1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

an toàn cho người và tàu cá

129 194 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1: NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 5 1.1. Một số khái niệm về bảo hộ lao động 5 1.2. Nội dung, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động 10 Chương 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG TÀU CÁ 13 2.1. Những vấn đề chung về vệ sinh lao động 13 2.2. Vi khí hậu trong sản xuất 155 2.3. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất 19 2.4. Bụi trong sản xuất 23 2.5. Các chất độc trong sản xuất 25 2.6. Thông gió trong sản xuất 27 2.7. Chiếu sáng trong sản xuất 30 2.8. Công tác vệ sinh trên tàu cá 31 2.9. Công tác an toàn khi làm vệ sinh trên tàu cá 36 Chương 3: AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN BOONG TÀU 40 3.1. An toàn khi làm việc với các dụng cụ và vật rời 40 3.2. An toàn khi làm việc trong các khoang kín 42 3.3. An toàn khi làm việc với các thiết bị điện 43 3.4. An toàn khi sử dụng máy điện hàng hải 45 3.5. Cấp cứu người bị điện giật 47 3.6. An toàn khi tiến hành công việc sửa chữa nhỏ 49 3.7. An toàn khi di chuyển các vật nặng trên tàu 50 3.8. An toàn trong công tác xếp dỡ hàng hóa thủy sản 50 3.9. An toàn khi đặt cầu thang lên xuống 51 3.10. An toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu 52 3.11. An toàn khi sử dụng pháo, súng tín hiệu cấp cứu 56 3.12. An toàn khi cập tàu vào tàu khác trên biển 57 Chương 4: AN TOÀN KHI TÀU HOẠT ĐỘNG TRONG CẢNG 58 4.1. Những quy định cơ bản áp dụng cho toàn bộ ca trực 58 4.2. Bàn giao ca boong 58 4.3. Bàn giao trực ca máy 59 4.4. Thực hiện trực ca boong 60 4.5. Thực hiện ca trực máy 61 2 4.6. Sự hợp tác với các nhà chức trách ở trên bờ 62 4.7. Việc tạm thời ngừng di chuyển 62 4.8. An toàn trong công tác cập cảng và neo tàu 62 Chương 5: AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY 65 5.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng chống cháy 65 5.2. Những kiến thức cơ bản về cháy 65 5.3. Các biện pháp, nguyên lý và phương pháp phòng chống cháy 70 5.4. Các chất chữa cháy 73 5.5. Các hệ thống chữa cháy 75 5.6. Một số biện pháp phòng cháy và công việc cần thiết khi phát hiện cháy 94 5.7. Các phương pháp chữa cháy 95 Chương 6: AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC CỨU SINH, CỨU THỦNG, 99 6.1. An toàn trong công tác cứu sinh trên biển 99 6.2. Các phương tiện cứu sinh 99 6.3. Các phương tiện cứu sinh cá nhân 103 6.4. An toàn trong công tác cứu thủng 105 6.5. An toàn trong công tác cứu tàu bị mắc cạn 107 Chương 7: AN TOÀN TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN 109 7.1. Vấn đề chung về công tác an toàn trong hoạt động khai thác thủy sản 109 7.2. An toàn trong đánh bắt của nghề lưới kéo 111 7.3. An toàn trong đánh bắt của nghề lưới vây 117 7.4. An toàn trong đánh bắt của nghề lưới rê 120 7.5. An toàn trong đánh bắt của nghề câu 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 3 MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực an toàn nói chung, người ta tiến hành nghiên cứu theo hai hướng: - Tạo ra những điều kiện lao động an toàn cho người lao động, nghĩa là trừ khử tất cả những tác hại và những trường hợp tai nạn có thể xảy ra. - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa nhằm hạn chế những rủi ro trong sản xuất. Trên thế giới cũng như ở nước ta, trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, khi con người tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động, môi trường…luôn phát sinh ra mối nguy hiểm, rủi ro dẫn đến bệnh nghề nghiệp cũng như tai nạn. Theo thống kê trong 10 năm (1990-1999) bình quân hàng năm cả nước xảy ra khoảng 2200 vụ tai nạn, chỉ tính riêng năm 2000 đã xảy ra 3405 vụ tai nạn lao động làm 3530 người bị tai nạn trong đó có 403 người thiệt mạng. So với năm 1999 tai nạn lao động tăng 53,9%. Một tai nạn nghiêm trọng xảy ra ở Ấn Độ vào năm 1984 do để rò rỉ khí Metylizoxianat tại nhà máy hoá chất đã làm chết 2500 người và hơn 200.000 người bị thương. Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2001 - 2012, bình quân hàng năm xảy ra 6.000 vụ tai nạn lao động, làm hơn 6.000 người bị nạn, trong đó có khoảng 500 vụ tai nạn chết người, làm gần 600 người chết. Năm 1995 xảy ra 840 trường hợp tai nạn lao động, năm 2000 tăng lên 3.405 trường hợp và tới năm 2007 tăng lên 6.337 trường hợp. Số người bị chết trong tai nạn lao động tăng từ 264 trường hợp năm 1995 lên 406 trường hợp năm 2000 và lên tới 621 trường hợp năm 2007. Giai đoạn 2004 - 2007, số vụ tai nạn tăng trung bình hàng năm khoảng 7,5%. Giai đoạn 2008 - 2011, số vụ tai nạn lao động ở mức ổn định. Năm 2011 đã xảy ra 5.896 vụ tai nạn lao động làm 6.154 người bị nạn, trong đó có 574 người chết. Nguyên nhân của tại nạn là do nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, nhiều nơi thực hiện mang tính hình thức, đối phó. Công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động còn thấp so với tổng số lao động trên địa bàn, công tác quản lý lao động còn lỏng lẻo… Các tai nạn lao động gây thiệt hại rất lớn đến người và tài sản. Các nghiên cứu gần đây ở nước ta cho thấy nguyên nhân để xảy ra tại nạn lao động trước hết là do chỉ đạo sai quy trình, quy phạm; môi trường lao động không được bảo đảm; máy móc thiết bị không an toàn; người lao động không được huấn luyện về kỹ thuật an toàn và các nguyên nhân khác nữa. 4 Một vấn đề đặt ra cho nước ta cũng như mọi quốc gia trên thế giới là làm thế nào để hạn chế tai nạn lao động. Một trong những biện pháp đó là giáo dục ý thức bảo hộ lao động cho mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong sự nghiệp đào tạo nhân lực cho xã hội, ngoài đào tạo trình độ chuyên môn sâu, cần phải có những kiến thức nhất định về bảo hộ lao động để tránh những rủi ro, tai nạn, trước hết là tự bảo vệ cho chính mình và sau đó là bảo vệ cộng đồng để cùng tồn tại và phát triển. Bảo hộ lao động là nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, làm tăng năng suất lao động, mang lại hạnh phúc cho người lao động và cho nhân loại. Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề ở các nước tiên tiến trên thế giới đều có môn học về An toàn lao động - Bảo vệ môi trường. Ở nước ta trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa giáo dục bảo hộ lao động thành môn học chính trong chương trình đào tạo. Hơn nữa, khoa học bảo hộ lao động là một khoa học rất tổng hợp và liên ngành, được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp và sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học khác từ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật chuyên ngành đến khoa học kinh tế, xã hội, tâm lý…Khoa học bảo hộ lao động gồm: Khoa học tổ chức bảo hộ lao động, Khoa học kinh tế bảo hộ lao động, Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động… 5 Chương 1 NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.1. Một số khái niệm về bảo hộ lao động * Bảo hộ lao động (BHLĐ): Bảo hộ lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội, khoa kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Hoạt động bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động lao động sản xuất và công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào trình độ nền kinh tế, khoa học, công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi nước. Bảo hộ lao động là một yêu cầu khách quan để bảo vệ người lao động, yếu tố chủ yếu năng động nhất của lực lượng sản xuất xã hội. * Điều kiện lao động: Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, tổ chức, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động (năng lượng, nguyên vật liệu ) quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Các mặt biểu hiện chính trên đây của điều kiện lao động có thể xuất hiện đồng thời hoặc riêng lẻ, trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau, tạo nên một điều kiện lao động cụ thể, có thể rất tốt, tiện nghi thuận lợi, song cũng có thể rất xấu, và là nguyên nhân của các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Do đó, để đánh giá điều kiện lao động của bất kỳ một cơ sở, một ngành nào là phải xem xét một cách toàn diện tất cả các biểu hiện nêu trên, thì mới có được một kết luận tin cậy, trên cơ sở này mới đề xuất và thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện lao động một cách hữu hiệu. * Tai nạn lao động: Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động một cách đột ngột của các yếu tố nguy hiểm, gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp sau: - Tai nạn xảy ra trong hoặc ngoài địa phận của cơ quan xí nghiệp khi người bị tai nạn đang thực hiện công việc theo chức năng nhiệm vụ. - Tai nạn xảy ra trong thời gian: làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn trước và sau khi 6 làm việc, thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết như nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi dưỡng, cho con bú, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, đi vệ sinh, đi từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại. Tất cả những sự việc trên phải thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý. Ở nước ta tai nạn lao động được chia làm 3 loại: - Tai nạn lao động chết người: người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên đường đi cấp cứu, chết trong thời gian cấp cứu, chết trong thời gian điều trị, chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra. - Tai nạn lao động nặng: người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được qui định tại phụ lục số 1 B (Một số chế độ, quy định mới về bảo hộ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). - Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc hai loại tai nạn nói trên. * Bệnh nghề nghiệp: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh có thể xảy ra từ từ hay cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không thể chữa khỏi được và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được. * Các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam: Ở nước ta có 25 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước công nhận và được hưởng bảo hiểm ở Việt Nam đó là: 1. Bệnh bụi phổi silic; 2. Bệnh bụi phổi atbet hay bụi phổi amiăng; 3. Bệnh bụi phổi bông (byssinosis); 4. Bệnh điếc nghề nghiệp; 5. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp; 6. Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp (bức xạ ion hóa); 7. Bệnh loét da, loét vành ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh da nghề nghiệp do crôm); 8. Bệnh sạm da; 9. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen); 10. Bệnh nhiễm độc benzen; 11. Bệnh nhiễm độc mangan; 12. Bệnh nhiễm độc thủy ngân; 13.a. Bệnh nhiễm độc chì vô cơ; 7 13.b. Bệnh nhiễm độc chì hữu cơ; 14. Bệnh lao nghề nghiệp; 15. Bệnh do leptospira nghề nghiệp (Leptospirosis); 16. Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp; 17. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen vô cơ; 18. Bệnh nhiễm độc nicôtin; 19. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu; 20. Bệnh giảm áp; 21. Bệnh viêm phế quản mãn tính; 22. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp; 23. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp; 24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; 25. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp. Năm 2011, Bộ Y tế ban hành Thông tư 42/2011/TT-BYT bổ sung thêm 3 bệnh vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định. Ba bệnh nghề nghiệp được bổ sung gồm: - Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp; - Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân; - Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Do đó, để dự phòng các bệnh nghề nghiệp, người lao động phải được làm việc trong môi trường không độc hại, có đầy đủ trang thiết bị phòng hộ lao động, được khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và có hướng điều trị kịp thời. * Yếu tố nguy hiểm: Các yếu tố nguy hiểm là các yếu tố có thể tác động một cách đột ngột lên cơ thể người lao động gây chấn thương, tai nạn lao động. Các yếu tố nguy hiểm bao gồm: a.Yếu tố nguy hiểm gây chấn thương cơ học: - Các bộ phận cơ cấu truyền động (đai truyền, bánh răng, trục khuỷu ); - Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (bánh đá mài, cưa đĩa, máy ly tâm, trục máy khoan, máy tiện ); - Các bộ phận chuyển động tịnh tiến (búa máy, đầu bào ); - Các mảnh dụng cụ, vật liệu văng bắn ra (vỡ đá mài, phôi bụi, vật cứng bị đập vỡ ); - Vật rơi từ trên cao; - Làm việc cheo leo trên cao; 8 - Trơn trượt, sa ngã b. Yếu tố nguy hiểm về điên, tĩnh điện gây điện giật, bỏng, cháy nổ. c. Yếu tố nguy hiểm về nhiệt gây bỏng, cháy (ngọn lửa, tia lửa, vật nung nóng, nấu chảy, hơi khí nóng, sét đánh ). d. Yếu tố nguy hiểm về hóa (các chất độc, thể rắn, lỏng, khí) gây nhiễm độc cấp tính, bỏng. e. Yếu tố nguy hiểm nổ: - Nổ hóa học phát sinh một hỗn hợp (bụi, khí, chất lỏng ở một nồng độ nhất định trong không khí) tiếp xúc với nguồn lửa như nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ - Nổ lý học phát sinh khí áp lực hơi khí, chất lỏng bị nén tăng vượt quá độ bền cơ học của vỏ dung tích chứa như nổ nồi hơi, bình khí nén. * Yếu tố độc hại: Yếu tố độc hại trong lao động sản xuất là các yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động. Các yếu tố độc hại bao gồm: * Các yếu tố vật lý - Điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ lưu chuyển của không khí, bức xạ nhiệt); - Bức xạ địên từ, bức xạ cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia tử ngoại ; - Các chất phóng xạ và các tia phóng xạ như , , , vv ; - Tiếng ồn và rung động; - Áp suất cao hoặc thấp; - Thiếu ánh sáng hoặc bố trí hệ thống không hợp lý. * Các yếu tố hóa học - Bụi trong sản xuất; - Các chất độc, hơi khí độc; * Các yếu tố sinh học: - Các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây bệnh; - Các loại ký sinh trùng, nấm mốc gây bệnh. * Các yếu tố liên quan đến tổ chức lao động - Thời gian làm việc và nghỉ ngơi bố trí không hợp lý; - Cường độ lao động quá nặng nhọc không phù hợp với tình trạng sức khỏe; - Tư thế làm việc gò bó không thoải mái như: khom lưng, vặn mình, đứng ngồi quá lâu ; - Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ của các hệ thống và giác quan (thần kinh, thị giác, thính giác ) trong thời gian làm việc; 9 - Công cụ sản xuất không phù hợp với cơ thể về hình dạng, trọng lượng kích thước; - Bố trí nơi làm việc chật chội, lộn xộn. * Vùng nguy hiểm: Vùng nguy hiểm là khoảng không gian xác định trong đó có các yếu tố nguy hiểm tác động một cách thường xuyên, chu kỳ hoặc bất ngờ dễ gây tai nạn cho người lao động nếu không có biện pháp phòng ngừa. - Vùng nguy hiểm có thể gây chấn thương do xuyên cắt, cuốn kẹp như ở cơ cấu truyền động (vùng nằm giữa dây cáp, xích cuốn vào trong tời hay puli, giữa hai bánh răng, giữa dây đai curoa và bánh đà, giữa hai trục cuốn của máy cán ép ), các bộ phận quay tròn với vận tốc cao (bánh mài, đĩa cưa, mâm cắp máy tiện, trục chính máy khoan các bộ phận chuyển động tịnh tiến theo phương đứng (búa máy, chầy đột dập ), chuyển động tịnh tiến theo phương ngang (đầu bào, lưỡi phay ). - Vùng nguy hiểm do các mảnh dụng cụ hoặc vật liệu gia công văng bắn ra: Vỡ đá mài, gãy răng cưa đĩa, mãnh vụn, phôi bụi văng ra khi đập, kim loại nung nóng, nấu chảy bắn ra trong công nghệ rèn đúc… - Vùng nguy hiểm có thể gây cháy nổ: xung quanh khu vực hàn, xung quanh kho chứa các chất dễ cháy, nổ (xăng, dầu, thuốc nổ, bình chứa khí cháy ). - Vùng nguy hiểm xung quanh khu vực sử dụng, bảo quản các chất và tia phóng xạ (x,  ), các hoá chất độc. - Vùng nguy hiểm trên công trường: xung quanh công trình đang thi công, vùng hoạt động của cần trục (vật rơi từ trên cao) xung quanh hố, hào sâu, xung quanh khu vực nổ mìn hoặc phá dỡ công trình v.v * Phương tiện bảo vệ cá nhân: Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động sử dụng trong khi làm việc, hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy hiểm độc hại. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm các loại sau: - Phương tiện bảo vệ đầu: Mũ, lưới bảo vệ - Phương tiện bảo vệ mắt và mặt: Kính mắt, mặt nạ - Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: Khẩu trang, mặt nạ phòng độc - Phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác: Nút bịt tai. - Phương tiện bảo vệ thân thể: Quần áo, yếm choàng chống nóng, chống rét, chống tia bức xạ. 10 - Phương tiện bảo vệ bảo vệ tay: Găng tay. - Phương tiện bảo vệ bảo vệ chân: Giày, ủng, bít tất. - Phương tiện bảo vệ khác: Dây an toàn chống ngã từ trên cao, phao tròn cứu sinh, phao áo cá nhân, găng tay cách điện chống điện giật v.v 1.2. Nội dung, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động 1.2.1. Nội dung bảo hộ lao động Bảo hộ lao động bao gồm những nội dung sau: Pháp luật bảo hộ lao động; Vệ sinh lao động, Kỹ thuật an toàn, Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy. 1.2.1.1. Pháp luật bảo hộ lao động Nghiên cứu, xây dựng, thực hiện các chế độ, chính sách bảo vệ con người trong lao động sản xuất phù hợp với điều kiện lao động, với sự phát triển kinh tế xã hội như: thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ cho người lao động, chế độ lao động nữ, tiêu chuẩn, qui phạm về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.v.v. 1.2.1.2. Vệ sinh lao động Nghiên cứu những biến đổi về tâm sinh lý trong những điều kiện lao động khác nhau, ảnh hưởng của những yếu tố độc hại tác động lên con người trong quá trình lao động, đề xuất và thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện lao động để bảo vệ sức khoẻ phòng chống các bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 1.2.1.3. Kỹ thuật an toàn Nghiên cứu, phân tích nguyên nhân tai nạn lao động, đề xuất và thực hiện các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, phòng chống các yếu tố nguy hiểm gây ra tai nạn lao động. 1.2.1.4. Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân gây cháy nổ trong lao động sản xuất, đề xuất và thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy một cách hiệu quả nhất. 1.2.2. Mục đích bảo hộ lao động Mục đích bảo hộ lao động là loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động sản xuất, cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ người lao động góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. 1.2.3. Ý nghĩa của bảo hộ lao động 1.2.3.1. Ý nghĩa chính trị Bảo hộ lao động phản ánh bản chất của một chế độ xã hội. Ở nước ta bảo hộ lao [...]... cường độ và độ to: - Cường độ: Đặc trưng cho tính chất khách quan hay tính chất vật lý của âm thanh, chúng liên quan đến nguồn phát sinh và tỏa ra - Độ to: Phản ảnh tính chất chủ quan và sinh lý của âm thanh, phụ thuộc vào khả năng tiếp thụ âm thanh của cơ quan thính giác từng người Dao động âm mà tai nghe được có tần số từ 16  20.000Hz Giới hạn này ở mỗi người không giống nhau, tùy theo lứa tuổi và trạng... cứu các biện pháp qui hoạch xây dựng chống tiếng ồn và rung động, cần hạn chế sự lan truyền của tiếng ồn ngay trong phạm vi của xí nghiệp và ngăn chặn tiếng ồn lan truyền ra các vùng xung quanh, giữa các khu nhà ở và khu sản xuất có tiếng ồn, phải trồng các dãy cây xanh bảo vệ để chống ồn và làm sạch môi trường Giữa xí nghiệp và khu nhà ở phải có khoảng cách tối thiểu để tiếng ồn không vượt mức cho. .. Thủy thủ thứ nhất buộc thắt lưng vào dây an toàn, xuống thang dây để tới ca bản, thủy thủ thứ hai tay nắm đầu dây an toàn từ từ thả ra theo tốc độ xuống thang của thủy thủ thứ nhất Khi thủy thủ thứ nhất đã đứng vào ca bản, dây an toàn vừa căng tới (không bị chùng) thì thủy thủ thứ hai buộc đầu dây an toàn vào sừng bò hoặc mấu trên be miệng, nhưng không nên để dây an toàn quá căng làm ảnh hưởng tới công... chùi và đánh bóng các dụng cụ bằng đồng, lau chùi lan can, cầu thang và bên ngoài các máy móc Hàng ngày các cấp dưỡng có nhiệm vụ quét dọn nhà bếp và nhà ăn công cộng Phục vụ viên có nhiệm vụ quét dọn nhà vệ sinh, hành lang, câu lạc bộ, buồng ở của sĩ quan và buồng tắm giặt Sau khi kết thúc công tác bốc xếp hàng hóa, chuẩn bị đi biển thì bơm nước rửa boong chính cho sạch sẽ Công tác quét dọn trên tàu. .. hoặc quét xi măng đã khô, bơm nước ngọt vào để ngâm khoảng 12 giờ Những ba lát hoặc két đựng nước biển lâu ngày, có thể có vi sinh vật biển ở trong đó Bởi vậy trước khi cho người chui vào phải mở lỗ chui người và thông gió một thời gian nhất định 2.9 Công tác an toàn khi làm vệ sinh trên tàu cá Công việc vệ sinh hầm hàng và vệ sinh tàu nói chung gặp nhiều rủi ro và nguy hiểm, đòi hỏi thủy thủ phải chú... sức khỏe, không an toàn cho người lao động và cho hàng hóa vận chuyển Tùy theo tính chất và phương pháp di chuyển không khí, trong công nghiệp người ta chia hệ thống thông gió thành hai dạng: thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo Tùy theo hướng của dòng không khí mà có phương pháp thông gió hút ra hay thông gió quạt vào Dựa vào vị trí tác dụng, người ta chia ra thành thông gió chung và thông gió bộ... Tổ chức hợp lý các quá trình sản xuất, bố trí cách ly các bộ phận tỏa ra độc; Tổ chức hút hơi và khí độc tại chỗ; Bố trí các tín hiệu tự động báo hiệu sự có mặt của chất độc; Trang bị cho công nhân những dụng cụ bảo vệ chống độc 2.6 Thông gió trong sản xuất Để tẩy sạch không khí bẩn ở những nơi sản xuất và cho vào không khí trong sạch, người ta ứng dụng hệ thống thông gió Trên tàu thủy các buồng ở thường... xen kẽ các phân xưởng nóng với phân xưởng mát Cần chú ý hướng gió trong năm khi bố trí các phân xưởng nóng, tránh nắng mặt trời chiếu vào phân xưởng qua các cửa Xung quanh các phân xưởng nóng phải thoáng gió Có lúc cần bố trí các thiết bị nhiệt vào một khu xa nơi làm việc của công nhân c) Thông gió Trong các phân xưởng tỏa nhiều nhiệt (như các thiết bị tỏa nhiệt, nhiều người làm việc v.v ) cần có các... m 60m và đảm bảo sao cho độ ẩm nằm trong khoảng 13  14g/m3 Có nhiều thiết bị tỏa nhiệt cần phải dùng vòi tắm khí để giảm nhiệt, vận tốc gió phụ thuộc vào môi trường e) Thiết bị và quá trình công nghệ Trong các phân xưởng nhà máy tỏa ra khí nóng và độc cần được tự động hóa và cơ khí hóa, điều khiển và quan sát từ xa, để làm giảm nhẹ lao động và nguy hiểm cho công nhân Đưa những ứng dụng các thiết... ngân áp suất thấp, áp suất cao và đèn thủy ngân cao áp, đèn huỳnh quang áp suất thấp, đèn huỳnh quang áp suất cao, đèn huỳnh quang cải tiến và các đèn phóng điện khác Trong đó thường dùng và quan trọng nhất là đèn thủy ngân siêu cao áp, nó có ánh sáng gần giống với ánh sáng ban ngày, dùng để làm đèn chiếu sáng nơi công cộng và đèn huỳnh quang áp suất thấp dùng trong sản xuất và trong đời sống hàng ngày . trên tàu cá 31 2.9. Công tác an toàn khi làm vệ sinh trên tàu cá 36 Chương 3: AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN BOONG TÀU 40 3.1. An toàn khi làm việc với các dụng cụ và vật rời 40 3.2. An toàn khi. 3.7. An toàn khi di chuyển các vật nặng trên tàu 50 3.8. An toàn trong công tác xếp dỡ hàng hóa thủy sản 50 3.9. An toàn khi đặt cầu thang lên xuống 51 3.10. An toàn khi làm việc trên cao và. việc trên cao và ngoài mạn tàu 52 3.11. An toàn khi sử dụng pháo, súng tín hiệu cấp cứu 56 3.12. An toàn khi cập tàu vào tàu khác trên biển 57 Chương 4: AN TOÀN KHI TÀU HOẠT ĐỘNG TRONG CẢNG

Ngày đăng: 10/02/2015, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w