0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Một số phần hành kế toán chủ yếu của Công ty Cổ phần LILAMA

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10. (Trang 35 -54 )

10

2. 3. 1. Kế toán Tài sản cố định

2.3.1.1. Đặc điểm tài sản cố định và công tác quản lý tài sản cố định.

Do đặc điểm vốn có của ngành xây dựng, lắp đặt, các tài sản cố định của Công ty cổ phần LILAMA 10 ngoài trụ sở làm việc, thiết bị quản lý , nhà ở phục vụ cho cán bộ công nhân viên của Công ty, chủ yếu là các máy móc thiết bị thi công các công trình đặc trưng có tính chất công việc mà Công ty thực hiện như: Máy khoan, máy tiện, máy cắt tôn, máy hàn, cần trục, máy lu, máy trộn bê tông, các loại phương tiện vận chuyển…

Các tài sản cố định mà Công ty đang sử dụng đều chủ yếu là tài sản cố định tự có, thuộc quyền sở hữu của Công ty, do Công ty mua sắm, xây dựng, hình thành từ nguồn vốn của công ty , cấp trên cấp, nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay… Nhìn chung, so với các Công ty cùng ngành nghề thì lượng TSCĐ của công ty là tương đối lớn, đa dạng và phong phú. Thêm vào đó, Công ty

không ngừng đổi mới trang thiết bị hiện đại, có công suất lớn kỹ thuật cao nâng cao hiệu quả sản xuất của TSCĐ giảm bớt được giá thành sản xuất của mỗi công trình, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty.

2.3.1.1.1. Phân loại Tài sản cố định trong công ty.

Để tạo điều kiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ , thì việc phân loại TSCĐ nhất thiết phải được tiến hành. Hiện nay Công ty áp dụng phân loại TSCĐ theo các cách sau đây nhằm quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả:

- Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành - Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật - Phân loại TSCĐ theo theo tình hình sử dụng

2.3.1.1.2. Đánh giá Tài sản cố định

- Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá

- Đánh giá TSCĐ theo giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐ - Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại

2.3.1.2. Tài khoản sử dụng.

Công ty sử dụng các tài khoản:

Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình, tài khoản này được chi tiết thành các tiểu khoản:

TK 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc TK 2113: Máy móc, thiết bị

TK 2114: Phương tiện vận tải, truyền dẫn

TK 2115: Thiết bị dụng cụ quản lý TK 2118: Các TSCĐ khác

Tài khoản 214: Khấu hao tài sản cố định.

Tài khoản 217: Tài sản cố định thuê tài chính và các tài khoản khác có liên quan.

2.3.1.3. Chứng từ sử dụng.

Căn cứ để lập các sổ chi tiết và sổ tổng hợp để quản lý TSCĐ ở Công ty là :

- Biên bản giao nhận TSCĐ

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành - Biên bản thanh lý TSCĐ

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Biên bản kiểm kê TSCĐ

Sơ đồ 05: Quy trình tổ chức và luân chuyển chứng từ TSCĐ

2.3.1.4. Tổ chức ghi sổ TSCĐ

Công ty cổ phần LILAMA 10 ghi sổ Kế toán theo hình thức nhật ký chung, kế toán tài sản cố định gồm có kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp TSCĐ có các loai sổ sau: Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 211, 212,214. thẻ tài sản cố định, sổ chi tiết tài sản cố định, Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm tài sản cố định…Quy trình ghi sổ Kế toán TSCĐ như sau:

Sơ đồ 06: Quy trình ghi sổ TSCĐ theo hình thức nhật ký chung tại công ty cổ phần LILAMA 10.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ:

2.3.2. Kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

2.3.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty.

NVL trực tiếp của Công ty bao gồm các loại đặc thù của ngành xây lắp như sắt, thép,xi măng, ôxi, que hàn…… phục vụ trực tiếp cho công việc thi

39 Chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ Máy vi tính Thẻ tài sản cố định Sổ chi tiết TSCĐ Sổ Cái TK 211, 214, 213 Sổ Nhật ký chung Sổ tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính

công , lắp đặt các công trình. Chủng loại các CCDC của Công ty cũng rất đa dạng và phong phú như máy mài, máy cắt, máy đầm…

Do Công ty tổ chức thi công công trình theo hình thức khoán gọn cho các đơn vị nội bộ, không tổ chức bộ máy kế toán riêng ở từng đội công trình cho nên đa số vật tư mua vào theo tờ trình được nhập xuất thẳng đến công trình ( tập kết tại chân công trình) mà không nhập qua kho Công ty. Tuy nhiên đối với một số NVL mua vào với khối lượng lớn mà chưa sử dụng ngay thì vẫn tiến hành nhập kho, hoặc NVL dư thừa của công trình này sẽ được nhập trở lại kho Công ty và xuất dùng cho các công trình khác khi cần thiết. Hiện nay, kế toán tại Công ty cổ phần LILAMA 10 hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song đồng thời áp dụng cách tính giá thực tế cho NVL , CCDC nhập, xuất. Khi vật tư được chuyển tới kho công trình ( kho công trình chỉ là kho tạm thời), thủ kho tiến hành làm thủ tục hợp lệ để chuyển toàn bộ số hàng hóa đúng theo yêu cầu đến kho. Tùy theo yêu cầu của từng công việc cụ thể mà Đội trưởng đội sản xuất quyết định làm thủ tục xuất kho NVL, CCDC ngay sau khi nhập hoặc sau đó mấy ngày. Do đặc điểm là kho công trình không lớn nên chỉ chứa được một lượng nhất định. Thông thường thì toàn bộ NVL,CCDC nhập về sẽ tiến hành làm thủ tục xuất toàn bộ.

2.3.2.2. Tài khoản sử dụng.

Để phục vụ cho việc hạch toán tình hình biến động và sử dụng Nguyên vật liệu, CCDC Công ty sử dụng các tài khoản sau:

TK 151: Hàng mua đang đi đường để phản ánh các vật tư đang trên đường về nhập kho hoặc đang vận chuyển đến công trình.

TK 152: Nguyên vật liệu, tài khoản này mở chi tiết cho từng loại NVL

TK 153: CCDC mở chi tiết cho từng đối tượng 40

Và một số các TK có liên quan đến quá trình thu mua và sử dụng vật tư: TK 111, TK 112, TK131, TK 141, TK 621, TK627, TK 641, TK 642…

2.3.2.3. Chứng từ sử dụng.

NVL ,CCDC là đối tượng lao động của Công ty, thường xuyên có biến động tăng giảm và phát sinh các nghiệp vụ liên quan, bởi vậy việc ghi chép sao chụp lại các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến NVL là hết sức quan trọng, làm cơ sở pháp để ghi sổ kế toán và lập các báo cáo tài chính, Công ty sử dụng các loại chứng từ sau:

- Phiếu nhập kho mẫu số 01-VT - Phiếu xuất kho mẫu số 02-VT

- Biên bản kiểm nghiệm mẫu số 03-VT

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ mẫu số 04-VT - Biên bản kiểm kê mẫu số 05-VT

- Bảng kê mua hàng mẫu số 06-VT

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mẫu số 07-VT Quy trình luân chuyển chứng từ như sau:

Sơ đồ 07: Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL, CCDC


Sơ đồ 08: Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho NVL, CCDC.

2.3.2.4. Tổ chức ghi sổ NVL, CCDC.

2.3.2.4.1. Hạch toán chi tiết NVL, CCDC.

Để tiện cho việc theo dõi quản lý NVL, CCDC phù hợp với đặc điểm tổ chức bộ máy , Công ty cổ phần LILAMA 10 đã sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết đối với NVL và CCDC.

Sơ đồ 09: Hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ song song

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu:

2.3.2.4.2. Hạch toán tổng hợp NVL và CCDC

NVL và CCDC của Công ty được hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo đó tình hình nhập- xuất- tồn kho vật tư được theo

45 Phiếu nhập Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn Thẻ kho Phiếu xuất Sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán tổng hợp

dõi, phản ánh một cách thường xuyên và liên tục trên các sổ sách kế toán. Các nghiệp vụ hạch toán tổng hợp NVL và CCDC của Công ty được thể hiên khái quát qua sơ đồ hạch toán sau:

Sơ đồ 10: Tổ chức ghi sổ tổng hợp NVL, CCDC

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ:

46 Chứng từ gốc (phiếu nhập, phiếu xuất) Máy tính Sổ kế toán chi tiết Sổ cái TK 152, TK 153… Nhật ký chung bảng Các Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh

2.3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

2.3.3.1. Tài khoản sử dụng.

Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương công ty sử dụng các tài khoản sau:

- TK 334: Phải trả công nhân viên - TK 338: Phải trả khác

- TK 3382: KPCĐ - TK 3383: BHXH - TK 3384: BHYT

Và các tài khoản liên quan khác như: TK 141, 241, 627, 642…

2.3.3.2. Chứng từ sử dụng.

Để có thể tính lương cho công nhân viên, Công ty sử dụng các chứng từ sau:

Bảng chấm công Mẫu số 01 – LĐTL

Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số 02 – LĐTL

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH Mẫu số 03 – LĐTL Bảng thanh toán tiền thưởng Mẫu số 05 – LĐTL

Phiếu xác nhận công việc hoàn thành Mẫu số 06 – LĐTL Hợp đồng giao khoán Mẫu số 08 – LĐTL

Bảng bình bầu A, B, C

Trên cơ sở những chứng từ này, kế toán tiền lương có thể tính lương cho công nhân. Từ bảng thanh toán tiền lương cụ thể của từng phòng ban, từng đội, từng Xí nghiệp, kế toán sẽ tổng hợp số tiền phải trả và các khoản trích theo lương để phản ánh vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương như sau:

Sơ đồ 11: Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương tại công ty cổ phần LILAMA 10.

48 Ban quản lý lao động tiền lương Thời gian Kết quả sử dụng thời gian lao động

Cơ cấu lao động, xây dựng định mức, đánh giá tiền lương

Bộ phận kế toán Bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc - Gia công cốt thép - Ghép cốt pha - Xây dựng cơ sở - Lắp đặt thiết bị Lập bảng thanh toán tiền lương, cơ cấu lao động và các khoản khác Ghi sổ kế toán Chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ khác

3.3.3.3. Tổ chức ghi sổ tiền lương

Để ghi sổ kế toán tiền lương sử dụng các loại sổ sau: Sổ chi tiết các tài khoản 334, 338.

Vì công ty ghi sổ theo hình thức nhật ký chung nên sổ tổng hợp gồm: Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, Nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 334, 338. Quy trình ghi sổ như sau:

Sơ đồ 12. Tổ chức ghi sổ tiền lương và các khoản trích theo lương

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: 49 Chứng từ gốc (Bảng chấm công, Bảng bình bầu…) Máy tính Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 334, 338... Nhật ký chung Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh

2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất.

2.3.4.1. Tài khoản sử dụng.

Để hạch toán chi phí sản xuất công ty sử dụng các tài khoản: Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung, trong đó tài khoản cấp 2 627(8) được dùng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Ngoài ra công công ty còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như TK 111, 112, 141, 331…

Hiện nay công ty đang thi công nhiều công trình khác nhau do đó khối lượng công việc và số liệu lớn, các tài khoản chi phí được chi tiết thành nhiều tiểu khoản khác nhau mổi tiểu khoản lại được chi tiết cho nhiều công trình.

2.3.4.2. Chứng từ sử dụng.

Công ty sử dụng các chứng từ sau:

Chứng từ về lao động sống gồm bảng phân bổ tiền lương và BHXH

Chứng từ về vật tư: Bảng phân bổ vật liệu, CCDC, Bảng phân bổ chi phí trả trước về CCDC, Bảng kê mua hàng( Bảng kê hoá đơn mua vật liệu, CCDC sử dụng trực tiếp cho xây dựng không qua kho)

Chứng từ về chi phí khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Chứng từ về dịch vụ mua ngoài: Các bảng kê, hoá đơn mua hàng, chứng từ chi mua dịch vụ. Các chứng từ về thuế , phí lệ phí phải nộp…

Quy trình luân chuyển chứng từ: Các chứng từ chi phí được nêu ở trên được tổ chức lập luân chuyển tại kế toán phần hành tương ứng sau đó chuyển giao cho Kế toán tổng hợp để Kế toán tổng hợp phân loại chứng từ và tập hợp chi phí.

2.3.4.3. Tổ chức ghi sổ.

Hạch toán chi tiết có sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dùng cho các tài khoản 621, 622, 627, 154. Mẫu sổ như sau:

Bảng 02. Mẫu sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh

Mỗi tài khoản mở một sổ và mỗi đối tượng mở một sổ

Sơ đồ 13: Quy trình ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh

TT Chứng từ Diển giải TK đối Ghi Nợ TK … Ghi có SH NT VL CCDC TL …. ΣNợ Số dư đầu kỳ Tập hợp CP Kết chuyển CP Cộng số PS Số dư cuối kỳ 52 Chứng từ gốc MÁY TÍNH Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 621, 622, 627... Nhật ký

chung Báo cáo tài

chính Bảng

cân đối số phát

PHẦN III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT

ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ

TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10. (Trang 35 -54 )

×