tĩnh, việc truyền cơ năng giữa các bộ phận máy chủ yếu nhờ áp năng của dòng chất lỏng làm việc (môi chất công tác); chuyển động của các bộ phận máy có thể là chuyển động tịnh tiến qua lại, chuyển động xoay qua lại hay chuyển động quay. Các khâu động chủ yếu của truyền động thủy tĩnh là bơm thủy lực thể tích và động cơ thủy lực thể tích. Truyền động thủy lực thủy tĩnh có rất nhiều dạng khác nhau được dùng phổ biến trong các ngành chế tạo máy, máy công trình, … và các hệ thống điều khiển tự động. Điều khiển là một tổ hợp các tác động được chọn trên cơ sở thông tin xác định, nhằm duy trì hay thay đổi sự hoạt động của đối tượng theo chương trình có sẵn hay theo mục tiêu hoạt động. Theo năng lượng sử dụng ta có điều khiển bằng cơ khí (bằng tay), điều khiển bằng thuỷ lực, điều khiển bằng khí nén và điều khiển bằng điện. Theo mức độ tự động ta có điều khiển tại chỗ, điều khiển từ xa và điều khiển tự động. Theo đó, điều khiển bằng thuỷ lực là một tổ hợp các tác động làm thay đổi chế độ hoạt động của đối tượng điều khiển thông qua năng lượng trung gian là thuỷ lực. Truyền động và điều khiển bằng khí nén cũng tương tự như thuỷ lực, chỉ khác ở chỗ là không khí nén sau khi làm việc được xả ra ngoài. Do đó, sơ đồ nguyên lý và thiết bị có phần đơn giản hơn. 1.2- TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC THUỶ ĐỘNG Phương thức truyền động thuỷ lực thuỷ động ra đời từ lâu và được áp dụng rộng rãi vì có nhiều ưu điểm và ngày càng được cải tiến. Nguyên lý cơ bản của hệ truyền động này được thể hiện trên hình 1-1. 8 Nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động thuỷ lực thuỷ động rất đơn giản. Khi động cơ lai bơm ly tâm hoạt động, môi chất công tác (ở dạng lỏng) từ két chứa được bơm ly tâm hút và truyền cơ năng (ở dạng động năng và áp năng). Môi chất mang năng lượng này được đưa đến tuabin thuỷ lực và truyền lại cơ năng cho cánh tuabin làm quay trục. Sau khi ra khỏi tuabin, môi chất công tác được đưa về két chứa chuẩn bị cho vòng tuần hoàn tiếp theo. Hình 1.1- Sơ đồ nguyên lý hệ thống truyền động thuỷ lực thuỷ động a) Sơ đồ truyền động thuỷ động; b) Cấu tạo biến tốc thuỷ lực Theo đó, cơ năng trên trục động cơ được truyền cho máy công tác nhờ môi chất công tác làm trung gian. Truyền động thủy lực thủy động được dùng để cải thiện đặc tính kéo và trong trường hợp riêng để đảm bảo việc đảo chiều quay của máy công tác. Thiết bị truyền động thuỷ lực thuỷ động gồm có hai loại là khớp nối thuỷ lực và biến tốc thuỷ lực. Khớp nối thuỷ lực chỉ thực hiện chức năng truyền công suất, còn biến tốc thuỷ lực có thêm chức năng biến đổi tốc độ quay (tương ứng là mômen quay). 1.2.1- Khớp nối thuỷ lực Khớp nối thủy lực được dùng để tạo ra mối ghép đàn hồi giữa động cơ và máy công tác, cũng như khả năng tách ly các trục. Việc truyền mômen trong khớp nối thủy lực xảy ra không có sự thay đổi trị số và dấu của nó. Trong một vài trường hợp, người ta bố trí hai khớp nối thủy lực để đảo chiều quay của trục máy công tác. Trong khớp nối thủy lực, người ta dùng môi chất công tác là dầu khoáng. Động năng của nó được dùng để truyền mômen quay do động cơ sản ra. Sơ đồ nguyên lý của khớp nối thủy lực được thể hiện trên hình 1-2. Trong trường hợp khớp nối thủy lực được đổ đầy môi chất công tác, khi bánh bơm quay, môi chất ở trong các rãnh cánh, dưới tác dụng của lực ly tâm sẽ dịch chuyển dọc theo rãnh cánh từ tâm bánh bơm đến mép ngoài. Nhờ đó, nó nhận được cơ năng do bánh bơm truyền cho, làm tăng động năng của nó. Sau đó, môi chất đi đến cánh tuabin thủy lực, tại đây xảy ra sự biến đổi động năng của nó thành cơ năng của trục bị dẫn. 9 Nếu xả hết môi chất công tác ra khỏi khớp nối thủy lực thì trục bị dẫn dừng lại. Khi khớp nối làm việc, do có nội ma sát nhớt nên một phần cơ năng biến thành nhiệt năng làm cho môi chất công tác nóng lên. Do vậy, người ta thường trang bị thêm hệ thống làm mát cho khớp nối. Hình 1.2- Sơ đồ nguyên lý khớp nối thủy lực và đặc tính tải - tốc độ của nó a) Sơ đồ nguyên lý khớp nối thủy lực 1. Trục bị dẫn; 2. Bánh tuabin; 3. Bánh bơm (ly tâm); 4. Vỏ; 5. Trục dẫn b) Đặc tính tải - tốc độ của khớp nối thủy lực 1. Đặc tính chân vịt; 2. Đặc tính động cơ Ngoài tổn thất công suất ở dạng nhiệt nêu trên, còn có tổn thất công suất do ma sát trên gối đỡ nên công suất và tốc độ quay của trục bị dẫn nhỏ hơn trục dẫn: 12 NN và 12 nn Độ trượt của khớp nối thủy lực s, % được tính theo công thức: %100. 1 21 n nn s (1-1) Hiệu suất của khớp nối thủy lực: 1 2 N N kntl (1-2) Quan hệ giữa độ trượt và hiệu suất của khớp nối như sau: 100 1 s kntl (1-3) Khi khớp nối thủy lực chứa đầy môi chất công tác và làm việc ở chế độ định mức thì độ trượt của nó là )%32( s , do đó )98,097,0( kntl . Khi tải càng tăng thì s càng tăng. Khi tăng tốc độ quay trục dẫn thì đặc tính của nó thoải hơn. Khi tốc độ quay trục bị dẫn 1 n không đổi, nếu giảm lượng dầu thuỷ lực (môi chất công tác) trong khớp nối thì đặc tính công tác của nó thoải hơn (Hình 1-2.b), kết quả cho độ trượt tăng và tốc độ quay trục bị dẫn giảm ( là hệ số nạp đầy môi chất công tác). Khớp nối thủy lực có ưu điểm là có khă năng chịu quá tải. 1.2.2- Biến tốc thuỷ lực [...]... nén Thông thường, các hệ truyền động khí nén được phân loại theo các dấu hiệu sau: 1) Theo dạng chuyển động mà cơ cấu chấp hành thực hiện Truyền động khí nén chuyển động tịnh tiến (với cơ cấu chấp hành kiểu xilanh lực khí nén) và truyền động khí nén chuyển động quay (với cơ cấu chấp hành kiểu động cơ rôto khí nén) 2) Theo số lượng cơ cấu chấp hành khí nén có hệ truyền động khí nén với một hoặc nhiều... khiển có hệ truyền động khí nén điều khiển bằng điện, điều khiển bằng khí nén và điều khiển cơ hoặc kết hợp 4) Theo tính chất làm việc của cả hệ thống có các hệ truyền động khí nén làm việc liên tục, hệ truyền động khí nén làm việc theo chế độ ngắt quãng và chế độ xung 5) Theo tính chất làm việc của cơ cấu chấp hành có hệ truyền động khí nén tác động một phía và hệ truyền động khí nén tác động hai phía... lớn Chính vì vậy, truyền động thủy lực thủy động với biến tốc thủy lực có phạm vi sử dụng hẹp, được sử dụng trong các hệ truyền động ôtô và tàu thuỷ 1.3- TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC THỂ TÍCH Truyền động thủy lực thể tích bắt đầu được sử dụng từ đầu thế kỷ 20 Lúc đầu nó được dùng chủ yếu để thực hiện chuyển động thẳng với công suất nhỏ, sau đó là chuyển động quay Truyền động thủy lực thể tích được sử dụng... dòng khí từ nguồn đến các khoang làm việc của cơ cấu chấp hành và xả khí từ đó ra ngoài khí quyển 27 c)- Thiết bị điều khiển - được sử dụng để tạo lập và đảm bảo trình tự làm việc của các bộ phận công tác tương ứng với quy luật chuyển động cần thiết của chúng Tùy theo nguyên lý làm việc, truyền động khí nén được chia làm 2 loại: truyền động khí động và truyền động thể tích Trong truyền động khí động, ... khí động, việc truyền cơ năng từ bộ phận dẫn động đến bộ phận bị dẫn chủ yếu được thực hiện bằng động năng của dòng khí nén Trong truyền động khí nén thể tích, việc truyền cơ năng giữa các bộ phận máy chủ yếu nhờ áp năng của dòng khí nén; chuyển động của các bộ phận máy có thể là chuyển động tịnh tiến qua lại, chuyển động xoay qua lại hay chuyển động quay Các khâu động chủ yếu của truyền động thể tích... của động cơ thủy lực là Q0d và lưu lượng thực tế của nó là Qd Qd q d nd thì hiệu suất của động cơ thủy lực: Qd Qd Qod Nếu không kể đến lượng dầu rò rỉ ở các mối nối, các van thì tổn thất thể tích (lưu lượng) trong hệ thống thủy lực ở bơm thủy lực và động cơ thủy lực là: Q Qb Qd 2- Tổn thất cơ khí Tổn thất cơ khí trong hệ thống thủy lực cũng bao gồm tổn thất cơ khí của bơm thủy lực và động cơ thủy. .. + Truyền động khí nén (a) + Truyền động điện - khí nén (b) + Truyền động điện - cơ (c) + Truyền động điện (e) + Truyền động thuỷ lực (f) a b c d e f - khả năng ứng dụng thích hợp - có thể ứng dụng trong trường hợp đặc biệt - có thể ứng dụng - không thể ứng dụng Khuynh hướng sử dụng kết hợp các hệ thống điện- điện tử và khí nén, … cho phép mở rộng một cách đáng kể lĩnh vực ứng dụng các hệ truyền động. .. lĩnh vực ứng dụng các hệ truyền động khí nén, đặc biệt là trong lĩnh vực tự động hoá các quá trình sản xuất và công nghệ khác nhau Truyền động khí nén cũng giống như truyền động thuỷ lực, là tổ hợp các cơ cấu khí nén (bao gồm cả máy nén khí và động cơ khí nén) dùng để truyền cơ năng từ bộ phận dẫn động đến các bộ phận công tác bằng cách dùng khí nén làm vật trung gian truyền năng lượng, trong đó có thể... chuyển động Thành phần cơ bản của hệ truyền động khí nén là thiết bị sử dụng năng lượng khí nén Tính chất vật lý của khí nén được thể hiện ở đây dưới dạng áp suất khí tác động lên bề mặt của các phần tử cơ học động (pittông, con trượt, màng, …) hoặc dưới dạng hiệu ứng khí động học (trong các phần tử tự động tia khí nén, …) Nói cách khác, tập hợp toàn bộ các thiết bị khí nén được liên hệ và tác động qua... suất cao [itl (1 : 3,33 1 : 4,00)] Ở mức tỷ số truyền không lớn, hiệu suất truyền động ít giảm Thông thường, biến tốc thủy lực là bộ phận cấu thành của truyền động thủy lực được kết hợp với khớp nối thuỷ lực người ta thường sử dụng truyền động thủy động cùng với bánh răng nhằm mục đích giảm kích thước của bộ truyền Tỷ số truyền chung của kiểu truyền động phối hợp này là: bttl v m 10 ic n2 n1 (1-6) . luật chuyển động. Tùy theo nguyên lý làm việc, truyền động thủy lực được chia làm 2 loại: truyền động thủy động và truyền động thủy tĩnh (thể tích). Trong truyền động thủy động, việc truyền cơ. bị truyền động thủy động bao gồm 2 dạng: khớp nối thủy lực và biến tốc thủy lực (truyền động vô cấp). Truyền động thủy động được dùng phổ biến trong hệ thống truyền lực ôtô, xe lửa, thiết bị động. vì vậy, truyền động thủy lực thủy động với biến tốc thủy lực có phạm vi sử dụng hẹp, được sử dụng trong các hệ truyền động ôtô và tàu thuỷ. 1.3- TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC THỂ TÍCH Truyền động thủy lực