1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tai lieu on tap dia li 12

61 515 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 597,5 KB

Nội dung

Tài liệu ôn tập & kiểm tra kiến thức Địa Lí 12 MỘT SỐ CÔNG THỨC, CÁCH TÍNH VÀ XỬ LÍ SỐ LIỆU THƯỜNG GẶP *** 1. Tính cán cân xuất - nhập khẩu: Công thức tổng quát: lấy Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu (nếu kết quả là số dương là xuất siêu, nếu âm là nhập siêu). 2. Tính mật độ dân số: Công thức tổng quát: lấy Số dân : Diện tích (đơn vị tính: người/km 2 ) 3. Tính năng suất lúa: Công thức tổng quát: lấy Sản lượng : Diện tích (đơn vị tính: tạ/ha) 4. Tính Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: Công thức tổng quát: lấy Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử (đơn vị tính: %) 5. Tính tốc độ tăng trưởng: Công thức tổng quát: lấy số liệu năm đầu tiên làm năm gốc là 100% sau đó lấy số liệu năm kế tiếp chia số liệu năm gốc và x 100 (đơn vị tính: %) Bài tập: cho bảng số liệu sau: Tình hình phát triển của ngành trồng lúa ở nước ta thời kì 1980-2005. Tiêu chí 1980 1990 2000 2002 2005 - Diện tích (nghìn ha) - Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn) - Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) 5600 11.6 20.8 6043 19.2 31.8 7654 32.6 42.5 7504 34.4 45.9 7329 35.8 49.0 a. Tính tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa qua các năm (lấy năm 1980=100%). b. Từ số liệu đã tính, hãy vẽ trên cùng một hệ tọa độ các đường biểu diễn diện tích, sản lượng và năng suất lúa từ năm 1980-2005. c. Qua bảng số liệu, hãy nêu nhận xét về sự phát triển của ngành trồng lúa và cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh của ngành sản xuất lúa trong những năm gần đây. → a. Tính tốc độ tăng trưởng của ngành trồng lúa. Xử lí số liệu, tính tỉ lệ % (lấy năm 1980 = 100%) Tiêu chí 1980 1990 2000 2002 2005 - Diện tích - Sản lượng lúa cả năm - Năng suất lúa cả năm 100 100 100 108 166 153 137 281 204 134 297 221 131 309 236 b. Vẽ biểu đồ đường: 3 đường (HS tự vẽ). c. Nhận xét và giải thích nguyên nhân: *Nhận xét: - Từ 1980-2005 ngành sản xuất lúa đã có bước phát triển mạnh mẽ, cả diện tích, sản lượng và năng suất lúa đều tăng. Trong đó: TL ôn tập dùng trong Kiểm tra 1 tiết, KT thi HKI, HKII và thi TN 1 Tài liệu ôn tập & kiểm tra kiến thức Địa Lí 12 - Diện tích trồng lúa tăng thêm 1.729 nghìn ha (tăng gấp 1.3 lần). - Sản lượng lúa tăng nhanh với 24.2 triệu tấn (tăng gấp 3.1 lần). - Năng suất lúa tăng 28.1 tạ/ha (tăng gấp 2.4 lần). *Giải thích: - Nhờ tích cực khai hoang mở rộng diện tích. - Tập trung đầu tư, sản xuất theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất… - Thị trường thế giới có nhu cầu lớn. - Nhà nước có nhiều chính sách trong phát triển nông nghiệp. STT Đối tượng cần tính Đơn vị Công thức tính 1 Cán cân xuất nhập khẩu Đơn vị tiền tệ (triệu USD,…) = Giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu 2 Mật độ dân số người/km 2 = Số dân : diện tích 3 Năng suất (lúa) tấn/ha, tạ/ha = Sản lượng : diện tích 4 Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên % = Tỉ suất sinh – tỉ suất tử 5 Tốc độ tăng trưởng (năm gốc = 100%) % = Giá trị năm cần tính : giá trị năm gốc x 100 6 Bình quân thu nhập trên đầu người USD/người = Tổng thu nhập : số dân 7 Bình quân lương thực trên đầu người kg/người = Sản lượng lương thực : số dân 8 Tỉ trọng, tỉ lệ % = Giá trị từng phần : tổng số x 100 9 Bình quân đất trên đầu người m 2 /người = Diện tích đất : số dân 10 Tính thu nhập GDP/người nghìn đồng/người (USD/người) = Lấy tổng GDP của vùng : số dân 11 Tỉ lệ xuất nhập khẩu % = trị giá xuất khẩu : trị giá nhập khẩu. TL ôn tập dùng trong Kiểm tra 1 tiết, KT thi HKI, HKII và thi TN 2 Tài liệu ôn tập & kiểm tra kiến thức Địa Lí 12 ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM Bài 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ 1. Vị trí địa lí nước ta: - Nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Tiếp giáp với nhiều nước trên đất liền và trên biển. - Nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng. - Nằm ở khu vực có nền kinh tế năng động và nhạy cảm của thế giới. - Việt Nam nằm ở khu vực múi giờ thứ 7. *Tọa độ địa lí của Việt Nam. - Điểm cực Bắc: 23 0 23’B (tỉnh Hà Giang) - Điểm cực Nam: 8 0 34’B (tỉnh Cà Mau) - Điểm cực Tây: 102 0 09’Đ (tỉnh Điện Biên) - Điểm cực Đông: 109 0 24’Đ ( tỉnh Khánh Hoà) 2. Phạm vi lãnh thổ: a. Vùng đất: gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo - Diện tích 331.212 km 2 - Biên giới trên bộ dài 4.600km tiếp giáp 3 nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia - Nước ta có hơn 4.000 đảo lớn nhỏ và có 2 quần đảo ở ngoài khơi là: Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa). b. Vùng biển: nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km 2 - Đường bờ biển dài 3.260km (từ Móng Cái đến Hà Tiên). - Vùng biển nước ta gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. c. Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta. Câu 1. Phân tích ý nghĩa tự nhiên của VTĐL Việt Nam. *Ý nghĩa tự nhiên của VTĐL Việt Nam: - Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Vị trí địa lí là điều kiện để nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú. - Vị trí và hình thể đất nước đã tạo nên sự phân hoá thiên nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng … - Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt…) nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động. Câu 2. Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa gì về kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng ? - Về kinh tế: vị trí địa lí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. TL ôn tập dùng trong Kiểm tra 1 tiết, KT thi HKI, HKII và thi TN 3 Tài liệu ôn tập & kiểm tra kiến thức Địa Lí 12 - Về văn hóa-xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Về an ninh, quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Bài 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 1. Đặc điểm chung của địa hình: a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: - Đồi núi chiếm ¾ diện tích (85% diện tích nước ta có độ cao dưới 1000m) - Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích. b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: - Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam - Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: + Hướng tây bắc-đông nam (vùng núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) + Hướng vòng cung (vùng núi ĐôngBắc, Trường Sơn Nam). 2. Các khu vực địa hình: a. Khu vực đồi núi: chia làm 4 vùng - Vùng núi Đông Bắc… - Vùng núi Tây Bắc… - Vùng núi Trường Sơn Bắc… - Vùng núi Trường Sơn Nam… b. Khu vực đồng bằng: được chia thành 2 loại (đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển). * Đồng bằng châu thổ: - Đồng bằng sông Hồng:… - Đồng bằng sông Cửu Long:… *Đồng bằng ven biển: - Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp, đất nhiều cát, ít phù sa. - Diện tích: 15.000km 2 , hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Câu 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam Tr. 11 và những kiến thức đã học em hãy: a. Trình bày đặc điểm chính và sự phân bố tài nguyên đất của nước ta. b. Tài nguyên đó có thuận lợi gì đối với phát triển nông - lâm nghiệp ? → a. Đặc điểm chính và sự phân bố tài nguyên đất của nước ta. - Gồm 2 nhóm đất chính: + Đất phù sa: phân bố tập trung ở các đồng bằng châu thổ hoặc ven biển bao gồm: đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn… + Đất feralit: phân bố tập trung ở miền núi bao gồm: đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi… TL ôn tập dùng trong Kiểm tra 1 tiết, KT thi HKI, HKII và thi TN 4 Tài liệu ôn tập & kiểm tra kiến thức Địa Lí 12 b. Thuận lợi của tài nguyên đất đối với phát triển nông-lâm nghiệp: - Nước ta có nhiều loại đất khác nhau tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng, phát huy được thế mạnh của từng vùng sinh thái. - Đất phù sa thuận lợi cho việc trồng lúa, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày… - Đất feralit thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cỏ để phát triển chăn nuôi và trồng rừng. Câu 2. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế -xã hội nước ta ? → Ảnh hưởng của địa hình miền núi đến sự phát triển kinh tế - xã hội: a. Thuận lợi: - Đất nước có nhiều đồi núi nên có tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú tạo cơ sở phát triển nền lâm – nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. - Nhiều nơi có điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi gia súc lớn. - Các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn - Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, trở thành điểm du lịch nổi tiếng (Sa Pa, Đà Lạt…) b. Khó khăn: - Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. - Là nơi thường xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lỡ đất. - Thiên tai khác: mưa đá, sương muối, khô hạn… Câu 3. So sánh sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. a. Khác nhau về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc: - Vùng núi Đông Bắc: + Vị trí (giới hạn): nằm ở tả ngạn sông Hồng + Chủ yếu là đồi núi thấp. + Hướng núi: vòng cung. Có 4 cánh cung lớn mở ra về phía bắc và đông, chụm lại ở Tam Đảo, đó là các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Núi cao tập trung chủ yếu ở phía bắc, giáp với biên giới Việt - Trung; trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m. - Vùng núi Tây Bắc: + Vị trí (giới hạn): nằm giữa sông Hồng và sông Cả + Có địa hình cao nhất nước ta. + Hướng núi: tây bắc - đông nam. + Có ba dải địa hình lớn: phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ có đỉnh Phanxipăng (3143m), phía tây là các dãy núi cao trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn là các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng tây bắc-đông nam. TL ôn tập dùng trong Kiểm tra 1 tiết, KT thi HKI, HKII và thi TN 5 Tài liệu ôn tập & kiểm tra kiến thức Địa Lí 12 b. Khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam: - Vùng núi Trường Sơn Bắc: + Vị trí (giới hạn): từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã + Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc-đông nam. + Địa hình thấp, hẹp ngang, chỉ nâng cao ở hai đầu. - Vùng núi Trường Sơn Nam: + Vị trí: từ dãy Bạch Mã trở vào + Gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ cao đồ sộ. + Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây. Câu 4. Trình bày những đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Đồng bằng sông Hồng: + Diện tích: 15.000km 2 . + Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều. + Địa hình: cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ. + Trong đê, không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. Ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm. - Đồng bằng sông Cửu Long: + Diện tích: 40.000km 2 , lớn nhất nước ta. + Do phù sa của hệ thống sông Tiền và sông Hậu bồi đắp, mới được khai thác sau ĐB sông Hồng. + Địa hình: thấp và bằng phẳng hơn ĐB sông Hồng. + Không có đê, nhưng mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nên vào mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đồng bằng. Trên bề mặt đồng bằng còn có những vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong như: vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, vùng trũng Cà Mau. Câu 5. Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và đồng bằng đối với việc phát triển KT-XH ở nước ta. → a. Các thế mạnh: - Khu vực đồi núi: + Tập trung nhiều loại khoáng sản là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp + Rừng và đất trồng: tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn, chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật làm cơ sở cho phát triển lâm nghiệp. + Nguồn thuỷ năng dồi dào để phát triển thuỷ điện. + Có tiềm năng du lịch, nhất là du lịch sinh thái. - Khu vực đồng bằng: + Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là lúa gạo. TL ôn tập dùng trong Kiểm tra 1 tiết, KT thi HKI, HKII và thi TN 6 Tài liệu ôn tập & kiểm tra kiến thức Địa Lí 12 + Cung cấp nguồn lợi thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản + Có điều kiện để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại. + Thuận lợi phát triển giao thông đường bộ, đường sông. b. Hạn chế: - Địa hình đồi núi bị chia cắt mạnh gây cản trở cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. - Cả khu vực đồi núi và đồng bằng nước ta có nhiều thiên tai: + Khu vực đồi núi: lũ quét, xói mòn, trượt lở đất… + Khu vực đồng bằng: bão, lũ lụt, hạn hán. Bài 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN 1. Khái quát về Biển Đông: - Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3.5 triệu km 2 (Diện tích vùng biển chủ quyền nước ta khoảng 1 triệu km 2 ) - Là biển tương đối kín, được bao bọc bởi vòng cung đảo ở phía đông và đông nam - Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa và có ảnh hưởng nhiều đến thiên nhiên nước ta. 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam: a. Khí hậu: nhờ Biển Đông mà khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn. b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển: các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển: rất phong phú (khoáng sản, hải sản…) d. Thiên tai: nhiều thiên tai (bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy). Câu 1. Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta ? → a. Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu: - Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. - Biển Đông làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô mùa đông và nóng bức mùa hè. - Nhờ vậy, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn. b. Ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình và các hệ sinh thái ven biển: - Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, bao gồm: các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bải triều rộng… TL ôn tập dùng trong Kiểm tra 1 tiết, KT thi HKI, HKII và thi TN 7 Tài liệu ôn tập & kiểm tra kiến thức Địa Lí 12 - Các hệ sinh thái ven biển cũng rất đa dạng và giàu có, bao gồm: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên các đảo. Câu 2. Hãy nêu sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển nước ta. Các thiên tai nào thường xảy ra ở vùng ven biển nước ta? a. Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên khoáng sản: có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí (lớn nhất là bể dầu Nam Côn Sơn và Cửu Long), ngoài ra còn có ti tan, muối… - Tài nguyên hải sản: sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới, giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao (Có trên 2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực…). b. Thiên tai: - Hằng năm bão biển kèm theo mưa lớn, sóng lừng, nước dâng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta. - Sạt lở bờ biển đe doạ nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển miền Trung. - Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hoá đất đai. Bài 9, 10. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: a. Biểu hiện của tính chất nhiệt đới: - Tổng bức xạ lớn - Cân bằng bức xạ dương quanh năm - Nhiệt độ trung bình năm trên 20 0 C - Tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1.400 đến 3.000giờ/năm. b. Lượng mưa, độ ẩm lớn: - Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 2.000mm, mưa phân bố không đều. - Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương. c. Gió mùa: *Gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc)… *Gió mùa mùa hạ (gió mùa Tây Nam)… 2. Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên khác: a. Địa hình: - Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: bề mặt địa hình bị cắt xẻ, xói mòn… - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét. b. Sông ngòi: - Mạng lưới sông ngòi dầy đặc - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa - Chế độ nước theo mùa. c. Đất đai: Quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. TL ôn tập dùng trong Kiểm tra 1 tiết, KT thi HKI, HKII và thi TN 8 Tài liệu ôn tập & kiểm tra kiến thức Địa Lí 12 d. Sinh vật: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Câu 1. Cho bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi, và cân bằng ẩm của một số địa điểm Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 Hãy so sánh và giải thích sự khác nhau về lượng mưa, lương bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên. *Lưu ý: nếu đề yêu cầu vẽ biểu đồ thì vẽ cột nhóm, mỗi nhóm có 3 cột. → - Lượng mưa: Huế có lượng mưa cao nhất trong 3 địa điểm do bức chắn của dãy Bạch Mã đối với các khối khí từ biển thổi vào theo hướng đông bắc. TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn hơn Hà Nội nhưng chênh lệch nhau không nhiều. - Lượng bốc hơi: TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất do nhiệt độ cao quanh năm, có mùa khô sâu sắc. Hà Nội và Huế có lượng bốc hơi thấp do trong năm có thời gian nhiệt độ thấp, hạn chế sự bốc hơi. - Cân bằng ẩm: + Huế có cân bằng ẩm lớn nhất trong 3 địa điểm do có lượng mưa lớn, lượng bốc hơi thấp. + Hà Nội có cân bằng ẩm đứng thứ hai do lượng bốc hơi thấp nhất trong 3 địa điểm. + TP. Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm thấp nhất do lượng bốc hơi cao nhất trong 3 địa điểm Câu 2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học hãy xác định hướng di chuyển của bão, tần suất, phạm vi ảnh hưởng và hậu quả do bão gây ra ở nước ta. => - Các cơn bão ảnh hưởng đến nước ta đều đi từ phía đông (Biển Đông). Sau đó di chuyển về hướng tây, tây bắc, tây nam. - Một số cơn bão di chuyển không theo qui luật, rất phức tạp - Một số cơn bão tan ngay ngoài biển, một số đổ bộ vào đất liền. - Thời gian hoạt động của bão thường bắt đầu từ tháng 6 cho đến tháng 12. Tần suất mạnh nhất từ tháng 8 đến tháng 10. - Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu các tỉnh ven biển, nhất là ven biển miền Trung - Hậu quả: bão lớn kèm theo sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt làm thiệt hại nặng về người và tài sản, ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động sản xuất nhất là dân cư sống ven biển. TL ôn tập dùng trong Kiểm tra 1 tiết, KT thi HKI, HKII và thi TN 9 Tài liệu ôn tập & kiểm tra kiến thức Địa Lí 12 Câu 3. Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào ? Giải thích nguyên nhân ? => - Tính chất nhiệt đới: + Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. + Nhiệt độ trung bình năm trên 20 0 C + Tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1.400 – 3.000giờ/năm. - Lượng mưa, độ ẩm lớn: + Lượng mưa trung bình năm cao: 1.500 – 2.000 mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3.500 – 4.000mm. + Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương. - Nguyên nhân: + Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, góc nhập xạ lớn và mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh. + Các khối khí di chuyển qua biển đã mạng lại cho nước ta có lượng mưa lớn. Câu 4. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa ? => Nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa do: - Vị trí địa lí: nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nội chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu có tính chất nhiệt đới với nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ánh sáng mạnh. - Nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, trong khu vực chịu ảnh hưởng gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu mang tính chất gió mùa rõ rệt. Câu 5. Giải thích nguyên nhân có sự khác nhau về khí hậu giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. → Nguyên nhân là do ảnh hưởng của địa hình và gió mùa. - Vùng núi Đông Bắc: là vùng đón nhận gió mùa Đông Bắc đầu tiên đến nước ta. Đồng thời là nơi có các dãy núi hình cánh cung mở ra đón các khối khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống. - Vùng núi Tây Bắc: do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nhưng chịu ảnh hưởng của tính đai cao. Mùa hạ gió mùa đông nam thổi vào bị các khối núi, cao nguyên nằm ở phía nam ngăn cản, ngoài ra ở phía nam của vùng còn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng. - Đông Trường Sơn: do đón nhận trực tiếp gió mùa Đông bắc, Tín phong Bắc bán cầu, bão, áp thấp từ Biển Đông và dải hội tụ nhiệt đới nên mưa vào thu đông, cùng thời điểm Tây Nguyên lại là mùa khô. - Tây Nguyên: do gió Tây Nam gây mưa lớn. Nửa đầu mùa hạ khối khí bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan gây mưa lớn cho Tây Nguyên. Nửa sau mùa hạ, gió Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam lên, gây mưa lớn cho Tây Nguyên. Cùng thời điểm lại gây hiệu ứng phơn ở Đông Trường Sơn. TL ôn tập dùng trong Kiểm tra 1 tiết, KT thi HKI, HKII và thi TN 10 . mặn… + Đất feralit: phân bố tập trung ở miền núi bao gồm: đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi… TL ôn tập dùng trong Kiểm tra 1 tiết, KT thi HKI, HKII và thi TN 4 Tài li u ôn tập &. lượng và năng suất lúa đều tăng. Trong đó: TL ôn tập dùng trong Kiểm tra 1 tiết, KT thi HKI, HKII và thi TN 1 Tài li u ôn tập & kiểm tra kiến thức Địa Lí 12 - Diện tích trồng lúa tăng thêm. Công thức tổng quát: lấy số li u năm đầu tiên làm năm gốc là 100% sau đó lấy số li u năm kế tiếp chia số li u năm gốc và x 100 (đơn vị tính: %) Bài tập: cho bảng số li u sau: Tình hình phát triển

Ngày đăng: 09/02/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w