Bải giảng thực hành mô và phôi động vật thủy sản

59 1.3K 5
Bải giảng thực hành mô và phôi động vật thủy sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Mục đích, yêu cầu1.1 Kiến thức lý thuyết Củng cố kiến thức về chi tiêu kích thước, khối lượng; hình thái giải phẫu của thân mềmhai mảnh vỏ. Tổ chức học và phát triển của tuyến sinh dục của một số đại diện thân mềm.1.2 Kỹ năng thực hành Phương pháp xác định các chỉ tiêu kích thước, khối lượng. Phương pháp giải phẫu thân mềm hai mảnh vỏ. Phân biệt các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của một số đại diện thân mềm trên tiêubản tổ chức học.2. Nội dung thực hành2.1 Một số chỉ tiêu hình thái của thân mềm hai mảnh vỏ2.1.1 Vật liệu Thước kẹp có độ chính xác 0,1 cm. Cân điện tử có sai số tối đa 0,1 g. Thân mềm hai mảnh vỏ (sò mồng, vẹm xanh…)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TÀI LIỆU THAM KHẢO THỰC HÀNH MÔ VÀ PHÔI ĐỘNG VẬT THỦY SẢN TS. Phạm Quốc Hùng KS. Lê Hoàng Thị Mỹ Dung Nha Trang, 2011 1 Bài 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN THÂN MỀM 1. Mục đích, yêu cầu 1.1 Kiến thức lý thuyết - Củng cố kiến thức về chi tiêu kích thước, khối lượng; hình thái giải phẫu của thân mềm hai mảnh vỏ. - Tổ chức học và phát triển của tuyến sinh dục của một số đại diện thân mềm. 1.2 Kỹ năng thực hành - Phương pháp xác định các chỉ tiêu kích thước, khối lượng. - Phương pháp giải phẫu thân mềm hai mảnh vỏ. - Phân biệt các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của một số đại diện thân mềm trên tiêu bản tổ chức học. 2. Nội dung thực hành 2.1 Một số chỉ tiêu hình thái của thân mềm hai mảnh vỏ 2.1.1 Vật liệu - Thước kẹp có độ chính xác 0,1 cm. - Cân điện tử có sai số tối đa 0,1 g. - Thân mềm hai mảnh vỏ (sò mồng, vẹm xanh…) Hình 1.1. Thước kẹp 2.1.2 Phương pháp 2 Các chỉ tiêu kích thước của thân mềm hai mảnh vỏ: - Chiều dài (SL – Shell length): là khoảng cách lớn nhất từ mép trước đến mép sau của vỏ. - Chiều rộng (SB – Shell breadth): là khoảng cách lớn nhất khi hai vỏ khép lại. - Chiều cao (SH – Shell height): là khoảng cách lớn nhất từ đỉnh vỏ đến mép bụng của vỏ. - Tỷ lệ chiều dài và chiều cao (LHI – Length-height index): 100x SH SL LHI  (%) - Tỷ lệ chiều rộng và chiều cao (BHI – Breadth-height index): 100x SH SB BHI  (%) Hình 1.2. Đo kích thước thân mềm hai mảnh vỏ Các chỉ tiêu về khối lượng thân mềm hai mảnh vỏ: - Cân khối lượng toàn thân (WBW – Whole body weight): cân toàn bộ vỏ và thân mềm - Khối lượng thân mềm (WMW – Wet meat weight): tách riêng phần thân mềm và cân. - Khối lượng vỏ (SW – Shell weight): cân riêng vỏ. - Tỷ lệ giữa khối lượng thân mềm và khối lượng toàn thân (Wet meat weight – body weight index): 100x WBW WMW MBI  (%) - Tỷ lệ giữa khối lượng vỏ và khối lượng toàn thân (Shell weight – whole body weight index): 100x WBW SW SBI  (%) 3 Tương quan chiều dài và khối lượng phần mềm: = 2.2 Thu mẫu tuyến sinh dục sò mồng 2.2.1 Vật liệu - Bộ dao mổ, dao tách vỏ sò - Lọ thủy tinh có nắp đậy, khăn bông. - Dung dịch Davidson (220 ml formalin 37%, 330 ml ethanol 95%, 115 ml acetic acid băng, 335 ml nước sạch có độ mặn bằng độ mặn nơi thu mẫu) hoặc Bouin (750 ml acid picric bão hòa, 250 ml formadehyt 40%, 50 ml acid acetic). - Sò mồng đạt kích thước tham gia sinh sản (khoảng 16g/con) (a) Bộ dao mổ (b) Dao tách vỏ thân mềm 2 mảnh vỏ (c) Sò mồng (nguồn:Nguyễn Thị Mai, 2009) Hình 1.3. Dụng cụ thu mẫu tuyến sinh dục thân mềm hai mảnh vỏ 2.2.2 Phương pháp 4 a) Tách vỏ sò (1) Một tay cầm khăn bông, đặt sò vào khăn, giữ chặt. Chú ý đặt sò sao cho phía mặt bụng của vỏ quay vào lòng bàn tay, phần đỉnh vỏ quay ra ngoài. Tay còn lại cầm dao tách vỏ đặt vào giữa hai đỉnh vỏ. (2) Lấy bản lề làm điểm tựa để đưa lưỡi dao ăn sâu vào rãnh giữa hai mảnh vỏ. Xoay sò trong lòng bàn tay khi lưỡi dao di chuyển giữa hai mảnh vỏ để tìm cơ khép vỏ. (3) Cắt một trong hai cơ khép vỏ. (4) Tiếp tục trượt lưỡi dao giữa hai mảnh vỏ. Trong quá trình kéo lưỡi dao, chú ý để mũi dao chạm vào chóp của vỏ. (5) Trượt lưỡi dao cho đến khi gặp cơ khép vỏ thứ 2 thì cắt cơ này. (6) Hai mảnh vỏ đã được tách ra, mở vỏ và quan sát phần thân sò. (1) (2) (3) (4) (5) (6) Hình 1.4. Các bước tách vỏ trai (nguồn: http://davescupboard.blogspot.com/2008/06/blog-post.html) b) Quan sát cấu tạo trong của sò mồng 5 Hình 1.5. Hình thái cấu tạo trong của sò mồng (nguồn: Nguyễn Thị Mai, 2009) c) Thu mẫu tuyến sinh dục - Tuyến sinh dục của sò mồng không nằm tập trung mà chúng nằm rải rác trong phần cơ chân gần khối nội tạng. Rạch phần cơ chân theo chiều dọc và tách tuyến sinh dục. Cho mẫu vào trong lọ thủy tinh có nắp đậy, cố định trong dung dịch Davidson hoặc Bouin. - Sau 24 đến 36 giờ, chuyển mẫu sang cố định trong dung dịch cồn 70% để bảo quản. 2.3 Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của hầu (Crassostrea virginica Gmelin 1791) 2.3.1 Phát triển tuyến sinh dục của hầu (Crassostrea virginica Gmelin 1791) Theo Kennedy và Krantz (1982), quá trình phát triển tuyến sinh dục của hầu được chia thành 5 giai đoạn sau: - Giai đoạn còn non - Giai đoạn tiền phát triển - Giai đoạn phát triển - Giai đoạn đẻ trứng - Giai đoạn sau khi đẻ và thoái hóa 6 Hình 1.7. Phát triển tuyến sinh dục của hầu (Crassostrea virginica Gmelin 1791) (nguồn: Roberto Quintana, 2005) 2.3.2 Các dạng tuyến sinh dục của thân mềm Có ba dạng chủ yếu: 7 - Lưỡng tính: Trên cùng một cơ thể có cả bộ phận tạo ra trứng và ấu trùng. Phần lớn các loài thuộc lớp chân bụng Gastropoda mang đặc tính này - Phân tính đực cái riêng nhưng có hiện tượng biến đổi từ đực sang cái hoặc ngược lại. Đặc tính này xuất hiện ở các loài thuộc lớp hai mảnh vỏ Bivalvia - Phân tích rõ ràng, đực cái riêng biệt và tồn tại suốt chu kỳ sống. Các loài thuộc lớp song kinh Ammphineura là đại diện của đặc tính này. (a) Tuyến sinh dục ở cá thể đực (b) Tuyến sinh dục ở cá thể lưỡng tính Hình 1.6. Tuyến sinh dục sò mồng (nguồn: Nguyễn Thị Mai, 2009) 2.3.3 Phương pháp thực hiện a) Vật liệu - Tiêu bản tuyến sinh dục của hầu - Kính hiển vi có độ phóng đại 40 và 100 lần b) Phương pháp Quan sát tiêu bản tổ chức học tuyến sinh dục ở độ phóng đại 40 và 100 lần, xác định và mô tả đặc điểm của các giai đoạn phát triển. 3. Yêu cầu đối với sinh viên sau khi thực hành Viết báo cáo thu hoạch các nội dung - Trình bày các số liệu thu thập được theo bảng sau 8 STT SL (cm) SB (cm) SH (cm) BW (g) VMW (g) SW (g) LHI (%) BHI (%) VBI (%) SBI (%) Giới tính 1 Đực 2 Cái 3 Lưỡng tính … … n … - Thảo luận mối tương quan giữa chiều dài (SL) và chiều cao (SH), chiều dài (SL) và chiều rộng (SB), khối lượng toàn thân (WBW) và chiều cao vỏ (SH), khối lượng thân mềm (WMW) và chiều cao vỏ (SH). - Vẽ hình và mô tả các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của hầu, phân biệt các dạng tuyến sinh dục của thân mềm (đực, cái, lưỡng tính) 4. Câu hỏi ôn tập (1) Tuyến sinh dục phân bố như thế nào ở các đối tượng thân mềm (phân bố ở đâu, tập trung hay phân tán)? (2) Cho biết các loài thân mềm có giá trị kinh tế có hiện tượng chuyển đổi giới tính từ đực sang cái, từ cái sang đực (mỗi dạng ít nhất 3 loài). (3) Ý nghĩa của các chỉ tiêu kích thước, khối lượng của thân mềm. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kích thước, khối lượng thể hiện điều gì? (4) Ý nghĩa của các chỉ số LHI (tỷ lệ giữa chiều dài và chiều cao), BHI (tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao), MBI (tỷ lệ giữa khối lượng thân mềm và khối lượng toàn thân), SBI (tỷ lệ giữa khối lượng vỏ và khối lượng toàn thân)? 1 Bài 2: PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC TÔM HE (Penaeus) 1. Mục đích - yêu cầu 1.1 Kiến thức lý thuyết - Củng cố các kiến thức về đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của tôm he. 1.2 Kỹ năng thực hành - Quan sát mẫu và phân biệt các giai đoạn phát triển buồng trứng, buồng sẹ của tôm he trên tiêu bản tổ chức học 2. Dụng cụ, hóa chất, thiết bị, mẫu vật - 01 kính hiển vi có độ phóng đại 40, 100, 400 lần cho 01 sinh viên. - Bộ tiêu bản đầy đủ các giai đoạn phát triển buồng trứng, buồng sẹ của tôm he. 3. Nội dung và phương pháp tiến hành 3.1. Phát triển buồng trứng tôm he Tuyến sinh dục của tôm cái là đôi buồng trứng nằm dọc ở mặt lưng. Buồng trứng kéo dài từ hốc mắt đến cuối đốt bụng thứ 6. Đôi buồng trứng là hai nhánh riêng lẻ nhưng ở phần cuối chập lại làm một. Hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Hình 2.1. Vị trí buồng trứng trong cơ thể tôm he (nguồn: http://www.aims.gov.au/pages/research/mdef/mdef-02a-1.html) [...]... tiêu bản và quan sát phôi Dùng pipet lấy phôi từ các lọ chứa mẫu cho vào lam kính, có thể đậy hoặc không đậy lamen Thường thì không đậy lamen và không thấm hoàn toàn nước trên lam kính sẽ làm trứng không bị vỡ và dễ quan sát hơn 4 Yêu cầu đối với sinh viên sau khi thực hành Viết báo cáo thu hoạch các nội dung đã thực hành bao gồm: Vẽ hình và mô tả các giai đoạn phát triển phôi của tôm he bao gồm phôi phát... Giai đoạn này là phôi nang Quan sát phôi thấy một lớp tế bào được hình thành bao xung quanh trứng, có kích thước đều nhau gọi là đĩa phôi 3 Hình 3.5 Phôi nang 3.1.5 Giai đoạn phôi vị Nguồn:http://www.aims.gov.au/pages/res earch/mdef/mdef-03b-1.html Hình 3.6 Phôi vị Bên trong phôi xuất hiện thêm một lớp màng bao xung quanh khối tế bào Đĩa phôi lõm vào, đây là hiện tượng hình thành phôi dạ Giai đoạn... trùng Hình dạng hậu ấu trùng giống như tôm trưởng thành 3.2 Làm tiêu bản và quan sát phôi Dùng pipet lấy ấu trùng từ các lọ chứa mẫu cho vào lam kính và quan sát trên kính hiển vi ở vật kính 4 hoặc 10 tức là độ phóng đại 40 hoặc 100 lần 4 Yêu cầu đối với sinh viên sau khi thực hành Viết báo cáo thu hoạch các nội dung đã thực hành bao gồm: Vẽ hình và mô tả các giai đoạn phát triển ấu trùng của tôm he... tinh hoặc không thể phát triển phôi được 3.14 a 3.14 b 3.14 c 3.14 d Hình 3.14 a, b, c, d (nguồn: http://www.aims gov.au/pages/research/mdef/mdef-04b-4.html) là các phôi phát triển từ các trứng đã được thụ tinh Tuy nhiên đến các giai đoạn này thì phôi phát triển không đều (a) phôi không phát tr thành 2 điểm mắt và bị biến dạng, không hình thành và phát triển các phần phụ (d) Phôi bị hỏng do tác nhân là... viên sau khi thực hành Viết báo cáo thu hoạch các nội dung đã thực hành bao gồm: Vẽ hình và mô tả các giai đoạn phát triển buồng trứng, buồng sẹ của tôm he 5 Câu hỏi ôn tập (1) Đặc điểm noãn bào đã chín (thành thục) trong buồng trứng tôm khác gì so với noãn bào ở pha thành thục của cá xương? (2) Trứng tôm he thuộc loại trứng đoạn hoàng, đúng hay sai? (3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành thục của... độ phóng đại 40 lần (vật kính 4) để nhìn tổng thể mô trên tiêu bản Đối với tiêu bản buồng trứng ở giai đoạn 1 và 2, cần quan sát ở độ phóng đại 100 lần (vật kính 10) thì mới thấy rõ các noãn bào và cấu trúc của tổ chức Đối với nội dung thực hành này, yêu cầu sinh viên quan sát đầy đủ và phân biệt được tổ chức tuyến sinh dục cũng như các giai đoạn phát triển của chúng ở tôm đực và tôm cái 4 Yêu cầu... Phôi dị hình Những phôi phát triển không giống phôi bình thường được gọi là phôi dị hình Phôi dị hình có thể là các trứng không được thụ tinh nhưng vẫn xảy ra 1 số lần phân chia tế bào hoặc các trứng đã được thụ tinh nhưng phát triển phôi không bình thường Các phôi dị hình có thể phát triển đến một giai đoạn nào đó thì ngưng và trứng sẽ bị “chết”; hoặc hoàn tất quá trình phát triển phôi nhưng không nở... này có sự thay đổi hình thái của phôi, phôi từ hình thái chỉ gồm 1 khối tế bào đồng dạng, chuyển sang phôi có sự phân hóa các tế bào thành các phần riêng, làm tiền đề cho quá trình phân hóa, hình thành các cơ quan khác nhau của ấu trùng 4 3.1.6 Giai đoạn hình thành phần phụ Mầm của các phần phụ bắt đầu hình thành Khi quan sát trên kính hiển vi, tùy theo hướng nhìn và cách chỉnh độ sáng tối mà ta có... Bài 3: PHÁT TRIỂN PHÔI TÔM HE 1 Mục đích - yêu cầu 1.1 Kiến thức lý thuyết Củng cố các kiến thức về đặc điểm của các giai đoạn phát triển phôi của tôm He 1.2 Kỹ năng thực hành Phân biệt phôi tôm he ở các giai đoạn phát triển khác nhau 2 Dụng cụ, hóa chất, thiết bị, mẫu vật - 01 kính hiển vi có độ phóng đại 40, 100, 400 lần cho 01 sinh viên - Lam kính, lamen: tối thiểu 01 lam kính và 01 lamen trên 01... phát triển phôi khác nhau cố định trong formol 3 – 4% Hình 3.1 a Lam kính Hình 3.1 b Pipet 3 Nội dung và phương pháp tiến hành 3.1 Phát triển phôi tôm he 3.1.1 Trứng mới được đẻ ra ngoài môi trường trong vòng 30 phút đầu Trên bề mặt màng tế bào xuất hiện các nếp nhăn (3.2 a) Sau khi ra ngoài môi trường, trứng sẽ có hiện tượng hút nước, làm cho màng tế bào căng lên (3.2 b), có tác dụng bảo vệ phôi trong . tính đực cái riêng nhưng có hiện tượng biến đổi từ đực sang cái hoặc ngược lại. Đặc tính này xuất hiện ở các loài thuộc lớp hai mảnh vỏ Bivalvia - Phân tích rõ ràng, đực cái riêng biệt và tồn. Cho biết các loài thân mềm có giá trị kinh tế có hiện tượng chuyển đổi giới tính từ đực sang cái, từ cái sang đực (mỗi dạng ít nhất 3 loài). (3) Ý nghĩa của các chỉ tiêu kích thước, khối lượng. Buồng trứng gia tăng kích thước nhanh chóng. Qua lớp vỏ ở mặt lưng thấy buồng trứng là một dải rộng, choán cả bề lưng. Màu sắc thay đổi từ màu xanh lá mạ chuyển sang màu xanh lá cây. - Noãn

Ngày đăng: 24/12/2014, 10:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1

  • Bai 2 - Phat trien buong trung tom he

  • 3

  • Bai 4 - Phat trien au trung tom He

  • 5

  • Bài 6 - Phat trien phoi ca xuong

  • Bai 7 - Mot so dac diem sh ss ca xuong(doc)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan