MỘT SỐ CÂU HỎI SỬ DỤNG ÁTLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ TRẢ LỜ

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap dia li 12 (Trang 57)

II. Những điều cần chú ý khi sử dụng Atlat dịa lí Việt Nam để làm bài.

MỘT SỐ CÂU HỎI SỬ DỤNG ÁTLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ TRẢ LỜ

***

Câu 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam Tr. 11 và những kiến thức đã học em hãy:

a. Trình bày đặc điểm chính và sự phân bố tài nguyên đất của nước ta. b. Tài nguyên đó có thuận lợi gì đối với phát triển nông - lâm nghiệp ?

→ a. Đặc điểm chính và sự phân bố tài nguyên đất của nước ta. - Gồm 2 nhóm đất chính:

+ Đất phù sa: phân bố tập trung ở các đồng bằng châu thổ hoặc ven biển bao gồm: đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn…

+ Đất feralit: phân bố tập trung ở miền núi bao gồm: đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi…

b. Thuận lợi của tài nguyên đất đối với phát triển nông-lâm nghiệp:

- Nước ta có nhiều loại đất khác nhau tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng, phát huy được thế mạnh của từng vùng sinh thái.

- Đất phù sa thuận lợi cho việc trồng lúa, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày…

- Đất feralit thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cỏ để phát triển chăn nuôi và trồng rừng.

Câu 2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học hãy xác định hướng di chuyển của bão, tần suất, phạm vi ảnh hưởng và hậu quả do bão gây ra ở nước ta.

- Các cơn bão ảnh hưởng đến nước ta đều đi từ phía đông (Biển Đông). Sau đó di chuyển về hướng tây, tây bắc, tây nam.

- Một số cơn bão di chuyển không theo qui luật, rất phức tạp - Một số cơn bão tan ngay ngoài biển, một số đổ bộ vào đất liền.

- Thời gian hoạt động của bão thường bắt đầu từ tháng 6 cho đến tháng 12. Tần suất mạnh nhất từ tháng 8 đến tháng 10.

- Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu các tỉnh ven biển, nhất là ven biển miền Trung - Hậu quả: bão lớn kèm theo sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt làm thiệt hại nặng về người và tài sản, ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động sản xuất nhất là dân cư sống ven biển.

Câu 3. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những điều kiện để phát triển ngành giao thông vận tải ở nước ta.

a. Thuận lợi:

- Vị trí địa lí: nằm gần trung tâm Đông Nam Á, trên con đường hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương và vị trí trung chuyển một số tuyến hàng không quốc tế. Trong tương lai tuyến đường bộ xuyên Á hình thành. Đó là điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không…

- Điều kiện tự nhiên:

+ Có dãy đồng bằng vên biển, kéo dài gần như liên tục theo chiều Bắc- Nam tạo thuận lợi xây dựng các tuyến đường bộ nối liền các vùng trong cả nước, nối với Trung Quốc, Campuchia.

+ Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, giao thông đường biển có thể hoạt động quanh năm.

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho giao thông đường sông. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng các hải cảng.

- Điều kiện KT-XH:

+ Sự quan tâm của nhà nước, tập trung nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng và cải tạo các tuyến giao thông quan trọng.

+ Cơ sở vật chất-kĩ thuật của ngành có nhiều tiến bộ: xây dựng một số nhà máy ô tô, xưởng đóng tàu hiện đại…

+ Đội ngũ lao động của ngành có trình độ ngày càng được nâng lên.

b. Khó khăn:

- Địa hình: đất nước có ¾ diện tích là đồi núi, có độ chia cắt lớn gây khó khăn, tốn kém trong việc xây dựng các tuyến đường bộ.

- Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt…

- Cơ sở vật chất-kĩ thuật còn lạc hậu, các phương tiện còn kém chất lượng… - Thiếu vốn đầu tư.

Câu 4. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25 - Du lịch và kiến thức đã học cho biết: vì sao Hà Nội trở thành trung tâm du lịch vào loại lớn nhất nước ta ?

→ Hà Nội là trung tâm du lịch lớn bậc nhất nước ta , vì:

- Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), là trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở vùng du lịch Bắc Bộ.

- Là thủ đô của cả nước, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của cả nước - Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng (Văn miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Tây…các làng nghề).

Câu 5. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã biết. Hãy nêu vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ và đánh giá những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí đối với việc phát triển KT-XH của vùng.

a. Vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ: (HS xem Atlat Tr. 27)

- Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

- Vị trí được coi như là cầu nối giữa các tỉnh của ĐBSH, TD&MNBB với các tỉnh DHNTB và các tỉnh phía nam nước ta.

- Phía tây giáp Lào, có nhiều cửa khẩu quốc tế để mở rộng quan hệ giao lưu KT-XH. - Phía đông là Biển Đông, vùng biển giàu tiềm năng cho phát triển KT-XH.

b. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển KT-XH:

- Thuận lợi:

+ Cho phép mở rộng quan hệ giao lưu với các vùng khác trong nước và các nước láng giềng. Các cảng biển của vùng là cửa ngõ cho nước bạn Lào thông ra biển.

+ Vùng có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như: du lịch, GTVT biển, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, khai thác khoáng sản biển.

- Khó khăn: vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai nhất nước ta: bão, lũ lụt, cát bay.

Câu 6. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11- Các nhóm và các loại đất chính.

a. Nêu đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

→ Đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long: - Đất ở ĐBSCL là đất phù sa nhưng không đồng nhất.

- Đất phù sa ngọt: chiếm khoảng 30% diện tích đồng bằng, phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu. Đây là loại đất tốt nhất.

- Đất phèn: chiếm diện tích lớn khoãng 41% phân bố rộng khắp: Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng Cà Mau.

- Đất mặn: chiếm khoảng 19%, phân bố dọc ven biển. - Đất khác: chiếm 10%, phân bố rãi rác.

b. Giải thích vì sao ở đây có nhiều đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ?

- Đồng bằng có 3 mặt giáp biển.

- Đồng bằng tương đối thấp, không có đê bao quanh. - Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

- Mùa khô kéo dài.

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap dia li 12 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w