1.4 Gút đan Các loại gút thường dùng để đan lưới như sau: 1.4.1 Gút Khóa ngược đầu Dùng để gầy mắt lưới, vá lưới và ghép lưới theo biên dọc.. - Dùng ngón tay kéo chỉ ra cách dây Gầy bằn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KHAI THÁC THỦY SẢN
ThS HỒ NGỌC ĐIỆP
THỰC HÀNH CHẾ TẠO NGƯ CỤ I
(ĐAN – VÁ LƯỚI ĐÁNH CÁ)
NHA TRANG 3/2011
Trang 2MỤC LỤC Chương 1: ĐAN LƯỚI 1
1.1 Mục đích yêu cầu 1
1.2 Dụng cụ 1
1.2.1 Ghim đan 1
1.2.2 Cữ đan 2
1.3 Lấy chỉ vào ghim 2
1.4 Gút đan 3
1.4.1 Gút Khóa ngược đầu 3
1.4.2 Gút Chân ếch đơn .3
1.4.3 Gút Chân ếch kép 3
1.4.4 Gút Dẹt 4
1.4.5 Gút kép chân ếch đơn 4
1.5 Phương pháp gầy mắt lưới 4
1.4.1 Gầy nửa mắt lưới 4
1.4.2 Gầy một mắt lưới 4
1.4.3 Gầy 1,5 mắt lưới 5
1.4.4 Gây mắt lưới có đầu gầy 6
1.5 Phương pháp đan 6
1.5.1 Đan bình thường .6
1.5.2 Đan móc 7
1.6 Đan không tăng giảm 7
1.7 Đan tăng giảm theo chu kỳ đan 8
1.8 Đan tăng giảm ở biên 9
1.8.1 Đan giảm không nẹp biên 9
1.8.2 Đan nẹp biên theo chu kỳ cắt 9
1.8.2.1 Biên lưới có chu kỳ cắt 0-1 (AB) 10
1.82.2 Đan giảm nẹp biên theo chu kỳ cắt 2-1 13
1.82.2 Đan giảm nẹp biên theo chu kỳ cắt 2-1 13
1.8.3 Đan chao biên 14
1.8.4 Đan tấm lưới hình ống .15
Chương 2: VÁ LƯỚI 2.1 Mục đích yêu cầu 16
2.2 Lỗ rách và cách đặt lưới để vá 16
2.2.1 Nguyên nghân gây rách lưới ….16
2.2.2 Lỗ rách 16
2.2.2.1 Lỗ rách đơn giản 17
2.2.2.2 Lỗ rách phức tạp 17
2.2.3 Cách đặt lưới để vá 18
2.3 Xử lý lỗ rách và vá 18
2.3.1 Xử lý lỗ rách .18
2.3.2 Vá 19
2.3.2.1 Vá lỗ rách đơn giản 19
2.3.2.2 Vá lỗ rách phức tạp 20
2.3.2.3 Vá lỗ rách ở lưới đan tăng giảm 22
2.3.2.4 Vá lưới rách ở biên 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 3MỤC LỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Các loại ghim đan lưới … 1
Hình 2: Cữ đan lưới ….2
Hình 3: Các loại cuộn chỉ 2
Hình 4: Lấy chỉ vào ghim 2
Hình 5: Gut Khóa ngược đầu 3
Hình 6: Gút Chân ếch đơn 3
Hình 7: Gút Chân ếch kép 3
Hình 8: Gút Dẹt 3
Hình 9: Gầy nửa mắt lưới 4
Hình 10: Gầy 1 mắt lưới 5
Hình 11: Gầy 1,5 mắt lưới 5
Hình 12: Đan lưới không cữ (Gút Chân ếch đơn) 6
Hình 13: Đan lưới có cữ (Gút Chân ếch đơn) 6
Hình 14: Đan móc 7
Hình 15: Đan lưới không tăng giảm 7
Hình 16:Đan tăng giảm ở trong tấm lưới 8
Hình 17: Đan tăng treo mắt lưới 8
Hình 18: Đan treo mắt lưới 8
Hình 19: Đan giảm biên 9
Hình 20: Tấm lưới hình chữ nhật, cạnh xiên hoàn toàn 10
Hình 21: Gầy (cữ 1) 10
Hình 22: Đan cữ 2 10
Hình 23: Đan cữ 7 11
Hình 24: Đan tăng giảm hai biên 11
Hình 25: Đan hai biên giảm 12
Hình 26: Tấm lưới đan xong 12
Hình 27: Đan tăng, nẹp biên chu kỳ 2-1 13
Hình 28: Đan chao biên chu kỳ 1-0 (AB) 14
Hình 29: Đan chao biên ngang (0+1, AT) 14
Hình 30: Đan chao biên ngang (0+1, AT) 14
Hình 31: Đan chao biên dọc (0-1, AN) 14
Hình 32: Đan tấm lưới hình ống 15
Hình 33: Lưới bị rách 16
Hình 34: Các dạng lỗ rách 17
Hình 35: Đặt tấm lưới để vá 18
Hình 36: Số cạnh ở gút lưới trong lỗ rách 18
Hình 37: Xử lý lỗ rách .19
Hình 38: Lỗ rách O nhỏ vá xong 20
Hình 39: Vá lỗ rách I ngắn 20
Hình 40: Vá lỗ rách lớn mất lưới 21
Hình 41: Vá lưới rách ở biên chu kỳ 0-1 (AT) 22
Hình 42: Vá lưới rách ở biên chu kỳ 0+1 (AN) 22
Hình 43: Vá lưới rách ở góc 23
Hình 44: Vá lưới rách ở biên xiên hoàn toàn 23
Hình 45: Vá lưới rách ở biên chu kỳ 2-1 tăng .24
Hình 46: Vá lưới rách ở biên chu kỳ 2-1 giảm 24
Trang 4Chương 1: ĐAN LƯỚI
1.1 Mục đích yêu cầu
1.1.1 Mục đích
- Tạo ra tấm lưới theo đúng mục đích sử dụng
- Kỹ năng đan lưới thành thục, vận dụng vào việc vá lưới, sửa chữa và thi công ngư cụ
1.1.2 Yêu cầu
- Đan đúng kỹ thuật: đúng theo yêu cầu bản vẽ kỹ thuật tấm lưới, gút chắc chắn
- Tiết kiệm: đan nhanh và đan không bị sai
1.2 Dụng cụ
Dụng cụ gồm: ghim, cữ, móc, dao con hoặc kéo
1.2.1 Ghim đan
Vật liệu làm ghim: sừng, tre, gỗ, nhựa tổng hợp, thép cứng,
Kích cỡ: nhiều loại khác nhau, ghim được sản xuất công nghiệp thường có số (số càng lớn thì ghim càng nhỏ) Tùy theo kích thước mắt lưới và độ thô chỉ lưới để chọn loại ghim thích hợp (chứa nhiều chỉ và đan thuận lợi)
Trên thị trường hiện nay có bán các loại ghim số: 7, 6, 1, 0, 00,000 Khi cần sử dụng ghim nhỏ hơn hoặc lớn hơn các ghim này thì có thể làm bằng phương pháp thủ công
Hình 1: Các loại ghim đan lưới
1.2.2 Cữ đan
Vật liệu làm cữ: tre, gỗ,
Kích cỡ: hình chữ nhật, quy ước như sau:
- Chiều rộng tương đương cạnh mắt lưới cần đan (a)
- Chiều dài vừa phải sao cho cữ gọn và không nặng
- Độ dày vừa phải sao cho chu vi mặt cắt ngang tường đương hai lần cạnh mắt lưới Người đan tự làm cữ đan và điều chỉnh chiều rộng cữ đan sao cho sau đan và xử lý gút kích thước mắt lưới (2a) đạt yêu cầu
Trang 5Hình 2: Cữ đan lưới
1.3 Lấy chỉ vào ghim
- Lấy dầu chỉ từ cuộn chỉ
- Quấn đầu chỉ vào kim vài vòng
- Kéo chỉ xuống và vòng qua khuyết đuôi ghim, kéo chỉ lên và vòng qua kim Tiếp tục
làm tương tự đến khi ghim đầy chỉ
Hình 3: Các loại cuộn chỉ
Hình 4: Lấy chỉ vào ghim Chú ý:
+ Lấy chỉ vào ghim chặt
+ Không xoay vòng ghim vì chỉ sẽ bị xoắn thêm hoặc tở xoắn; Không cho chỉ vắt chéo
từ mắt này sang mặt kia của ghim; Không lấy quá đầy chỉ vào ghim
Trang 61.4 Gút đan
Các loại gút thường dùng để đan lưới như sau:
1.4.1 Gút Khóa ngược đầu
Dùng để gầy mắt lưới, vá lưới và ghép lưới theo biên dọc
Hình 5: Gut Khóa ngược đầu
Trang 71.5 Phương pháp gầy mắt lưới
Gầy mắt lưới là tạo ra hàng mắt đầu tiên, có 4 phương pháp gầy phổ biến:
1.4.1 Gầy nửa mắt lưới (không có đầu gầy)
- Cằng dây Gầy
- Buộc chỉ vào dây Gầy (gút Khóa)
- Đưa cữ vào sát dây Gầy
- Vòng chỉ qua cữ, buộc chỉ vào dây Gầy (gút Khóa) tạo ½ mắt thứ nhất Tiếp tục làm tương tự đến khi có số ½ mắt bằng số mắt cần gầy
Hình 9: Gầy nửa mắt lưới
1.4.2 Gầy một mắt lưới (không có đầu gầy)
- Cằng dây Gầy
- Quấn vào dây Gầy một số vòng chỉ
- Dùng ngón tay kéo chỉ ra cách dây Gầy bằng chiều rộng cữ (a), vòng chỉ qua cữ, luồn ghim qua lỗ chỉ vừa kéo và tiến hành thắt gút, tạo mắt đầu tiên Tiếp tục làm tương tự đến khi
có số mắt bằng số mắt cần gầy
1
Trang 8Hình 10: Gầy 1 mắt lưới
1.4.3 Gầy 1,5 mắt lưới (không có đầu gầy)
Hình 11: Gầy 1,5 mắt lưới
- Buộc chỉ vào móc
- Vòng chỉ qua cữ, thắt gút, lấy cữ ra, tạo nửa mắt lưới
- Vòng chỉ qua cữ, luồn ghim qua nửa mắt lưới vừa tạo, thắt gút, lấy cữ ra Tiếp tục làm tương tự với số lần gầy bằng số mắt cần gầy
- Dùng dây Gầy luồn qua các mắt Kết quả theo chiều đan được 1,5 mắt
7 6 5
Trang 91.4.4 Gây mắt lưới có đầu gầy
Dùng tấm lưới có sẵn làm đầu gầy Các bước thực hiện tương tự như phương pháp gầy ½ mắt lưới không có đầu gầy, chỉ khác là thay dây Gầy bằng hàng mắt lưới của tấm lưới
có sẵn, có thể thay gút Khóa bằng gút lưới bình thường
1.5 Phương pháp đan
Hiện nay, hầu hết lưới sử dụng để chế tạo ngư cụ được đan bằng gút Chân ếch đơn Gút này có hai cách đan: đan bình thường và đan móc
1.5.1 Đan bình thường
Hình 12: Đan lưới không cữ (Gút Chân ếch đơn)
Hình 13: Đan lưới có cữ (gút chân ếch đơn)
Đan bình thường được dùng phổ biến, cách đan này được vận dụng vào việc vá lưới
không dùng cữ rất tốt Mỗi gút lưới thực hiện 3 bước:
- Vòng chỉ qua cữ, luồn ghim qua mắt lưới từ dưới lên (B1)
- Kéo căng chỉ và mắt lưới sao cho mắt lưới tiếp xúc mép trên của cữ, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chặt chỉ và mắt lưới (B2)
- Luồn ghim qua hai cạnh mắt lưới và chỉ, kéo ghim để thắt gút (B3)
Chú ý: Khi kéo ghim, đoạn chỉ thả ra vừa phải và toàn bộ B2 vẫn giữ nguyên để gút tạo ra đúng gút Chân êch đơn và đúng vị trí trên mép cữ
1.5.2 Đan móc
Đan móc dùng phổ biến trong ngư dân, cách đan này có ưu điểm là gút chắc chắn, có
thể đan tấm lưới có kích thước mắt lưới nhỏ Mỗi gút thực hiện 4 bước
- Vòng chỉ qua cữ, giữ chỉ lại bằng ngón tay út
- Dùng đầu ghim luồn qua chỉ 1 vòng, tiếp tục luồn qua mắt lưới
- kết hợp ngón út và tray cầm ghim kéo căng để điều chỉnh mắt lưới tiếp xúc mép trên
cữ
- Kết hợp vừa kéo ghim, vừa thả chỉ từ ngón tay út
Trang 10Hình 14: Đan móc
1.6 Đan không tăng giảm
Với số mắt đã gầy theo chiều rộng là n, đan theo chiều dài có số mắt m theo yêu cầu Kết quả có tấm lưới hình chữ nhật
Hình 15: Đan lưới không tăng giảm
1.7 Đan tăng giảm theo chu kỳ đan
Đan tăng giảm theo chu kỳ đan là đan tăng giảm bên trong tấm lưới theo chu kỳ đan và
số đường đan tăng giảm đã tính toán hoặc theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật của tấm lưới Kết quả có tấm lưới hình thang cân
Chú ý: Đan theo bản vẽ kỹ thuật của tấm lưới, cần kiểm tra các thông số kỹ thuật tấm lưới Nếu thiếu thông số thì tính toán bổ sung cho đủ, nếu các thông số không khớp với nhau thì không đan
8
6
4 5 3 1 2
Trang 11Hình 16: Đan tăng giảm ở trong tấm lưới
Hình 17: Đan tăng treo mắt lưới
Hình 18: Đan treo mắt lưới
1.8 Đan tăng giảm ở biên
Đan tăng giảm ở biên tạo ra tấm lưới hình tam giác, hình thang, hình chữ nhật mép
lưới liền,
1.8.1 Đan giảm không nẹp biên
Mép lưới đan giảm không nẹp biên có thể lắp tực tiếp vào giềng, tiếp tục đan lưới chao nẹp biên theo chu kỳ cắt
6
3 2 1
2 1
3
3 2 1
3 1 2
Trang 12a) b)
Hình 19: Đan giảm biên
a) Đan giảm theo chu kỳ 2’-1 b) Đan giảm theo chu kỳ 4’-1
1.8.2 Đan nẹp biên theo chu kỳ cắt
Tạo ra tấm lưới như tấm lưới cắt Hình thức đan phụ thuộc vào chu kỳ cắt và đan tăng hoặc đan giảm
1.8.2.1 Biên lưới có chu kỳ cắt 0-1 (AB)
12B 50mm PE 380D/9
Trang 13Hình 20: Tấm lưới hình chữ nhật, cạnh xiên hoàn toàn
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Hình 21: Gầy (cữ 1)
(Tấm lưới hình chữ nhật, cạnh xiên hoàn toàn)
(1) (2) (3) (4) (5)
Trang 14Hình 22: Đan cữ 2
(Tấm lưới hình chữ nhật, cạnh xiên hoàn toàn)
Hình 23: Đan cữ 7
(Tấm lưới hình chữ nhật, cạnh xiên hoàn toàn)
Hình 24: Đan tăng giảm hai biên
(Tấm lưới hình chữ nhật, cạnh xiên hoàn toàn)
H.19
B ie
ân ña
n ta êng
B ie
ân ñ an ta êng
H.20(1,2)H.20(3,4,5)H.20(1,2)
H.20(3,4,5)H.20(1,2)H.20(3,4,5)
H.22(1,2)
H.22(1,2)
2 1
B ie
ân ñ an ta êng B
ie
ân ñ
an g ûm
Trang 15Hình 25: Đan hai biên giảm
(Tấm lưới hình chữ nhật, cạnh xiên hồn tồn)
Hình 26: Tấm lưới đan xong
(Tấm lưới hình chữ nhật, cạnh xiên hồn tồn)
H.22(1,2)
H.22(1,2) H.22(1,2)
B
ân đa
n ảm
B ie
ân đ an g
ia ûm
B ie
ân đ an ta êng
Trang 161.82.2 Đan giảm nẹp biên theo chu kỳ cắt 2-1
Hình 25: Đan giảm biên theo chu kỳ cắt (2-1)
1.8.2.3 Đan tăng nẹp biên theo chu kỳ cắt 2-1
Hình 28: Đan tăng, nẹp biên chu kỳ 2-1
1.8.3 Đan chao biên
H.25(1,2,3) H.22(1,2)
3 2
1
H.26(4,5,6) H.26(1,2,3)
6 5
4
Trang 17Đan chao biên nhằm tăng thêm độ bền cho tấm lưới, lưới chao thường đan chỉ đôi
hoặc chỉ có đường kính lớn hơn chỉ lưới
Hình 29: Đan chao biên chu kỳ 1-0 (AB)
Hình 30: Đan chao biên ngang (0+1, AT)
Hình 31: Đan chao biên dọc (0-1, AN)
1.8.4 Đan tấm lưới hình ống
Đan một tấm lưới bình thường, nhưng hai mép lưới được ghép lại với nhau trong quá
trình đan để tạo thành tấm lưới hình ống Nếu đan không tăng giảm thì tạo thành tấm lưới hình trụ, nếu đan tăng giảm thì tạo thành tấm lưới hình nón
H.29(1,2,3)
Trang 18a) b)
Hình 32: Tấm lưới hình ống
a) Tấm lưới hình trụ b) Tấm lưới hình nón
Chương 2: VÁ LƯỚI
2.1 Mục đích yêu cầu
2.1.1 Mục đích
- Nâng cao tuổi thọ cho lưới
- Sửa chữa tấm lưới bị rách đáp ứng khai thác kịp thời
- Sửa chữa áo lưới trong quá trình thi công ngư cụ
2.1.2 Yêu cầu
- Xử lý lỗ rách đúng nguyên tắc và sạch
Trang 19- Chỉ, kích thước mắt lưới, gút tương tự như tấm lưới vá Mép lỗ rách sạch gọn Khi kéo căng phần lưới chung quanh và phần lưới vá, chỉ lưới có độ căng như nhau
- Tiết kiệm: Vá nhanh và không bị sai
2.2 Lỗ rách và cách đặt lưới để vá
2.2.1 Nguyên nghân gây rách lưới
- Trong quá trình sử dụng lưới bị cọ xát, vướng vào chướng ngại vật, chụi lực quá lớn nên lưới bị rách Có khi chủ động cắt lưới để giải quyết kịp thời tai nạn về ngư cụ trong quá trình khai thác
- Bảo quản không tốt để chuột bọ cắn
- Đan (dệt) lưới bị lỗi trong quá trình chế tạo lưới, cắt lưới bị sai trong quá trình thi công
Trang 20e) Lỗ rách không mất lưới chia ba nhánh (Y)
f) Lỗ rách không mất lưới chia bốn nhánh (X)
g) Lỗ rách mất lưới lớn (O lớn)
2.2.3 Cách đặt lưới để vá
- Xác định chiều gút lưới và đắt giống như chiều đan lưới
- Dùng dây hoặc móc luồn qua các mắt lưới theo hàng ngang sao cho phủ lỗ rách (ngư dân thường luồn qua ngón chân cái), cố định lỗ rách ở vị trí vá thoải mái
Trang 21a) b)
Hình 35: Đặt tấm lưới để vá
a Tấm lưới chưa treo
b Tấm lưới được treo vào móc
Nguyên tắc xữ lý lỗ rách:
- Hai gút 3 cạnh: một ở trên cùng và một dưới cùng,
- Toàn bộ gút còn lại là gút hai cạnh
G2
G3 G3 G3
Trang 22a) b)
Hình 37: Xử lý lỗ rách
a) Hướng xử lý b) Lỗ rách xử lý xong
2.3.2 Vá
2.3.2.1 Vá lỗ rách đơn giản
- Chiều vá: từ trên xuống nếu lưới treo, từ ngoài vào trong nếu lưới để nằm
- Gút buộc: tại hai gút ba cạnh (bắt đầu và kết thúc) gút buộc chắc chắn, thường dùng gút Chân ếch kép Gút hai cạnh ngang (không có gút, chỉ quy ước) thì đan loại gút giống gút tấm lưới, thường là gút Chân ếch đơn Gút hai cạnh đứng dùng gút Khóa;
- Cữ vá: dùng cữ phù hợp với kích thước mắt lưới trong trường hợp lỗ rách lớn mất lưới, mắt lưới chưa bị biến dạng Dùng ngón tay làm cữ trong trường hợp lỗ rách nhỏ, lỗ rách không mất lưới, mắt lưới bị biến dạng không đều
Hình 38: Lỗ rách O nhỏ vá xong
Trang 232.3.2.2.1 Vá lỗ rách dài không mất lưới
Vá lỗ rách dài không mất lưới có các dạng I dài, V, Y, X
- Vá I dài: Bắt đầu vá hai đầu lỗ rách, xử lý hai mép lỗ rách từng đoạn, vá xong tiếp
tục xử lý lỗ rách và vá cho đến khi vá xong lỗ rách
- Vá V, Y, X: xem V băng 2I, Y bằng 3I và X bằng 4I Vá từng I cho đến khi kết thúc
c) Tấm lưới ươm vào lỗ rách
n = 23
m = 4
(n-1) = 22 (m-1) = 3
Trang 24d) Đặt tấm lưới ươm vào lỗ rách e) Lỗ rách vá (ươm) xong
2.3.2.3 Vá lỗ rách ở lưới đan tăng giảm
Vá bình thường nhưng phải chú ý các đường đan tăng giảm đi qua lỗ rách để thực hiện nhốt tỉa cho phù hợp
2.3.2.4 Vá lưới rách ở biên
Vá bình thường nhưng phải chú ý chu kỳ cắt ở biên lưới để nẹp biên cho phù hợp Để biết chu kỳ cắt, xem ở vùng biên lưới gần lỗ rách Biên lưới có các chu kỳ thường gặp như sau:
a) b) c)
Hình 41: Vá lưới rách ở biên chu kỳ 0-1 (AT)
a) Lỗ rách b) Lỗ rách đã xử lý c) Lỗ rách vá xong
a) b) c)
Hình 42: Vá lưới rách ở biên chu kỳ 0+1 (AN)
a) Lỗ rách b) Lỗ rách đã xử lý c) Lỗ rách vá xong
Trang 25a) b) c)
Hình 43: Vá lưới rách ở góc
a) Lỗ rách b) Lỗ rách đã xử lý c) Lỗ rách vá xong
a) b) c)
Hình 44: Vá lưới rách ở biên xiên hoàn toàn
a) Lỗ rách b) Lỗ rách đã xử lý c) Lỗ rách vá xong