1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hệ thống sản xuất cung ứng hoa kiểng phù hợp điều kiện tp.hcm

110 380 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG SẢN XUẤT CUNG ỨNG HOA KIỂNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TP. HỒ CHÍ MINH Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Cơ quan thực hiện đề tài: Trung tâm Khuyến Nông TP. Hồ Chí Minh Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Viết Mỹ TP. Hồ Chí Minh – tháng 12/2007 MỤC LỤC Trang Phần mở đầu:…………………………………………………… 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh hoa kiểng của các nước trên thế giới: 2 1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh hoa kiểng của các nước khu vực Châu Á và Đông Nam Á……………………………………………………………………………8 1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh hoa kiểng ở nước ta………………………12 1.4. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………… 18 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài……………………………………… 18 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung 1: Điều tra, đánh giá hiện trạng s ản xuất cung ứng hoa kiểng trên địa bàn T.P Hồ Chí Minh…………………………………………………………… 19 2.2. Nội dung 2: Đánh giá lợi ích kinh tế và hiệu quả sản xuất cung ứng hoa kiểng………………………………………………………………………………… 20 2.3. Nội dung 3: Đề xuất một số loại hình sản xuất và một số cơ chế chính sách phát triển hoa kiểng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng ngành hàng….21 2.4. Nội dung 4: Đề xuất kết hợp việc tổ ch ức lại hệ thống sản xuất hoa kiểng xây dựng một số làng hoa gắn với du lịch sinh thái………………………………… 21 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1/ Khảo sát trên từng loại đối tượng sản xuất của Thành phố……………… 23 3.1.1/ Theo đối tượng sản xuất……………………………………………… 23 3.1.1.1/ Hoa lan………………………………………………………………. 23 3.1.1.2/ Hoa nền……………………………………………………………… .29 3.1.1.3/ Hoa mai……………………………………………………… 35 3.1.1.4/ Kiểng- bonsai……………………………………………… 45 3.1.2/ Theo chủ thể quản lý 50 3.1.2.1/ Hệ thống cung ứng giống…………………………………………… 50 3.1.2.2/ Hệ thố ng cung ứng sản phẩm……………………………………… 51 3.1.2.3/ Hệ thống cung ứng dịch vụ………………………………………… 52 3.1.3/ Phân tích kết quả khảo sát khách hàng tiêu thụ hoa kiểng…………… 53 3.1.3.1/ Xác định khách hàng………………………………………………… 57 3.1.3.2/ Đặc điểm thị trường và hệ thống phân phối ngành hoa kiểng 59 3.1.4/ Mối quan hệ bốn nhà trong sản xuất hoa kiểng ……………………… 60 3.1.5/ Phân tích mặt mạnh, yếu của hệ thống sản xuất, cung ứng hoa kiểng (S.W.O.T)…………………………………………………………………………… 61 3.1.6/ So sánh với hệ thống sản xuất cung ứng hoa ki ểng của các nước, đặc biệt là một số nước Châu Á có điều kiện khá tương đồng với Việt Nam như : Thái Lan, Malysia, Đài Loan, Trung Quốc 63 3.1.6.1/ So sánh với hệ thống sản xuất cung ứng hoa kiểng của một số nước trong khu vực Đông Nam Á : Thái Lan và Malaysia 63 3.1.6.2/ So sánh với hệ thống sản xuất cung ứng hoa kiểng của một số nước Châu Á : Trung Quốc và Đái Loan 67 3.2/ Đánh giá lợi ích kinh tế và hiệu quả sản xuất, cung ứng hoa kiểng 69 3.2.1/ Cách tính toán các chi phí và lợi ích hoa kiểng 69 3.2.2/ Lợi ích kinh tế và hiệu quả sản xuất, cung ứng hoa kiểng 69 3.2.2.1/ Hoa lan : 69 3.2.2.2/ Hoa nền 72 3.2.2.3/ Hoa mai 74 3.2.2.4/ Cây kiểng 76 3.2.3/ Đánh giá tiềm năng và lợi thế cạ nh tranh hoa cắt cành TP. Hồ Chí Minh………………………………………………………………………………… 77 3.2.3.1/ Thực trạng sản xuất tiêu thụ 77 3.2.3.2/ Tiềm năng hoa cắt cành và lợi thế cạnh tranh 79 3.2.4/ Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành hoa kiểng thành phố theo quan điểm Michael Porter 81 3.2.4.1/ Học thuyết Michael Porter 81 3.2.4.2/ Nội dung cơ bản của 4 nhóm các yếu tố & phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………………………… 82 3.2.4.3/ Đánh giá năng lực cạnh tranh 83 3.2.5/ Dự báo cung cầu hoa ki ểng đến năm 2010 87 3.2.5.1/ Lộ trình phát triển hoa kiểng đến 2010 87 3.2.5.2/ Dự báo cung cầu 88 3.3/ Đề xuất loại hình sản xuất và hệ thống tổ chức sản xuất cung ứng hoa kiểng phù hợp với điều kiện khách quan của TP. Hồ Chí Minh 90 3.3.1/ Hoa lan và hoa nền 90 3.3.2/ Mai và kiểng 91 3.3.3/ Các giải pháp chính 92 3.4/ Đề xuất kết hợp việc tổ chức lại hệ th ống sản xuất hoa kiểng xây dựng một số làng hoa gắn với du lịch sinh thái và xây dựng định hướng phat triển hoa kiểng TP. Hồ Chí Minh 97 3.4.1/ Mở rộng hoạt động làng hoa kiểng Thủ Đức 97 3.4.2/ Khôi phục và xây dựng làng hoa Gò Vấp 97 3.4.3/ Xây dựng làng hoa lan Củ Chi 98 3.4.4/ Định hướng phát triển hoa kiểng T.P Hồ Chí Minh đến năm 2010 99 CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN 4.1/ Kết luận………………………………………………………………… 101 4.2/ Kiến nghị 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 103 1 BÁO CÁO NGHIỆM THU PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG SẢN XUẤT CUNG ỨNG HOA KIỂNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Chủ nhiệm đề tài: T.S. Trần Viết Mỹ Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM Thời gian thực hiện đề tài: 24 tháng (12/2005 – 12/2007) Kinh phí được duyệt: 165.000.000 đ Kinh phí đã cấp: 152.000.000đ theo TB số 374/TB-SKHCN ngày 26/12/2005 Và TB số 256/TB-SKHCN ngày 13/12/2006 2. Mục tiêu: - Xác định thực trạng sản xuất cung ứng hoa kiểng trên địa bàn TP. HCM. - Nghiên cứu hệ thống sản xuất và cung ứng hoa kiểng với những loại hình sản xuất phù hợp với điều kiện canh tác và tiềm năng thị trường của TP.HCM. - Đề xuất những giải pháp tổ chức lại hệ thống sản xuất, cung ứng hoa kiểng trên cơ sở tạo mối liên kết chặt chẽ giữa những hộ có cùng đối tượng sản xuất, cùng nhau hỗ trợ các yếu tố đầu vào và đầu ra, hỗ trợ quá trình canh tác để có thể ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất tạo nên một lợi thế cạnh tranh hiệu quả nhất. Qua đó, đề xuất một số mô hình và cơ chế chính sách phát triển sản xuất cung ứng hoa kiểng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3.Nội dung: ND1: Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cung ứng hoa kiểng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ND2: Đánh giá lợi ích kinh tế và hiệu quả sản xuất cung ứng hoa kiểng. ND3: Đề xuất một số loại hình sản xuất và một số cơ chế chính sách phát triển hoa kiểng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng ngành hàng. ND4: Đề xuất kết hợp việc tổ ch ức lại hệ thống sản xuất hoa kiểng xây dựng một số làng hoa gắn với du lịch sinh thái. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Tình hình sản xuất kinh doanh hoa kiểng trên thế giới ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ. Kim ngạch mậu dịch thế giới về hoa kiểng tiếp tục gia tăng. Theo thống kê của Trung tâm thương mại Quốc tế thì những năm 50, thế kỷ 20 kim ngạch mậu dịch hoa kiểng trên thế giới chưa đến 3 tỷ USD; nhưng đến năm 1985 đã lên đến 15 tỷ USD, và tiếp tục tăng nhanh, đến năm 1990 đã là 30,5 tỷ USD. Đến nay xấp xỉ 200 tỷ USD; trong đó, theo đánh giá của giới chuyên môn hiện giao thương các sản phẩm hoa cắt cành là hoạt động được mở rộng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu. Dự báo đến năm 2010, giá trị giao dịch sản phẩm này trên thị trường thế giới ước đạt 16 tỷ USD, tăng 5 tỷ USD so với hiện nay. Sản phẩm hoa kiểng đã tr ở thành loại hàng hoá có khối lượng lớn trong mậu dịch quốc tế nhưng do sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt về điều kiện môi trường sinh thái nên ở mỗi nước có tốc độ phát triển hoa kiểng khác nhau. 1.1. Tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng của các nước trên thế giới: Trước năm 1990, sản xuất hoa kiểng thế giới chủ yếu tậ p trung ở Châu Âu, Mỹ, Nhật. Điển hình là Hà Lan năm 1991 đã có 33.000 ha hoa kiểng; trong đó hơn phân nữa được trang bị nhà kiếng, đã đưa tổng doanh thu xuất khẩu của nước này đạt 4,6 tỷ USD/năm. Nước Anh cũng được coi là nơi sản xuất và là thị trường hoa lớn của thế giới với doanh số mỗi năm 1,2 tỷ USD. Mỹ cũng đóng vai trò lớn nhất trong thương mại hoa, cây ki ểng. Năm 1985 số lượng thương mại của toàn cầu về các loài lan là trên 3 triệu cây, trong đó lan rừng chiếm hơn 1,5 triệu cây; thì riêng nước Mỹ đã nhập khẩu 690.000 cây, và lan rừng cũng đã chiếm khoảng ½ số lượng. Mặc dù Hà Lan đã cung cấp được khoảng ¼ cho thị trường Mỹ nhưng các quốc gia khác như Thái Lan, Ấn Độ, Nhật, Bazil, Guatemala và Hondurat cũng là những nhà cung cấp quan trọng. Ngày nay, khi thị hiếu về tiêu dùng hoa của nước Mỹ đang dần chuyển đổi từ loài hoa cúc truyền thống và hoa cẩm chướng sang các loại hoa độc nhất hay đặc biệt hơn thì nơi xuất xứ của các loại hoa này đã và đang thay đổi trong những năm gần đây. California, địa phương sản xuất hoa hàng đầu của nước Mỹ và bang Florida đứng thứ nhì, đã có một lịch sử lâu dài về s ản xuất hoa tươi có chất lượng nhưng hiện nay nhiều nhà trồng hoa nội địa vẫn đang phải đấu tranh để bắt kịp những đối thủ nước ngoài. Trên thực tế, việc nhập khẩu từ nước ngoài có phần chiếm ưu thế hơn trên thị trường hoa hiện nay. Ngày nay, Columbia là nơi sản xuất hoa của Mỹ chiếm ưu thế nhất với hoa hồng, cẩ m chướng, trong đó hoa cúc đứng đầu về sản lượng. Ecuador chiếm vị trí thứ nhì. Cả 2 nước đều là nơi 3 có khí hậu đặc biệt tốt cho sự phát triển của hoa và cả 2 cũng đều tạo ra cho mình những phân đoạn sản phẩm phổ biến nhất. Những loại hoa có sản lượng đứng đầu của Ecuardor bao gồm hoa hồng, cúc tây, cây phi yến và các loại hoa hỗn hơp khác. Columbia và Ecuardor chiếm xấp xỉ 90% tổng sản lượng hoa hồng, 98% sản lượng hoa cẩm chướng và 95% sản lượng hoa cúc bán ra tại Mỹ vào năm ngoái. Sự phong phú dồi dào của hoa Hà lan cũng có thể tìm thấy tại nước Mỹ. Hoa tulip dẫn đầu danh sách hoa xuất khẩu từ Hà Lan, chiếm đến 95% tổng số hoa nhập khẩu của nước Mỹ. Hoa hồng, hoa ly, Hoa lan Nam Phi, hoa mõm chó, phong lan là những loại hoa được ưa chuộng khác của Hà Lan. Gần đây, những người trồng hoa Canada cũng đã bắt đầu đặt mối quan hệ với thị trường Mỹ và xuất kh ẩu sang nước này xấp xỉ 4,8 triệu cây và hoa các loại. Mexico, Costa Rica và Chile cũng là các quốc gia đã sớm có các chương trình phát triển ngành hoa và đã gặt hái được những thành công nhất định. Châu Âu chủ yếu nhập khẩu các loại lan Dendrobium từ Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau đó thị hiếu của người tiêu dùng đã thay đổi, họ thích các loại Cymbidium của Hà Lan và hiện tượng này là nguyên nhân chính cho việc sụt giảm kim ngạch nhập khẩu cho đến năm 1999. Nói chung thị trường Châu Âu ưa chuộng các loại lan thích nghi được khí hậu ôn đới như Cymbidium, Phalaenopsis và Cattleya. Riêng kim ngạch nhập khẩu hoa lan của EU đạt tới 2,1 triệu Euro năm 2000. Sau một thời gian suy thoái, nhập kh ẩu hoa lan đã được phục hồi từ năm 2.000 (tăng 14%). Thái Lan là nhà cung cấp hàng đầu, chiếm 87% tổng kim ngạch cung cấp cho EU trong năm 2.000. Sau đó là Singapore, Nam Phi và Tân Tây Lan. Hiện nay, EU là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa của thế giới. Nhiều quốc gia thuộc EU có mức tiêu thụ hoa cắt cành bình quân đầu người tương đối cao. Theo thống kê, Đức là nước có mức tiêu thụ hoa lớn nhất, kế đến là Anh, Pháp và Ý. Mặc dù tổng lượng hoa tiêu thụ c ủa khu vực này đã giảm nhẹ từ năm 2001 đến năm 2005, nhưng sự khác biệt về mức tiêu thụ giữa các quốc gia vẫn còn khá rõ rệt. Nhu cầu tiêu thụ hoa ở Italia, một trong những nước có mức tiêu thụ hoa cắt cành dẫn đầu khu vực thời gian này giảm mạnh đã phần nào làm giảm nhu cầu tiêu thụ hoa của EU. Ngoài ra, mức tiêu thụ ở những thị trường dẫn đầu nh ư Đức, Pháp và Hà Lan thời gian này cũng giảm nhẹ. Có 2 nguyên nhân chính khác khiến nhu cầu tiêu thụ hoa EU giảm: Một là, sự bão hòa ở một số thị trường trong khu vực; hai là, nền kinh tế suy yếu hơn và sức mua của người tiêu dùng ở một số quốc gia cũng giảm dần. 4 Hà Lan là quốc gia có mức tiêu thụ hoa bình quôc đầu người cao nhất trong khu vực, kế đến là Anh, Đan Mạch và Bỉ. Mức tiêu thụ hoa bình quân đầu người của EU đã giảm đáng kể trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005. Cho đến nay Hà Lan vẫn là nước sản xuất hoa chính của EU, kế đến là Italia. Trồng hoa tại các quốc gia khác ở vùng Tây bắc EU như Pháp, Anh, Đức và Phần Lan đang giảm. Số lượng hộ nông dân trồng hoa ở Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Điển và Đan Mạch cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, sản lượng trung bình/công ty lại tăng góp phần làm tổng sản lượng hoa giữ ở mức ổn định. Ngoài ra, sản lượng hoa cắt cành tại Ireland và các quốc gia Đông Âu khác như Ba Lan, Hungari cũng đang trên đà phục hồi và thậm chí còn tăng. Xét toàn diện thì tổng sản lượng hoa của Eu dự báo sẽ vẫn ổn định trong những năm tới. EU là nhà nhập khẩu hoa và các sản phẩm hoa trang trí hàng đầu thế giới. Mặc dù thời gian qua tăng trưởng kinh tế khu vực này suy giảm và sức mua của người dân ở nhiều quốc gia khu vực châu Âu trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 giảm, ảnh hưởng đáng kể đến mức tiêu thụ hoa của khu vực này nhưng nhập khẩu hoa vẫn tăng nhẹ. Việc nhập kh ẩu các loại hoa bình dân đã đáp ứng lượng lớn nhu cầu hoa giá rẻ ở châu Âu do vậy đã cải thiện đáng kể tính trạng suy giảm sức mua. Đức là nước nhập khẩu hoa lớn nhất của khu vực châu Âu. Tuy nhiên, thời gian qua, nhập khẩu hoa của nước này giảm đáng kể chỉ còn bằng với lượng hoa nhập khẩu của Anh. Hiện nay, tổng lượng nhập khẩu hoa của hai quố c gia này chiếm gần 1/2 lượng hoa nhập khẩu ở EU. Hiện Hà lan là nước nhập khẩu lượng lớn các sản phẩm hoa từ các quốc gia châu Âu không thuộc khối EU , chiếm trên 1/2 lượng nhập khẩu. Một phần lớn lượng hoa nhâp khẩu này của Hà Lan là để tái xuất sang các nước khác, cụ thể có nước Đức. Hà Lan vẫn là nhà cung cấp hoa và các sản phẩm trang trí chính của các quốc gia thành viên châu Âu từ năm 2005. Việc Hà Lan tiến hành tái xuất hoa và các s ản phẩm hoa trang trí nói trên là một trong những yếu tố chính đưa Hà Lan trở thành nước cung cấp hoa lớn cho các nước khác thuộc khối EU. Bên cạnh Hà Lan, các nhà cung cấp hoa cắt cành khác cho EU là Kenya, Colombia, Ecuador và Israel. Rosa là loại hoa tươi cắt cành nhập khẩu chính của EU ngay từ năm 1993. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 lượng hoa Rosa nhập khẩu vào khu vực này tăng nhẹ. Trong khi đó, lượng hoa nhập khẩu từ các nước đang phát triển tăng mạnh trong vòng 10 đế n 15 năm qua. Từ năm 2001 đến năm 2005, tỷ lệ hoa nhập khẩu từ các nước đang phát triển trong tổng lượng hoa cắt cành nhập khẩu của EU tăng từ 18,2% đến 19,6%, chủ yếu tăng lượng nhập khẩu từ Kenya. 5 Bảng: 1.1. Tiêu thụ hoa cắt và hoa trang trí ở thị trường EU giai đoạn 2001-2005 (Đơn vị tính €) 2001 2003 2005 Tên nước Triệu € Bình quân đầu người (€) Triệu€ Bình quân đầu người (€) Triệu € Bình quân đầu người (€) Đức 3.224 39 3.017 36 3.014 36 Anh 2.239 37 2.451 41 2.667 44 Pháp 1.947 33 1.969 33 1.891 31 Italia 2.126 37 1951 34 1.669 29 Tây Ban Nha 736 18 819 20 953 22 Hà Lan 958 60 860 53 893 55 Bỉ 458 41 440 43 n.a. n.a. Úc 370 46 368 45 369 45 Thụy Điển 301 34 308 34 346 39 Ba Lan 277 7 264 7 299 8 Đan Mạch 210 40 219 41 239 44 Hi Lạp 152 14 183 17 179 16 Phần Lan 185 36 177 34 177 34 Bồ Đào Nha 160 16 164 16 171 16 Ireland 108 28 123 31 148 35 Hungary 113 11 133 13 148 15 Cộng Hòa Séc 90 9 107 10 101 10 Slovenia 56 28 58 24 n.a. n.a. Slovakia 35 7 39 7 38 7 Estonia n.a. n.a. n.a. n.a. n.a. n.a. Latvia n.a. n.a. n.a. n.a. n.a. n.a. Cyprus n.a. n.a. n.a. n.a. n.a. n.a. Malta n.a. n.a. n.a. n.a. n.a. n.a. Luxembourg n.a. n.a. n.a. n.a. n.a. n.a. Tổng cộng/trung bình * 13.745 28 13.650 28 13.302 26 Nguồn: Hội đồng hoa Hà Lan Ghi chú: n.a: Không có số liệu 6 Hiện nay, các nước đang phát triển đang phát huy lợi thế về giá lao động thấp cũng như khí hậu, đất đai để phát triển ngành hoa kiểng. Israel coi hoa kiểng là một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, với 2.800 ha, chiếm 0,65% diện tích canh tác nhưng tỷ trọng lại chiếm 8% tổng thu nhập của ngành. Xuất khẩu hoa mỗi năm 240 triệu USD, chiếm 20% tỷ trọng sản xuất nông sả n. Các nước Châu Phi cũng đang đẩy mạnh phát triển ngành hoa kiểng: Tanzania năm 1997 xuất khẩu sang thị trường Châu Âu 11,5 triệu USD/năm, tăng 75% so với những năm trước đó. Kenya xuất khẩu 110 triệu USD, chủ yếu là xuất sang thị trường Châu Âu. Khái quát tình hình tiêu thụ hoa cắt cành trên thế giới: Tiêu thụ hoa cắt cành là một văn hóa và đã tồn tại từ lâu đời ở châu Âu. Người châu Âu vẫn thường dùng hoa cắt cành làm quà t ặng, dùng trong các dịp lễ tết hay trang trí nhà, công sở, nhà hàng và khách sạn mỗi ngày. Đời sống càng nâng cao, nhu cầu tiêu thụ hoa cắt cành ở châu Âu càng lớn. Bắt đầu từ những nhà phân phối truyền thống, những khu chợ chuyên về hoa của khu vực, dần dần, khi hệ thống giao thông trở nên thuận tiện hơn, ngành công nghiệp hoa của châu Âu được mở rộng và có tầm ảnh hưởng lớn tới các khu vực khác trên thế giới. Đầu nh ững năm 1970, phần lớn hoa cắt cành tập trung về các trung tâm đấu giá hoa của Hà Lan, sau đó được phân phối tới các thị trường trong khu vực thông qua các đầu mối bán buôn và bán lẻ rất chuyên nghiệp. Hoa trồng tại Nam Âu có ưu thế rất lớn về giá so với hoa trồng tại Bắc Âu vì trong suốt mùa đông ở Bắc Âu, giá nguyên liệu phục vụ cho duy trì nhiệt độ trong nhà kính nhằm đảm bảo chất lượng hoa là khá lớn. Nhưng nh ững người trồng hoa ở Nam Âu ngày càng bị cạnh tranh gay gắt khi họ thâm nhập vào thị trường phía Nam, người nông dân ở Israel cũng bắt đầu trồng hoa và tham gia phiên đấu giá hoa Hà Lan. Israel có lợi thế giá cả do có thể trồng hoa trên những cánh đồng bạt ngàn hay trong chậu nhựa suốt năm và không phải chi trả chi phí cho hệ thống sưởi trong nhà kính. Hai hạn chế lớn đối với sản xuất và xuất khẩu hoa của Israel là chi phí vận chuyển đến châu Âu và nguồn nước thiếu hụt khi mở rộng diện tích trồng hoa. Đến những năm 1970, ảnh hưởng của ngành trồng hoa tại châu Âu đã vượt ra khỏi phạm vi khu vực. Nhờ những thành công trong khâu phân phối và quảng bá sản phẩm của các sàn đấu giá hoa Hà Lan, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm hoa cắt của châu Âu. Tại đây, hoa được dùng với nhiều mục đích, từ quà t ặng, trang trí và phục vụ những sở thích riêng. Việc vận chuyển hoa chủ yếu được thực hiện bằng đường hàng không. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, Miami (Hoa Kỳ) bắt đầu trở thành đầu mối phân phối hoa cắt cành được vận chuyển từ Columbia và Nam Mỹ tới Bắc Mỹ và tiến công mạnh mẽ sang thị trường châu Âu. Tiếp sau đó là các sản 7 phẩm hoa của Hoa Kỳ, các nhà sản xuất và kinh doanh hoa từ châu Mỹ đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để giành thị phần tại thị trường rộng lớn này. Các sàn đấu giá hoa Hà Lan đang bị cạnh tranh bởi hoa của Israel, lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ và khu vực Nam Mỹ. Thực tế là Hoa Kỳ đã tận dụng thời mọi c ơ phát triển ngành công nghiệp hoa và nắm giữ một thị phần quan trọng tại thị trường châu Âu. Trong khi đó, ở thị trường Hoa Kỳ, Israel đã trở thành đối thủ cạnh tranh lớn đối với công nghiệp hoa của châu Âu. Một lượng khá lớn hoa cắt cành của Israel được chuyển tới thị trường Mỹ thông qua cả 2 đầu mối là New York và Miami. Cùng với châu Phi, đặc biệt là Kenya, hoa của các nước này ngày càng làm phong phú hơn thị trường hoa của Châu Âu và Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, Israel cũng rất thành công trong việc bán các thiết bị và dụng cụ trồng hoa cho nhiều nước trên thế giới. Trước tình hình đó, vào những năm 1980, các nhà trồng hoa ở châu Âu chuyển sang tìm kiếm cơ hội mới tại châu Á và đến năm 1985, họ bắt đầu mở rộng thị trường ở khu vực này. Kinh tế của Nhật Bản phát triển sôi động đã giúp thu nhập của người dân tăng lên đáng kể. Châu Âu là nhà cung cấp đầu tiên phát hiện ra tiềm năng của thị trường này và đã tận dụng cơ hội là người đến trước để có được thị phần đáng kể trên thị trường Nhật Bản. Khi kinh tế của Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông khởi sắc, ngành hoa châu Âu cũng đã nhanh chóng thâm nhập các thị trường này. Sang nhữ ng năm 1990, nhiều quốc gia châu Á khác cũng bắt đầu nhập khẩu hoa cắt cành của châu Âu. Các nhà sản xuất và cung cấp hoa cắt cành của Israel cũng đã tìm kiếm cơ hội thị trường tại châu Á; tuy nhiên, họ vẫn chậm chân hơn các nhà sản xuất và cung cấp của châu Âu. Sự khác biệt chính giữa chiến lược thâm nhập thị trường của châu Âu và Israel là khi vào thị trường châu Á, châu Âu đã đưa ra hẳn một chiến dị ch quảng bá rất lớn nhằm kêu gọi các nhà tiêu dùng chú ý đến chất lượng và mẫu mã của hoa Hà Lan. Chiến dịch này đã kích thích nhu cầu tiêu dùng hoa châu Âu của người châu Á. Trong khi đó, Israel bước vào thị trường châu Á khá trầm lặng mà không có chiến lược quảng cáo nào như châu Âu. Do đó, xét về tổng thể, tới nay ngành công nghiệp hoa của châu Âu vẫn dẫn đầu về thương mại hoa trên thế giới. Về phía các nước châu Á, ban đầu, thương mại hoa tại khu v ực Đông Nam Á rất phát triển vì nhu cầu hoa giá rẻ trên thị trường châu Âu ngày càng gia tăng và hoa của khu vực này đã trở thành một nguồn cung cấp mới cho các nước châu Âu. Chính sàn đấu giá Hà Lan là đầu mối cung cấp hoa của Đông Nam Á đến Nhật Bản. Nhưng đến giữa những năm 1980, các nước này lại trở thành thị trường tiêu thụ hoa của Hà Lan. Quá trình phát triển ngành thương mại hoa cắt cành của châu Á có nhiều khác biệt so với các khu v ực khác. Ban đầu, châu Á trồng hoa chủ yếu với mục [...]... sản xuất (Hoa lan, hoa nền, mai và kiểng) , các chỉ tiêu theo dõi: + Loại hình sản xuất: - Diện tích, chủng loại, sản phẩm sản xuất - Điều kiện sản xuất, năng lục sản xuất - Thị trường tiêu thụ sản phẩm Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất (Giống, KHKT, lao động, vốn, đất) + Phương thức sản xuất: - Phương thức canh tác - Hệ thống tổ chức sản xuất - Quan hệ giữa sản xuất và sản xuất, sản xuất và cung ứng, ... tích kết quả khảo sát: + Phân tích hiện trạng sản xuất, cung ứng hoa kiểng hiện tại của TP, gồm các chỉ tiêu của từng đối tượng sản xuất + Phân tích mặt mạnh, yếu của hệ thống sản xuất, cung ứng hoa kiểng hiện nay (SWOT, lý thuyết viên kim cương) 19 + So sánh với hệ thống sản xuất cung ứng hoa kiểng của các nước đặc biệt là một số nước Châu Á có những điều kiện khá tương đồng với Việt Nam như: Thái Lan,... nông dân liên kết sản xuất, cung ứng theo vệ tinh - Đối tượng áp dụng: Hoa lan, hoa nền, mai và kiểng - Hệ thống cung ứng sản xuất: Tập hợp + Loại hình 4: Sản xuất thành phẩm Các nông hộ chỉ sản xuất các thành phẩm Cây nguyên liệu được sản xuất tại các tỉnh khác hoặc nơi khác trên địa bàn TP.HCM - Đối tượng áp dụng: Hoa lan, hoa nền, mai và kiểng + Loại hình 5: Loại hình hỗn hợp Kết hợp giữa các loại... dịch vụ 2/ Khảo sát hệ thống cung ứng hoa kiểng của các nhà vườn, doanh nghiệp, các điểm kinh doanh và các chợ đầu mối trên điạ bàn TP, các chỉ tiêu theo dõi: + Hệ thống cung ứng giống + Hệ thống cung ứng sản phẩm + Hệ thống cung ứng dịch vụ + Phương thức cung ứng 3/ Khảo sát yếu tố khách hàng tiêu thụ sản phẩm, các chỉ tiêu theo dõi: + Nhóm khách hàng sử dụng hoa kiểng để đáp ứng nhu cầu cá nhân,... 2.3 Nội dung 3: Đề xuất một số loại hình sản xuất và một số cơ chế chính sách phát triển hoa kiểng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng ngành hàng 2.3.1 Mô tả nội dung: + Loại hình 1: Nông dân sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp (gia công) - Đối tượng áp dụng: Hoa lan và hoa nền - Hệ thống cung ứng sản xuất: theo hợp đồng - Doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân sản xuất theo đơn đặt... ngành hàng sản xuất và kinh doanh hoa kiểng Thực tiễn sinh động đó đang đặt ra yêu cầu bức thiết trong việc nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của hoạt động này 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề tài nghiên cứu được triển khai và thành công sẽ góp phần vào việc tổ chức lại hệ thống sản xuất, cung ứng hoa kiểng phù hợp với điều kiện Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở tạo ra một vùng sản xuất hàng... theo đơn đặt hàng (theo quy cách, chất lượng….) cung ứng giống, vật tư, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm; nông dân bỏ công lao động và đất sản xuất + Lọai hình 2: Liên kết Các hộ nông dân liên kết với nhau thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã… - Đối tượng áp dụng: Hoa lan, hoa nền, mai và kiểng - Hệ thống cung ứng sản xuất: Tập thể (tổ hợp tác, hợp tác xã) + Loại hình 3: Vệ tinh Một đơn vị... năng ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường cả về chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm Riêng Đà Lạt là vùng sản xuất hoa nổi tiếng và là vùng có tiềm năng lớn nhất về sản xuất hoa của cả nước Hiện nay công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm 100% vốn nước ngoài đang áp dụng công nghệ sản xuất hoa tiên tiến với qui mô diện tích 22 ha sản. .. Giang, Đồng Tháp là nguồn cung cấp hoa và cây 13 kiểng đáng kể Tuy nhiên, các địa bàn này chỉ sản xuất chủ yếu một số loại hoa nhiệt đới (cúc móng rồng, cúc đại đoá, huệ, mai…) Lượng hoa cắt cành truyền thống (hồng, cúc, cẩm chướng, layơn, đồng tiền) sản xuất còn rất hạn chế và chất lượng chưa thật cao Khái quát tình hình sản xuất hoa kiểng một số vùng lân cận TP.HCM: * Vùng hoa kiểng Lâm Đồng: Lâm Đồng... lớn để đảm bảo cho việc tiêu thụ, đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của ngành hoa kiểng 18 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung 1: Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cung ứng hoa kiểng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 2.1.1 Mô tả nội dung: 1/ Khảo sát hiện trạng sản xuất hoa kiểng ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và một số quận ven 2, . Xác định thực trạng sản xuất cung ứng hoa kiểng trên địa bàn TP. HCM. - Nghiên cứu hệ thống sản xuất và cung ứng hoa kiểng với những loại hình sản xuất phù hợp với điều kiện canh tác và tiềm. ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG SẢN XUẤT CUNG ỨNG HOA KIỂNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TP. HỒ CHÍ MINH. trường và hệ thống phân phối ngành hoa kiểng 59 3.1.4/ Mối quan hệ bốn nhà trong sản xuất hoa kiểng ……………………… 60 3.1.5/ Phân tích mặt mạnh, yếu của hệ thống sản xuất, cung ứng hoa kiểng (S.W.O.T)……………………………………………………………………………

Ngày đăng: 09/02/2015, 04:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w