7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Mục tiêu thực hiện chính sách
Công tác xóa đói giảm nghèo là một trong những nội dung quan trọng và có ý nghĩa then chốt tác động tới thành công của chƣơng trình mục tiêu quốc gia là xóa đói giảm nghèo. Trong những năm qua, theo các báo cáo của các địa phƣơng về hoạt động công tác xóa đói giảm nghèo cho thấy, địa phƣơng nào thực hiện tốt thì ở đó hoạt động về xóa đói giảm nghèo thu đƣợc nhiều kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hơn, đời sống của hộ nghèo đƣợc cải thiện nhanh hơn. Để thực hiện tốt những mục tiêu về xóa đói giảm nghèo đòi hỏi các ngành, các cấp từ Trung ƣơng đến tỉnh, huyện, xã luôn tăng cƣờng về trách nhiệm quản lý, điều hành chƣơng trình.
Với quan điểm tiếp tục duy trì phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo mọi điều kiện chuyển dịch nhanh nền kinh tế với cơ cấu nhiều thành phần. Chủ động vƣơn lên, phát huy đầy đủ và khai thác triệt để những nguồn nội lực nhƣ tiềm năng đất đai nông, lâm nghiệp, tài nguyên rừng, khoáng sản, cửa khẩu, lao động, truyền thống và tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế có hiệu quả nhằm nhanh chóng hoà nhập vào quá trình phát triển chung của vùng Ðông Bắc và cả nƣớc, tránh tụt hậu xa về kinh tế.
Quan điểm cụ thể cho sự phát triển và nâng cao đời sống cho ngƣời dân, trƣớc hết tập trung nâng cấp các trục giao thông chính và phát triển giao thông nông thôn, cấp nƣớc, điện, thông tin liên lạc... Ðổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô lớn nhƣ đậu tƣơng, thuốc lá, mía, cây ăn quả, chè... Ðẩy mạnh phát triển chăn nuôi, phát triển ngành nghề trong nông nghiệp để giải quyết việc làm cho nông thôn với giải quyết vƣớng mắc vấn đề lƣơng thực theo hƣớng hiệu quả. Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản
vùng gỗ lớn, vùng thông nhựa, vùng trúc sào, vùng hồi, vùng dẻ ăn hạt. Trong công nghiệp tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản sắt, thiếc... để xuất khẩu; phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng nhƣ xi măng, gạch ngói, đá xây dựng, đá trang trí, công nghiệp chế biến nông lâm sản và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống. Hình thành các trung tâm thƣơng mại - dịch vụ lớn ở thị xã và cửa khẩu Tà Lùng. Phát triển du lịch gắn với mạng lƣới du lịch cả nƣớc. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tăng cƣờng quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới văn minh, tiến bộ.
Để thực hiện kế hoạch nâng cao đời sống ngƣời dân, phát triển kinh tế gắn với thực hiện xóa đói giảm nghèo là tạo ra sự chuyển dịch tích cực cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp, tăng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, du lịch. Từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế. Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thị xã, thị trấn và tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn; đảm bảo việc làm cho ngƣời có nhu cầu làm việc, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã đƣa ra những mục tiêu nhƣ sau:
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 tỉnh Cao Bằng đã đƣa ra mực tiêu cụ thể để thực hiện, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 47,82% đầu năm 2006 xuống còn dƣới 34,3% vào năm 2010 (năm 2006 ƣớc giảm 3,92%; giai đoạn 2006 - 2010 ƣớc bình quân mỗi năm giảm 2,4%). Cải thiện đời sống nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng từ 1,5 lần trở lên so với năm 2005. 100% hộ nghèo có sức lao động, đủ điều kiện vay vốn, có nhu cầu vay vốn đƣợc vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác. 100% hộ nghèo (khoảng 1.900.000 lƣợt ngƣời) đƣợc mua bảo hiểm y tế và
khám, chữa bệnh miễn phí. 100% học sinh nghèo (khoảng 545.000 lƣợt học sinh) đƣợc miễn học phí và giảm các khoản đóng góp xây dựng trƣờng. 100% cán bộ (trên 50.000 lƣợt cán bộ) làm công tác xoá đói giảm nghèo ở các cấp đƣợc tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực, trình độ để tham gia tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình giảm nghèo. Đến năm 2008, 100% hộ nghèo (khoảng 6.800 hộ) đang ở trong các nhà tạm, nhà dột nát đƣợc hỗ trợ làm nhà ở. Trên 90% hộ nghèo (khoảng 40.000 lƣợt hộ) đƣợc hỗ trợ về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ chuyển giao kỹ thuật, hƣớng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ các điều kiện sản xuất.
Mục tiêu của giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 là giảm tỷ lệ hộ nghèo 4%/năm.
Với mục tiêu đã đƣợc đề ra, Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban
nhân dân tỉnh căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định và Thƣờng trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
Các cơ quan, ban ngành của tỉnh Cao Bằng phối kết hợp để thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo. Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan thƣờng trực thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo. Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng cơ chế chính sách và hƣớng dẫn tổ chức thực hiện Đề án; theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình hình thực và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, dự án đƣợc giao; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mƣu cho
Sự phối kết hợp của Sở Kế hoạch Đầu tƣ chủ trì với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm dành cho Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng. Đồng thời huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc để thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ phối hợp với Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan hƣớng dẫn các huyện, thị xã thực hiện lồng ghép chƣơng trình giảm nghèo và việc làm với các chƣơng trình khác có liên quan từ khâu lập kế hoạch đến chỉ đạo thực hiện.
Nhiệm vụ kiểm tra, hƣớng dẫn, theo dõi việc cấp phát, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của sở tài chính.
Thực hiện lồng ghép chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn là nhiệm vụ của Ban Dân tộc và Tôn giáo phối hợp với Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan.
Để thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi đối với ngƣời nghèo; tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ ngƣời nghèo đƣợc vay vốn giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động thì Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội và các cơ quan liên quan để thực hiện nhiệm vụ này.
Đồng thời, các sở, ban, ngành khác chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo theo chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao.
Căn cứ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và tình hình ở địa phƣơng xây dựng chƣơng trình giảm nghèo và việc làm của địa phƣơng mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để triển khai thực hiện; huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu chƣơng trình giảm nghèo và việc làm theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, hƣớng dẫn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; định kỳ đánh giá kết quả thực
hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội).
Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tham gia thực hiện, tham gia giám sát việc thực hiện ở các cấp; tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả "Quỹ vì ngƣời nghèo".
Ngƣời dân là đối tƣợng trực tiếp thực hiện và tạo kết quả trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Đƣợc sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng, sự hỗ trợ từ các dự án, ngƣời nông dân bƣớc đầu tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; phát triển kinh tế, họ đã cố gắng trong việc thực hiện tự nâng cao đời sống trƣớc hết để thoát nghèo và sau là tự nâng chất lƣợng cuộc sống. Chƣơng trình đã có tác động đáng kể tới mức sống của các hộ gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn, nhất là các hộ dân tộc thiểu số.
Nhận thấy, xóa đói giảm nghèo là một chủ trƣơng lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc, xóa đói giảm nghèo là một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc, cũng là phong trào ở quần chúng, nhất là ở địa phƣơng. Để thực hiện