Câu 1. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa nước ta, giai đoạn 1990 - 2008
Năm 1990 1995 1999 2003 2008
Diện tích (nghìn ha) 6042 6765 7653 7452 7400
Sản lượng (nghìn tấn) 19225 24963 31393 34568 38729
a. Tính năng suất lúa của các năm theo bảng số liệu trên.
→ Cách tính năng suất lúa (tạ/ha): lấy sản lượng chia cho diện tích, sau khi đơn giản nghìn ha và nghìn tấn, còn lại tấn/ha, ta nhân với 10 (1 tấn = 10 tạ).
- Tính năng suất lúa:
Năm 1990 1995 1999 2003 2008
Năng suất (tạ/ ha) 31.8 36.9 41.0 46.4 52.3
b. Nhận xét tình hình tăng năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2008 và giải thích nguyên nhân.
*Nhận xét: từ năm 1990 đến 2008 năng suất lúa nước ta liên tục tăng, đến năm 2008 năng suất lúa đạt 52.3 tạ/ha.
*Giải thích nguyên nhân:
- Do việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất: giống mới, kĩ thuật canh tác…
- Do chính sách của Nhà nước khuyến khích nhân dân tích cực sản xuất như: khuyến nông, miễn thuế nông nghiệp.
- Trình độ thâm canh sản xuất lương thực không ngừng được nâng cao. - Thị trường mở rộng.
Câu 2. Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng cà phê (nhân) của nước ta
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm 1995 2000 2004 2005 2006 2007 2008
Sản lượng 218.0 802.5 836.0 752.1 985.3 915.8 1055.8
Hãy nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất cà phê của nước ta, giai đoạn 1995 - 2008.
a. Nhận xét:
- Trong giai đoạn 1995-2008, sản lượng cà phê có xu hướng tăng nhanh: tăng 837.8 nghìn tấn (tăng gấp 4.8 lần).
- Tuy nhiên, sản lượng cà phê tăng không ổn định: (dẫn chứng tăng giảm qua các giai đoạn).
b. Giải thích:
- Sản lượng cà phê có xu hướng tăng, do:
+ Nước ta có điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH thuận lợi trồng cây cà phê với quy mô lớn (đất đỏ ba dan, khí hậu nhiệt đới, nguồn lao động dồi dào…)
+ Năng suất cà phê ngày càng cao.
+ Thị trường tiêu thu ngày càng mở rộng. + Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Sản lượng cà phê giảm vào các năm 2005 và 2007 chủ yếu do hạn hán kéo dài, do biến động về thị trường.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam (trang Nông nghiệp), nêu tên các vùng
(hoặc tỉnh) có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo
trồng đã sử dụng thuộc loại trên 50%, từ 30 đến 50%.
Cho biết các cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, thuốc lá, bông) phân bố chủ yếu ở đâu ?
a.Tên vùng (hoặc tỉnh):
- Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp trên 50% là: Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ, Bến Tre (ĐBSCL)
- Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp từ 30 đến 50% là: Hà Giang, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Trị, các tỉnh DHNTB.
b. Sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm:
- Mía: ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Lạc: trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh, Đông Nam Bộ và Đắk Lăk.
- Thuốc lá: TD&MNBB, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ - Bông: TD&MNBB, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 4. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, em hãy:
a. Nêu sự phân bố của một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta: cà phê, cao su, chè, tiêu, dừa, điều.
b. Giải thích sự phân bố của cây cà phê và cây chè.
→ a. Sự phân bố của một số cây công nghiệp lâu năm:
- Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ
- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh Duyên hải miền Trung - Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên (nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng.
- Tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
- Dừa: được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.
- Điều: được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
b. Giải thích sự phân bố của cây cà phê và cây chè:
- Cây chè: là cây cận nhiệt đới, ưa khí hậu lạnh nên trồng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nơi có mùa đông lạnh nhất nước ta và các cao nguyên cao trên 1000m, có khí hậu lạnh ở Tây Nguyên.
- Cây cà phê: là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nóng, thích hợp với đất đỏ badan là loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng nên được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rải rác ở Bắc Trung Bộ.
Câu 5. Trình bày những điều kiện để phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Phân tích vai trò của cây công nghiệp lâu năm trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp ở nước ta.
- Thuận lợi:
+ Diện tích đất badan tập trung trên một diện rộng thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh.
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tạo thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới.
+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng và chế biến cây công nghiệp. + Mạng lưới cơ sở chế biến.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn:
+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây xói mòn đất, sâu bệnh, hạn hán… + Thị trường có nhiều biến động, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.
b. Vai trò của cây công nghiệp lâu năm:
- Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất cây công nghiệp.
- Đáp ứng thị trường tiêu thụ, nhất là xuất khẩu đem lại giá trị cao như: cà phê, cao su, hồ tiêu…
- Việc hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, nhất là ở trung du-miền núi; hạn chế nạn du du canh du cư.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Câu 6. Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp ?
→ Khi lương thực cho người dân được đảm bảo, sẽ tạo điều kiện để đẩy mạnh trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu,…Đồng thời cũng là động lực ngành chăn nuôi và thủy sản phát triển.
Bài 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP