Kiểm tra sau khi hàn:

Một phần của tài liệu thực hành hàn (Trang 26)

Bước kiểm tra này để xác định các khuyết tật: chảy loang, lẹm chân, rỗ khí, rỗ xỉ, nứt bề mặt và các khuyết tật về hình dáng mặt ngoài. Các thao tác gồm:

- Làm sạch bề mặt liên kết hàn.

- Quan sát kỹ bằng mắt thường hoặc kính lúp. - Kiểm tra kích thước liên kết hàn theo bản vẽ.

- Kiểm tra kích thước mối hàn bằng calip chuyên dụng (Hình 7.1).

Hình 7.1. Calip đo kích thước mối hàn

1.2. Kiểm tra bằng dung dịch chỉ thị màu

Sử dụng các dung dịch để thẩm thấu vào các vết nứt, rỗ khí nhỏ không quan sát được bằng mắt; Sau đó dùng các chất hiển thị màu để phát hiện (Hình 7.2).

Hình 7.2. Kiểm tra bằng dung dịch chỉ thị màu

1.3. Kiểm tra bằng từ tính

- Rắc bột sắt từ lên bề mặt mối hàn, đặt kết cấu hàn vào trong từ trường (hay cho dòng điện đi qua) rồi nhìn vào sự phân bố của các đường sức từ để phát hiện chỗ có khuyết tật (Hình 7.3).

- Phương pháp này cho phép phát hiện các vết nứt bề mặt có kích thước rất nhỏ hoặc các khuyết tật dưới bề mặt liên kết như: hàn không ngấu, nứt phía trong mối hàn, rỗ khí, rỗ xỉ.

Hình 7.3. Kiểm tra bằng từ tính

a) Từ hóa cục bộ trên mẫu; b) Dò tìm vết nứt trong tấm lớn; c) Dò tìm vết nứt dọc trong trong chi tiết hình trụ.

1.4. Kiểm tra bằng tia rơnghen và gamma

Phương pháp này chỉ tiến hành đối với các kết cấu quan trọng như: thiết bị chứa hóa chất, nồi hơi, thiết bị áp lực, đóng tàu, hàng không, chế tạo máy.v.v..(Hình 7.4).

Hình 7.4. Một số phương pháp dò tìm khuyết tật bằng chụp X quang

1.5. Phương pháp kiểm tra độ kín của liên kết hàn

Một phần của tài liệu thực hành hàn (Trang 26)