Nguyên nhân đói nghèo ở tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng (Trang 53 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Nguyên nhân đói nghèo ở tỉnh Cao Bằng

Đói nghèo là hiện tƣợng kinh tế - xã hội, vừa là vấn đề của lịch sử để lại, vừa là vấn đề của sự phát triển, thƣờng xuất hiện trong quá trình phát triển mà các quốc gia nào cũng vấp phải. Nó là vấn đề trực tiếp tới cuộc sống của con ngƣời, từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng. Để chống lại đói nghèo, giảm bớt sự đói nghèo thì cần phải xác định đúng nguyên nhân khác nhau tác động đến đói nghèo. Các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo thƣờng có sự đan xen với nhau cả các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, những nguyên nhân vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ.

Từ trƣớc đến nay, ngƣời ta thƣờng xem xét các nguyên nhân cho mọi hiện tƣợng, sự việc thƣờng có hai nguyên nhân chính là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trƣớc hết, các nguyên nhân khách quan về điều kiện tự nhiên đã ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống và sự phát triển của Cao Bằng.

Đặc điểm địa hình tỉnh Cao Bằng chia cắt phức tạp bởi nhiều dãy núi cao, xen kẽ là những sông suối ngắn, thung lũng hẹp, độ dốc lớn với vùng núi chiếm 90% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm: Núi đá vôi chiếm 25% diện tích toàn tỉnh; núi đất chiếm 65% diện tích toàn tỉnh. Nhìn chung tỷ lệ đất đồng bằng ở tỉnh Cao Bằng chiếm rất ít, chủ yếu là đất ở lòng chảo các dãy núi hoặc thung lũng gần dòng sông, dòng suối. Với địa hình nhƣ vậy thì sẽ bị hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế, khó khăn trong đi lại, di chuyển. Việc đi lại cách trở, xa các chợ, thị trấn, thị xã đã làm cho họ thiếu thốn trong mọi nhu cầu của cuộc sống. Rõ ràng sự phân cách về địa hình, sự sinh sống của đa số các nhóm dân tộc thiểu số ở các vùng núi cao, xa, sâu, hẻo lánh là nguyên nhân chủ yếu làm cho họ đói nghèo.

Vị trí địa lý của tỉnh Cao Bằng là nằm xa khu trung tâm phát triển kinh tế trong cả nƣớc, cách xa các đầu mối công nghiệp. Các đƣờng giao thông quan trọng gồm: Tuyến đƣờng quốc lộ 3A, quốc lộ 4A. Tuy nhiên, vì địa hình

núi cao và nhiều tầng xen kẽ nên giao thông đi lại một cách khó khăn. Chính vì điều kiện tự nhiên không đƣợc thuận lợi để thông thƣơng với các trung tâm thành thị lớn nên đó là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy rằng giao thông trong những năm gần đây có đƣợc cải tiến nhƣng để đáp ứng dƣới góc độ xóa đói giảm nghèo thì còn hạn chế chắc chắn chỉ đƣợc một phần. Bởi vì các con đƣờng nhỏ từ các làng bản dẫn đến các trục đƣờng huyện, tỉnh và đƣờng dân sinh từ các bản làng thì còn rất lâu mới có thể hoàn thiện.

Tƣơng ứng với vị trí địa lý của vùng núi cao, Cao Bằng có kiểu khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao (khí hậu châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm, nhƣng rõ rệt nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lƣợng mƣa ít và phân bố không đều. Các hiện tƣợng gió lốc, gió bấc, tuyết rơi, sƣơng muối, mƣa đá xảy ra thƣờng xuyên. Nhƣ vậy, mặc dù tỉnh Cao Bằng tồn tại cả bốn mùa trong năm nhƣng bên cạnh những thuận lợi về tính chất phong phú của kiểu khí hậu vùng cao thì đôi khi với kiểu khí hậu dao động nhƣ vậy lại gây ra nhiều hạn chế vì sự khắc nghiệt của kiểu khí hậu này. Các vùng và tiểu vùng khí hậu ở vùng dân tộc thiểu số thƣờng rất bất thƣờng và khắc nghiệt. Độ ẩm, gió, mƣa, độ lạnh luôn gây khó khăn cho cây trồng, vật nuôi, quá trình sản xuất… đôi khi kết quả lại là mất mùa đối với cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi hoặc năng suất thấp và ít hiệu quả.

Diện tích đất để canh tác chiếm tỷ lệ rất ít. Đó là một trong những yếu tố làm hạn chế trong việc làm nông nghiệp của ngƣời dân. Ở Cao Bằng, khu vực có thể trồng lúa rộng nhất là huyện Hòa An, còn tất cả các huyện khác thì đất trồng hẹp hơn, chủ yếu là trồng ở những dải đồng bằng hẹp ở thung lũng hoặc lòng chảo. Vì thế, nhìn chung đất nông nghiệp để trồng trọt là rất ít mà chủ yếu là rừng và núi.

Nhƣ vậy, những nhân tố điều kiện tự nhiên là những tác động khách quan mà con ngƣời phải gánh chịu, là những nguyên nhân gây nên đói nghèo cho ngƣời dân.

Nguyên nhân chủ quan do chính bản thân những ngƣời nghèo là một trong những nguyên nhân quan trọng quyết định về cuộc sống của họ.

Sự thiếu thốn về lĩnh vực giáo dục đã làm cho trình độ dân trí của ngƣời dân thiểu số (Tày, Nùng, Dao, Mông…) ở Cao Bằng vẫn còn hạn chế. Những năm gần đây tuy bậc giáo dục đã đƣợc phổ cập và mục tiêu phấn đấu của một số trƣờng tại tỉnh Cao Bằng là trƣờng chuẩn quốc gia nhƣng cách đây vài năm việc phổ cập giáo dục ở một số huyện vẫn còn là một vấn đề luôn đƣợc chú ý, kéo theo đó là tỷ lệ mù chữ ở các cơ sở, các bản khá xa trung tâm thị trấn của các huyện còn tồn tại số đông. Hiện nay, ngay cả tỷ lệ biết chữ và có trình độ văn hóa ở các cấp học đƣợc cấp trình độ chuyên môn cao ở các bậc kỹ thuật đại học và sau đại học là rất ít.

Trình độ dân trí thấp nên ngƣời dân ở tỉnh Cao Bằng còn mang nặng tƣ tƣởng Nho giáo đã tồn tại từ rất lâu đời, các phong tục tập quán, tâm lý dân tộc. Sự nhận thức về khoa học hiện đại dƣờng nhƣ còn là một vấn đề xa vời đối với ngƣời dân ở cách huyện, trừ các trƣờng hợp có học vấn cao hơn và công tác tại các cơ quan nhà nƣớc và những ngƣời hoạt động trong các công ty, doanh nghiệp.

Sinh nhiều con là một trong những nguyên nhân gây nên sự thiếu thốn về mọi mặt của đời sống, thiếu thốn về cả vật chất và thiếu về cả tinh thần, là nguyên nhân kéo theo cả một hệ lụy khác trong giáo dục con cái, trong dinh dƣỡng để tồn tại, trong nhận thức xã hội. Ở các vùng sâu, vùng xa, các em gái đi học muộn hơn so với tuổi quy định hoặc lập gia đình sớm hơn, không đƣợc đi học nữa, hoặc bỏ học giữa chừng. Chính họ bản thân họ không nhận thức đƣợc rằng sinh đẻ nhiều con lại là nỗi khổ hơn trong cả việc nuôi dƣỡng và mƣu sinh cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, tình trạng này vẫn còn tồn tại và tồn

tại phổ biến ở các xã, đặc biệt là ở các xóm, bản ở khu vực xa trung tâm các huyện. Tình trạng này vẫn còn tồn tại phổ biến ở cả 13 huyện thị của tỉnh Cao Bằng.

Hầu hết ngƣời dân bản địa ở tỉnh Cao Bằng là ngƣời dân tộc thiểu số nên phƣơng thức sản xuất của họ cũng mang đặc trƣng riêng của dân tộc. Nhìn chung, họ chƣa áp dụng đƣợc tiến bộ khoa học và chƣa áp dụng đƣợc phƣơng thức sản xuất tiên tiến vào thực tế lao động, thiếu kinh nghiệm làm ăn. Một số dân tộc vẫn còn tồn tại kiểu sống du mục, kiểu sống du canh du cƣ. Trồng trọt chăn nuôi cũng chỉ là đủ để tự cấp, tự túc, khỏi phải thiếu ăn trong năm chứ chƣa phải là lao động sản xuất để xuất sang các tỉnh khác theo kiểu buôn bán làm giàu. Nhìn chung, ngƣời dân địa phƣơng cũng chƣa biết áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, chƣa khoa học trong sản xuất mà vẫn giữ nếp sống cũ và phƣơng thức làm ăn cũ để tồn tại và hoạt động.

Một trong những yếu tố quan trọng để cho họ nghèo đi hoặc không thể giàu lên đó là thiếu lao động và thiếu vốn trong lao động. Có đất đai để lao động nhƣng nếu thiếu sức lao động thì cũng không thể tạo ra thu nhập. Thể trạng yếu, mệt mỏi vì thiếu chất dinh dƣỡng, do không đủ ăn, ăn không đủ chất hoặc suy dinh dƣỡng ngay khi mới đẻ ra gây nên tình trạng lao động không đảm bảo hoặc thiếu lao động, hiếu kiến thức canh tác tiên tiến đã dẫn đến hiệu suất lao động thấp, năng suất kém.

Ngoài ra, vốn lao động cung là một trong những điều kiện quan trọng để đầu tƣ sản xuất tạo thu nhập. Tuy nhiên có một số trƣờng hợp, đã có vốn để làm ăn nhƣng lại thiếu kỹ năng lao động, đôi khi chỉ quen trông chờ vào nông nghiệp, chăn nuôi nên chƣa có phƣơng thức để tạo thu nhập thì nhiều khi vốn lại chƣa phải là cấp thiệt. Điều quan trọng là phải có vốn và kém theo có ngƣời hƣớng dẫn cụ thể.

Một nguyên nhân chủ quan nữa là ở ý thức thoát nghèo của ngƣời dân. Một bộ phận ỷ lại, dựa dẫm vào sự chăm lo của Nhà nƣớc và xã hội. Một mặt

khác họ là những ngƣời chuyên ăn bám vào những chính sách của xã hội dành cho họ. Khi họ thuộc diện đói nghèo, theo chính sách Nhà nƣớc họ có thể đƣợc cấp vốn, cấp đất hoặc nhà cửa để làm đầu mối làm ăn nhƣng do họ có tính ăn tiêu lãng phí, khi đã sử dụng hết những vốn liếng mà mình đang có, không làm ra sảm phẩm, cuối cùng, họ lại trở về với tình trạng đói nghèo. Đó là hiện tƣợng tái nghèo cho những ngƣời lƣời biếng, không biết làm ăn.

Nhận thức của một số ngƣời dân còn hạn chế nên vấn đề tôn giáo, truyền đạo bất hợp pháp còn tổ chức hoạt động khá phổ biến ở tỉnh Cao Bằng. Các loại đạo này gây nên những hoạt động tiêu cực trong ngƣời dân. Ở Cao Bằng từ năm 1989 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bắt đầu có hiện tƣợng tuyên truyền đạo “Vàng Chứ” trong đồng bào dân tộc Mông. Từ năm 1998 xuất hiện một số ngƣời tuyên truyền đạo “Thìn Hùng” trong đồng bào dân tộc Dao. Từ năm 1990 tổ chức Dƣơng Văn Mình đã xuất hiện và hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và một số năm gần đây tổ chức này lại hoạt động trở lại. Đây là tổ chức hoạt động bất hợp pháp, nội dung hoạt động trái với phong tục tập quán truyền thống của dân tộc, chia rẽ nội bộ trong dòng họ, làm ảnh hƣởng xấu đến đại đoàn kết dân tộc và an ninh trật tự tại địa phƣơng gây tốn kém về kinh tế.

Nhìn chung, các loại đạo và tổ chức trái phép này thứ nhất gây chia rẽ, mất đoàn kết sâu sắc giữa những ngƣời theo đạo và những ngƣời không theo đạo diễn ra ngay trên một bản làng, dòng họ, từng gia đình tạo ra không khí căng thẳng, nặng nề ở thôn bản. Làm đảo lộn trật tự xã hội, phá vỡ các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, làm ảnh hƣởng đến kinh tế của các cá nhân và xã hội. Ở các nơi có sự hoạt động của tôn giáo đều lập các quỹ đạo do những ngƣời theo đạo đóng góp bằng tiền mặt, hiện vật để duy trì các tổ chức và nghi lễ để các trƣởng bản đi quan hệ với các nhà thờ, ngoài ra còn lấy đi các sinh hoạt phí khác. Điều đó làm cho dân bản những ngƣời nghèo đã nghèo thêm, thiếu càng thiếu thốn thêm. Việc truyền đạo gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện quy chế dân chủ, giảm uy tín, vai

trò lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp ủy. Gắn với những mục đích chính trị đen tối, làm ảnh hƣởng đến cuộc sống thƣờng ngày của ngƣời dân còn làm ảnh hƣởng đến an ninh chính trị trên địa bàn biên giới vì vậy các đạo trái phép này cần đƣợc ngăn chặn và xóa bỏ.

Nhƣ vậy, tất cả những chuỗi nguyên nhân nhƣ: trình độ dân trí thấp, chất lƣợng nguồn nhân lực hạn chế, thiếu vốn cũng nhƣ kiến thức và kinh nghiệm làm ăn, tập quán sản xuất và sinh hoạt lạc hậu, đông con, bệnh tật thƣờng xuyên, chi phí cho việc điều trị và đi lại lớn nên không có khả năng tích lũy tái sản xuất mở rộng đã làm cho cuộc sống của họ nghèo đi. Thêm vào đó, đa số ngƣời nghèo vẫn mang tƣ tƣởng mặc cảm tự ty, cam chịu với cái đói cái nghèo, bằng lòng với cuộc sống hiện tại, chƣa có ý thức tự vƣơn lên. Mặt khác do địa bàn sinh sống chủ yếu tập trung ở vùng núi cao, vùng biên giới, điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém, bị cô lập với thế giới bên ngoài nên việc giao lƣu học hỏi, tiếp cận với văn hoá vẫn còn nhiều hạn chế cũng tác động không nhỏ làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo. Tất cả những nguyên nhân trên đều tồn tại phổ biến ở tỉnh Cao Bằng hiện nay. Có thể thấy, đây là những nguyên nhân quan trọng gây nên đói nghèo và tồn tại kéo dài trong nhiều năm từ trƣớc đến tận bây giờ vẫn đang là vấn đề nan giải.

Một trong những nguyên nhân có tác động lớn đến quá trình hoạt động, lao động sống của ngƣời dân và có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của ngƣời dân ở một khu vực, một địa phƣơng đó là sự quản lý của các cấp Ủy, Đảng và sự tiếp nhận, thực hiện của ngƣời dân tại địa phƣơng. Một địa phƣơng có thể có mức độ tăng trƣởng kinh tế nhanh hay chậm, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện hơn hay không phụ thuộc vào sự lãnh đạo của các ban ngành tại địa phƣơng đó. Có thể thấy rằng, sự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nƣớc là nguyên nhân tác động không nhỏ đến mức độ đói nghèo của ngƣời dân.

Ở Cao Bằng sự tồn tại những mặt hạn chế trong việc lãnh đạo của các cấp, các ngành vẫn còn diễn ra không những ở cấp thị, huyện mà cả ở cấp cơ sở. Tính chất và mức độ hành chính quan liêu trong các cấp đã ảnh hƣởng đến giải quyết vấn đề đói nghèo. Về chất lƣợng khi thực hiện các luật kinh tế, xã hội của tỉnh còn thấp so với luật hiện hành. Tình trạng lãng phí ngày càng tăng trong các cơ quan nhà nƣớc và trong các quá trình triển khai các dự án kinh tế - xã hội, do chất lƣợng thấp trong xây dựng và thực hiện dự án, nên các dự án không có khả năng hoàn vốn, rủi ro cao, thời gian thực hiện kéo dài. Cách làm nặng về số lƣợng không chỉ gây lãng phí lớn, mà còn để lại nhiều vấn nạn cả về kinh tế và xã hội, nhƣ vậy sẽ đạt đƣợc thành tích về mặt hình thức nhƣng tính chất công việc thì đạt đƣợc hiệu quả không cao. Tình trạng tham nhũng vẫn còn tồn tại phổ biến, nó không chỉ tác động đến chất lƣợng và hiệu quả phát triển mà còn tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân. Hiện tƣợng tham

nhũng xuất hiện trong dự án xóa đói giảm nghèo. Điều đáng lƣu ý là cấp chính quyền cơ sở còn rất non yếu trong điều hành công việc, nhiều cán bộ xã còn hạn chế trong năng lực quản lý và trình độ nhận thức nên kết quả đạt đƣợc là chƣa cao.

Trong thời gian qua, Đảng và Chính quyền địa phƣơng đã dành nhiều nhiều chủ trƣơng chính sách tích cực giúp xóa đói giảm nghèo ở tỉnh và đã đạt những kết quả nhất định. Song trên thực tế, tình hình đói nghèo ở đây vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng bởi những chính sách này chƣa thật sự hoàn thiện vì những khó khăn của địa phƣơng, và do đó việc khắc phục đói nghèo chƣa thật sự hiệu quả. Hiểu rõ những nguyên nhân là những hạn chế và là những trở ngại để thực hiện công việc xóa đói giảm nghèo thì Chính quyền địa phƣơng cần tìm ra những giải pháp thích hợp hơn để hoàn thành tốt công việc hơn.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng (Trang 53 - 60)