MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI • Mục tiêu lâu dài Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm tại vùng chăn nuôi trọng điểm của Thành phố trên cơ sở ứng
Trang 1MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC HÌNH v
DANH SÁCH CÁC BẢNG vii
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1 GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 Tên đề tài 1
1.2 Cơ quan chủ trì 1
1.3 Chủ nhiệm đề tài 1
1.4 Cơ quan thực hiện và phối hợp chính 1
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1
3 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
4 TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN 3
Chương 2: HIỆN TRẠNG 4
1 PHẦN CỨNG 4
2 PHẦN MỀM 8
2.1 Phần mềm GIS 8
2.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 8
2.3 Hệ điều hành 8
2.4 Phần mềm ứng dụng 8
2.4.1 Phân hệ Kiểm dịch động vật 8
2.4.2 Phân hệ Kiểm soát giết mổ 9
2.4.3 Phân hệ Kiểm tra vệ sinh thú y 9
2.4.4 Phân hệ Tài chính - Kế toán 9
2.4.5 Phân hệ Quản lý kinh doanh thuốc thú y 9
2.4.6 Phân hệ Quản lý công văn 9
Trang 22.4.9 Phân hệ Quản lý Dịch tễ 10
3 DỮ LIỆU 13
4 QUY TRÌNH 14
4.1 Quy trình giám sát dịch bệnh 14
4.2 Quy trình cách ly vùng bị dịch 16
4.3 Quy trình cấp phép mở lò giết mổ 16
5 TỔ CHỨC VÀ CON NGƯỜI 16
Chương 3: NHU CẦU ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÌNH HÌNH DỊCH
TỄ ĐÀN GIA SÚC GIA CẦM 19
1 NHU CẦU QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG 19
2 NHU CẦU HIỂN THỊ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH 22
Chương 4: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS 25
1 PHÂN TÍCH 25
1.1 Các đối tượng và các thuộc tính liên quan cần quản lý 25
1.2 Mức ý niệm 26
1.3 Mức vật lý 28
1.3.1 Dùng Case Tools của ArcCatalog cài đặt mô hình đã thiết kế vào cơ sở dữ liệu TYSAGOGIS 30
1.3.2 Cài đặt cơ sở dữ liệu vào Geodatabase dichte 31
2 PHƯƠNG THỨC GIAO TIẾP GIỮA CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS VỚI CƠ SỞ DỮ
LIỆU DỊCH TỄ 38
Chương 5: PHẦN MỀM ỨNG DỤNG 40
1 PHÂN TÍCH 40
1.1 Đặc tả hệ thống 40
1.2 Con người 40
1.3 Dữ liệu 40
Trang 31.4 Phần cứng 41
1.4.1 Máy chủ 41
1.4.2 Máy khách 41
1.4.3 Mạng 41
1.5 Phần mềm 42
1.6 Quy trình 42
1.6.1 Quy trình nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu GIS 42
1.6.2 Quy trình kiểm tra và hiệu chỉnh dữ liệu sau khi nhập 45
2 CÁC CHỨC NĂNG 47
2.1 Giao diện hệ thống 47
2.2 Hệ thống 48
2.2.1 Kết nối dữ liệu 49
2.2.2 Hiển thị dữ liệu 49
2.3 Danh mục 50
2.4 Xem 54
2.4.1 Nhập gia súc 55
2.4.2 Xuất gia súc 56
2.4.3 Xử lý 57
2.4.4 Tình hình tiêm phòng 58
2.4.5 Tình hình tiêm phòng ngoại diện 59
2.4.6 Thay đổi cơ cấu đàn 60
2.5 Cập nhậtcác đối tượng không gian 61
2.5.1 Cập nhật đơn vị thú y 61
2.5.2 Cập nhật hộ chăn nuôi 62
2.5.3 Cập nhật đối tượng liên quan 63
Trang 42.6.2 Tìm kiếm cơ sở/hộ chăn nuôi 65
2.6.3 Tìm kiếm các đối tượng thuộc đơn vị quản lý 67
2.7 Phân tích và kết xuất dữ liệu 68
2.7.1 Hiển thị ổ dịch 68
2.7.2 Xác định vị trí cho phép chăn nuôi gia súc, gia cầm và cho phép mở lò mổ gia súc gia cầm 73
2.7.3 Hiển thị biểu đồ về tình hình dịch bệnh theo đơn vị hành chánh 74
2.7.4 Hiển thị biểu đồ về về tình hình tiêm phòng theo đơn vị hành chánh 76
2.7.5 Hiển thị vùng bị nhiễm bệnh 76
2.7.6 Biên tập trang in 77
Chương 6: KẾT LUẬN 79
Phụ lục 1: BẢNG VỊ TRÍ CÁC HỘ CHĂN NUÔI 81
Phụ lục 2: KẾT QUẢ GIẢNG DẠY 104
Phụ lục 3: GIỚI THIỆU GEODATABASE 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
Trang 5DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức Chi cục Thú y 18
Hình 2: XML Export 30
Hình 3: Lưu file XML về cơ sở dữ liệu thú y 31
Hình 4: ArcSDE for SqlServer 31
Hình 5: ArcSDE for SqlServer 32
Hình 6: ArcSDE for SqlServer 32
Hình 7: ArcSDE for SqlServer 33
Hình 8: ArcSDE for SqlServer 33
Hình 9: ArcSDE for SqlServer 34
Hình 10: ArcSDE for SqlServer 34
Hình 11: ArcSDE for SqlServer 35
Hình 12: Giao diện khởi động ArcCatalog 35
Hình 13: Giao diện ArcCatalog 35
Hình 14: Giao diện nhập các thông số kết nối 36
Hình 15: Giao diện ArcCatalog cho phép thực hiện kết nối 37
Hình 16: Giao diện chọn loại cơ sở dữ liệu để tạo 37
Hình 17: Cơ sở dữ liệu GIS thú y 38
Hình 18: Mô hình giao tiếp giữa cơ sở dữ liệu GIS với cơ sở dữ liệu dịch tễ 39
Hình 19: Tạo bảng dữ liệu 43
Hình 20: Thêm mới thuộc tính cho bảng dữ liệu 43
Hình 21: Tạo dữ liệu không gian từ bảng dữ liệu thuộc tính 44
Hình 22: Chọn tọa độ X, Y tương ứng 45
Hình 23: Cập nhật hộ/cơ sở chăn nuôi 46
Hình 24: Giao diện hệ thống 47
Hình 25: Đăng nhập hệ thống 49
Hình 26: Hiển thị dữ liệu 50
Hình 27: Danh mục tỉnh 52
Hình 28: Danh mục quận huyện 53
Hình 29: Danh mục đơn vị 53
Hình 30: Danh mục nhân viên 54
Trang 6Hình 33: Xem xuất gia súc 57
Hình 34: Xử lý động vật bệnh 58
Hình 35: Xem thông tin tiêm phòng 59
Hình 36: Xem thông tin tiêm phòng ngoại diện 60
Hình 37: Thay đổi cơ cấu đàn 60
Hình 38: Cập nhật đơn vị thú y 61
Hình 39: Hộ/cơ sở chăn nuôi 62
Hình 40: Cập nhật đối tượng liên quan 63
Hình 41: Tìm kiếm đơn vị thú y 64
Hình 42: Tìm kiếm cơ sở chăn nuôi 66
Hình 43: Tìm kiếm đối tượng liên quan 67
Hình 44: Hiển thị ổ dịch 69
Hình 45: Hiển thị ổ dịch 70
Hình 46: Hiển thị danh sách các hộ trong vùng dịch 70
Hình 47: Hiển thị danh sách các hộ trong vùng bị uy hiếp 71
Hình 48: Hiển thị danh sách các hộ trong vùng bị uy hiếp 71
Hình 49: Xác định vị trí chăn nuôi gia súc gia cầm 73
Hình 50: Xác định vị trí giết mổ gia súc gia cầm 73
Hình 51: Vị trí được phép chăn nuôi gia súc gia cầm 74
Hình 52: Hiển thị biểu đồ dịch bệnh theo đơn vị hành chánh 74
Hình 53: Hiển thị biểu đồ dịch bệnh theo đơn vị hành chánh 75
Hình 54: Hiển thị tình hình tiêm phòng theo đơn vị hành chánh 76
Hình 55: Hiển thị vùng bị nhiễm bệnh theo đơn vị hành chánh 77
Hình 56: Hiển thị vùng bị nhiễm bệnh theo đơn vị hành chánh 77
Hình 57: Chuyển bản đồ sang khung nhìn trang in 78
Hình 58: Xuất dữ liệu sang trang in 78
Trang 7DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Bảng thống kê số lượng đơn vị thú y 65
Bảng 2: Bảng thống kê số lượng cơ sở chăn nuôi 66
Bảng 3: Bảng thống kê số lượng các đối tượng liên quan 68
Bảng 4: Bảng tình hình tiêm phòng theo đơn vị hành chánh 72
Bảng 5: Danh sách các hộ trong vùng uy hiếp bệnh lở mồm long móng 72
Bảng 6: Bảng tình hình dịch bệnh theo đơn vị hành chánh 75
Trang 8BS Huỳnh Hữu Lợi
1.4 Cơ quan thực hiện và phối hợp chính
- Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh
- Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Trần Vĩnh
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
• Mục tiêu lâu dài
Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm tại vùng chăn nuôi trọng điểm của Thành phố trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS
• Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu mô hình dữ liệu GIS và một số phần mềm ứng dụng phục vụ quản
lý tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm tại vùng chăn nuôi trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh gồm các quận huyện Củ Chi, Bình Chánh, quận 12
Trang 9Chương 1: Giới thiệu
3 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích khoảng 2095 km2 bao gồm 24 quận huyện, dân số khoảng 8 triệu người (theo thống kê 2003), hiện là đơn vị dẫn đầu cả nước về kinh tế
Cơ cấu kinh tế của thành phố rất đa dạng, trong đó dịch vụ chiếm 53%, công nghiệp chiếm 45,2%, nông nghiệp chiếm 1,8% Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong nền kinh tế nhưng phát triển mạnh, đặc biệt là chăn nuôi
Hiện thành phố có tổng đàn bò sữa trên 59.000 con, chiếm tỷ lệ 70 % tổng đàn bò sữa cả nước, sản lượng sữa cung cấp cho các nhà máy chế biến Dutch Lady và Vinamilk trên 100.000 tấn/năm
Tổng đàn heo hơn 350.000 con có tỉ lệ nạc cao hằng năm cung cấp 10 - 15% sản lượng thịt cho thành phố và trên 700.000 con heo giống cho cả nước
Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm, thành phố có hơn 4 triệu con gia cầm, trong đó đàn gà công nghiệp có năng suất cao với các giống AA, Sasso, Tam Hoàng, gà Ác cụ,
kỵ, ông, bà rất quý hiếm… đảm bảo phù hợp với điều kiện chăn nuôi và thị hiếu của người tiêu dùng, hằng năm cung cấp trên 8.000.000 con giống cho các nhà chăn nuôi gia cầm tại thành phố và các tỉnh lân cận
Trong những năm gần đây, do tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra, ngành chăn nuôi của thành phố đã chịu nhiều tổn thất to lớn Trong đợt dịch cúm gia cầm cuối năm 2003, đầu năm 2004, toàn thành phố đã tiêu hủy hơn 5 triệu gia cầm và 4,5 triệu trứng các loại tại cơ sở chăn nuôi, xử lý tiêu huỷ 35.000 gia cầm, 4.000 kg thịt và 25.000 quả trứng không rõ nguồn gốc lưu thông trái phép trên thị trường
Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo an toàn dịch tễ cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố, vệ sinh môi trường sống của người dân và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng Để hoàn thành được nhiệm vụ được giao, Chi cục luôn là đơn vị đi đầu cả nước trong công tác quản lý và triển khai các biện pháp mới trong công tác chuyên môn Chi cục cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, nghiệp vụ thú y
Trong năm 2004, tiếp tục thực hiện chủ trương của lãnh đạo Chi cục và của UBND
Trang 10được đẩy mạnh Nhiều dự án, đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai trong đó đề tài “Ứng dụng GIS vào trong quản lý dịch tễ đàn gia súc, gia cầm thành phố “và dự án “Nâng cấp hệ thống thông tin Chi cục thú y Tp Hồ Chí Minh” là quan trọng nhất Với GIS, lần đầu tiên Chi cục mạnh dạng ứng dụng vào trong công tác quản lý Đây là một hướng còn khá mới mẻ ở Việt Nam nói chung và của ngành nói riêng Đề tài như là một bước thử nghiệm trong việc đưa GIS vào trong công việc của ngành và là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống thông tin địa lý quản lý tổng thể Chi cục
4 TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN
1 Nghiên cứu khảo sát hiện trạng và nhu cầu ứng dụng GIS phục vụ quản lý tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm tại Chi cục thú y TP.HCM
2 Nghiên cứu phân tích, thiết kế, cài đặt mô hình dữ liệu GIS phục vụ quản lý dữ liệu dịch tễ đàn gia súc, gia cầm tại Chi cục thú y TP.HCM
3 Nghiên cứu thiết kế và xây dựng phần mềm ứng dụng phục vụ cập nhật khai thác dữ liệu dịch tễ đàn gia súc, gia cầm tại Chi cục thú y TP.HCM
4 Thu thập và nhập/chuyển đổi dữ liệu dịch tễ đàn gia súc, gia cầm tại vùng chăn nuôi trọng điểm của TP.HCM vào cơ sở dữ liệu GIS đã được cài đặt
Trang 11số Hiện nay hệ thống mạng hoạt động ổn định và hiệu quả do các phân hệ phần mềm
đã được triển khai trên mạng tại văn phòng Chi cục cũng như tại các đơn vị trực thuộc Chi cục thú y đang triển khai thực hiện Dự án “Nâng cấp hệ thống thông tin Chi cục thú y Tp Hồ Chí Minh” trong đó nâng cấp hệ thống máy tính, hệ thống mạng tại văn phòng Chi cục và các đơn vị trực thuộc, đồng thời lắp đặt kênh thuê truyền mạng diện rộng cho toàn Chi cục, phục vụ cho việc trao đổi dữ liệu giữa văn phòng Chi cục và các đơn vị trực thuộc
Dưới đây là bảng thống kê trang thiết bị của toàn Chi cục
Trang 12Máy tính Máy in Thiết bị khác
Trang 15do đó chưa đáp ứng được nhu cầu về quản lý dịch cho gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hiện nay, để thực hiện công tác quản lý tình hình chăn nuôi, tình hình dịch tễ,… Chi cục thú y sử dụng các phân hệ phần mềm được xây dựng bởi Trung tâm tin học – ĐH Khoa học Tự nhiên và do Tổ vi tính – Chi cục thú y thực hiện, phục vụ công tác tra cứu, thống kê,… Đồng thời sử dụng các bản đồ giấy
để xem xét vị trí của các đơn vị thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, ổ dịch, các chợ, siêu thị,…
2.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Hiện tại, Chi cục thú y và các đơn vị thú y đều sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2000 để quản lý dữ liệu
2.3 Hệ điều hành
− Hệ điều hành Windows Server 2000, 2003, NT 4.0 trên máy chủ
− Hệ điều hành Windows 98 SE, ME, Windows XP trên hệ thống máy con
2.4 Phần mềm ứng dụng
Bên cạnh các phần mềm Microsoft Office phục vụ cho công việc hằng ngày của Chi cục thú y như soạn thảo văn bản, thống kê báo cáo, quản lý các loại dữ liệu nhỏ, Chi cục đã sử dụng nhiều phần mềm mới cũng như xây dựng nhiều phần mềm phục vụ cho công việc chuyên môn của từng bộ phận và đã triển khai sử dung ở tất cả các cơ sở Cụ thể như sau:
2.4.1 Phân hệ Kiểm dịch động vật
Ghi nhận các thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật đi ngang qua cửa ngõ thành phố (nhập,
Trang 16xuất hoặc quá cảnh) Tình hình xử lý vệ sinh thú y, vi phạm hành chánh… Tổng hợp, xử lý thông tin, kết xuất báo cáo
2.4.2 Phân hệ Kiểm soát giết mổ
Ghi nhận các thông tin liên quan đến tình hình nhập, hạ mổ, tồn động vật tại các
lò mổ trên địa bàn thành phố, Tình hình xử lý vệ sinh thú y, vi phạm hành chánh… Tổng hợp, xử lý thông tin, kết xuất báo cáo
2.4.3 Phân hệ Kiểm tra vệ sinh thú y
Ghi nhận thông tin liên quan đến các đối tượng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ, cơ sở chế biến, nhà hàng, quán ăn… trên địa bàn thành phố Tình hình xử lý Vệ sinh thú y, vi phạm hành chánh… Tổng hợp, xử
lý thông tin, kết xuất báo cáo
2.4.4 Phân hệ Tài chính - Kế toán
Quản lý hoạt động tài chính, kinh doanh thuốc thú y, quản lý vaccine, tình hình tiêm phòng, quản lý ấn chỉ, thu sự nghiệp, thu phạt Tổng hợp, xử lý thông tin, kết xuất báo cáo theo quy định tài chính
2.4.5 Phân hệ Quản lý kinh doanh thuốc thú y
Quản lý xuất nhập tồn thuốc, quản lý doanh số bán, quản lý công nợ, quản lý
sử dụng hoá đơn Quản lý thông tin liên quan đến công tác điều trị, lập phiếu điều trị, lập hồ sơ bệnh án… Tổng hợp, xử lý thông tin, kết xuất báo cáo
2.4.6 Phân hệ Quản lý công văn
Lưu trữ và xử lý công văn đến, công văn đi, theo dõi quá trình giải quyết công văn Quản lý văn thư, trợ giúp việc tìm kiếm công văn
2.4.7 Phân hệ Quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự toàn Chi cục, ghi nhận chấm công từ các phòng, trạm trực thuộc chuyển về, tổng hợp và lập báo cáo chấm công, theo dõi thực hiện chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, tổ chức và phân công nhân sự cho các phòng, trạm…
Trang 17Chương 2: Hiện trạng
2.4.8 Phân hệ Quản lý Tài sản
Quản lý hệ thống tài sản toàn Chi cục Quản lý các công trình xây dựng cơ bản, theo dõi tiến độ thực hiện các công trình Quản lý đội xe, phân công điều động
Bảng dưới đây cho thấy tình trạng hiện nay của các phân hệ phần mềm:
STT Tên phân hệ Các phần việc chính
còn lại Ghi chú
1 Kiểm dịch động vật
Cập nhật, bổ sung thêm chức năng khi
có những yêu cầu mới phát sinh trong nghiệp vụ công tác
Đang được sử dụng tốt tại các Trạm KDĐV đầu mối giao thông
2 Kiểm soát giết mổ
Cập nhật, bổ sung thêm chức năng khi
có những yêu cầu mới phát sinh trong nghiệp vụ công tác
Đang được triển khai sử dụng tại Trạm Kiểm soát giết mổ Vissan và 11 Cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Sẽ triển khai đến các cơ
sở giết mổ còn lại sau khi có
hệ thống máy tính và mạng hoàn chỉnh
3 Kiểm tra an toàn vệ
sinh thú y
Cập nhật, bổ sung thêm chức năng khi
có những yêu cầu
Hiện đang triển khai sử dụng tại Trạm Kiểm tra vệ sinh thực phẩm An Lạc, chợ
Trang 18mới phát sinh trong nghiệp vụ công tác
Phạm Văn Hai và 04 Cơ sở kinh doanh sản phẩm gia cầm Toàn bộ qui trình cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú
y đều đã được thực hiện tự động qua hệ thống vi tính từ giữa năm 2003 Sắp tới sẽ triển khai diện rộng sau khi
có hệ thống máy tính và mạng hoàn chỉnh
4 Tài chính kế toán
Viết thêm chức năng kết nối với hệ chương trình IMAS (của Bộ Tài Chính)
Phân hệ này đã triển khai và
sử dụng hiệu quả tại văn phòng CCTY từ năm 2002 Hiện nay do phát sinh yêu cầu kết nối với hệ IMAS (qui định bắt buộc) nên nhà thầu phải viết thêm chức năng kết nối Đã triển khai
sử dụng tại các Trạm thú y quận huyện
5 Quản lý nhân sự
Cập nhật, bổ sung thêm chức năng khi
có những yêu cầu mới phát sinh trong nghiệp vụ công tác
Hiện đang sử dụng tại phòng
Tổ chức hành chánh Sắp tới
sẽ triển khai đến các trạm khác khi có hệ thống máy tính và mạng hoàn chỉnh
6 Quản lý công văn
Cập nhật, bổ sung thêm chức năng khi
có những yêu cầu mới phát sinh trong nghiệp vụ công tác
Hiện đang sử dụng tại phòng
Tổ chức hành chánh Sắp tới
sẽ triển khai đến các trạm khác sau khi có hệ thống máy tính và mạng hoàn chỉnh
Trang 19Chương 2: Hiện trạng
7 Quản lý tài sản
Cập nhật, bổ sung thêm chức năng khi
có những yêu cầu mới phát sinh trong nghiệp vụ công tác
Hiện đang sử dụng tại phòng
Tổ chức hành chánh Sắp tới
sẽ triển khai đến các trạm khác sau khi có hệ thống máy tính và mạng hoàn chỉnh
8 Quản lý kinh doanh
thuốc thú y
Cập nhật, bổ sung thêm chức năng khi
có những yêu cầu mới phát sinh trong nghiệp vụ công tác
Phân hệ đang sử dụng tại Cửa hàng thuốc thuộc Trạm Phòng Chống Dịch (187 Lý Chính Thắng) Sắp tới sẽ triển khai đến các trạm khác sau khi có hệ thống máy tính
Hiện đang triển khai thử nghiệm tại phòng Tổng Hợp – Vi Tính Sắp tới sẽ triển khai đến các phòng ban, bộ phận liên quan sau khi có hệ thống máy tính và mạng hoàn chỉnh
10 Phòng chống dịch Tiếp tục hoàn chỉnh
chương trình
Đang triển khai thử nghiệm tại phòng Tổng Hợp – Vi Tính Sắp tới sẽ triển khai tại Trạm Phòng Chống Dịch và các Trạm quận huyện sau khi chương trình được sữa chữa hoàn chỉnh và hệ thống mạng được nâng cấp
11 Chẩn đoán xét
nghiệm và điều trị
Tiếp tục hoàn chỉnh chương trình
Đang triển khai thử nghiệm tại phòng Tổng Hợp – Vi
Trang 20Trạm Chẩn Đoán, Xét Nghiệm và Điều Trị và các trạm quận huyện sau khi chương trình đươc hoàn chỉnh và hệ thống mạng đã được nâng cấp
12 Quản lý nhà nước
về công tác thú y
Tiếp tục hoàn chỉnh chương trình
Sẽ triển khai thử nghiệm trong thời gian sắp tới
13 Quản lý dịch tễ
Cập nhật, bổ sung thêm chức năng khi
có những yêu cầu mới phát sinh trong nghiệp vụ công tác
Đang sử dụng tại 24 đơn vị thú y quận huyện
3 DỮ LIỆU
Hiện nay Chi cục thú y thành phố trực tiếp kiểm tra 37 cơ sở giết mổ gia súc (trâu, bò, heo, dê) bình quân giết mổ 6.500 – 7.500 con/ngày và 3 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, bình quân giết mổ 60.000 – 70.000 con/ngày, 276 chợ với hơn 9.500 quầy sạp kinh doanh sản phẩm động vật, 150 cơ sở chế biến, 925 nhà hàng, quán ăn quy mô lớn
và khoảng 15 siêu thị có kinh doanh sản phẩm động vật
Chi cục thú y có trách nhiệm kiểm soát dịch tễ nhằm bảo vệ và phát triển đàn gia súc gia cầm có giá trị kinh tế và chất lượng cao với:
Tổng đàn bò sữa trên 59.000 con, chiếm tỷ lệ 70 % tổng đàn bò sữa cả nước, sản lượng sữa cung cấp cho các nhà máy chế biến Dutch Lady và Vinamilk trên 100.000 tấn/năm
Tổng đàn heo hơn 350.000 con có tỉ lệ nạc cao hằng năm cung cấp 10 - 15% sản lượng thịt cho thành phố và trên 700.000 con heo giống cho cả nước
Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm, thành phố có hơn 4 triệu con gia cầm, trong đó đàn gà công nghiệp có năng suất cao với các giống AA, Sasso, Tam Hoàng, gà Ác cụ,
kỵ, ông, bà rất quý hiếm… đảm bảo phù hợp với điều kiện chăn nuôi và thị hiếu của
Trang 21cơ sở dữ liệu SQL Server 2000 Dưới đây xin trích dẫn một số thông tin đã được tổ chức thiết kế và nhập dữ liệu:
STT Dữ liệu Nội dung
1 Cơ sở chăn nuôi Thông tin về hộ, trại chăn nuôi
2 Đợt nhập Thông tin nhập gia súc của hộ, trại
3 Đợt xuất Thông tin xuất gia súc của hộ, trại
4 Tình hình dịch bệnh Thông tin dịch bệnh tại các hộ, trại
5 Tình hình tiêm phòng Thông tin tiêm phòng của các hộ, trại
6 Tình hình xét nghiệm Thông tin xét nghiệm của các hộ, trại
7 Địa điểm quản lý Thông tin về lò giết mổ động vật, chợ
8 Các loại danh mục Các danh mục nghiệp vụ liên quan
9 Quận /huyện Danh sách các quận/huyện
10 Phường xã Danh sách các phường, xã, thị trấn
11 Đơn vị thú y Các Trạm Thú y quận/huyện, các Trạm
chuyên ngành
4 QUY TRÌNH
4.1 Quy trình giám sát dịch bệnh
Ghi nhận các thông tin sau:
a/ Hộ, cơ sở chăn nuôi:
Thống kê số hộ, cơ sở chăn nuôi của từng phường xã, quận huyện
b/ Tình hình chăn nuôi:
Tổng đàn, cơ cấu đàn gia súc của từng hộ, cơ sở chăn nuôi hoặc phường xã,
quận huyện
Trang 22- Số gia súc không tiêm, lý do
- Số gia súc ngoại diện (mang thai, bệnh, chưa đủ tuổi, còn miễn dịch)
- Số con xử lý (tiêu hủy)
e/ Thông tin về tình hình xét nghiệm :
- Ngày lấy mẫu
Trang 23- Xác định vùng uy hiếp (bán kính được quy định theo từng loại bệnh)
- Danh sách các phường xã thuộc vùng trung tâm ổ dịch
- Danh sách các phường xã thuộc vùng uy hiếp
- Danh sách các trại chăn nuôi thuộc vùng trung tâm ổ dịch
- Danh sách các trại chăn nuôi thuộc vùng uy hiếp
- Tổng đàn, cơ cấu đàn của từng loại gia súc trong vùng trung tâm ổ dịch, vùng uy hiếp
4.3 Quy trình cấp phép mở lò giết mổ
Liên quan đến thiết kế, xây dựng:
− Cách trục đường chính tối thiểu 500 mét
− Cách khu dân cư tập trung tối thiểu 50 mét
− Cách xa trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất, cơ sở chăn nuôi
− Không nằm trong vùng ngập nước, vùng đất bị ô nhiễm mặn
− Tường rào cao tối thiểu 2 mét, tại cổng ra vào có khu vực tiêu độc sát trùng
− Có khu nhốt động vật sống, khu cách ly, khu giết mổ, khu sản xuất, khu xử
lý, tiêu hủy
− Kho bãi đậu xe và các công trình phụ
− Có nguồn nước sử dụng trong sản xuất, sinh hoạt
− Có hệ thống thoát nước thải, chất thải
−
5 TỔ CHỨC VÀ CON NGƯỜI
Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông
Trang 24thú y từ Trung ương đến địa phương Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục thú y
Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý Nhà nước về công tác thú y trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện nhiệm vụ chẩn đoán, phòng chống dịch bệnh, kiểm tra động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo sự phân công và hướng dẫn của Cục thú y
Trang 25Trạm Kiểm soát giết
mổ Vissan
Trạm Kiểm tra vệ sinh thực phẩm An Lạc Đội cơ động
Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức
Trạm Kiểm dịch động vật An Lạc
Trạm Kiểm dịch động vật An Sương
Trạm Kiểm dịch động vật Xuân Hiệp
Trạm thú y Quận 1 Trạm thú y Quận 2 Trạm thú y Quận 3 Trạm thú y Quận 4 Trạm thú y Quận 5 Trạm thú y Quận 6 Trạm thú y Quận 7 Trạm thú y Quận 8 Trạm thú y Quận 9 Trạm thú y Quận Trạm thú y Quận
Trạm TY Bình
Trạm thú y Quận
Trạm TY Bình Trạm thú y Bình
Trạm thú y Củ Chi Trạm thú y Cần Trạm thú y Gò Vấp
Trạm thú y Hóc Trạm thú y Nhà Bè
CÁC TRẠM THÚ Y QUẬN HUYỆN
Trạm TY Phú Trạm thú y Tân
BAN LÃNH ĐẠO
Mạng lưới thú y xã Mạng lưới thú y xã Mạng lưới thú y xã Mạng lưới thú y xã Mạng lưới thú y xã
Mạng lưới thú y xã Mạng lưới thú y xã Mạng lưới thú y xã
Trang 26Chương ba
NHU CẦU ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÌNH HÌNH DỊCH TỄ ĐÀN GIA SÚC GIA CẦM
1 NHU CẦU QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG
1 Các thông tin liên quan đến quận/huyện:
3 Các thông tin liên quan đến hộ/cơ sở chăn nuôi:
- Tên hộ/cơ sở chăn nuôi
- Mã hộ/cơ sở chăn nuôi
- Địa chỉ (số nhà, đường, khu phố/ấp, phường/xã, quận/huyện)
- Số điện thoại
- Loại gia súc (heo, trâu, bò,…)
Trang 27Chương 3: Nhu cầu ứng dụng GIS
- Tổng đàn của từng loại
- Cơ cấu đàn
- Đơn vị quản lý
4 Các thông tin liên quan đến cơ sở giết mổ:
- Tên cơ sở giết mổ
- Công suất giết mổ
- Loại gia súc giết mổ (heo, trâu, bò,…)
- Số lượng giết mổ bình quân trong ngày
Trang 28- Loại gia súc (heo, trâu, bò,…)
- Số lượng nhập/xuất bình quân trong ngày
- Loại động vật, sản phẩm động vật kinh doanh (thịt heo, bò, gà,…)
- Số lượng nhập/xuất bình quân trong ngày đối với từng loại động vật, sản phẩm động vật
- Tổng số quày/ sạp kinh doanh động vật, sản phẩm động vật
- Đơn vị quản lý
Trang 29Chương 3: Nhu cầu ứng dụng GIS
9 Các địa điểm kinh doanh sản phẩm động vật:
- Tên địa điểm
- Mã địa điểm
- Địa chỉ (số nhà, đường, khu phố/ấp, phường/xã, quận/huyện)
- Số điện thoại
- Loại động vật, sản phẩm động vật kinh doanh (thịt heo, bò, gà,…)
- Số lượng nhập/xuất bình quân trong ngày đối với từng loại động vật, sản phẩm động vật
2 NHU CẦU HIỂN THỊ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Trong những năm qua, với yêu cầu công tác, Chi cục phải lưu trữ rất nhiều dữ liệu về
số lượng gia súc, gia cầm của các hộ/cơ sở chăn nuôi/giết mổ và các số liệu về tình
Trang 30hình dịch tễ, trên địa bàn toàn Thành phố Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ dưới dạng cơ
sở dữ liệu SQL-Server, các tập tin (Word, Excel) hoặc giấy (hồ sơ, bản đồ giấy, ) Tuy nhiên, việc quản lý dữ liệu vẫn chưa có sự thống nhất giữa dữ liệu thuộc tính và
dữ liệu không gian nên dữ liệu truy suất không thể hiện được tính trực quan về mối liên quan giữa các số liệu, và vị trí địa lý Trước tình hình đó, lãnh đạo Chi cục thú y Thành phố có nhu cầu quản lý tình hình dịch bệnh, thông qua một số tính năng của phần mềm như:
Hiển thị theo các báo cáo: Phần mềm cho phép hiển thị các báo cáo tổng hợp thông tin chi tiết của từng hộ chăn nuôi
Hiển thị ổ dịch mới, ổ dịch cũ: Hiển thị các báo cáo thông tin chi tiết và vị trí địa lý các ổ dịch mới, ổ dịch cũ trong vùng bị nhiễm bệnh, theo tiêu chí bán kính vùng bị nhiễm bệnh
Hiển thị vùng bị uy hiếp: Hiển thị danh sách các hộ chăn nuôi trong vùng bị uy hiếp Người dùng có thể chọn lựa hiển thị và xem các thông tin chi tiết của từng
hộ chăn nuôi trên bản đồ, theo tiêu chí bán kính vùng bị uy hiếp
Hiển thị vùng bị nhiễm bệnh: Xác định vùng bị nhiễm bệnh dựa trên danh sách các hộ chăn nuôi có gia súc bị nhiễm bệnh trong vùng đó
Hiển thị tình hình tiêm phòng: Hiển thị danh sách các hộ chăn nuôi đã hoặc chưa tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trong vùng bị nhiễm bệnh sẽ được lựa chọn hiển thị trên bản đồ Người dùng có thể chọn lựa hiển thị và xem các thông tin chi tiết của từng hộ chăn nuôi trên bản đồ
Hiển thị vị trí cho phép chăn nuôi gia súc, gia cầm: Hiển thị thông tin và vị trí địa lý các hộ/cơ sở chăn nuôi, giúp xác định vị trí cho phép chăn nuôi gia súc, gia cầm
Hiển thị vị trí cho phép mở lò giết mổ: Hiển thị thông tin và vị trí địa lý các hộ/cơ sở giết mổ, giúp xác định vị trí cho phép mở lò giết mổ gia súc, gia cầm Như vậy, nhu cầu cấp thiết hiện nay là thu thập toàn bộ dữ liệu về tình hình dịch tễ hiện có để chuyển vào quản lý trên hệ thống máy tính bằng công nghệ GIS Với việc quản lý dữ liệu như vậy, hệ thống sẽ cho phép người sử dụng có cái nhìn trực quan, thuận tiện hơn trong việc lập báo cáo cho các cấp lãnh đạo, hỗ trợ người sử dụng trong
Trang 31Chương 3: Nhu cầu ứng dụng GIS
công tác như: xác định và phân tích các vùng bị nhiễm, vùng uy hiếp, vùng ảnh hưởng, Việc ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý thông tin tình hình dịch tễ sẽ hỗ trợ truy cập, tìm kiếm, thống kê các đối tượng dễ dàng, nhanh chóng hơn Từ đó hỗ trợ tốt hơn cho việc thực hiện các tác nghiệp hàng ngày của người sử dụng
Trang 32Chương bốn
PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS
1 PHÂN TÍCH
1.1 Các đối tượng và các thuộc tính liên quan cần quản lý
Dựa trên nhu cầu quản lý được trình bày mục 1, chương 3, chúng ta có thể phân loại các thông tin quản lý thành 3 loại đối tượng tương ứng với 3 lớp dữ liệu sau: Lớp Đơn vị dùng để lưu trữ các đối tượng:
Lớp Hộ/cơ sở chăn nuôi dùng để lưu trữ các đối tượng:
4 Hộ chăn nuôi/cơ sở chăn nuôi
Các thông tin khác được lấy từ CSDL thú y:
Tỉnh: Lấy thông tin từ bảng TINH trong cơ sở dữ liệu dịch tễ
Quận/huyện: Lấy thông tin từ bảng QUAN_HUYEN, PHUONG_XA trong cơ
Trang 33Chương 4: Phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu GIS
Giống: Lấy thông tin từ bảng GIONG
Chủng loại: Lấy thông tin từ bảng CHUNG_LOAI
Loại động vật: Lấy thông tin từ bảng LOAI_DONG_VAT
Phân loại động vật: Lấy thông tin từ bảng PHAN_LOAI_DONG_VAT
Phân loại tiêm phòng động vật, chủng loại: Lấy thông tin từ bảng PHAN_LOAI_BENH_CHUNGLOAI
Vacxin: Lấy thông tin từ bảng VACXIN
Phân loại vacxin: Lấy thông tin từ bảng PHAN_LOAI_VACXIN
Lý do ngoại diện: Lấy thông tin từ bảng LY_DO_NGOAI_DIEN
Lý do xử lý: Lấy thông tin từ bảng LY_DO_XU_LY
Biện pháp xử lý: Lấy thông tin từ bảng BIEN_PHAP_XU_LY
Loại mẫu xét nghiệm: Lấy thông tin từ bảng LOAI_MAU_XN
Yêu cầu xét nghiệm: Lấy thông tin từ bảng YEU_CAU_XN
Cơ quan xét nghiệm: Lấy thông tin từ bảng CO_QUAN_XN
Loại bệnh: Lấy thông tin từ bảng LOAI_BENH
1.2 Mức ý niệm
Đơn vị (DonVi):
Quản lý các thông tin: tên đơn vị, loại đơn vị, quận huyện
Hộ cơ sở chăn nuôi (Ho_CoSoChanNuoi):
Quản lý các thông tin: tên cơ sở, họ tên chủ hộ, điện thoại, địa chỉ, quốc doanh, loại cơ sở
Đối tượng liên quan (DoiTuongLienQuan):
Quản lý các thông tin: tên địa điểm, địa chỉ, điện thoại, loại địa điểm, tên viết tắt
Trang 34Quan hệ giữa đối tượng với các bảng dữ liệu
Cơ sở dữ liệu dịch tễ do Chi cục Thú y xây dựng có đầy đủ các bảng dữ liệu và các thuộc tính cần quản lý Cơ sở dữ liệu này đã đáp ứng được nhu cầu cập nhật, khai thác
dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, thống kê, báo cáo trong Chi cục thú y
Do đó, trong cơ sở dữ liệu GIS, chúng ta không cần thiết phải thiết kế thêm các bảng dữ liệu để lưu trữ thuộc tính về tình hình dịch bệnh, ổ dịch, tình hình tiêm phòng,… Tất cả các thuộc tính đó chúng ta có thể liên kết qua trường khoá mã cơ sở,
mã đơn vị hoặc mã địa điểm có trong cơ sở dữ liệu dịch tễ Với phân tích này, các đối tượng DonVi, Ho_CoSoChanNuoi và DoiTuongLienQuan được bổ sung thêm như sau:
Ho_CoSoChanNuoi:
- MaQH: liên kết với bảng QUAN_HUYEN trong cơ sở dữ liệu dịch tễ
- MaPX: liên kết với bảng PHUONG_XA trong cơ sở dữ liệu dịch tễ
- MaCS: liên kết với các bảng như: bảng DICH_BENH, bảng CT_DICH_BENH, bảng TIEM_PHONG, bảng TIEM_PHONG_NGOAI_DIEN, DOT_NHAP, DOT_XUAT, THAY_DOI_CO_CAU_DAN trong cơ sở dữ liệu dịch tễ
DoiTuongLienQuan:
Trang 35Chương 4: Phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu GIS
- MaDiaDiem: liên kết với bảng DM_DIA_DIEM trong cơ sở dữ liệu dịch tễ
DonVi:
- MaDV: liên kết với bảng DM_DONVI trong cơ sở dữ liệu dịch tễ
Nhận xét: cách thiết kế này sẽ không làm thay đổi cơ sở dữ liệu của Chi cục thú y, nhưng qua đó, chi cục thú y vừa có thể sử dụng chương trình hiện tại để khai thác cơ
sở dữ liệu, vừa có thể thông qua chương trình ArcGIS để thực hiện các bài toán truy vấn không gian
1.3 Mức vật lý
Lược đồ ở mức vật lý được thiết kế bằng ngôn ngữ XML trên phần mềm Visio và dùng công cụ Case Tool (Computer-Aided Software Engineering) của phần mềm ArcGIS để ánh xạ lược đồ lớp ở mức vật lý vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu Các thành phần của Geodatabase như bảng (table), lớp đối tượng không gian (feature class), các miền trị (domain),… được định nghĩa và lưu trữ trong Geodatabase với các kiểu dữ liệu và các từ khóa khai báo [1], [2] Một số kiểu dữ liệu và các từ khóa khai báo được XML trong phần mềm Visio và Case Tool của ArcGIS hỗ trợ gồm:
STT Kiểu dữ liệu/ Từ khóa Mô tả Ghi chú
01 GeometryPoint Kiểu dữ liệu dạng điểm
Dùng để khai báo các lớp đối tượng có dạng hình học là dạng điểm
02 GeometryPolyline Kiểu dữ liệu dạng đường
Dùng để khai báo các lớp đối tượng có dạng hình học là dạng đường
03 GeometryPolygon Kiểu dữ liệu dạng vùng
Dùng để khai báo các lớp đối tượng có dạng hình học là dạng vùng
04 esriFieldTypeString Kiểu dữ liệu chuỗi
05 esriFieldTypeSmallInteger Kiểu dữ liệu số nguyên ngắn
06 esriFieldTypeInteger Kiểu dữ liệu số nguyên dài
Trang 3608 esriFieldTypeBlob Kiểu dữ liệu nhị phân
09 OriginPrimaryKey Từ khóa khai báo khóa
chính
Dùng để định nghĩa khóa chính
10 OriginForeignKey Từ khóa khai báo khóa ngoại Dùng để định nghĩa
khóa ngoại
Bảng 4: Các kiểu dữ liệu và từ khóa được hỗ trợ bởi XML và Case Tool
Trang 37Chương 4: Phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu GIS
1.3.1 Dùng Case Tools của ArcCatalog cài đặt mô hình đã thiết kế vào cơ sở dữ
liệu TYSAGOGIS
Bước 1: Trong phần mềm Visio, kích chọn Tools > Add-Ons>XML Export
Hình 2: XML Export Bước 2: Chọn thư mục lưu lại kết quả xuất
Trang 38Hình 3: Lưu file XML về cơ sở dữ liệu thú y 1.3.2 Cài đặt cơ sở dữ liệu vào Geodatabase dichte
Tạo user Admin trong cơ sở dữ liệu dichte làm owner của cơ sở dữ liệu không gian
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Vào menu start > ArcGIS > ArcSDE > ArcSDE for Microsoft SQL Server
Post Installtion Hộp thoại ArcSDE for SqlServer xuất hiện
Hình 4: ArcSDE for SqlServer Bước 2: Chọn Complete > Kích Next trong hộp thoại ArcSDE for SqlServer
Trang 39Chương 4: Phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu GIS
Hình 5: ArcSDE for SqlServer Bước 3: Nhập tên máy chủ trong ô nhập liệu “SQL Server instance name”
Hình 6: ArcSDE for SqlServer
Trang 40Bước 4: Nhập tên cơ sở dữ liệu trong ô nhập liệu “Database name”, mật khẩu của
cơ sở dữ liệu trong SDE user password Chọn thư mục chứa dữ liệu trong khung
“Create in folder”
Hình 7: ArcSDE for SqlServer
Khi cơ sở dữ liệu tạo thành công, một thông báo sẽ xuất hiện như hình minh họa dưới đây:
Hình 8: ArcSDE for SqlServer Bước 5: Chọn mặc định các file cấu hình của ArcSDE: giomgr.defs, dbinit.sde,
dbtune.sde, kích chọn Next