7. Kết cấu của luận văn
3.1. Giải pháp về quan điểm nhận thức
Vấn đề nhận thức là một vấn đề quan trọng khi thực hiện bất kỳ một việc làm nào. Trong cuộc sống, có đƣợc những thành công hay thất bại là phụ thuộc vào việc nhận thức một vấn đề đúng đắn hay sai lầm. Vì Vậy, trong công tác xóa đói giảm nghèo, vấn đề nhận thức đúng đắn là một trong những điều đầu tiên cần quan tâm để tiến hành những việc tiếp theo đạt kết quả tốt.
Để chủ trƣơng của Đảng, nguyện vọng của nhân dân thành chƣơng trình hành động thực hiện trong cuộc sống thì phải làm cho mỗi cán bộ, mọi ngƣời dân có nhận thức đúng về chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo. Luôn xác định nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của cả cá nhân và tập thể. Để làm đƣợc điều đó, trƣớc hết, cần nâng cao nhận thức về đói nghèo và chƣơng trình giảm nghèo cho chính quyền cơ sở, cho cộng đồng và bản thân các hộ nghèo. Nâng cao nhận thức về đói nghèo sẽ giúp cho ngƣời dân tránh đƣợc các nguy cơ rơi vào hoàn cành nghèo, giúp cho chính quyền các cấp xác định đƣợc phƣơng hƣớng và xây dựng đƣợc hành động thiết thực phù hợp và huy động đƣợc sự tham gia của cộng đồng vào chƣơng trình xóa đói giảm nghèo tại địa phƣơng.
Làm tốt công tác tuyên truyền để các tổ chức đảng, đoàn thể, cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội và ngƣời nghèo nhận thức rõ ý nghĩa của chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, chống lại tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại, lƣời lao động của 1 bộ phận dân cƣ, phát huy khả năng tự cứu của ngƣời nghèo, cùng nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Tuyên truyền để ngƣời dân, cộng đồng và các cấp chính quyền hiểu rõ về các vấn đề ngƣời nghèo, hộ nghèo, nhóm hộ đói nghèo nhất. Tuyên truyền, phê phán, xóa bỏ các thói quen không lành mạnh của một số ngƣời dân, những thủ tục lạc hậu ở địa phƣơng gây lãng phí và tổn thất ảnh hƣởng đến kinh tế và điều kiện sống cũng nhƣ trong hoạt động sản xuất của các hộ.
Các địa phƣơng phải nâng cao nhận thức sâu sắc hơn nữa về công tác xoá đói giảm nghèo để từng huyện, xã, phƣờng có kế hoạch thực hiện chƣơng trình xoá đói giảm nghèo chi tiết cụ thể, đúng đối tƣợng để xã nghèo hộ nghèo sớm vƣợt qua đói nghèo, phấn đấu làm giàu bằng chính sức lực và tiềm năng của từng hộ và từng địa phƣơng. Để làm đƣợc điều đó cần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng, mỗi cá nhân đối với việc xóa đói giảm nghèo.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về chƣơng trình xóa đói giảm nghèo một cách sát thực có hiệu quả bằng các hoạt động truyền thông trên cách phƣơng tiện thông tin đại chúng. Kịp thời biểu dƣơng các gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, đồng thời phê phán những tập thể địa phƣơng, đơn vị yếu kém, thiếu ý chí quyết tâm vƣơn lên trong xóa đói giảm nghèo.
Thông qua các tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, Chính quyền, ngƣời nghèo, hộ nghèo, ngƣời không có việc làm, ngƣời thiết việc làm, từng bƣớc thay đổi cách nghĩ, cách làm, tránh tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại nhằm phát huy nội lực, tự vƣơn lên làm giàu chính đáng trong
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bộ phận ngƣời dân trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bảo dân tộc về chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, giảm tử vong ở tỷ lệ trẻ sơ sinh và phụ nữ sinh con thứ ba trở lên.
Nhận thức của ngƣời dân về công tác xóa đói giảm nghèo cũng phải đƣợc quan tâm và nâng cao để việc áp dụng các chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc có hiệu quả góp phần thoát nghèo cho ngƣời dân, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của ngƣời nghèo.
Nhƣ vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng phải nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo vì đây là nhiệm vụ chính và quan trọng. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực, tự vƣơn lên, tự xóa đói giảm nghèo, tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại cần đƣợc xóa bỏ và thay đổi tập quán canh tác lạc hậu trong phát triển kinh kế nhằm thoát nghèo, vƣơn lên làm giàu chính đáng, coi việc giảm nghèo trƣớc hết thuộc về từng cá nhân và gia đình.