BÀI 8 AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HÀN ĐIỆN

Một phần của tài liệu thực hành hàn (Trang 30)

1. Kỹ thuật an toàn nhằm tránh những ánh sáng do hồ quang phát ra và những kim

loại nóngchảy bắn ra

Trong quá trình hàn điện, hồ quang sinh ra tia tử ngoại, tia hồng ngoại và những tia sáng thông thường rất mạnh. Tất cả những tia sáng đó đều có hại cho sức khỏe con người. Vì vậy, trong quá trình thao tác, phải có những biện pháp an toàn sau:

1.1. Lúc làm việc

Cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động: Mặt nạ da cùng với kính hàn, mũ, găng tay, giày da, quần áo bạt, v..v..(Hình 8.1).

S R b D L l S < 2 2 2.1 ÷ 4.0 4 4.1 ÷ 8.0 8 8.1 ÷ 12 12 12.1 ÷ 16 16 16.1 ÷ 20 20 S > 20.1 25 Với S ≥ 5 b = S + 30 Với S < 5 b = S + 15 2S D + 2.5 + 80 L/3 Loại mẫu b h1 h L I 25 ± 0.5 25 ± 0.5 25 ± 0.5 25 ± 0.5 II 25 ± 0.5 25 ± 0.5 25 ± 0.5 25 ± 0.5 III S* 25 ± 0.5 25 ± 0.5 25 ± 0.5

Hình 8.1. Trang bị bảo hộ của thợ hàn

1. Quần áo bảo hộ chịu nhiệt; 2. Tấm da che ngực; 3. Tay áo da; 4. Găng tay da; 5. Tấm da che chân; 6. Giày bảo hộ; 7. Mũ bảo vệ; 8. Mặt nạ hàn; 9. Kính bảo hộ.

1.2. Xung quanh nơi làm việc

- Không được để những chất dễ cháy hoặc dễ nổ.

- Làm việc ở trên cao thì phải để những tấm sắt ở dưới vật hàn. - Phải để những tấm che trước khi mồi hồ quang.

- Tránh những tia sáng hồ quang ảnh hưởng đến những người xung quanh.

2. Kỹ thuật an toàn nhằm tránh bị điện giật

Hình 8.2 chỉ những vị trí có thể xảy ra nguy hiểm trong một trạm hàn hồ quang tay:

Hình 8.2. Những vị trí có khả năng gây nguy hiểm cần chú ý

- Nối nguồn: ổ cắm bị nứt, cách điện kém; máy hàn bị hỏng, rò điện. - Dây dẫn bị hở điện; kìm hàn bị hỏng; kẹp mát tiếp xúc không tốt. - Que hàn bong vỏ hoặc tiếp điện không tốt với kìm hàn.

Để tránh bị điện giật, trong quá trình thao tác phải có những biện pháp sau đây: - Vỏ ngoài của máy hàn và cầu dao, cần phải

tiếp đất tốt, để tránh tình trạng hở điện gây nên tai nạn.

- Tất cả những dây dẫn dùng để hàn, phải được cách điện tốt.

- Khi ngắt hoặc đóng cầu dao, nên đeo găng tay da khô và phải nghiêng đầu về một bên. - Tay cầm của kìm hàn, găng tay da, quần áo làm việc và giày phải khô ráo.

- Khi làm việc ở những nơi ẩm ướt, phải đi giày cao su hoặc dùng tấm gỗ khô để lát ở dưới chân. Khi làm việc ở trong ống tròn và những vật đựng bằng kim loại, phải đệm những tấm cách điện ở dưới chân, để tránh thân thể tiếp xúc với vật hàn.

- Khi làm việc ở nơi thiếu ánh sáng hoặc ban đêm phải trang bị đầy đủ ánh sáng. - Thấy có người bị điện giật thì phải lập tức tắt nguồn điện hoặc tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện, tuyệt đối không được dùng tay để kéo người bị điện giật.

3. Kỹ thuật an toàn phòng nổ, phòng trúng độc và những nguy hại khác

Trong khi thao tác cần có những biện pháp an toàn như sau:

- Khi hàn vá những vật chứa (như két xăng v.v..) mà trước đây đã đựng những chất dễ cháy, thì phải cọ rửa sạch và để khô sau đó mới hàn

- Khi làm việc trong nồi hơi hoặc trong những thùng lớn thì phải thông gió tốt hoặc qua một thời gian nhất định phải ra ngoài hô hấp không khí mới (Hình 7.3).

- Khi cạo và làm sạch xỉ hàn phải

đeo kính trắng để đề phòng xỉ hàn bắn vào mắt. - Chỗ làm việc phải được thông gió.

- Khi làm việc ở trên cao phải đeo dây an toàn và phải buộc dây cáp hàn cố định, tuyệt đối không được khoác vào người.

Một phần của tài liệu thực hành hàn (Trang 30)