1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thực hành hàn

67 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

1 LỜI NÓI ĐẦU Thực hành cơ khí là nội dung không thể thiếu được đối với sinh viên các ngành kỹ thuật liên quan đến cơ khí, nhằm mục đích bước đầu hình thành những kỹ năng cơ bản đối với một số nghề cơ khí, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên hình thành và phát triển tư duy công việc về sau, giúp sinh viên khi ra tiếp xúc với thực tế, biết lựa chọn được phương pháp chế tạo hoặc sửa chữa tối ưu nhất. Mặt khác, để từng bước quy chuẩn hóa nội dung chương trình, đảm bảo tính khoa học, hệ thống, ổn định và phù hợp với thực tế, nâng cao chất lượng đào tạo, đội ngũ Giáo viên hướng dẫn thực hành Xưởng Thực tập Cơ khí – Trường Đại học Nha Trang đã tham khảo các tài liệu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tài liệu thực hành của một số Trường Đại học và Dạy nghề, cộng với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn thực hành để biên soạn GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH CƠ KHÍ. Nội dung giáo trình giới thiệu 4 nghề mà sinh viên được thực hành trong đợt thực tập tại Xưởng Cơ khí: 1. Thực hành Hàn, do ThS. Vũ Phương biên soạn. 2. Thực hành Tiện, do ThS. Phan Quang Nhữ biên soạn. 3. Thực hành Rèn, do KS. Phạm Đình Trọng biên soạn. 4. Thực hành Nguội, do ThS. Phan Quang Nhữ biên soạn. Ở mỗi nội dung nghề đều có phần LÝ THUYẾT NGHỀ, tóm tắt lại những kiến thức lý thuyết cơ bản nhất của nghề đó, giúp sinh viên nhanh chóng nắm bắt và thực hiện được các thao tác thực hành đúng yêu cầu kỹ thuật, đồng thời cũng từ đó tạo điều kiện cho sinh viên có thể thiết lập các Quy trình công nghệ thực hiện các bài tập thực hành, cũng như phục vụ sản xuất sau này. Phần BÀI TẬP THỰC HÀNH bao gồm những bài tập tạo ra chi tiết hoặc sản phẩm có kết cấu đơn giản, giúp sinh viên tập luyện các thao tác cơ bản đúng yêu cầu kỹ thuật, bước đầu hình thành kỹ năng đối với một số nghề cơ khí, phục vụ cho công tác chuyên môn sau này. Phụ thuộc vào thời gian thực tập của mỗi lớp, mà số lượng bài tập sẽ được thực hiện cho phù hợp. Giáo trình được soạn phù hợp với thời gian thực tập và cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện có tại Xưởng Thực tập Cơ khí – Trường Đại học Nha Trang, chủ yếu phục vụ cho Thực tập cơ khí của sinh viên trong Trường; nhưng đây cũng là một tài liệu bổ ích, dễ đọc, dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng bước đầu làm quen và thực hành các nghề cơ khí. Trong quá trình biên soạn giáo trình, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do trình độ có hạn và vì nhiều lý do khác nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo có kinh nghiệm, của các bạn đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Giáo trình sẽ liên tục được bổ sung cho phù hợp với sự đầu tư cơ sở vật chất ngày càng hiện đại của Nhà trường, đồng thời cũng phù hợp với nhu cầu thực tế ngày càng đa dạng và phong phú của xã hội. Xin chân thành cảm ơn! XƯỞNG THỰC TẬP CƠ KHÍ 2 MỤC LỤC Lời nói đầu Mục lục THỰC HÀNH HÀN Phần 1. Hàn hồ quang tay L ý thuyết nghề Bài 1. Thực chất, đặc điểm và công dụng của hàn hồ quang tay Bài 2. Phương pháp gây hồ quang và phân loại hàn hồ quang tay Bài 3. Que hàn thép Bài 4. Máy hàn điện Bài 5. Công nghệ hàn hồ quang tay Bài 6. Khuyết tật hàn Bài 7. Kiểm tra chất lượng liên kết hàn Bài 8. An toàn lao động trong hàn điện Bài tập thực hành hàn hồ quang Bài tập 1. Vận hành máy hàn, tập gây và duy trì hồ quang hàn Bài tập 2. Hàn bằng trên mặt phẳng Bài tập 3. Hàn bằng giáp mối Bài tập 4. Hàn bằng lấp góc Bài tập 5. Hàn đắp mặt phẳng Bài tập 6. Hàn đắp trục Bài tập 7. Hàn leo trên mặt phẳng Phần 2. Hàn khí L ý thuyết nghề Bài 1. Thực chất, đặc điểm và ứng dụng của hàn khí Bài 2. Khí hàn và thiết bị dùng trong hàn khí Bài 3. Công nghệ hàn khí Bài 4. Cắt bằng ngọn lửa khí cháy với ôxy Bài 5. An toàn lao động trong hàn và cắt khí Bài tập thực hành hàn khí Bài tập 1. Tập lấy lửa và nung chảy kim loại Bài tập 2. Hàn bằng giáp mí không dùng que hàn Bài tập 3. Hàn bằng giáp mí có dùng que hàn Bài tập 4. Hàn đứng có dùng que hàn Bài tập 5. Hàn ống nằm ngang, xoay được Bài tập 6. Cắt bằng ngọn lửa axêtylen với ôxy Tài liệu tham khảo THỰC HÀNH TIỆN Bài 1. Khái niệm cơ bản về nghề tiện Bài 2. Điều khiển và điều chỉnh máy tiện T6M16 Bài 3. Gia công mặt trụ và tiện mặt đầu Bài 4. Tiện trụ bậc Bài 5. Khoan lỗ - Tiện lỗ suốt - Tiện lỗ bậc Bài 6. Tiện rãnh vuông Trang 1 2 4 5 5 5 6 9 10 13 21 26 30 32 32 33 36 37 39 41 42 45 45 45 45 50 53 57 59 59 60 61 62 63 64 65 66 67 74 87 98 102 107 3 Bài 7. Tiện côn ngoài Bài 8. Cắt ren tam giác ngoài Tài liệu tham khảo THỰC HÀNH RÈN L ý thuyết nghề Bài 1. Khái niệm và đặc điểm của rèn tự do Bài 2. Nung kim loại Bài 3. Thiết bi rèn Bài 4. Các nguyên công cơ bản Bài 5. An toàn lao động khi rèn Bài tập thực hành Bài tập 1. Rèn đục bằng Bài tập 2. Rèn thân dao tiện Bài tập 3. Rèn phôi clê Bài tập 4. Rèn phôi búa nguội Tài liệu tham khảo THỰC HÀNH NGUỘI L ý thuyết nghề Bài 1. Khái niệm chung về nghề nguội Bài 2. Vạch dấu Bài 3. Đục kim loại Bài 4. Dũa kim loại Bài 5. Cưa cắt kim loại Bài 6. Khoan kim loại Bài 7. Cắt ren Bài 8. Tổ chức nơi làm việc và an toàn lao động Bài tập thực hành Bài tập 1. Đục mặt phẳng Bài tập 2. Dũa mặt phẳng song song và thẳng góc Bài tập 3. Cưa kim loại Bài tập 4. Khoan hai lỗ song song Bài tập 5. Hoàn chỉnh búa nguội Bài tập 6. Cắt ren Tài liệu tham khảo 110 114 120 121 122 122 122 125 128 132 133 133 134 135 136 137 138 139 139 142 145 148 152 154 159 162 164 164 165 165 166 167 168 170 4 THỰC HÀNH HÀN 5 PHẦN 1. HÀN HỒ QUANG TAY LÝ THUYẾT NGHỀ BÀI 1. THỰC CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA HÀN HỒ QUANG TAY 1. Thực chất của hàn hồ quang tay Hàn hồ quang tay là một trong những phương pháp hàn nóng chảy dùng năng lượng của hồ quang điện nung nóng kim loại chỗ cần nối và của điện cực hàn đến trạng thái nóng chảy, sau khi kim loại lỏng kết tinh sẽ tạo thành mối hàn. Trong quá trình hàn, mọi thao tác như: gây hồ quang, dịch chuyển điện cực.v.v. để hoàn thành chiều dài mối hàn đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay, nên có tên gọi: Hàn hồ quang tay. Sơ đồ nguyên lý quá trình hàn hồ quang tay được giới thiệu trên hình 1.1 Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý quá trình hàn hồ quang tay 2. Đặc điểm hàn hồ quang tay 2.1. Ưu điểm - Cho phép thực hiện các mối hàn ở mọi vị trí trong không gian. - Tiết kiệm kim loại, giảm được thời gian và giá thành chế tạo kết cấu, có thể nối được những kim loại có tính chất khác nhau. - Độ bền mối hàn cao, kín và giảm được tiếng ồn khi sản xuất - Thiết bị dễ vận hành, dễ sửa chữa, bảo dưỡng và mức độ đầu tư thấp. - Được sử dụng phổ biến ở tất cả các nước bởi tính linh hoạt, tiện lợi và đa năng. 6 2.2. Nhược điểm - Chất lượng và năng suất hàn hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ tay nghề và kinh nghiệm của người thợ hàn. - Sau khi hàn trong mối hàn xuất hiện ứng suất dư, vật hàn hay bị biến dạng, tổ chức kim loại mối hàn không đồng đều do đó làm giảm khả năng chiụ tải động của mối hàn. - Năng suất hàn tương đối thấp (do phải sử dụng dòng hàn hạn chế). - Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người thợ hàn (chịu tác động trực tiếp của khói, ánh sáng và nhiệt của hồ quang). 3. Công dụng của hàn hồ quang tay Công nghệ hàn đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của công nghiệp hiện đại, như: - Chế tạo: nồi hơi, bình chứa, tàu thuyền, vỏ máy, toa xe, … - Sửa chữa: xi-lanh rạn, bánh răng nứt, chi tiết bị mòn, vật đúc bị khuyết, - Xây dựng: nhà xưởng kết cấu thép, …. - Giao thông vận tải: cầu, cống, …. - Dân dụng: giường, tủ, bàn ghế, … BÀI 2. PHƯƠNG PHÁP GÂY HỒ QUANG VÀ PHÂN LOẠI HÀN HỒ QUANG TAY 1. Phương pháp gây hồ quang 1.1. Hồ quang hàn Hồ quang là hiện tượng phóng điện cực mạnh và liên tục qua môi trường khí đã bị ion hóa giữa các điện cực. Hồ quang do nguồn điện hàn tạo ra được gọi là hồ quang hàn (Hình 2.1). Hai đặc tính của hồ quang là: nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh. 1.2. Các phương pháp gây hồ quang hàn Hình 2.2. Các phương pháp gây hồ quang hàn a) Phương pháp mổ thẳng; b) Phương pháp ma sát. Hình 2.1. Cấu tạo của hồ quang 7 1.2.1. Phương pháp mổ thẳng (Hình 2.2a) Cho que hàn tiếp xúc với vật hàn theo phương vuông góc (vị trí 1). Nhấc điện cực lên khỏi vật hàn 3 ÷ 5mm sẽ hình thành hồ quang (vị trí 2). Duy trì cho hồ quang cháy ở khoảng cách l hq = 2 ÷ 4mm (vị trí 3). 1.2.2. Phương pháp ma sát (Hình 2.2b) Đặt nghiêng điện cực so với bề mặt vật hàn một góc (vị trí 1), cho đầu que hàn quẹt nhẹ lên bề mặt vật hàn và đưa về vị trí thẳng góc với nó để hình thành hồ quang (vị trí 2) và giữ cho hồ quang cháy ổn định ở khoảng cách l hq = 2 ÷ 4mm (vị trí 3). 2. Phân loại hàn hồ quang tay và đặc điểm của chúng 2.1. Phân loại theo điện cực hàn - Hàn hồ quang tay bằng điện cực nóng chảy; - Hàn hồ quang tay bằng điện cực không nóng chảy. Hình 2.3. Sơ đồ phân loại hàn hồ quang tay Hàn hồ quang tay bằng điện cực nóng chảy có thuốc bọc được dùng phổ biến hiện nay (theo tiếng Anh: Shielded Metal Arc Welding (SMAW)) (Hình 2.3a). Trong giáo trình này, thống nhất dùng thuật ngữ que hàn để chỉ điện cực kim loại nóng chảy có thuốc bọc dùng trong hàn hồ quang tay. Kim loại mối hàn được hình thành ở đây là do kim loại của que hàn và vật hàn tạo nên. Khi hàn bằng điện cực không nóng chảy (điện cực than, grafit, volfram,…), mối hàn hình thành có thể chỉ do kim loại của bản thân vật hàn hoặc có thêm kim loại bổ sung từ que hàn phụ. Như vậy, que hàn phụ chỉ có chức năng bổ sung kim loại cho vũng hàn, chứ không tham gia dẫn điện, gây và duy trì hồ quang (Hình 2.3b,c). 2.2. Phân loại theo dòng điện - Hàn hồ quang tay bằng dòng điện xoay chiều AC (Alternating Current): - Ưu điểm của hàn hồ quang bằng dòng điện xoay chiều là: tiện lợi, thiết bị đơn giản, dễ bảo quản và giá thành tương đối thấp, không gây hiện tượng lệch hồ quang. Nhược điểm: Khó gây hồ quang và hồ quang cháy không ổn định, do đó khó đạt được chất lượng mối hàn cao, không dùng được với tất cả các loại que hàn. Hàn hồ quang tay bằng dòng điện một chiều DC (Direct Current): Quá trình hàn có nhiều ưu điểm hơn so với hàn hồ quang bằng dòng điện xoay chiều, dễ đạt chất lượng mối hn cao; Song để tạo ra dòng điện một chiều thì tương đối khó khăn vì phải có hệ thống động cơ máy phát hoặc bộ phận chỉnh lưu. 8 2.3. Phân loại theo cách nối dây 2.3.1. Nối dây trực tiếp: Là cách nối một cực của nguồn hàn với vật hàn, còn cực kia nối với điện cực hàn. Khi hàn bằng dòng một chiều, người ta có thể nối dây trực tiếp theo 2 cách (Hình 2.4): (a) (b) Hình 2.4. Phương pháp nối thuận (a) và nối nghịch (b) 1- Nguồn điện hàn; 2- Cáp hàn; 3- Vật hàn. - Nối thuận: Nối cực dương của nguồn điện hàn với vật hàn và cực âm với điện cực hàn (ký hiệu: DC - ). - Nối nghịch: Nối cực dương của nguồn điện hàn với điện cực hàn, cực âm với vật hàn (ký hiệu: DC + ). Sự phân bố nhiệt ở các khu vực của hồ quang hàn rất khác nhau: (Hình 2.5) - Khi nối thuận, điện cực hàn là cathode có nhiệt lượng tập trung lớn hơn so với vật hàn là anode (tỷ lệ 7/3), do vậy nó sẽ nóng chảy với tốc độ nhanh hơn, nhưng độ ngấu của mối hàn giảm xuống. Vì vậy, thường dùng cách nối thuận để hàn các vật mỏng, hàn các vật liệu có nhiệt độ nóng chảy thấp, hàn gang, - Khi nối nghịch, nhiệt lượng tập trung ở điện cực hàn (anode) sẽ ít hơn, do vậy tốc độ nóng chảy của nó ( và tốc độ hàn) sẽ bé hơn, nhưng độ ngấu của mối hàn sẽ tăng lên. Chú ý: Khi hàn bằng điện cực không nóng chảy trong môi trường khí trơ (TIG) thì sự phân bố nhiệt hoàn toàn ngược lại: Nếu nối thuận, nhiệt lượng tập trung ở anode sẽ lớn hơn nhiều so với ở cathode, tức là nhiệt lượng ở điện cực hàn sẽ ít hơn. Vì thế, người ta thường dùng phương pháp nối thuận nhằm tăng tuổi thọ cho điện cực volfram, cũng như để tăng độ ngấu của mối hàn.(Hình 2.5). Hình 2.5. Ảnh hưởng của cực tính đến biên dạng của mối hàn 9 2.3.2. Nối dây gián tiếp: Là nối hai cực của nguồn điện hàn với điện cực hàn chứ không nối với vật hàn (Hình 2.3b) Cách nối này chỉ dùng đối với trường hợp hàn hồ quang bằng điện cực không nóng chảy. So với nối trực tiếp, phương pháp này có ưu điểm hơn ở chỗ có thể điều chỉnh được lượng nhiệt cần thiết đưa vào kim loại cơ bản bằng cách thay đổi khoảng cách giữa hồ quang và vật hàn. Thường dùng hàn các vật mỏng hay các kim loại và hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. 2.3.3. Nối dây hỗn hợp: Sử dụng với trường hợp hàn hồ quang tay bằng dòng điện ba pha. Khi đó hai cực của nguồn điện hàn nối với điện cực không nóng chảy, còn cực thứ ba nối với vật hàn (Hình 2.3c). Ưu điểm là nhiệt lượng tập trung ở vùng hàn cao hơn so với hai cách nối trên, do đó năng suất hàn cao hơn; Thích hợp khi hàn các vật dày, kim loại và hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao. Khi hàn vật mỏng hoặc các vật liệu có nhiệt độ nóng chảy thấp dễ xảy ra hiện tượng chảy thủng. BÀI 3. QUE HÀN THÉP Trong hàn hồ quang tay, que hàn có chức năng vừa dẫn điện, gây và duy trì hồ quang, vừa bổ sung kim loại cho mối hàn, vừa tham gia vào các quá trình hóa lý và luyện kim khi hàn để hình thành mối hàn đạt chất lượng mong muốn. 1. Cấu tạo: Que hàn gồm 2 phần chính (Hình 3.1): Hình 3.1. Cấu tạo que hàn 1) Lõi que; 2) Thuốc bọc 1.1. Phần lõi: Là đoạn dây kim loại có chiều dài từ 250 ÷ 500mm tương ứng với đường kính từ 2 ÷ 6mm. Quy ước gọi đường kính que hàn d là đường kính của lõi thép (TCVN 3223 – 2000). 1.2. Phần thuốc bọc: Bao gồm hỗn hợp các hóa chất, khoáng chất, fero hợp kim và chất dính kết. 2. Phân loại que hàn 2.1. Phân loại theo công dụng Được chia thành các nhóm: Que hàn thép cacbon và thép hợp kim kết cấu; Que hàn đắp; Que hàn gang; 2.2. Phân loại theo chiều dày lớp thuốc bọc Căn cứ vào tỷ số D/d để quy ước loại mỏng, trung bình, dày, 10 2.3. Phân loại theo cường độ chống kéo Ví dụ: E 42, biểu thị que hàn có cường độ chống kéo là 420N/mm 2 . 2.4. Phân loại theo thành phần hóa học của thuốc bọc - Que hàn loại thuốc bọc hệ axit (ký hiệu là A): Chế tạo từ các loại ôxyt (sắt, mangan, silic). - Que hàn loại thuốc bọc hệ bazơ (ký hiệu là B): Thành phần thuốc bọc chủ yếu là canxi cacbonat, magiê cacbonat, huỳnh thạch, ferômangan, silic, titan, - Que hàn loại thuốc bọc hệ hữu cơ (ký hiệu là O hay C): Thuốc bọc chứa nhiều tinh bột, xelulôzơ - Que hàn loại thuốc bọc hệ rutin (ký hiệu là R): Thành phần thuốc bọc có: ôxyt titan, graphit, mica, trường thạch, canxi, magiê cacbonat, ferô hợp kim. Loại này sử dụng được đối với cả dòng điện một chiều và xoay chiều. 3. Ký hiệu que hàn theo tiêu chuẩn Việt Nam Hình 3.2. Sơ đồ cấu trúc ký hiệu que hàn theo TCVN 3223 - 2000 Ví dụ: E431RR có nghĩa là: Que hàn dùng để hàn thép cacbon thấp và thép hợp kim thấp, thuốc bọc dày thuộc hệ rutil, giới hàn bền kéo tối thiểu là 430 N/mm2 (hay 430 Mpa); năng lượng va đập không bé hơn 68J; độ dãn dài tương đối δ L5d ≥ 20%; góc uốn ≥ 120 o . BÀI 4. MÁY HÀN ĐIỆN 1. Yêu cầu đối với máy hàn hồ quang tay 1) Điện thế không tải của máy phải hơi cao hơn điện thế khi hàn , đồng thời không gây nguy hiểm khi sử dụng (U o < 80 V ) - Đối với nguồn điện xoay chiều U 0 = 55 ÷ 80 V, U h = 25 ÷ 45 V - Đối với nguồn điện một chiều U 0 = 30 ÷ 55 V, U h = 16 ÷ 35 V 2) Khi hàn thường xảy ra hiện tượng ngắn mạch, lúc này cường độ dòng điện rất lớn, dòng điện lớn không những làm nóng chảy nhanh que hàn và vật hàn mà còn phá hỏng máy. Do đó trong quá trình hàn không cho phép dòng điện ngắn mạch I đ quá lớn: I đ = (1,3 ÷ 1,4 )I h . 3) Tùy thuộc vào sự thay đổi của chiều dài hồ quang, điện thế công tác của máy hàn điện phải có sự thay đổi nhanh chóng cho thích ứng. E 2 chữ số 1 chữ số 1-2 chữ số in hoa Que hàn Ch ỉ mức độ giới hạn bền kéo tối thiểu Ch ỉ hệ thuốc bọc của que hàn: A-axit; B- bazơ; R-rutin (chi ều dày trung bình); RR- rutin dày; C - Ch ỉ nhiệt độ quy định đ ể thử độ dai va đập tối thiểu của 28J và đ ộ dãn dài tương đ ối . [...]... trí không gian Quy ước chia thành 4 loại (Hình 5.1): - Mối hàn bằng (còn gọi là hàn sấp, hàn phẳng) - Mối hàn đứng (hướng hàn đi lên gọi là hàn leo, đi xuống gọi là hàn tụt) - Mối hàn ngang - Mối hàn trần (còn gọi là hàn ngửa) Liên kết Mối hàn Liên kết hàn giáp mối Liên kết hàn góc Liên kết hàn chồng Mối hàn bằng Mối hàn đứng Mối hàn ngang Mối hàn trần Hình 5.1 Phân loại mối hàn theo vị trí trong không... khi hàn, cắt trong thùng lớn 32 BÀI TẬP THỰC HÀNH HÀN HỒ QUANG BÀI TẬP 1 VẬN HÀNH MÁY HÀN, TẬP GÂY VÀ DUY TRÌ HỒ QUANG HÀN 1 Mục đích - Hình thành kỹ năng vận hành máy hàn hồ quang xoay chiều - Biết cách sử dụng các trang bị bảo hộ lao động - Hình thành kỹ năng gây hồ quang và chuyển động của que hàn - Thực hành an toàn và vệ sinh công nghiệp 2 Thiết bị và dụng cụ 2.1 Trang bị bảo hộ lao động cho hàn. .. để khi hàn tạo thành dạng “phễu” đỡ kim loại lỏng - Thực hiện mối hàn giáp mối và mối hàn góc nhiều lớp như hình 5.12,5.13 Hình 5.12 Mối hàn giáp mối nhiều lớp thực hiện ở vị trí hàn trần Hình 5.13 Mối hàn góc nhiều lớp thực hiện ở vị trí hàn trần 6 Các biện pháp nâng cao năng suất hàn hồ quang tay 6.1 Hàn bằng bó que hàn (Hình 5.14) - Chập hai, ba hay bốn que hàn lại thành một bó để hàn - Hàn đính... hợp khi hàn bằng Hình 5.15 Hàn bằng hồ quang ba pha 6.3 Hàn bằng que hàn có đường kính lớn - Dùng que hàn có đường kính d > 6mm để hàn - Tăng cường độ dòng điện hàn - Nhược điểm: Phải tăng kích thước kìm hàn, làm cho thợ hàn chóng mệt mỏi 6.4 Sử dụng que hàn có hệ số đắp cao - Đưa thêm bột sắt vào trong thành phần thuốc bọc - Hàn với tốc độ lớn hơn BÀI 6 KHUYẾT TẬT HÀN 1 Các dạng khuyết tật hàn và biện... mối hàn có chiều dài khác nhau - Khi hàn các mối hàn giáp mối nhiều lớp, thứ tự thực hiện các lớp hàn tiến hành như hình 5.7 Hình 5.7 Thứ tự thực hiện mối hàn nhiều lớp - Góc nghiêng que hàn cũng như các chuyển động cơ bản như hình 5.8 Hình 5.8 Mối hàn đắp lên tấm phẳng có dao động ngang 18 5.2 Hàn mối hàn đứng - Kim loại lỏng dễ chảy xuống phía dưới, nên giữ chiều dài hồ quang ngắn khi hàn - Có thể hàn. .. hoặc khi hàn đính hay hàn nhiều - Làm sạch vật hàn trước khi hàn, gõ sạch xỉ ở mối lớp chưa gõ sạch xỉ hàn đính và các lớp hàn - Góc độ hàn chưa hợp lý và tốc - Thay đổi góc độ và phương pháp chuyển dịch que hàn độ hàn quá lớn cho hợp lý Giảm tốc độ hàn, không để xỉ hàn chảy vào - Làm nguội mối hàn quá nhanh, xỉ hvũng hàn hoặc chảy về phía trước vùng nóng chảy - Làm nguội phù hợp với vật liệu hàn 1.4... hàn từ dưới lên (hàn leo) hoặc hàn từ trên xuống (hàn tụt), trong đó hàn leo có nhiều thuận lợi hơn do ngoài sức căng bề mặt ra, kim loại lỏng còn được giữ lại ở vũng hàn nhờ phần mối hàn ở dưới đã kết tinh Hàn tụt hình thành mối hàn khó hơn vì kim loại lỏng dễ chảy xuống phía dưới - Khi hàn leo để nghiêng que hàn xuống dưới một góc từ 5 ÷ 15o (Hình 5.9) Khi hàn tụt để nghiêng que hàn xuống dưới một... các que hàn lại với nhau ở chỗ kẹp vào kìm hàn - Tăng cường độ dòng điện hàn - Tăng năng suất hàn lên 30% so với hàn bình thường Hình 5.14 Hàn bằng bó que hàn 20 6.2 Hàn bằng hồ quang ba pha (Hình 5.15) - Dùng que hàn có 2 lõi - Hai pha nguồn điện nối với que hàn, pha thứ ba nối với vật hàn - Năng suất hàn có thể tăng 2 ÷ 2,5 lần, tiết kiệm 20 ÷ 25% năng lượng điện - Nhược điểm: Khó chế tạo que hàn và... kết hàn Nứt có thể xuất hiện trên bề mặt mối hàn, trong mối hàn và ở vùng ảnh hưởng nhiệt (Hình 6.1) Hình 6.1 Các kiểu nứt a) Mối hàn giáp mối; b) Mối hàn góc 1 Nứt ở vùng gây và kết thúc hồ quang hàn; 2 Nứt bề mặt; 3 Nứt ở vùng ảnh hưởng nhiệt; 4 Nứt trong kim loại cơ bản; 5 Nứt dọc mối hàn; 6 Nứt chân mối hàn; 7 Nứt bề mặt chân mối hàn; 8 Nứt cạnh mối hàn; 9 Nứt mép mối hàn; 10 Nứt ngang mối hàn; ... mối hàn: làm sạch xỉ và kim loại bắn tóe bằng búa gõ xỉ và đục bằng - Tiếp tục thực hiện các đoạn hàn để hoàn thành bài tập - Ngắt cầu dao Thu dọn dụng cụ Vệ sinh nơi làm việc 34 BÀI TẬP 2 HÀN BẰNG TRÊN MẶT PHẲNG 1 Mục đích Hình thành kỹ năng hàn đắp mối hàn trên mặt phẳng ở vị trí sấp với phương pháp chuyển động ngang đầu que hàn 2 Vật liệu, thiết bị và dụng cụ - Thép tấm (150 x 150 x 5)mm - Que hàn . mà sinh viên được thực hành trong đợt thực tập tại Xưởng Cơ khí: 1. Thực hành Hàn, do ThS. Vũ Phương biên soạn. 2. Thực hành Tiện, do ThS. Phan Quang Nhữ biên soạn. 3. Thực hành Rèn, do KS Khuyết tật hàn Bài 7. Kiểm tra chất lượng liên kết hàn Bài 8. An toàn lao động trong hàn điện Bài tập thực hành hàn hồ quang Bài tập 1. Vận hành máy hàn, tập gây và duy trì hồ quang hàn Bài. hàn sấp, hàn phẳng). - Mối hàn đứng (hướng hàn đi lên gọi là hàn leo, đi xuống gọi là hàn tụt). - Mối hàn ngang. - Mối hàn trần (còn gọi là hàn ngửa). Liên kết Mối hàn Liên kết hàn

Ngày đăng: 10/02/2015, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. NGUYỄN THÚC HÀ, TS. BÙI VĂN HẠNH, ThS. VÕ VĂN PHONG – Giáo trình Công nghệ hàn, Nxb Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công nghệ hàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
2. TRƯƠNG CÔNG ĐẠT – Kỹ thuật hàn, Nxb Giáo dục, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật hàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
3. TRẦN VĂN NIÊN, TRẦN THẾ SAN - Thực hành kỹ thuật Hàn–Gò, Nxb Đà Nẵng, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành kỹ thuật Hàn–Gò
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
4. PGS.TS. HOÀNG TÙNG, TS. NGUYỄN THÚC HÀ, TS. NGÔ LÊ THÔNG, KS. CHU VĂN KHANG – Cẩm nang Hàn, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang Hàn
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
5. VƯƠNG KỲ QUÂN, VÕ MAI LÝ dịch – Gò hàn, Nxb Trẻ, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gò hàn
Nhà XB: Nxb Trẻ
6. ThS. NGUYỄN TRƯỜNG GIANG, KS. GIÁP VĂN NANG, ThS. NGUYỄN VĂN THÀNH, KS. TRẦN VĂN HIỆU – Thực hành Hàn hồ quang – Nxb Lao động-Xã hội, 2006.Hình 6.1. Góc độ mỏ cắt trong quá trình cắt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành Hàn hồ quang –
Nhà XB: Nxb Lao động-Xã hội

Xem thêm

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w