Dụng cụ, hóa chất, thiết bị, mẫu vật

Một phần của tài liệu Bải giảng thực hành mô và phôi động vật thủy sản (Trang 25 - 29)

- 01 kính hiển vi có độ phóng đại 40, 100, 400 lần cho 01 sinh viên. - Lam kính, lamen: tối thiểu 01 lam kính và 01 lamen trên 01 sinh viên. - Pipet: 3 sinh viên trên 01 pipet.

- Giấy hoặc khăn thấm.

- Mẫu ấu trùng tôm ở các giai đoạn khác nhau cố định trong formol 3 – 4%

3. Nội dung và phương pháp tiến hành

3.1. Phát triển ấu trùng và hậu ấu trùng tôm he

3.1.1 Ấu trùng nauplius

Sau một khoảng thời gian, quá trình phát triển phôi kết thúc, trứng nở ra ấu trùng Nauplius 1. Ấu trùng Nauplius trải qua 5 lần lột xác. Do đó giai đoạn này có 6 giai đoạn phụ từ Nauplius 1 đến 6. Nauplius có cấu tạo đơn giản. Thân chưa phân đốt, hình trứng. Có ba đôi phần phụ, giữa trán có điểm mắt. Đầu nhánh các phần phụ có các lông cứng. Phía đuôi có gai đuôi.

Số lượng gai đuôi tăng dần qua các giai đoạn phụ của nauplius. Công thức gai đuôi là cơ sở để phân biệt các giai đoạn phụ nauplius.

Giai đoạn N1 N2 N3 N4 N5 N6

Công thức gai đuôi 1 – 1 1 – 1 2 – 3

3 – 3

3 – 4 4 – 4

2

(a) Naupius 1: Trứng hoàn thành quá trình phát triển phôi và nở ra thành ấu trùng Naupius 1. Phần đuôi có 2 gai dài. Các lông cứng trên các phần phụ còn trơn, chưa có lông nhỏ.

Hình 4.1. Ấu trùng nauplius 1

(b) Naupius 2: Nauplius 1 lột xác thành nauplius 2. Đuôi vẫn còn 2 gai. Tuy nhiên hình dạng bên ngoài có thay đổi so với naupius 1. Cơ thể hơi dài hơn, các lông cứng trên các phần phụ có nhiều lông nhỏ, dạng lông chim.

Hình 4.2. Ấu trùng nauplius 2

(c) Naupius 3: Mặt bụng bắt đầu xuất hiện các mấu lồi là mầm của hàm 2, chân hàm 1, 2, 3. Công thức gai đuôi 2 – 3, 3 – 3,

(d) Naupius 4: Công thức gai đuôi 3 – 4, 4 – 4,

(e) Naupius 5: Công thức gai đuôi 5 – 5,

(f) Naupius 6: Công thức gai đuôi 7 – 7

3.1.2 Ấu trùng Zoea

Nauplius 6 lột xác trở thành ấu trùng Zoea 1 (Z1). Ấu trùng Zoea có nhiều đặc điểm khác nhau rõ rệt về hình thái so với ấu trùng nauplius. Thân kéo dài và phân đốt, hình thành giáp đầu ngực.

3

Giai đoạn Zoea gồm 3 giai đoạn phụ (Z1, Z2, Z3) và trải quan 3 lần lột xác. Phân biệt ba giai đoạn phụ dựa vào các đặc điểm chính sau:

(a) Zoea 1 (Z1)

- Cơ thể kéo dài, đầu chưa có chủy - Phần bụng chưa phân đốt

Hình 4.3. Ấu trùng Zoea 1 (b) Zoea 2 (Z2)

- Đầu có chủy (gai nhọn) mọc giữa hai mắt.

- Thân phân nhiều đốt nhưng chưa phân biệt rõ đốt bụng

Đốt bụng phân biệt rõ Hình 4.3. Ấu trùng Zoea 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4

(c) Zoea 3 (Z3)

- Thân phân đốt, sáu đốt bụng phân biệt rõ ràng, trong đó đốt thứ 6 có chiều dài bằng tổng chiều dài 5 đốt trên.

- Mầm chân đuôi xuất hiện ở 2 bên cuối đốt bụng 6.

3.1.3 Ấu trùng Mysis

Mysis là giai đoạn tiếp sau giai đoạn Zoea. Z3 lột xác chuyển sang Mysis 1 (M1). Giai đoạn này cũng gồm 3 giai đoạn phụ (M1, M2, M3). Hình dạng bên ngoài của Mysis gần giống tôm trưởng thành. Phân biệt 3 giai đoạn phụ dựa vào các đặc điểm chính sau:

(a) Mysis 1: Chưa có mầm chân bụng

(bổ sung sau)

Hình 4.4. Ấu trùng Mysis 1 (b) Mysis 2: Xuất hiện mầm chân bụng nhưng chỉ có 01 đốt.

Mầm chân bụng một đốt Hình 4.5. Ấu trùng Mysis 2

5

(c) Mysis 3: Mầm chân bụng có 2 đốt.

Mầm chân bụng hai đốt Hình 3.. Ấu trùng Mysis 3

3.1.4 Hậu ấu trùng Post larvae

Mysis 3 lột xác sẽ chuyển sang hậu ấu trùng . Hình dạng hậu ấu trùng giống như tôm trưởng thành.

3.2. Làm tiêu bản và quan sát phôi

Dùng pipet lấy ấu trùng từ các lọ chứa mẫu cho vào lam kính và quan sát trên kính hiển vi ở vật kính 4 hoặc 10 tức là độ phóng đại 40 hoặc 100 lần.

4.Yêu cầu đối với sinh viên sau khi thực hành

Viết báo cáo thu hoạch các nội dung đã thực hành bao gồm: Vẽ hình và mô tả các giai đoạn phát triển ấu trùng của tôm he.

Một phần của tài liệu Bải giảng thực hành mô và phôi động vật thủy sản (Trang 25 - 29)