7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp về hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo
Để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả, Chính phủ luôn đặt việc xây dựng hệ thống giải pháp xóa đói giảm nghèo lên hàng đầu. Thực tế, chuẩn nghèo luôn thay đổi theo từng thời kỳ nên hệ thống giải pháp cũng phải đƣợc hoàn thiện cho phù hợp thực tiễn. Do đó, chính phủ đƣa ra chính sách xóa đói giảm nghèo trong từng thời kỳ cũng cần thay đổi.
Để phù hợp với sự thay đổi chung của các nƣớc chính phủ đƣa ra cách giải quyết đói nghèo cũng khác nhau. Trƣớc đây, Chính phủ thực hiện công cuộc giảm nghèo bằng việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và tạo nguồn lực để xóa đói giảm nghèo nhƣ: củng cố môi trƣờng đầu tƣ, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp và dân cƣ đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh; duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô; phát triển nguồn nhân lực và cải cách hành chính… sau này, để phù hợp với sự phát triển và đổi mới của đất nƣớc Chính Phủ mở ra
những cơ hội việc làm và nâng cao năng suất lao động để từ đó góp phần tăng thu nhập và giúp ngƣời nghèo vƣợt ra khỏi đói nghèo; đƣa ra các biện pháp để đảm bảo tăng trƣởng và khả năng tiếp cận các dịch vụ là khách quan và công bằng, nhờ vậy mọi công dân đều đƣợc hƣởng những thành quả do sự phát triển mang lại; đặc biệt chú ý giảm bớt nguy cơ bị rủi ro của ngƣời nghèo trƣớc những bất trắc trong đời sống. Cụ thể, xóa đói giảm nghèo cần tập trung vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để trên diện rộng; phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho ngƣời nghèo; tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ công; xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chú trọng nâng cao chất lƣợng giáo dục cho ngƣời nghèo; phát triển mạng lƣới an sinh xã hội giúp đỡ ngƣời nghèo.
Các chính sách xóa đói giảm nghèo đƣợc đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện giải pháp:
Đối với việc huy động các nguồn lực phục vụ cho công cuộc tấn công đói nghèo của quốc gia. Một trong những điểm hạn chế lớn nhất của các chính phủ đó là luôn thiếu nguồn lực khi thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy, để chủ động về kinh phí ngoài nguồn vốn từ ngân sách nƣớc ngƣời, chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực tìm ra các cách thức khác nhau để tranh thủ sự trợ giúp từ cộng đồng quốc tế cũng nhƣ huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, cộng đồng ngƣời Việt sinh sống và làm việc ở nƣớc ngoài.
Đối với các địa phƣơng, luôn tranh thủ sự hỗ trợ các nguồn lực từ trung ƣơng và các bộ ngành đƣợc phân công giúp đỡ địa phƣơng còn nhiều hộ nghèo. Đồng thời tỉnh cũng đã khai thác triệt để các nguồn tài trợ nƣớc ngoài cho chƣơng trình xoá đói giảm nghèo.
Để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong chƣơng trình giảm nghèo thời gian tới, chúng ta cần có sự nhìn nhận thẳng vào những vấn đề còn hạn chế, bất cập
hoạch, triển khai thực hiện cho đến việc đánh giá, kiểm tra thực hiện chƣơng trình. Để khắc phục những tồn tại trên cần có những giải pháp hữu hiệu về huy động nguồn lực vốn, lao động cũng nhƣ các giải pháp hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, khai thác tài nguyên, ứng dụng khoa học công nghệ. Trong đó, giải pháp huy động nguồn lực vốn có thể thực hiện bằng nhiều cách:
Về nguồn vốn, hàng năm Trung Ƣơng đầu tƣ cho chƣơng trình xóa đói
giảm nghèo ở mức ngày càng cao hơn. Nhà nƣớc luôn quan tâm hỗ trợ vốn cho ngƣời nghèo nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập cho ngƣời nghèo, tập trung xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống.
Tích cực phát triển quỹ xóa đói giảm nghèo nhằm tạo nguồn vốn vay ổn định và tăng quy mô phạm vi cho vay. Đa dạng hóa hình thức vay vốn và huy động vốn. Huy động tối đa các nguồn lực trong nƣớc, những tiềm năng trong dân cƣ, trong các tổ chức kinh tế xã hội, đồng thời tranh thủ các nguồn viện trợ Chính phủ, Phi chính phủ tham gia để đóng góp quỹ xóa đói giảm nghèo.
Về đổi mới chính sách xóa đói giảm nghèo, thƣờng xuyên nghiên cứu phƣơng pháp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác thực hiện xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu miễn giảm thuế nông nghiệp cho ngƣời nghèo; sửa đổi các chính sách giao đất giao rừng và xây dựng để địa phƣơng thu hoạch, khai thác các nguồn vốn đầu từ liên doanh của các thành phần kinh tế tại chỗ; tiến hành điều tra, kê khai, đánh giá lại hiện trạng đất đai, điều chỉnh lại ruộng đất cho dân nghèo chƣa có và chƣa đủ đất canh tác, thu hồi phần diện tích chƣa đúng đối tƣợng, không đúng chính sách, đất không hiệu quả; tổ chức khai hoang, phục hóa mở rộng quỹ đất sản xuất, đảm bảo cho các hộ nghèo thực sự có nhu cầu và có khả năng sản xuất nhƣng chƣa đƣợc giao đất, hoặc giao đất chƣa đủ để sản xuất, những vùng có ít đất sản xuất thì hỗ trợ, tạo điều kiện và phƣơng thức sản xuất để phát triển ngành nghề dịch vụ hoặc vận động họ đến vùng kinh tế mới.
Về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý cán bộ từ tỉnh, huyện, xã đến xóm và cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo. Tổ chức những đợt tập huấn, học tập dành cho cán bộ trực tiếp quản lý và trực tiếp hoạt động trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Về phát triển nông nghiệp nông thôn, chƣơng trình phát triển nông nghiệp và
nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng trong chƣơng trình xóa đói giảm nghèo ở nƣớc ta nói chung. Vì nƣớc ta có nền phát triển kinh tế với xuất phát điểm chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, vì vậy, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực lao động nông thôn sẽ tạo điều kiện cho ngƣời nghèo có việc làm và tăng thu nhập. Phát triển nông thôn là một trong những chiến lƣợc, quyết sách quan trọng để thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Nhƣ vây, tạo điều kiện thuận lợi để duy trì tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế, tạo nguồn lực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tăng trƣởng kinh tế có cơ sở rộng rãi với các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả lực lƣợng lao động nông thôn sẽ tạo điều kiện cho ngƣời nghèo ở Việt Nam có đƣợc việc làm và tăng thu nhập. Việc phát triển nông thôn sẽ là một trọng tâm quan trọng của chiến lƣợc tăng trƣởng.
Đại đa số ngƣời dân nƣớc ta nói chung và ngƣời dân Cao Bằng nói riêng có lực lƣợng lao động và ngƣời nghèo chiếm đa số là ở nông thôn, có tỷ lệ đói nghèo cao và ít có cơ hội thoát ra khỏi cảnh nghèo túng. Vì vậy, chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo của Chính phủ cần tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ phức tạp gồm nhiều nội dung mà Đại hội IX của Đảng đã xác định: Trong những năm tới vẫn coi công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp công nghệ đất nƣớc. Tiếp tục phát triển và đƣa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công
cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu đƣợc trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đầu tƣ nhiều hơn cho phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông thôn sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nhân dân và cƣ dân ở nông thôn.
Biện pháp tăng năng suất đất canh tác nông nghiệp ở vùng núi nói chung và Cao Bằng nói riêng. Đặc trƣng của vùng núi là ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng sống tập trung ở vùng đồi núi, sử dụng nhiều phƣơng thức sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, do đó phát triển cây lâu năm là một trong những biện pháp thích hợp để cải thiện môi trƣờng. Việc tăng thu nhập cho ngƣời dân miền núi cũng cần lƣu ý đến điều kiện tự nhiên và tập quán địa phƣơng.
Đồng thời cần đa dạng hóa thu nhập ở nông thôn, nếu chuir dừng lại ở phát triển nông nghiệp thì mới chỉ có thể đảm bảo cho ngƣời dân nguồn thu nhập hạn chế, do vậy, phải thực hiện và áp dụng các phƣơng pháp thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp.
Về nâng cao cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đầu tƣ vào các dịch vụ hỗ trợ sẽ
giúp tăng năng suất lao động nông nghiệp, hòa nhập vào thị trƣờng, hỗ trợ thƣơng mại và công nghiệp hóa nông thôn. Đầu tƣ vào cở sở hạ tầng rất cần thiết để tăng thu nhập và giảm đói nghèo.
Để nâng cao cơ sở hạ tầng ở nông thôn, trƣớc hết phải tăng tỷ trọng đầu tƣ xây dựng cơ bản vào nông thôn, hệ thống đƣờng xá, giao thông, thủy lợi, hệ thống giao thông đến các trung tâm xã, điện, trƣờng học, trạm y tế...; điện khí hóa nông thôn để tạo điều kiện phát triển sản xuất, chế biến nông sản...
Về phát triển các dịch vụ xã hội và mạng lưới tài trợ xã hội cho người nghèo, việc đảm bảo cho ngƣời nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội đặc biệt
trong cuộc sống hàng ngày của họ. Việc đảm bảo này sẽ giảm bớt những hậu quả trƣớc mắt của đói nghèo, đồng thời, cũng loại bỏ nguồn gốc của đói nghèo.
Trƣớc hết, cần nâng cao khả năng tiếp cận của ngƣời nghèo với vấn đề giáo dục. Để tăng khả năng tiếp cận của ngƣời nghèo với giáo dục, cần giải quyết hai vấn đề là giảm chi phí cho việc đi học của ngƣời nghèo và nâng cao lợi ích của việc giáo dục, tức là tạo ra những hiệu quả thiết thực nhận đƣợc từ giáo dục của ngƣời nghèo. Vì vậy, cần tăng mức độ sẵn có của giáo dục thông qua các chƣơng trình xây dựng trƣờng học để giảm khoảng cách từ nhà đến trƣờng; giảm chi phí đến trƣờng cho mỗi cá nhân của các gia đình; nâng cao chất lƣợng giáo dục cho ngƣời nghèo cần phải có quy hoạch tổng thể, đặc biệt nhấn mạnh các yếu tố cơ bản là những yếu tố của việc nâng cao chất lƣợng giáo dục nhƣ: sách giáo khoa, xây dựng cơ sở trƣờng học và bồi dƣỡng cán bộ giáo viên.
Trong vấn đề giáo dục, hiện nay đối với những đối tƣợng học sinh nghèo đã đƣợc hƣởng chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng nhà trƣờng. Cần có chƣơng trình khuyến học cho những con em học giỏi nhiều hơn nữa, động viên bằng nhiều hình thức học bổng, tuyên truyền các gƣơng học sinh nghèo vƣợt khó để kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn địa phƣơng, các doanh nghiệp giúp đỡ học sinh nghèo, hỗ trợ và cung cấp sách vở cho các học sinh, sinh viên. Huy động Đoàn thanh niên thu gom sách giáo khao đã sử dụng, bút vở và đồ dùng học tập để giúp đỡ các học sinh nghèo về phƣơng tiện học tập cũng nhƣ trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho các em.
Thứ hai, cần tăng cƣờng các dịch vụ y tế cho ngƣời nghèo. Mục tiêu cơ bản của việc tăng cƣờng các dịch vụ y tế cho ngƣời nghèo là ƣu tiên phân phối các nguồn lực khác cho những chƣơng trình y tế mà ngƣời nghèo có khả năng sử dụng. Tuy nhiên, việc tăng sự tiếp cận của ngƣời nghèo với các chƣơng
với việc sử dụng các dịch vụ y tế do quãng đƣờng đi lại xa xôi bằng cách mở rộng mạng lƣới dịch vụ y tế; giảm các chi phí về dịch vụ thuốc chữa bệnh bằng cách thông qua các chƣơng trình trợ cấp; nâng cao chất lƣợng chăm sóc cho ngƣời đã tiếp cận với dịch vụ y tế.
Cần tạo điều kiện để ngƣời nghèo đƣợc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, tất cả các xã nghèo đều có trạm y tế đƣợc xây dựng kiên cố, có nữ hộ sinh. Xây dựng các cụm trạm xá xã đa khoa khu vực miền núi, miễn giảm phí khám chữa bệnh và dịch vụ kế hoạch hoá cho xã nghèo.
Việc huy động vốn này lại cần sự hỗ trợ tinh thần tƣơng thân tƣơng ái của Hội chữ thập đỏ và do Hội này điều hành. Ngoài ra, cần khuyến khích và kêu gọi các hình thức chữa bệnh nhân đạo cho ngƣời nghèo của các nhà chuyên môn hảo tâm, từ quỹ từ thiện.
Nhƣ vậy, ngoài các khoản về miễn giảm nhƣ: miễn giảm học phí, giảm viện phí, miễn giảm các khoản đóng góp xã hội, miễn giảm một số khoản thuế,... thì ngƣời nghèo cần đƣợc hỗ trợ về việc xây dựng kết cấu hạ tầng nhƣ: xây dựng đƣờng xá, hệ thống thủy lợi, điện, cung cấp nƣớc sạch, kêu gọi các tổ chức quốc tế tham gia đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo. Có nhƣ vậy các xã nghèo mới sớm có điều kiện vƣơn lên thoát nghèo, tránh tụt hậu so với các xã khác.
Về thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình và giảm tốc độ tăng dân số, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đói nghèo là do đẻ quá
nhiều, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Việc sinh đẻ quá nhiều dẫn đến gia đình không có khả năng tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh và không có khả năng thoát nghèo. Tỷ lệ tăng dân số dẫn đến hậu quả là tốc độ tăng của lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng của việc làm, do đó, lƣợng lao động thất nghiệp lớn. Thất nghiệp là nguyên nhân của sự nghèo đói và những ngƣời thất nghiệp khó có thể tìm ra lối thoát khỏi cảnh sống cơ cực. Vì vậy, chƣơng trình
dân số kế hoạch hóa gia đình là một trong những chƣơng trình lồng ghép quan trọng nhằm xóa đói giảm nghèo.
Để giảm tỷ lệ tăng dân số cần thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nâng cao trình độ giáo dục và mức sống cho ngƣời dân, xây dựng nếp sống văn minh, tuyên truyền và xóa bỏ các tƣ tƣởng lạc hậu trọng nam khinh nữ và các tƣ tƣởng phong kiến lỗi thời khác. Thực hiện nghiêm túc các giải pháp hành chính, các nội quy, quy chế về tuổi sinh để, về khoảng cách giữa các lần sinh, có các hình thức khuyến khích, khen thƣởng, đồng thời có các biện pháp xử lý các hiện tƣợng vi phạm pháp chế của chƣơng trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Về vai trò của ngân hàng và việc huy động vốn cho xóa đói giảm nghèo,
một trong những lý do quan trọng làm cho các hộ gia đình nghèo đi là do thiếu vốn. Nhìn chung ngƣời nông dân bị hạn chế về vốn do không đƣợc vay tín dụng để đầu tƣ cho nông nghiệp. Thiếu vốn là một hiện tƣợng mà đa số các hộ nghèo gặp phải, hỗ trợ nguồn vốn là một trong những giải pháp cấp thiết và cơ bản để giúp các hộ nghèo vƣợt khó. Mở rộng đối tƣợng cho vay xóa đói giảm nghèo đến các hộ cận nghèo. Phần lớn các hộ nghèo và cận nghèo gặp khó khăn về vốn đầu tƣ, để giúp những ngƣời nghèo vƣợt ra khỏi ranh giới nghèo khó và vƣơn lên thì cần phải có sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc và xã hội.
Hƣớng cơ bản cần áp dụng ở nƣớc ta để tạo vốn tín dụng hỗ trợ cho ngƣời nghèo là: Đa dạng hóa các hình thức tín dụng, nhận gửi và cho vay là