Phát triển buồng sẹ cá Chẽm mõm nhọn

Một phần của tài liệu Bải giảng thực hành mô và phôi động vật thủy sản (Trang 38 - 40)

A: Giai đoạn III, B: Giai đoạn V.

3.2 Phát triển buồng sẹ cá Chẽm mõm nhọn

3.2.1 Cấu tạo buồng sẹ

Buồng sẹ có một đôi nằm sát bóng hơi. Trong buồng sẹ có nhiều bầu chứa, xếp đặt không theo qui tắc gọi là ampulla. Trong ampulla chứa nhiều tinh bào phát sinh và phát triển trong các ampulla này.

Hình 5.9. Tiêu bản tổ chức học lát cắt ngang buồng sẹ cá Chẽm mõm nhọn.

a: ampulla

3.2.2 Phát triển buồng sẹ cá Chẽm mõm nhọn

Có nhiều cách phân chia quá trình phát triển tuyến sinh dục của cá đực tùy theo quan điểm của các tác giả. Trong phạm vi môn học, mục tiêu nội dung này là giúp cho sinh viên phân biệt được tinh bào và tinh trùng, buồng sẹ ở giai đoạn chưa thành thục và thành thục.

(a) Giai đoạn I (chưa thành thục)

- Buồng sẹ gồm hai nhánh hơi nhỏ. Mỗi nhánh có 1 mạch máu lớn chạy dọc. Bề mặt của hai nhánh chưa thấy sự căng phồng. Buồng sẹ có màu trắng đục.

10

- Lượng tinh trùng chiếm dưới 50% thể tích của buồng sẹ. Phần còn lại là các tinh nguyên bào, tinh bào cấp I, tinh bào cấp II, tinh tử. Tinh trùng có kích thước nhỏ nhất, bắt màu tím đậm. Còn tinh nguyên bào có kích thước lớn nhất, bắt màu hồng.

(b) Giai đoạn II (thành thục)

- Buồng sẹ căng tròn, mềm, màu hơi trong so với giai đoạn I. Vuốt nhẹ bụng của cá đực thấy sẹ màu trắng chảy ra.

- Lượng tinh trùng chiếm trên 50% thể tích của buồng sẹ (hình 3.11). Màng ampulla mỏng dần, các túi ampulla vỡ ra để đổ tinh trùng vào ống dẫn chuẩn bị phóng ra ngoài. Giai đoạn này, cá đực có thể tham gia vào hoạt động đẻ trứng của cá cái.

A

B

Hình 5.10. Các giai đoạn phát triển buồng sẹ cá Chẽm mõm nhọn. A: giai đoạn I, B: giai đoạn II, 1: tinh nguyên bào, 2: tinh trùng

1

11

Một phần của tài liệu Bải giảng thực hành mô và phôi động vật thủy sản (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)