BÁO CÁO NGHIỆM THU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI CÁC KCX – KCN Ở TP.HỒ CHÍ MINH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS NGUYỄN ĐINH TUẤN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MI
Trang 1BÁO CÁO NGHIỆM THU
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG
CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI CÁC KCX – KCN
Ở TP.HỒ CHÍ MINH
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS NGUYỄN ĐINH TUẤN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 09/2008
ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (HEPA)
Trang 2MỤC LỤC Giới thiệu chung
1 Tính cần thiết của đề tài 2
2 Mục tiêu của đề tài 3
3 Nội dung của đề tài 3
4 Phương pháp thực hiện 4
Chương 1 : Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng chất lượng nước sông, kênh rạch của thành phố 1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố HCM 5
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 5
1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 7
1.2 Hiện trạng chất lượng nước sông, kênh rạch của thành phố 9
1.2.1 Hiện trạng chất lượng nước sông .9
1.2.2 Hiện trạng chất lượng nước kênh rạch 17
Chương 2 : Hiện trạng quản lý chất lượng nước thải của các KCX – KCN Tp.HCM 2.1 Giới thiệu chung về các KCX – KCN .29
2.2 Hiện trạng chất lượng nước thải của các KCX – KCN Tp.HCM 33
2.3 Hoạt động quản lý chất lượng nước thải của các KCX – KCN 39
Chương 3 : Nghiên cứu lựa chọn các thông số quan trắc và thiết bị quan trắc tự động phù hợp với hoạt động của các KCX – KCN ở Tp.HCM 3.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 43
3.1.1 Kinh nghiệm xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động của nước ngoài 43
Trang 33.1.2 Tình hình nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động trong
nước 43
3.2 Cơ sở lựa chọn các thông số quan trắc tự động chất lượng nước thải 44
3.3 Nghiên cứu lựa chọn các thiết bị quan trắc tự động phù hợp với hoạt động của các KCX – KCN 50
3.3.1 Tổng quan các thông số đo đạc lựa chọn 50
3.3.2 Phân tích và lựa chọn thiết bị đo đạc 57
Chương 4 : Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng phục vụ cho việc thu thập, lưu trữ, truyền số liệu và hiển thị dữ liệu 4.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu 72
4.1.1 Giới thiệu chung 72
4.1.2 Lý thuyết phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu theo cách tiếp cận hướng đối tượng 73
4.1.3 Phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, giám sát chất lượng nước thải tại các KCX-KCN 83
4.1.4 Cài đặt cơ sở dữ liệu, quản lý dữ liệu quan trắc 92
4.2 Xây dựng phần mền ứng dụng 94
4.2.1 Phần mềm thu thập và truyền số liệu 94
4.2.2 Phần mềm lưu trữ và khai thác dữ liệu 119
Chương 5 : Mô hình trình diễn trạm quan trắc tự động chất lượng nước thải tại KCN Tân Bình 5.1 Mục tiêu của hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải thử nghiệm 138
5.2 Mô tả hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải thử nghiệm 138
5.3 Trang thiết bị và kinh phí cho hệ thống quan trắc thử nghiệm 139
5.3.1 Trang thiết bị cho hệ thống quan trắc thử nghiệm 139
Trang 45.3.2 Kinh phí thực hiện hệ thống thử nghiệm 143
5.3.3 Tiến độ thực hiện hệ thống quan trắc tự động thử nghiệm 145
5.3.4 Công tác vận hành, hiệu chỉnh và ảo trì, bảo dưỡng 145
5.4 Đánh giá hệ thống thử nghiệm 146
Chương 6 : Xây dựng đề án thiết lập mạng lưới quan trắc tự động chất lượng nước thải cho các KCX-KCN tại Tp,HCM 6.1 Nghiên cứu phương pháp luận thiết lập mạng lưới quan trắc tự động chất lượng nước thải cho các KCX-KCN tại Tp.HCM 147
6.1.1 Các yếu tố cần thiết để xây dựng mạng lưới quan trắc tự động chất lượng nước thải cho các KCX – KCN 147
6.1.2 Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng mạng lưới quan trắc tự động chất lượng nước thải cho các KCX – KCN 149
6.2 Nghiên cứu thiết kế mạng lưới quan trắc tự động chất lượng nước thải 151
6.2.1 Nghiên cứu, đề xuất các nội dung cho hoạt động quan trắc tự động chất lượng nước thải 151
6.2.2 Nghiên cứu phương pháp xử lý số liệu và các họat động tác nghiệp khác 156
6.3 Thiết lập mạng lưới quan trắc tự động chất lượng nước thải cho các KCX – KCN 158
6.3.1 Nghiên cứu đề xuất các trang thiết bị và kinh phí họat động cho hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại các KCX – KCN ở Tp.HCM 160
6.3.2 Dự trù kinh phí vận hành và bảo trì các trạm quan trắc tự động chất lượng nước thải tại các KCX – KCN tại Tp.HCM 165
6.3.3 Tiến độ thực hiện 166
6.3.4 Công tác vận hành, hiệu chỉnh và bảo trì bảo dưỡng 166
Chương 7 : Kết luận và kiến nghị 7.1 Kết luận 167
Trang 57.2 Kiến nghị 167
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
BVMT Bảo vệ môi trường
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Coliform Loài vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm do phân người, động vật
DO Lượng ôxy hòa tan trong nước, là một chỉ tiêu chỉ tình trạng
chất lượng nước
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
HTMT Hiện trạng môi trường
GIS Hệ thông tin địa lý
GEMS Hệ thống quan trắc môi trường toàn cầu
N, NH3, P Công thức hóa chất: Nitơ, Amoni, Phospho
pH là một đại lượng biểu hiện tính acid (pH=1-6); tính kiềm
(pH=8-14) hoặc trung tính (pH=7) của dung dịch được đo PLC Thiết bị điều khiển
P.QLMT Phòng Quản lý Môi trường
TT QTTN&MT Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường
WHO Tổ chức y tế thế giới
Trang 6UBND Ủy Ban Nhân Dân XLNT Xử lý nước thải
Trang 7DANH SÁCH BẢNG
1 Bảng 2.1 Vị trí các điểm thu mẫu 33
2 Bảng 2.2 Kết quả phân tích mẫu nước thải tại các KCX-KCN Tp.HCM 05/2007 35
3 Bảng 2.3 Kết quả phân tích mẫu nước thải tại các KCX-KCN Tp.HCM 09/2007 36
4 Bảng 3.1 Các thông tin cơ bản của một số KCN ở TP.HCM .48
5 Bảng 4.1 Mô hình Geodatabase 74
6 Bảng 4.2 Các lớp trạm quan trắc nước thải 85
7 Bảng 4.3 Các lớp dữ liệu quan trắc 86
8 Bảng 4.4 Đặc điểm của chuẩn giao tiếp RS232C 99
9 Bảng 4.5 Bảng tóm tắt các chân RS232C của EIA 99
10 Bảng 4.6 Bảng tín hiệu EIA RS449 101
11 Bảng 4.7 Các chuẩn điều chế 102
DANH SÁCH HÌNH 1 Hình 1.1 Diễn biến pH tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng Nai 10
2 Hình 1.2 Diễn biến DO tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng Nai 11
3 Hình 1.3 Diễn biến BOD5 và COD tại các trạm quan trắc nước mặt sông SG – ĐN 11
4 Hình 1.4 Diễn biến nồng độ dầu tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng Nai 12
5 Hình 1.5 Diễn biến Coliform tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng Nai 13
6 Hình 1.6 Diễn biến pH tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng Nai 14
7 Hình 1.7 Diễn biến DO tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng Nai 14
8 Hình 1.8 Diễn biến COD và BOD5 tại các trạm quan trắc nước mặt sông SG – ĐN 15
9 Hình 1.9 Diễn biến nồng độ dầu tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng Nai 16
10 Hình 1.10 Diễn biến pH nước mặt các kênh Tham Lương – Vàm Thuật năm 2006 – 2007 18
Trang 811 Hình 1.11 Diễn biến nồng độ COD nước mặt các kênh Tham Lương – sông Vàm
Thuật năm 2006 – 2007 18
12 Hình 1.12 Diễn biến nồng độ BOD nước mặt các kênh Tham Lương – sông Vàm Thuật năm 2006 – 2007 19
13 Hình 1.13 Diễn biến độ pH nước mặt kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè năm 2006 – 2007.20 14 Hình 1.14 Diễn biến nồng độ COD nước mặt kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè năm 2006 – 2007 21
15 Hình 1.15 Diễn biến nồng độ BOD nước mặt kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè năm 2006 – 2007 21
16 Hình 1.16 Diễn biến độ pH nước mặt kênh Tàu Hủ – Bến Nghé năm 2006 – 2007 22
17 Hình 1.17 Diễn biến nồng độ COD nước mặt kênh Tàu Hủ – Bến Nghé năm 2006 – 2007 23
18 Hình 1.18 Diễn biến nồng độ BOD nước mặt kênh Tàu Hủ – Bến Nghé năm 2006 – 2007 24
19 Hình 1.19 Diễn biến nồng độ pH nước mặt kênh Đôi – Tẻ năm 2006 – 2007 25
20 Hình 1.20 Diễn biến nồng độ COD nước mặt kênh Đôi – Tẻ năm 2006 – 2007 26
21 Hình 1.21 Diễn biến nồng độ BOD nước mặt kênh Đôi – Tẻ năm 2006 – 2007 26
22 Hình 1.22 Diễn biến độ pH nước mặt kênh Tân Hóa – Lò Gốm năm 2006 – 2007 27
23 Hình 1.23 Diễn biến nồng độ COD nước mặt kênh Tân Hóa – Lò Gốm năm 2006 – 2007 28
24 Hình 1.24 Diễn biến nồng độ BOD nước mặt kênh Tân Hóa – Lò Gốm năm 2006 – 2007 28
25 Hình 3.1 Máng đo lưu lượng Parshall 50
26 Hình 3.2 Ống hở đầu 51
27 Hình 3.3 Thiết bị đo lưu lượng cơ khí 52
28 Hình 3.4 Thiết bị đo lưu lượng bằng điện từ 52
29 Hình 3.5.a Thiết bị tính truyền sóng âm 53
30 Hình 3.5.b Thiết bị sóng âm phản xạ 53
31 Hình 3.6 Điện cực thủy tinh đo pH 53
32 Hình 3.7 Đầu dò DO 54
Trang 933 Hình 3.8 Nguyên lý đo độ đục 55
34 Hình 3.9 Thiết bị Nephelometer 55
35 Hình 4.1 Ánh xạ lược đồ lớp ở mức logic sang repository 90
36 Hình 4.2 Xuất mô hình dùng công cụ Case Tool 90
37 Hình 4.3 Chọn tập tin để xuất mô hình 91
38 Hình 4.4 Thực hiện export 91
39 Hình 4.5 Giao diện kiểm tra kết quả sau khi xuất qua repository 91
40 Hình 4.6 Giao diện xây dựng geodatabase từ repository 92
41 Hình 4.7 Các lớp thuộc tính, lớp không gian và các quan hệ giữa các lớp được lưu trữ trong geodatabase 93
42 Hình 4.8 Hệ thống truyền nhận dữ liệu 94
43 Hình 4.9 Hệ thống kết nối đường truyền, trao đổi dữ liệu và kết thúc kết nối 109
44 Hình 4.10 Giao diện của chương trình thu thập và truyền dữ liệu 116
45 Hình 4.11 Giao diện kết nối dữ liệu 116
46 Hình 4.12 Giao diện hộp thoại đăng ký cuộc gọi 117
47 Hình 4.13 Giao diện chờ kết nối 118
48 Hình 4.14 Giao diện kết nối hòan thành 118
49 Hình 4.15 Mô hình phần mềm quản lý dữ liệu quan trắc chất lượng nước thải 120
50 Hình 4.16 Mô hình truy cập dữ liệu từ máy chủ trong hệ thống mạng 121
51 Hình 4.17 Hướng dẫn cài đặt chương trình 128
52 Hình 4.18 Giao diện lựa chọn chương trình 128
53 Hình 4.19 Giao diện chính của chương trình 129
54 Hình 4.20.Giao diện cập nhật điểm quan trắc 130
55 Hình 4.21 Giao diện cập nhật thông tin trạm quan trắc 131
56 Hình 4.22 Giao diện cập nhật dữ liệu chất lượng nước thải 131
57 Hình 4.23 Giao diện xem thông tin trạm quan trắc 132
58 Hình 4.24 Giao diện xem thông tin dữ liệu chất lượng nước thải 133
59 Hình 4.25 Giao diện tìm kiếm trạm quan trắc 133
60 Hình 4.26 Giao diện tìm kiếm trạm quan trắc chất lượng nước thải theo chỉ tiêu 134
Trang 1061 Hình 4.27 Giao diện thống kê dữ liệu quan trắc chất lượng nước thải 134
62 Hình 4.28 Giao diện kết quả thống kê dữ liệu quan trắc chất lượng nước thải 135
63 Hình 4.29 Giao diện lựa chọn xuất dữ liệu quan trắc ra bảng Excel 135
64 Hình 4.30 Giao diện dữ liệu quan trắc trên bảng Excel 136
65 Hình 4.31 Giao diện thể hiện biểu đồ theo thời gian 136
66 Hình 4.32 Giao diện thể hiện biểu đồ sự biến thiên chất lượng nước thải theo thời gian 137
67 Hình 5.1 Sơ đồ hệ thống quan trắc chất lượng nước thải từ xa 138
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT
Currently, the situation of water pollution of rivers, canals in Ho Chi Minh City (HCMC) as well as in other provinces has become more serious than ever due to waste water discharge from industrial and domestic activities Waste water monitoring at discharge outputs is one of the tools for environmental management authorities to control those pollution sources However, most of current monitoring practices have been conducted discontinuously so the quality of waste water discharge has not been assessed properly, especially when enterprises try to avoid fulfilling their legal obligation in environmental protection
Therefore, it is very necessarily for environmental management authorities to monitor waste water discharge continuously in order to deliver timely environmental protection solutions Based on the approach to studies in and outside the country and the awareness of the importance of waste water quality control at existing export processing -industrial zones in the city, the project “A Study on Installation of Automatic Waste Water Quality Monitoring System at export processing - industrial zones in HCMC” was conducted by Assoc Prof Dr Nguyen Dinh Tuan and his colleagues
The study’s results show that the application of Automatic Waste Water Quality Monitoring System in practice is feasible and necessary for environmental management Some of the study’s results are summarized below:
9 Determining the waste water pollution parameters need to be monitored at industrial zones in HCMC, included flow, pH, SS, COD
9 Developing criteria for selecting monitoring equipments serving for of the Automatic Waste Water Quality Monitoring System at export processing - industrial zones in HCMC
9 Designing and developing the software for data transmission; data display, warning, storage and management
9 Defining the mode of data transmission from monitoring stations to central station which is suitable with Vietnam telecommunication network infrastructure such as data transmission by means of fixed telephone network, ADSL network and wireless
9 Installing the pilot model of Automatic Waste Water Quality Monitoring System at Tan Binh industrial zone
9 Establishing the designing basis and cost estimation for Automatic Waste Water Quality Monitoring System at export processing - industrial zones in HCMC,
Trang 11ensuring the monitoring and data transmission to perform continuously 24/24 h; ensuring the capability of maintaining, connecting and extending the system when the number of monitoring stations increases
In general, the installation of Automatic Waste Water Quality Monitoring System
at export processing - industrial zones in HCMC will help environmental management authorities to continuously control the industrial waste water quality discharged to the environment Besides, the waste water quality control can be applied for other provinces
or for other demands
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại các sông ngòi, kênh rạch ở TP Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác là một vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng do nước thải từ các họat động công nghiệp, dân dụng…Quan trắc chất lượng nước thải tại cửa xả là một trong những công cụ phục vụ cơ quan quản lý môi trường nhằm kiểm soát các nguồn ô nhiễm đó Tuy nhiên hiện nay công tác quan trắc hầu hết đều được thực hiện gián đoạn, không liên tục cho nên không đánh giá được đúng thực chất chất lượng nước thải, nhất là khi các doanh nghiệp tìm cách đối phó
Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý môi trường là cần phải kiểm sóat liên tục chất lượng nước thải đầu ra, nhằm có những giải pháp kịp thời cho công tác bảo vệ môi trường Trên cơ sở tiếp cận những nghiên cứu trong và ngoài nước, nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng nước thải tại các khu chế xuất - khu công
nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố, đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống
quan trắc tự động chất lượng nước thải tại các khu chế xuất – khu công nghiệp ở Tp.HCM” do PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn cùng các cộng sự đã được thực hiện
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc triển khai ứng dụng hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải vào thực tế là khả thi và cần thiết cho công tác quản lý môi trường, sau đây là một số kết quả nghiên cứu:
9 Xác định được các thông số ô nhiễm nước thải cần quan trắc tại các KCX-KCN Tp.HCM là lưu lượng, pH, SS, COD
9 Xây dựng được các tiêu chí lựa chọn thiết bị đo đạc phục vụ cho công tác quan trắc tự động chất lượng nước thải tại các KCX-KCN của Tp.HCM
9 Đã thiết kế và xây dựng được phần mềm truyền nhận dữ liệu; hiển thị, cảnh báo, lưu trữ và quản lý dữ liệu
9 Xác định được phương thức truyền nhận dữ liệu từ trạm quan trắc về trạm trung tâm phù hợp với cơ sở hạ tầng mạng viễn thông trong nước như truyền nhận dữ liệu thông qua mạng điện thọai cố định, mạng ADSL, truyền không dây
9 Xây dựng được mô hình thử nghiệm hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải đặt tại KCN Tân Bình
Trang 129 Xây dựng được cơ sở thiết kế, dự trù kinh phí cho hệ thống quan trắc tự động tại các KCX-KCN Tp.HCM, đáp ứng việc đo đạc và truyền nhận dữ liệu được đảm bảo duy trì liên tục 24/24h; đảm bảo khả năng kế thừa và kết nối mở rộng hệ thống khi số trạm quan trắc tăng lên trong tương lai
Tóm lại việc xây dựng hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại các KCN Tp.HCM sẽ giúp các nhà quản lý môi trường kiểm soát liên tục được phần lớn chất lượng nước thải công nghiệp thải ra môi trường xung quanh, đồng thời có thể mở rộng ra việc kiểm soát chất lượng nước thải tại các địa phương khác hoặc theo các yêu cầu thực tế./
KCX-TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG CHẤT
LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT – KHU CÔNG NGHIỆP Ở
1 Nguyễn Phước Dân Tiến sỹ Kỹ thuật Môi trường Trường ĐHBK
5 Trần Mạnh Cường Thạc sỹ Kỹ thuật môi trường Chi cục BVMT
6 Nguyễn Trọng Khanh Thạc sỹ Kỹ thuật môi trường Chi cục BVMT
7 Đặng Thị Tuyết Loan Kỹ sư Hóa phân tích Chi cục BVMT
8 Trần Thị Liên Cử nhân Địa chất Môi trường Chi cục BVMT
9 Nguyễn Cửu Long Giang Cử nhân Công nghệ Thông tin Chi cục BVMT
4 Cơ quan chủ quản
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
5 Cơ quan chủ trì
Chi cục Bảo vệ Môi trường (HEPA) – Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM
6 Thời gian thực hiện: 12 tháng , từ tháng 12/2006 – 12/2007
7 Hợp đồng số: 366/HĐ-SKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2006
Trang 13GIỚI THIỆU CHUNG
1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường nước có nhiệm vụ tạo ra một hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, dữ liệu thu được từ hoạt động quan trắc sẽ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và quản lý môi trường
Từ năm 1992, Cơ quan Môi trường Nhật Bản đã xuất bản sách chỉ dẫn về thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng nước tự động Tháng 8/1996, Trung tâm Thông tin Mạng lưới Nuôi trồng Thủy sản của Hoa Kỳ đã nghiên cứu thiết lập một hệ thống kiểm soát và quan trắc chất lượng nước tự động cho Trang trại nuôi thủy sản Scolt ở Laguna, California Các thông số quan trắc bao gồm nồng độ oxy hòa tan (DO), nhiệt độ nước và tổng các khí hòa tan Hệ thống quan trắc chất lượng nước tự động này đặt ở các bể nuôi
cá tầm và sản xuất trứng cá hồi, thông số chất lượng nước từ mỗi cụm 12 bể sẽ gửi về trạm máy tính trung tâm Tháng 8/2004, Trung tâm Sản xuất sữa Virginia đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động với các thông số quan trắc gồm lưu lượng nước thải, thu mẫu tự động và ghi nhận dữ liệu (data logger) Năm 2004, được sự hỗ trợ của Công
ty Phát triển Kênh Marchfeld và Đại học Khoa học Nông Nghiệp Vienna, Thành phố Vienna đóng vai trò chính trong việc phát triển kỹ thuật quan trắc mới trong dự án nghiên cứu về “Quản lý sử dụng nước bằng kỹ thuật đầu dò cải tiến” Họ nghiên cứu hệ thống quan trắc chất lượng nước ngầm tự động cho khu vực Nussdorf, Lobau và đảo Danube Với hệ thống cải tiến này, đã nhanh chóng khám phá rất nhiều nguồn gây nhiễm bẩn, hơn nữa đã tiết kiệm thời gian trong công tác thu và phân tích mẫu Ngoài ra, hiện nay trên thế giới có rất nhiều tập đoàn và công ty chuyên nghiên cứu và cung cấp các trang thiết bị quan trắc chất lượng nước tự động
Hiện nay, chưa có một KCN – KCX, nhà máy hay xí nghiệp nào ở Việt Nam lắp đặt hệ thống quan trắc chất lượng nước thải tự động Mặc dù tất cả các KCX – KCN ở Tp.HCM đã có dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng đến nay chỉ có
6 khu KCX – KCN gồm KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung I, KCX Linh Trung II, KCN Tân Tạo, KCN Tân Bình và KCN Lê Minh Xuân đã được xây dựng hệ thống xử lý và đi vào họat động Ở các KCX – KCN khác, hầu hết các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống
xử lý nước thải, nhưng chỉ hoạt động mang tính đối phó với cơ quan quản lý nhà nước Trong khi đó, cán bộ quản lý môi trường còn thiếu và chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghiệp Thành phố, việc lấy mẫu phân tích và đánh giá môi trường được thực hiện 1 – 2 lần trong năm không thể đánh giá chính xác mức độ tác động của nó lên môi trường
và sinh thái Hiện nay, chỉ một số viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành sử dụng
Trang 14các máy đo nhanh tại hiện trường, các máy này được nối với máy tính để hiển thị và xử
lý số liệu
Trong năm 2003, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu mô hình hệ thống thông tin địa lý tự động giám sát môi trường và diễn biến
lũ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (MEKOGIS.1)” Mục tiêu của đề tài: Xây dựng mô hình hệ thống thông tin địa lý có khả năng tự động thu thập dữ liệu chất lượng nước và mực nước để thành lập các bản đồ phục vụ cho các tỉnh có giải pháp ứng phó kịp thời với
lũ Đề tài đã nghiên cứu giải quyết một số vấn đề sau: nghiên cứu xây dựng hệ thống tự động thu thập dữ liệu từ các cảm biến (đối với mực nước và 4 chỉ tiêu chất lượng nước: nhiệt độ, pH, độ mặn, độ đục), xây dựng mô hình biểu diễn và dự báo các số liệu mực nước và chất lượng nước theo không gian - thời gian; xây dựng WebGIS để cung cấp các bản đồ mực nước và chất lượng nước của vùng ngập lũ lên mạng Internet phục vụ cho các tỉnh trong vùng và các cơ quan liên quan
Trên cơ sở các nghiên cứu trong và ngoài nước, nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng nước thải tại các khu chế xuất - khu công nghiệp đang hoạt
động tại thành phố, đề tài Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc tự động chất
lượng nước thải tại các khu chế xuất – khu công nghiệp ở Tp.HCM được thực hiện
nhằm đưa ra một hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, giúp công tác quản lý môi trường tại các KCN – KCX đạt hiệu quả cao
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc tự động phục vụ cho công tác quản lý và giám sát chất lượng môi trường nước thải tại các KCX – KCN ở Thành phố Hồ Chí Minh
3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
- Thu thập các dữ liệu tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Tp.HCM, chất lượng nước của sông rạch Tp.HCM và các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường;
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng hoạt động các Khu chế xuất (KCX) – Khu công nghiệp (KCN) ở Tp.HCM;
- Khảo sát chất lượng nước thải của các nhóm doanh nghiệp điển hình trong các KCX – KCN ở Tp.HCM
- Nghiên cứu lựa chọn các thông số quan trắc và thiết bị phân tích phù hợp điều kiện hoạt động của các KCX - KCN ở Tp.HCM
- Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin có khả năng tự động quan trắc số liệu phục
vụ cho công tác quản lý, giám sát chất lượng môi trường nước thải tại các KCX – KCN
Trang 15- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng phục vụ cho việc thu thập, lưu trữ, truyền số liệu, hiển thị dữ liệu và xử lý số liệu
- Xây dựng đề án thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng nước tự động cho các doanh nghiệp phát sinh ô nhiễm môi trường trong một khu chế xuất – khu công nghiệp ở Tp.HCM
- Mô hình trình diễn trạm quan trắc tự động chất lượng nước thải tại KCN Tân Bình
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Tiếp cận các tài liệu có liên quan, tổ chức thu thập và phân tích đánh giá, kế thừa
và tổng hợp lại phù hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài
- Tiếp cận các thiết bị đầu dò đo đạc các thông số ô nhiễm cùng với các phần mềm chuyên dụng
- Xây dựng phần mềm kết hợp với các bản đồ GIS phục vụ cho việc đánh giá nhanh diễn biến chất lượng môi trường từ các kết quả đo đạc tức thời tại các trạm quan trắc nước tự động
- Phương pháp thu thập và điều tra khảo sát thực tế dùng để đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp để từ đó có được các dữ liệu đầu vào và hiệu chỉnh chương trình
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm nước theo qui định của TCVN Standard Method
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong hầu hết các nội dung nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu trong đề tài được xây dựng theo 3 mức: quan niệm, logic và vật lý
- Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin được áp dụng trong việc thiết
kế hệ thống và xây dựng các phần mềm ứng dụng Tiến trình thực hiện được phân chia thành 6 giai đoạn: khảo sát, phân tích, thiết kế, lập trình, thử nghiệm và chuyển giao
- Kỹ thuật bản đồ GIS; kỹ thuật số hóa để cập nhật và lưu trữ dữ liệu trên GIS;
- Các kỹ thuật máy tính thông dụng
Trang 16CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG, KÊNH RẠCH CỦA THÀNH PHỐ
1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố HCM
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và
từ Ðông sang Tây Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò, độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9) Đây là vùng tập trung dân cư và trồng cây công nghiệp
Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9,
8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m Phần lớn diện tích vùng này là rừng ngập mặn, đất phèn mặn và úng phèn, lúa được trồng vào mùa mưa
Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành
cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn Vùng này có độ cao trung bình 5-10m Đây là vùng đất thổ cư trồng rau màu, cây ăn trái, và cây công nghiệp
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt
1.1.1.2 Đất đai
Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích-trầm tích Pleistocen và trầm tích Holocen
Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc
và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ
Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này
có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6) Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu
bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò
1.1.1.3 Nguồn nước và thủy văn
Trang 17Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố
Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam, nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56 km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu,
là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn
Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát,
An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn
Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất lượng nước không tốt lắm Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m Khu vực các quận huyện 12, Hóc Môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7 Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn
bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều
Trang 181.1.1.4 Khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có lượng bức xạ trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm; nhiệt độ không khí trung bình 270C; độ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949
mm Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa mưa - khô rõ ràng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc
1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Tình hình phát triển xã hội
a) Giáo dục và đào tạo
Năm học 2006-2007 là năm thứ ba thực hiện bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, và cũng là năm thứ hai thực hiện bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở Số học sinh được xét tuyển thẳng vào lớp 6 là 82.163 học sinh Số học sinh thi tuyển vào lớp 10 của 21 quận huyện
là 69.034
Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông 97,5%, cao hơn năm học trước 1,47% là địa phương có tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao nhất trong cả nước Có 11 trường 100% học sinh vượt qua kỳ thi hết cấp, qua đó cho thấy tình hình học và thi của thành phố được quan tâm đầu
tư đúng mức để đảm bảo về chất, lượng
Hệ bổ túc văn hoá trên địa bàn thành phố các năm qua đã đi vào nề nếp và ổn định, chương trình học và thi cũng tương tự hệ chính quy Số thí sinh đậu tốt nghiệp là 8.987 học sinh đạt 72,5% so với số thí sinh dự thi
b) Y tế
So với năm 2006, có 4 loại dịch bệnh và bệnh truyền nhiễm được chỉ đạo, quan tâm phòng chống là sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, bệnh Rubella, bệnh cúm A (H5N1) ở người
1.1.2.2 Phát triển kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả
nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 12,6%, đạt mức tăng cao nhất trong thời kỳ
10 năm 1997-2007 Đáng kể là trong 3 năm liền, khu vực dịch vụ đều có mức tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của thành phố (tỷ trọng dịch vụ trong GDP năm 2007: 52,5%, năm 2006: 51,1% và năm 2005: 50,6%)
Tốc độ tăng của ngành công nghiệp có xu hướng chững lại do qui mô của ngành công nghiệp thành phố lớn, các ngành mang tính chất thâm dụng lao động đã chuyển dần sang các tỉnh lân cận, tuy nhiên tốc độ tăng ngành đã đạt mức 13,6% (cao hơn mức tăng 13,4% của năm 2006)
Trang 19Ngành sản xuất nông nghiệp của thành phố tiếp tục chuyển hướng sang sản xuất cây trồng vật nuôi có giá trị cao, giá trị sản xuất của ngành đạt mức tăng 5,8% (năm 2006 tăng 4,3%)
Kim ngạch xuất khẩu tăng 17,2%; tổng vốn đầu tư trên địa bàn 84.520 tỷ đồng, tăng 24,2%, vượt 13,8% so với kế hoạch năm và tăng 24,2% so với năm 2006
Tổng thu ngân sách nhà nước 83.435 tỷ đồng, vuợt 7% so với dự toán và tăng 18,1% so với năm 2007 (năm 2006 tăng 16,8%) Mặc dù giá tiêu dùng trong năm đã tăng tới 14,72%, nhưng lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng 16,4% (năm 2006 tăng 14,1%)
a) Sản xuất công nghiệp
Năm 2007, công nghiệp thành phố trong những tháng đầu năm vẫn tồn tại những khó khăn của năm trước đối với một số ngành như: ngành thực phẩm đồ uống tăng chậm
do việc quy hoạch lại các đơn vị sản xuất rượu bia, việc ký kết hợp đồng xuất khẩu sữa gặp khó khăn, xuất khẩu thuỷ sản sút giảm bởi các áp đặt hàng rào kỹ thuật, ngành may gặp khó khăn ở thị trường Mỹ, ngành da giày bị kiện phá giá ở thị trường châu Âu, giá cả tăng làm giảm sức cạnh tranh
Tuy nhiên, các khó khăn này được dần khắc phục ở các tháng cuối năm, ngoài ra một số ngành tăng khá do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng như: sản xuất ô tô, thiết bị điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử, nhựa… do đó từ đầu quý 4 sản xuất công nghiệp bắt đầu tăng trưởng khá, đạt mức tăng giá trị sản xuất là 13,6% (năm 2006 tăng 13,4%) So với năm 2006 khu vực nhà nước tăng nhanh hơn, khu vực ngoài nhà nước và
đầu tư nước ngoài tăng chậm lại
b) Sản xuất nông nghiệp
Trong năm 2007 sản xuất nông nghiệp gặp một số bất lợi thời tiết (nắng nóng, mưa lớn, triều cường,…), dịch bệnh trên gia súc và cây trồng nhưng ngành nông ngành nông nghiệp đã dự báo, tăng cường các biện pháp kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời nên mức
độ thiệt hại không cao
Các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật, giống cây, giống con chất lượng cao cùng với các chính sách ưu đãi về vốn, thuế và việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp Kết quả chuyển đổi này bước đầu đã đạt kết quả khả quan với sự xuất hiện một số mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao như: sản xuất hạt giống ưu thế lai bằng công nghệ sinh học phân tử, hệ thống tưới bằng công nghệ Israel,
mô hình sản xuất hoa lan, nuôi cá cảnh, nuôi cá sấu,…
Giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản năm 2007 theo giá thực tế là 5.775,7 tỷ đồng, riêng nông nghiệp chiếm 71,6% Giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản theo so sánh đạt 3.097 tỷ đồng, tăng 5,8% (năm 2006 tăng 4,3%)
Trang 20c) Thương mại
Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ cả năm 2007 đạt 167.036 tỷ đồng, tăng
26,6% so với năm 2006 (năm 2006 tăng 22,6%)
d) Giá cả
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tăng 3,87% so tháng trước, là mức tăng cao nhất trong 12 tháng của năm 2007; khu vực thành thị tăng 3,75%, khu vực nông thôn tăng 4,71% Mức tăng giá trong tháng là kết quả tất yếu của sự tăng giá cả nguyên liệu đầu vào trong sản xuất kinh doanh; nguồn cung cấp thực phẩm tiêu dùng cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày tử các tỉnh khác khan hiếm do dịch bệnh liên tục xuất hiện sản đàn gia súc gia cầm; thời tiết không thuận lợi cho cây trồng; giá xăng dầu cũng là một chi phí trung gian quan trọng gây ảnh hưởng đến tăng giá các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng
1.2 Hiện trạng chất lượng nước sông, kênh rạch của thành phố
1.2.1 Hiện trạng chất lượng nước sông
Kết quả đo đạc, giám sát diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Sài Gòn –Đồng Nai năm 2006-2007 tại các trạm quan trắc đặc trưng do Chi cục Bảo vệ môi trường Tp
Hồ Chí Minh quản lý cho thấy:
1.2.1.1 Khu vực cung cấp nước cho thành phố
Các trạm quan trắc trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai ở khu vực cung cấp nước sử dụng cho thành phố HCM bao gồm:
- Thượng nguồn sông Sài Gòn: trạm Bến Củi, Bến Súc, Thị Tính và Phú Cường;
- Sông Đồng Nai: trạm Hoá An;
- Hệ thống kênh Đông: Trạm kênh N46
Trang 21 pH
Diễn biến pH tại các trạm quan trắc nước mặt
sông Sài Gòn - Đồng Nai
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.1 Diễn biến pH tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng Nai
Kết quả pH đo được tại các trạm quan trắc nước mặt trong khu vực nguồn cấp nước cho thành phố trong năm 2007 nhìn chung ít dao động, trong đó, ba trạm Bến Củi, Hóa An và Kênh N46 có độ pH dao động trong khoảng từ 6,29 - 6,61 đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước cấp loại A (TCVN 5942 - 1995 loại A, pH: 6 - 8,5) Ba trạm còn lại: Bến Súc (5,82), Thị Tính (5,61), Phú Cường (5,59) có độ pH không đạt tiêu chuẩn cho phép trên So với năm trước, pH ở 2 trạm Phú Cường và Hóa An giảm không đáng kể từ 1.02 – 1.05 lần
Oxy hòa tan (DO)
Diễn biến nồng độ DO tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn - Đồng Nai
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.2 Diễn biến DO tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng Nai
Trang 22Diễn biến nồng độ oxy hòa tan (DO) tại 6 trạm quan trắc nước mặt trong khu vực nguồn nước cấp cho thành phố thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai trong năm 2007 tương đối đồng đều, chỉ có 2 trạm Phú Cường và Hóa An có sự chênh lệch nồng độ DO đáng kể, cụ thể, trạm Hóa An có DO = 5,9 mg/l cao hơn 1,7 lần so với trạm Phú Cường
có nồng độ DO = 3,4 mg/l Tuy nhiên, nồng độ DO đo được tại tất cả các trạm trên đều không đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước loại A (TCVN 5942 – 1995, loại A ≥
6 mg/l) và thấp hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,02 – 1,7 lần Nhưng so với năm 2006, nồng
độ oxy hòa tan tại 2 trạm Phú Cường và Hóa An đều đã tăng 1,2 lần
Nhu cầu oxy hoá học (COD) và nhu cầu oxy sinh học (BOD5)
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.3 Diễn biến BOD5 và COD tại các trạm quan trắc nước mặt sông SG – ĐN Diễn biến nồng độ BOD5 đo được tại tất cả các trạm quan trắc nước mặt trong khu vực nguồn nước cấp cho thành phố trong năm 2007 dao động trong khoảng từ 2 – 3 mg/l
và đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995, BOD5 < 4 mg/l) Trong đó, trạm có nồng độ BOD5 thấp nhất là trạm Hóa An, so với năm
2006, BOD5 tại trạm này ít thay đổi Ngược lại, trạm Phú Cường có nồng độ BOD5 trong năm 2007 tăng cao hơn rất nhiều so với năm ngoái, tăng gần 1,6 lần
Đối với nồng độ COD trung bình tại 6 trạm Bến Củi, Bến Súc, Thị Tính, Phú Cường Hóa An và kênh N46 đo được trong năm 2007 có giá trị từ 3 – 6 mg/l, đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995, COD < 10 mg/l)
So với năm trước, COD tại trạm Hóa An thay đổi không đáng kể, riêng trạm Phú Cường
có nồng độ tăng 1 mg/l
Nồng độ dầu
Diễn biến nồng độ BOD5 tại các trạm quan trắc
nước mặt sông Sài Gòn - Đồng Nai
Năm 2006 Năm 2007 TCVN (A)
Diễn biến nồng độ COD tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn - Đồng Nai
0 2 4 6 8 10 12
mg/l
Năm 2006 Năm 2007 TCVN (A)
Trang 23Diễn biến nồng độ dầu tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn - Đồng Nai
0 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05 0,06 0,07
mg/l
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.4 Diễn biến nồng độ dầu tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng
Nai Kết quả phân tích nồng độ dầu năm 2007 tại trạm Bến Củi, Bến Súc, Thị Tính, Phú Cường nằm ở thượng nguồn sông Sài Gòn, 2 trạm Kênh N46 – thuộc hệ thống Kênh Đông và trạm Hóa An thuộc khu vực sông Đồng Nai cho thấy, nồng độ dầu tại các khu vực này dao động trong khoảng 0,029 - 0,064 mg/l và đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995, loại A: KPH) Trạm Phú Cường với nồng độ dầu đo được là 0,064 mg/l là trạm có nồng độ dầu vượt chuẩn cao nhất So với năm 2006, cả 2 trạm Phú Cường và Hóa An đều có nồng độ dầu tăng mạnh (tại Phú Cường tăng gấp 2 lần, tại Hóa An tăng hơn 1,7 lần
Ô nhiễm vi sinh (Coliform)
Diễn biến Coliform tại các trạm quan trắc nước mặt
sông Sài Gòn - Đồng Nai
0 20000
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.5 Diễn biến Coliform tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng Nai
Trang 24Nồng độ Coliform trung bình năm 2007 tại các trạm quan trắc nước mặt trong khu vực nguồn nước cấp của thành phố cho thấy: hàm lượng Coliform tại các trạm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995, Coliform ≤
5000 MPN/100 ml) từ 3,5 đến gần 31 lần và dao động trong khoảng 153065 – 17930 MPN/100 ml So với hàm lượng Coliform phân tích được trong năm 2006, hàm lượng Coliform tại 2 trạm Phú Cường và Hóa An năm 2007 đều tăng từ 2 – 10 lần
1.2.1.2 Khu vực dùng cho mục đích khác
Các trạm quan trắc còn lại trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai ngoài mục đích
sử dụng cho cấp nước bao gồm:
- Hạ nguồn sông Sài Gòn: các trạm Rạch Tra, Bình Phước và Phú An
- Hạ nguồn sông Đồng Nai: trạm Cát Lái
- Khu vực Cần Giờ - Nhà Bè – Các trạm gần cửa biển:trạm Nhà Bè, Tam Thôn Hiệp, Vàm Sát, Đồng Tranh, Ngã Bảy và Cái Mép
- Khu vực thuộc hệ thống các kênh Thầy Cai, An Hạ, sông Chợ Đệm và cửa sông Vàm Cỏ: trạm Thầy Cai, An Hạ, Bình Điền và Vàm Cỏ
pH
Diễn biến pH tại các trạm quan trắc nước mặt
sông Sài Gòn - Đồng Nai
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.6 Diễn biến pH tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng Nai
Độ pH đo được tại các trạm quan trắc nước mặt còn lại thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai dao động trong khoảng 4,5 - 7,3 Trong đó, chỉ có 2 trạm Thầy Cai (4,7)
và An Hạ (4,5) có độ pH không đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B (TCVN 5942 - 1995, loại B pH: 5,5 - 9), các trạm còn lại đều đạt tiêu chuẩn cho phép So với kết quả đo được trong năm 2006, độ pH tại các trạm đều giảm nhẹ, trong đó, trạm Tam Thôn Hiệp có pH giảm mạnh nhất là 1,1 lần
Oxy hòa tan (DO)
Trang 25Diễn biến nồng độ DO tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn - Đồng Nai
0 1 2 3 4 5 6 7
RT BP PA CL NB VS TTH ĐT N7 CM VC TC BĐ AH Trạm
mg/l
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.7 Diễn biến DO tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng Nai
So với năm 2006, DO đo được trong năm 2007 tại các trạm đều tăng từ 1,2 - 2,2 lần, chỉ trừ trạm Bình Điền có nồng độ oxy hòa tan giảm từ 2,0 xuống còn 1,6 mg/l và không đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B (TCVN 5942 - 1995, loại
B ≥ 2 mg/l) Các trạm còn lại có giá trị DO dao động từ 2,1 - 5,8 mg/l, đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B
Nhu cầu oxy hoá học (COD) và nhu cầu oxy sinh học (BOD)
Diễn biến nồng độ BOD 5 tại các trạm quan trắc nước
mặt sông Sài Gòn - Đồng Nai
Diễn biến nồng độ COD tại các trạm quan trắc nước
mặt sông Sài Gòn - Đồng Nai
0 5 10 15 20 25 30 35 40
RT BP PA CL NB VS TTH ĐT N7 CM VC TC BĐ AH
Trạm mg/l
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.8 Diễn biến COD và BOD5 tại các trạm quan trắc nước mặt sông SG – ĐN Nồng độ BOD5 ở tất cả các trạm trong năm 2007 đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B (TCVN 5942 - 1995 loại B: BOD5 < 25 mg/l), trong đó, trạm Bình Điền có giá trị cao nhất (9 mg/l) So với năm 2006, giá trị BOD5 đo được tại các trạm đa số đều tăng từ 1,02 - 1,4 lần, chỉ có trạm Phú An có giá trị BOD5 giảm 22,7%
Diễn biến nồng độ COD tại tất cả các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn - Đồng Nai so với năm 2006 rất phức tạp nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn
TCVN 5942-1995, lo i B BOD < 25mg/l TCVN 5942-1995, lo i B COD< 35mg/l
Trang 26nước mặt loại B (TCVN 5942 - 1995 loại B: COD < 35 mg/l) Cụ thể, các trạm có nồng
độ COD tăng từ 1,01 - 1,4 lần so với năm trước là: Bình Phước, Cát Lái, Nhà Bè và Bình Điền, ngược lại các trạm Phú An, Vàm Sát, Tam Thôn Hiệp và Vàm Cỏ có nồng độ COD giảm từ 1,01 - 1,2 lần
Nồng độ dầu
Diễn biến nồng độ dầu tại các trạm quan trắc nước
mặt sông Sài Gòn - Đồng Nai
0 0,05
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.9 Diễn biến nồng độ dầu tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn – Đồng
Nai Nồng độ dầu phân tích được tại các trạm quan trắc nước mặt sông Sài Gòn - Đồng Nai trong năm 2007 có giá trị từ 0,02 - 0,1 mg/l, vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B (TCVN 5942 - 1995, loại B: 0,3 mg/l), nồng độ dầu tại tất cả các trạm đều tăng từ 1,1 - 2,6 lần so với năm 2006, trạm có nồng độ dầu tăng mạnh nhất trong năm là trạm Bình Điền (tăng từ 0,037 lên 0,1 mg/l)
Ô nhiễm vi sinh (Coliform)
Mức độ ô nhiễm vi sinh trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai được thể hiện qua kết quả quan trắc nồng độ Coliform Nồng độ Coliform tại các trạm quan trắc nước mặt trong năm 2007 dao động từ 2.733 - 100.418.471 MPN/100 ml Trong đó, ba trạm Đồng Tranh (7.202 MPN/100 ml), Ngã Bảy (160 MPN/100 ml) và Cái Mép (39 MPN/100 ml)
có giá trị Coliform đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B (TCVN 5942 -
1995, loại B ≤ 10.000 MPN/100 ml), tất cả các trạm còn lại đều cho kết quả nồng độ Coliform vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 10042 lần So với năm 2006, mức độ ô nhiễm vi sinh tại các trạm Phú An, Cát Lái, Nhà Bè, Bình Phước, Vàm Sát, Tam Thôn Hiệp, Vàm Cỏ và Bình Điền còn rất cao, đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép Trong đó, nồng độ Coliform tại 3 trạm Phú An, Cát Lái và Nhà Bè đã tăng từ 1,2 - 94 lần, 5 trạm còn lại là có nồng độ Coliform giảm đi đáng kể từ 2 - 608.589 lần
1.2.1.3 Đánh giá chung
Trang 27Kết quả quan trắc chất lượng nước trong năm 2007có những điểm cần lưu ý như sau:
• Khu vực nguồn nước cấp cho Tp.HCM :
- Hàm lượng DO, dầu và Coliform đều không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995 loại A, DO thấp hơn tiêu chuẩn từ 1,02 - 1,7 lần; nồng độ dầu dao động trong khoảng
từ 0,029 - 0,064 mg/l không đạt tiêu chuẩn không cho phép; còn nồng độ Coliform thì vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3,5 - 31 lần Các chỉ tiêu còn lại: COD, BOD5đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước cấp
- So với năm 2006: Giá trị pH giảm từ 0,1 - 0,3 đơn vị, DO tăng gấp 1,2 lần, BOD5tăng 1,6 lần, nồng độ dầu tăng từ 1,7 - 2 lần, Coliform tăng 2 - 10 lần
• Các chỉ tiêu kim loại nặng:
- Kết quả phân tích nồng độ Pb tại các trạm quan trắc nước mặt dùng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt dao động trong khoảng 0,002 - 0,005 mg/l và từ 0,003 - 0,013 mg/l đối với các trạm nước mặt khác Nồng độ Pb tại các trạm quan trắc đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A dùng cho mục đích sinh hoạt (TCVN 5942:1995, loại A : 0,05 mg/l) và tiêu chuẩn nước mặt loại B dùng cho mục đích khác (TCVN 5942:1995, loại B : 0,1 mg/l)
- Nồng độ Cd đo được tại 6 trạm quan trắc nước mặt: Bến Súc, Bến Củi, Phú Cường, Hóa An và kênh N46 đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A (TCVN 5942:1995, loại A : 0,01 mg/l) từ 2,7 - 5,3 lần Các trạm còn lại có nồng độ dao động từ 0,03 - 0,67 mg/l đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước loại B (TCVN 5942:1995, loại B : 0,02 mg/l)
- Kết quả phân tích nồng độ Hg trong nước tại các trạm quan trắc nước thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai đều không phát hiện có Hg trong nước và đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt (TCVN 5942:1995, loại A : 0,001 mg/l
và loại B : 0,002 mg/l)
- Nồng độ Cu có trong nước ở tất cả các trạm quan trắc nước mặt khu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai có giá trị dao động trong khoảng từ 0,004 - 0,01 mg/l, đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt (TCVN 5942:1995, loại A : 0,1 mg/l và loại B : 1 mg/l)
Trang 281.2.2 Hiện trạng chất lượng nước kênh rạch
Kết quả đo đạc, giám sát diễn biến chất lượng nước kênh rạch nội thành ở một số trạm quan trắc đặc trưng do Chi cục Bảo vệ môi trường Tp Hồ Chí Minh quản lý cho thấy:
1.2.2.1 Hiện trạng chất lượng nước các trạm Tham Lương và An Lộc (kênh Tham
Lương – sông Vàm Thuật)
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.10 Diễn biến pH nước mặt các kênh Tham Lương – Vàm Thuật năm 2006 – 2007
Độ pH trong nước mặt tại kênh Tham Lương – sông Vàm Thuật được đo bởi 02 trạm Tham Lương và An Lộc trong năm 2007 dao động trong khoảng 6,36 – 7,31 vẫn đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 cột B (pH = 5,5 – 9) Tuy độ pH trong nước mặt tại khu vực này vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép nhưng trong năm 2007 khoảng dao động độ
pH thấp hơn so với năm 2006, đều này cho thấy độ pH trong nước mặt tại khu vực kênh
Tham Lương – sông Vàm Thuật có xu hướng giảm dần
COD
Trang 29DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ COD NUỚC MẶT KÊNH THAM LƯƠNG - SÔNG VÀM THUẬT
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.11 Diễn biến nồng độ COD nước mặt các kênh Tham Lương – sông Vàm Thuật
năm 2006 – 2007 Nồng độ COD đo đạc ở 2 trạm Tham Lương và An Lộc năm 2007 dao động trong khoảng từ 8 – 272 mg/l Kết quả đo đạc cho thấy tại trạm An Lộc vào thời điểm nước lớn nồng độ COD đạt tiêu chuẩn, còn tại trạm Tham Lương vào thời điểm nước lớn, nước ròng và An Lộc vào thời điểm nước ròng đều vượt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995, cột B (COD ≤ 35 mg/l) từ 3,2 – 7,7 lần So với năm 2006, nồng độ COD trong nước mặt kênh Tham Lương – sông Vàm Thuật tăng cao Điều này cho thấy chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực này ngày càng xấu đi, vẫn chưa có dấu hiện cải thiện
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.12 Diễn biến nồng độ BOD nước mặt các kênh Tham Lương – sông Vàm Thuật
năm 2006 – 2007
Trang 30Nồng độ BOD có trong nước mặt tại khu vực kênh Tham Lương – Sông Vàm Thuật đo được tại 02 trạm Tham Lương – An Lộc trong năm 2007 dao động từ 4 – 168 mg/l Vào thời điểm nước lớn nồng độ BOD có trong nước mặt tại khu vực cầu An Lộc đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995, cột B (BOD ≤ 25 mg/l) Riêng tại khu vực cầu Tham Lương vào cả hai thời điểm nước lớn, ròng và cầu An Lộc vào lúc nước ròng có nồng độ BOD vượt tiêu chuẩn nhiều lần từ 1,6 – 6,72 lần, mức độ các chất hữu cơ tại khu vực cầu Tham Lương nặng hơn nhiều so với cầu An Lộc So với năm 2006, nồng độ BOD trong nước mặt tại khu vực Tham Lương – Sông Vàm Thuật trong năm 2007 cao hơn nhiều, đều này cho thấy mức độ ô nhiễm khu này ngày càng nghiêm trọng hơn
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.13 Diễn biến độ pH nước mặt kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè năm 2006 – 2007
Độ pH trong nước mặt tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được đo bởi 02 trạm Lê Văn Sĩ và Điện Biên Phủ trong năm 2007 dao động trong khoảng 6,43 – 7,41 vẫn đạt tiêu
chuẩn TCVN 5942 – 1995 cột B (pH = 5,5 – 9)
COD
Nồng độ COD đo đạc ở 02 trạm Lê Văn Sĩ và Điện Biên Phủ trong năm 2007 từ 7 – 184 mg/l Vào thời điểm nước lớn nồng độ COD đo được tại trạm Điện Biên Phủ đều
Trang 31đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 cột B, nhưng vào thời điểm nước ròng khu vực này nồng độ COD lại vượt tiêu chuẩn nhiều lần Riêng trạm Lê Văn Sĩ ở cả hai thời điểm nước lớn, ròng nồng độ COD đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần từ 2,12 – 5,25 lần
DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ COD NUỚC MẶT KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.14 Diễn biến nồng độ COD nước mặt kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè năm 2006 –
2007
So với năm 2006, nồng độ COD có trong nước mặt tại khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè không tăng nhưng vẫn còn ở mức cao, vượt tiêu chuẩn nhiều lần, chưa có dấu hiệu được cải thiện
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.15 Diễn biến nồng độ BOD nước mặt kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè năm 2006 –
2007
Trang 32Nồng độ BOD đo đạc ở 02 trạm Lê Văn Sĩ và Điện Biên Phủ trong năm 2007 từ 3 – 120 mg/l Vào thời điểm nước lớn nồng độ BOD đo được tại trạm Điện Biên Phủ đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995, cột B, nhưng vào thời điểm nước ròng khu vực này nồng độ BOD lại vượt tiêu chuẩn nhiều lần Riêng trạm Lê Văn Sĩ ở cả hai thời điểm nước lớn, ròng nồng độ BOD đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần từ 3,6 – 4,8 lần So với năm
2006, nồng độ BOD có trong nước mặt tại khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè không có trường hợp tăng cao đột biến như tháng 2/2006, nhưng nhìn chung nồng độ BOD đều tăng cao hơn so với năm 2006, đều này cho thấy độ ô nhiễm chất hữu cơ trong nước mặt tại khu vực này có xu hướng gia tăng
Ô nhiễm vi sinh
Kết quả phân tích Coliform có trong nước mặt tại các trạm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trong năm 2007 dao động trong khoảng từ từ 9×103 – 4,3×107 MPN/100ml, vượt tiêu chuẩn nước mặt loại B (TCVN 5942 – 1995 Coliform = 10.000 MPN/100ml) từ 9 – 4,3 x103 lần
1.2.2.3 Hiện trạng chất lượng nước các trạm Chà Và và Rạch Ruột Ngựa (kênh Tàu
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.16 Diễn biến độ pH nước mặt kênh Tàu Hủ – Bến Nghé năm 2006 – 2007
Độ pH trong nước mặt tại kênh Tàu Hủ – Bến Nghé được đo tại 02 trạm rạch Ruột Ngựa và cầu Chà Và trong năm 2007 dao động trong khoảng 6,53 – 7,33 vẫn đạt tiêu
chuẩn TCVN 5942 – 1995 cột B (pH = 5,5 – 9)
COD
Trang 33Nồng độ COD đo đạc ở 02 trạm rạch Ruột Ngựa và cầu Chà Và trong năm 2007
từ 12 – 503 mg/l Hầu hết vào tất cả các thời điểm nước lớn, ròng nồng độ COD có trong nước mặt tại khu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé đều vượt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995, cột B (COD ≤ 35 mg/l) nhiều lần từ 1,17 – 14,36 lần Tại rạch Ruột Ngựa vào thời điểm lấy mẫu phân tích cho thấy nồng độ COD tăng đột biến (nồng độ COD = 502 mg/l), chất lượng nguồn nước tại khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng
DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ COD NUỚC MẶT KÊNH TÀU HỦ - BẾN NGHÉ
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.17 Diễn biến nồng độ COD nước mặt kênh Tàu Hủ – Bến Nghé năm 2006 –
2007
So với năm 2006, nồng độ COD có trong nước mặt tại khu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé trong 2007 đã tăng cao hơn nhiều Điều này cho thấy trình trạng chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực này ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng hơn
BOD
Trang 34DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ BOD NƯỚC MẶT KÊNH TÀU HỦ - BẾN NGHÉ
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.18 Diễn biến nồng độ BOD nước mặt kênh Tàu Hủ – Bến Nghé năm 2006 –
2007 Nồng độ BOD đo đạc ở 02 trạm rạch Ruột Ngựa và cầu Chà Và trong năm 2007
từ 9 – 186 mg/l Tại trạm Cầu Chà Và vào thời điểm nước lớn nồng độ BOD đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 (cột B) nhờ có sự pha loãng nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ
có trong nguồn nước Tuy nhiên, vào thời điểm nước ròng tại trạm này nồng độ BOD lại vượt tiêu chuẩn nhiều lần Riêng tại khu vực rạch Ruột Ngựa vào cả hai thời điểm nước lớn, ròng nồng độ BOD đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần từ 3,2 – 7,44 lần
So với năm 2006, nồng độ BOD có trong nước mặt tại khu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé đã tăng cao hơn nhiều Tại khu vực rạch Ruột Ngựa vào thời điểm nước ròng ở 4/2007 nồng độ BOD tăng cao đột biến Mức độ ô nhiễm hữu cơ tại khu vực này có chiều hướng xấu đi
Ô nhiễm vi sinh
Kết quả phân tích Coliform có trong nước mặt tại các trạm kênh Tàu Hủ - Bến Nghé trong năm 2007 dao động trong khoảng từ 1,6×105 – 2,3×107 MPN/100ml, vượt tiêu chuẩn nước mặt loại B (TCVN 5942 – 1995 Coliform = 10.000 MPN/100ml) từ 16 – 4,3 x103 lần
1.2.2.4 Hiện trạng chất lượng nước các trạm Nhị Thiên Đường và Phú Định (kênh Đôi
– kênh Tẻ)
pH
Trang 35DIỄN BIẾN ĐỘ pH NƯỚC MẶT KÊNH ĐÔI - TẺ
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.19 Diễn biến nồng độ pH nước mặt kênh Đôi – Tẻ năm 2006 – 2007
Độ pH trong nước mặt tại kênh Đôi – Tẻ được đo tại 02 trạm Nhị Thiên Đường
và cầu Phú Định trong năm 2007 dao động trong khoảng 6,3 – 7,11 đạt tiêu chuẩn TCVN
5942 – 1995 cột B (pH = 5,5 – 9)
COD
Nồng độ COD đo đạc ở 02 trạm Nhị Thiên Đường và cầu Phú Định trong năm
2007 từ 11 – 215 mg/l Tại trạm cầu Phú Định vào thời điểm nước lớn nồng độ COD có trong nước mặt đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 (cột B), tuy nhiên vào thời điểm nước ròng vào tháng 9, 11 năm 2007 nồng độ COD lại vượt tiêu chuẩn Riêng tại trạm Nhị Thiên Đường nồng độ COD vào thời điểm nước ròng của tháng 3/2007 lại tăng đột biến vượt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 (cột B) tới 6,14 lần
Trang 36DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ COD NUỚC MẶT KÊNH ĐÔI - TẺ
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.20 Diễn biến nồng độ COD nước mặt kênh Đôi – Tẻ năm 2006 – 2007
So với năm 2006, nồng độ COD có trong nước mặt kênh Đôi – Tẻ trong năm 2007 đều tăng cao hơn so với năm trước, cho thấy nguồn nước mặt tại các khu vực có đang có chiều hướng xấu đi
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.21 Diễn biến nồng độ BOD nước mặt kênh Đôi – Tẻ năm 2006 – 2007 Nồng độ BOD đo đạc ở 02 trạm Nhị Thiên Đường và cầu Phú Định trong năm
2007 từ 9 – 91 mg/l Tại khu vực trạm Phú Định vào thời điểm nước lớn nồng độ BOD tại khu vực này đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995, cột B Tại trạm Nhị Thiên Đường
Trang 37và Phú Định vào thời điểm nước ròng nồng độ BOD vượt tiêu chuẩn từ 1,96 – 3,64 lần
So với năm 2006, nồng độ BOD có trong nước mặt kênh Đôi – Tẻ có xu hướng gia tăng
và có những thời điểm tăng cao đột biến
Ô nhiễm vi sinh
Kết quả phân tích Coliform có trong nước mặt tại các trạm kênh kênh Đôi – Tẻ trong năm 2007 dao động trong khoảng từ 1,5×104 – 9,3×106 MPN/100ml, vượt tiêu chuẩn nước mặt loại B (TCVN 5942 – 1995 Coliform = 10.000 MPN/100ml) từ 1,5 – 9,3x102 lần
1.2.2.5 Hiện trạng chất lượng nước các trạm Hoà Bình và Ông Buông (kênh Tân Hoá
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.22 Diễn biến độ pH nước mặt kênh Tân Hóa – Lò Gốm năm 2006 – 2007
Độ pH trong nước mặt tại kênh Tân Hóa – Lò Gốm được đo tại 02 trạm cầu Ông Buông và cầu Hòa Bình trong năm 2007 dao động trong khoảng 6,46– 8,01 vẫn đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 cột B (pH = 5,5 – 9)
COD
Trang 38DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ COD NUỚC MẶT KÊNH TÂN HÓA - LÒ GỐM
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.23 Diễn biến nồng độ COD nước mặt kênh Tân Hóa – Lò Gốm năm 2006 –
2007 Nồng độ COD đo đạc ở 02 trạm Cầu Ông Buông và cầu Hòa Bình trong năm 2007
từ 159 – 706 mg/l Kết quả phân tích nồng độ COD có trong nước mặt tại khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm đều vượt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 cột B, từ 4,54 – 20,17 lần, điều này cho ta thấy chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng
và so sánh với các kênh rạch khác trong nội thành TP.HCM thì khu vực bị ô nhiễm nặng
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp HCM
Hình 1.24 Diễn biến nồng độ BOD nước mặt kênh Tân Hóa – Lò Gốm năm 2006 – 2007
Trang 39Nồng độ BOD đo đạc ở 02 trạm cầu Ông Buông và cầu Hòa Bình trong năm 2007
từ 92 – 371 mg/l Kết quả phân tích nồng độ BOD có trong nước mặt tại khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm đều vượt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 cột B, từ 3,68 – 14,84 lần, điều này cho thấy chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực này bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng
Ô nhiễm vi sinh
Kết quả phân tích Coliform có trong nước mặt tại các trạm kênh Tân Hóa – Lò Gốm trong năm 2007 dao động trong khoảng từ 1,6×106 – 4,3×108 MPN/100ml, vượt tiêu chuẩn nước mặt loại B (TCVN 5942 – 1995 Coliform = 10.000 MPN/100ml) từ 1,6×102
Nồng độ các chất ô nhiễm COD có trong nước mặt tại các kênh rạch nội thành TP.HCM năm 2007 vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện, mà hầu hết nồng độ COD tại các trạm quan trắc năm 2007 cao hơn năm 2006 Trong đó, khu vực cầu Hòa Bình, cầu Ông Buông và rạch Ruột Ngựa có nồng độ COD cao hơn năm 2006 và vượt tiêu chuẩn nhiều lần
Nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ BOD5 có trong nước mặt kênh rạch TP.HCM trong năm 2006 và 2007 đều vượt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 cột B nhiều lần Trong năm 2007, nồng độ các chất ô nhiễm BOD5 tại các kênh rạch vẫn không giảm mà một số trạm như Cầu Hòa Bình, cầu Ông Buông, rạch Ruột Ngựa và Cầu Chà Và tăng cao hơn năm 2006 Điều này cho thấy chất lượng nước mặt tại các kênh rạch nội thành TP.HCM ngày càng bị ô nhiễm hơn Vì vậy, cần phải có các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố hiệu quả và thiết thực hơn nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng như hiện nay
Trang 40CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA CÁC KCX-KCN
TP.HỒ CHÍ MINH
2.1 Giới thiệu chung về các KCX-KCN
Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển KCN của cả nước, Tp.HCM cũng đã tiến hành thực hiện quy hoạch các KCX-KCN Hiện nay Tp.HCM đã triển khai và đưa vào hoạt động 12 KCN và 3 KCX Tình hình hoạt động của các KCN – KCX được trình bày dưới đây:
Sơ đồ các KCN - KCX hiện hữu và quy hoạch trong tương lai
2.1.1 Khu công nghiệp Bình Chiểu
KCN Bình Chiểu nằm trên địa bàn thuộc phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, Tp.HCM Vị trí KCN nằm cách thành phố HCM 12 km về phía Đông Bắc và cách Vũng Tàu 98 km về phía Tây Bắc Tổng diện tích đất của KCN là 27 ha với tỷ lệ đất đã cho