Thương mại:

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap dia li 12 (Trang 46)

- Nội thương: sau Đổi mới, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

- Ngoại thương:

+ Sau Đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO (năm 2007) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

+ Kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng lên, các mặt hàng xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông-lâm-thủy sản. Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là: Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.

+ Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh phục vụ phát triển sản xuất và tiêu dùng. Hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ hàng tiêu dùng. Thị trường nhập khẩu chủ yếu từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và EU.

2. Du lịch:

- Tài nguyên du lịch: (Hình 31.4 SGK)

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên… + Tài nguyên du lịch nhân văn…

- Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu:

+ Ngành du lịch nước ta phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 (Hình 31.6 SGK)

+ Nước ta được chia thành 3 vùng du lịch: vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

+ Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta (trung tâm du lịch quốc gia) gồm: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng , TP. Hồ Chí Minh.

Câu 1. Cho bảng số liệu sau:

Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990 - 2007

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm 1990 1996 2000 2005 2007

Giá trị xuất khẩu 2.4 7.3 14.5 32.4 48.6

Giá trị nhập khẩu 2.8 11.1 15.6 36.8 62.8

Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990 - 2007 → Vẽ biểu đồ đường (2 đường) hoặc biểu đồ cột đều đúng.

Câu 2. Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta thời kì 1990 -2005

(Đơn vị: %)

Năm 1990 1992 1995 1999 2005

Xuất khẩu 46.6 50.4 40.1 49.6 46.9

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu trong thời kì 1990 - 2005.

→ Vẽ biểu đồ miền.

b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu trong thời gian trên.

→ Nhận xét:

- Từ năm 1990- 2005 cơ cấu xuất, nhập khẩu chưa ổn định, vẫn còn mất cân đối, nước ta vẫn nhập siêu.

- Sau nhiều năm nhập siêu, lần đầu tiên vào năm 1992 nước ta xuất siêu, sau đó lại tiếp tục nhập siêu, nhập chủ yếu là tư liệu sản xuất để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 3. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25 - Du lịch và kiến thức đã học cho biết: vì sao Hà Nội trở thành trung tâm du lịch vào loại lớn nhất nước ta ?

→ Hà Nội là trung tâm du lịch lớn bậc nhất nước ta , vì:

- Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), là trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở vùng du lịch Bắc Bộ.

- Là thủ đô của cả nước, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của cả nước - Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng (Văn miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Tây…các làng nghề)

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật vào loại tốt nhất nước …

---

ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ

Câu 1. Kể tên 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của đồng bằng sông Hồng.

→ Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

Câu 2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26- Kinh tế ĐB sông Hồng hãy cho biết :

a. Đặc điểm qui mô, các ngành chuyên môn hoá của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và Hải Phòng.

- Qui mô:

+ Hà Nội có qui mô trên 120 nghìn tỉ đồng + Hải Phòng có qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng - Các ngành chuyên môn hoá là:

+ Hà Nội: luyện kim, cơ khí, hoá chất, sản xuất ô tô, điện tử… + Hải Phòng: luyện kim, cơ khí, hoá chất, sản xuất ô tô, điện tử…

b. Giải thích vì sao ĐBSH và vùng phụ cận là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ?

→ - Vị trí địa lí thuận lợi: nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giáp TD&MN BB, vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hiện đại, vùng có Hà Nội - thủ đô, trung tâm kinh tế văn hóa lớn, Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng.

- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.

- Lịch sử phát triển lâu đời và được Nhà nước chú trọng đầu tư…

Câu 3. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học: Phân tích điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

- Lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam, hẹp ngang, tỉnh nào cũng có biển, đồng bằng, vùng đồi chuyển tiếp, vùng núi phía tây.

- Vùng có độ che phủ rừng cao, trữ lượng gỗ lớn.

- Vùng đồi trước núi có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn, có khả năng trồng cây công nghiệp lâu năm.

- Vùng đồi núi có đất feralit thuận lợi cho trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển rừng.

- Vùng đồng bằng phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp hàng năm như: lạc, mía, đậu tương…nhưng không thuận lợi cho trồng lúa.

- Vùng biển: có nhiều bãi cá, bãi tôm và các hải sản quí, dọc bờ biển có nhiều vũng, vinh, đầm, phá…thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 4. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học:

a. Kể tên các tỉnh, thành phố tương đương cấp tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

→ - Các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Các tỉnh, thành phố ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

b. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

→ - Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có mức độ tập trung công nghiệp rải rác, các trung tâm công nghiệp trong vùng có qui mô dưới 40 nghìn tỉ đồng.

- Bắc Trung Bộ có các trung tâm công nghiệp như: Thanh Hoá-Bỉm Sơn, Vinh, Huế. Một số điểm công nghiệp như: Tỉnh Gia, Quỳnh Lưu, Đồng Hới.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có các trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng, Quảng Ngải, Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. Một số điểm công nghiệp như: Tam Kỳ, Tuy Hoà, Phan Rang - Tháp Chàm.

- Hầu hết các trung tâm công nghiệp và điểm công nghiệp của hai vùng đều phân bố dọc ven biển phía đông, dọc theo quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam.

Câu 5. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã biết. Hãy nêu vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ và đánh giá những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí đối với việc phát triển KT-XH của vùng.

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap dia li 12 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w