Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế:

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap dia li 12 (Trang 37)

Xu hướng chung là giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 1. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm ? Những ngành công nghiệp nào được xác định là ngành trọng điểm ở nước ta hiện nay? Tại sao nước ta phải đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm ?

a. Khái niệm: là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.

b. Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp (CN) năng lượng, CN chế biển LT-TP, CN dệt may, CN hoá chất-phân bón-cao su, CN vật liệu xây dựng…

c. Giải thích: nước ta phải đẩy mạnh các ngành CN trọng điểm với mục đích:

- Tận dụng thế mạnh lâu dài, đặc biệt là thế mạnh về tài nguyên, về nguồn lao động và thị trường.

- Tránh tụt hậu về kinh tế so với các nước trên thế giới. - Tạo hiệu quả kinh tế cao cho toàn bộ nền kinh tế.

- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 2. Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế 1999 -2008. (Đơn vị: %)

Thành phần kinh tế 1999 2008

- Nhà nước 39.9 18.5

- Ngoài Nhà nước 22.0 37.1

a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 1995 và 2008.

→ Vẽ 2 biểu đồ tròn

b. Nhận xét và giải thích.

→ *Nhận xét: từ năm 1999- 2008 cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi:

- Nhà nước tỉ trọng giảm ( %)

- Ngoài Nhà nước và Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tỉ trọng tăng ( %)

- Sự thay đổi như trên phù hợp với phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

*Giải thích:

- Do đường lối chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần - Do chính sách mở cửa của Nhà nước

- Nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới (gia nhập WTO).

Câu 3. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21- bản đồ Công nghiệp chung và kiến thức đã học, hãy:

a. Trình bày về quy mô và cơ cấu hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

- Qui mô:

+ Trung tâm công nghiệp Hà Nội: trên 120 nghìn tỉ đồng, lớn thứ hai cả nước. + Trung tâm công nghiệp TP. HCM: trên 120 nghìn tỉ đồng, lớn nhất cả nước.

- Cơ cấu:

+ Trung tâm công nghiệp Hà Nội: cơ khí, hóa chất, điện tử, luyện kim đen… + Trung tâm công nghiệp TP. HCM: cơ khí, hóa chất, luyện kim đen-màu, nhiệt điện, điện tử…

b. Giải thích nguyên nhân vì sao hai trung tâm công nghiệp này lại phát triển mạnh?

→ Giải thích:

- TP. Hồ Chí Minh:

+ Vị trí thuận lợi, liền kề Đồng bằng sông Cửu Long- vùng trọng điểm lương thực-thực phẩm lớn nhất nước; gần vùng Tây Nguyên thế mạnh về cây công nghiệp, lâm sản, nên có nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến.

+ Nằm trong vùng kinh tế năng động (trọng điểm phía Nam)

+ Có các trung tâm công nghiệp vệ tinh: Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. + Nguồn lao động dồi dào, có kĩ thuật cao nhất nước.

+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất nước.

- Hà Nội:

+ Nằm ở trung tâm ĐBSH, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có nhiều thành phố vệ tinh (Hải Phòng, Nam Định…)

+ Là thủ đô nên được ưu tiên đầu tư phát triển. + Nguồn lao đông dồi dào, có tay nghề cao

+ Nằm trong vùng sản xuất lương - thực thực phẩm lớn thứ hai cả nước tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến.

+ Cơ sở hạ tầng tốt, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. + Có lịch sử phát triển lâu đời.

Câu 4. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21- Công nghiệp chung và kiến thức đã học, hãy: Chứng minh sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta. Giải thích vì sao

Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.

a. Phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ:

Hoạt động công nghiệp tập trung trên một số khu vực:

- Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước, từ Hà Nội hoạt động công nghiệp tỏa đi nhiều hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau:

+ Hải Phòng - Hạ Long -Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than)

+ Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng. phân hóa học) …

- Ở Nam Bộ: hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

- Dọc theo Duyên hải miền Trung có một số trung tâm công nghiệp với qui mô trung bình và nhỏ nằm dọc ven biển: Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quãng Ngải, Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

- Khu vực miền núi (Tây Bắc, Tây Nguyên): mức độ tập trung công nghiệp thấp, rời rạc, qui mô nhỏ.

b. Giải thích:

- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. - Tài nguyên khoáng sản tập trung vùng phụ cận.

- Có nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến.

- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của cả nước.

Câu 5. Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng và đang từng bước có những thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng hợp lí hơn.

a. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng: có hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng thuộc 3 nhóm ngành chính:

- Công nghiệp chế biến (23 ngành)

- Công nghiệp khai thác (4ngành)

- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.(2 ngành)

Trong các nhóm ngành còn có các phân ngành khác nhau.

b. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển biến ngày càng hợp lí hơn: - Về nhóm ngành:

+ Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến

+ Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

+ Sự chuyển biến đó nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

- Đã hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm:

+ Công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm, công nghiệp dệt may…

+ Các ngành công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

- Về sản phẩm cũng có nhiều thay đổi (dẫn chứng tham khảo SGK Tr.83 ở KVII)

Bài 27. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM.

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap dia li 12 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w