TRUNG TÂM HẠT NHÂN TP. HỒ CHÍ MINH ____________________________________ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT XÓI MÒN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN BẰNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUỒN MANGAN VÀ SẮT TRONG NƯỚC SÔNG Ng−êi thùc hiÖn: NguyÔn Kiªn ChÝnh, Huúnh Long, Lª Danh ChuÈn, TrÇn BÝch Liªn. C¬ quan: Trung t©m h¹t nh©n Tp. HCM Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2008 Mục lục 1 Đặt vấn đề 1 2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3 2.1 Nội dng nghiên cứu 3 2.2 Phạm vi nghiên cứu 3 2.3 Đối tượng nghiên cứu 3 2.4 Phương pháp nghiên cứu 4 3 Tổng quan một số nghiên cứu có lien quan 6 4 Kết quả thực hiện 10 4.1 Điều tra sơ bộ khu vực nghiên cứu 10 4.2 Xác định khu vực quan tâm; Điều tra thực địa; Xác định các điểm lấy mẫu 13 4.3 Lấy m ẫu các loại và phân tích 15 4.4 Xử lý số liệu, tính toán và nhận xét 18 4.4.1 Hàm lượng Mn, Fe trong đất bề mặt 18 4.4.2 Hàm lượng Mn, Fe trong nước sông 19 4.4.3 Hàm lượng Cs-137 trong đất bề mặt 21 4.4.4 Đánh giá xói mòn đất bề mặt khu vực quan tâm 22 4.4.5 Ước lượng phần đóng góp của Mn, Fe trong đất bị xói mòn vào hàm lượng các kim loại này trong nước sông Sài Gòn 25 5 Kết luận và kiến nghị 29 5.1 Kết luận 29 5.2 Kiến nghị 30 Tài liệu tham khảo 31 Phụ lục 32 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tp. Hồ Chí Minh là một trong các trung tâm kinh tế-xã hội lớn nhất nước ta. Với hơn 7 triệu dân và tốc độ phát triển trung bình khoảng 9-10% hàng năm, nhu cầu về nước cho sinh họat và sản xuất của Thành phố là rất lớn và ngày càng tăng. Hiện nay lượng nước cấp cho Thành phố đạt khoảng 1.500.000 m 3 /ngày, trong đó lượng nước cần thiết lấy từ các nguồn nước bề mặt chiếm tới trên 60% (1.000.000 m 3 /ngày). Dự kiến tới năm 2010, lượng nước cần thiết sẽ là 2.400.000 m 3 /ngày và đến 2020 sẽ là 3.500.000 m 3 /ngày. Để có thể tăng lượng nước cấp trong khi việc khai thác nước ngầm gần như đã đạt tới giới hạn cho phép, cần thiết phải phát triển các nhà máy nước khai thác các nguồn nước bề mặt. Ngoài nhà máy nước Thủ Đức (lấy nước thô từ sông Đồng Nai), nhà máy nước Tân Hiệp (lấy nước thô từ sông Sài Gòn) một số nhà máy nước khác đã có kế hoạch xây dựng. Tuy nhiên, việc cung cấp nước từ các ngu ồn nước bề mặt cũng đang gặp phải khó khăn do chất lượng nước thô đang ngày càng xấu đi. Ngoài nguyên nhân chính do các chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất chưa xử lý hoặc kém xử lý thải thẳng ra các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn còn có thể có các nguyên nhân tự nhiên làm ảnh hưởng tới chất lượng các nguồn nước mặt. Một trong những nguyên nhân tự nhiên đó là vấn đề đất bề mặt trong các l ưu vực sông bị xói mòn, hòa tan các hợp chất trong đất và làm biến đổi chất lượng nước sông. Tại nhà máy nước Tân Hiệp (xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) đã và đang phải đối mặt với vấn đề chất lượng nước thô lấy từ sông Sài Gòn diễn biến xấu và không ổn định. Theo kết quả phân tích chất lượng nước thô tại nhà máy, ngoài việc nước sông đã bị ô nhiễm bởi các hợp chất nitơ (NH 3 , NH 4 + ), coliform, độ đục… thì hàm lượng Mangan (Mn) trong một số thời điểm trong năm vượt quá giới hạn cho phép đối với nước sinh hoạt theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Để có thể đề xuất các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm trầm trọng hơn, một đề tài nghiên cứu đã được triển khai nhằm xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Sài Gòn v ới sự tham 2 gia, phối hợp thực hiện của nhiều cơ sở khoa học trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận. Về vấn đề hàm lượng Mn trong nước sông Sài Gòn tại khu vực họng bơm (trạm bơm Hòa Phú) của nhà máy nước Tân Hiệp, một nhánh đề tài đã được triển khai nhằm đánh giá khả năng làm tăng hàm lượng của kim loại này trong nước sông do nguyên nhân của sự xói mòn đất trong lưu vực sông. Mục tiêu c ủa nhánh đề tài này là dùng kỹ thuật hạt nhân xác định nguồn các kim loại Mangan, Sắt trong nước sông. Để đạt được mục tiêu, kỹ thuật đồng vị phóng xạ Cs-137 đã được sử dụng để đánh giá xói mòn đất bề mặt trong khu vực lưu vực sông cần quan tâm. Từ lượng đất bị xói mòn, hàm lượng Mn, Fe trong lớp đất bề mặt có thể tính toán được phần đóng góp của Mn, Fe trong đất bị xói mòn vào sông vào hàm lượng củ a các kim loại này trong nước sông. Trên cơ sở đó có khả năng đánh giá được nguồn đóng góp chủ yếu các kim loại này trong nước sông Sài Gòn (tại khu vực trạm bơm Hòa Phú của nhà máy nước Tân Hiệp). 3 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Khảo sát sơ bộ lưu vực trên bản đồ. Tìm hiểu phân bố các loại đất có trên lưu vực. Nghiên cứu số liệu của Mn, Fe trong nước sông Sài Gòn từ hồ Dầu Tiếng về hạ lưu. 2.1.2. Lấy mẫu phù sa lơ lửng trên sông Sài Gòn, đo hàm lượng Mn, Fe và hàm lượng Cs-137 của phù sa. 2.1.3. Xác định khu vực c ần quan tâm. Khảo sát các khu vực cần quan tâm, tìm vị trí mẫu tham chiếu, vị trí lấy mẫu, xây dựng bản đồ lấy mẫu. 2.1.4. Lấy mẫu, chuẩn bị mẫu, đo hàm lượng Mn, Fe và hoạt độ Cs-137 theo chiều sâu cột mẫu và tổng hoạt độ Cs-137 từng mẫu. 2.1.5. Xác lập bản đồ, biểu đồ hoạt độ. 2.1.6. Tính tốc độ xói mòn, khối lượng, hướng xói mòn. 2.1.7. Đánh giá về nguyên nhân (nguồn gốc) gây nhiễm Mn, Fe trong nước sông Sài Gòn. 2.1.8. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu. 2.1.9. Viết báo cáo tổng hợp nội dung nghiên cứu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Vùng nghiên cứu, trong giai đoạn bắt đầu, là một phần lưu vực sông Sài Gòn, giới hạn từ sau hồ thủy lợi Dầu Tiếng về tới khu vực cầu Phú Cường nhằm đảm bảo đánh giá được hầu hết các tác động của hiện tượng xói mòn đất trong phần lưu vực làm ảnh hưởng tới chất lượng nước thô của nhà máy nước Tân Hiệp. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm hàm lượng Mn, Fe và Cs-137 trong các mẫu đất lấy trong khu vực quan tâm; hàm lượng Mn, Fe trong các mẫu nước sông Sài Gòn, sông Thị Tính. 2.3. Đối tượng nghiên cứu: + Lớp đất bề mặt, tới độ sâu 30cm, trong khu vực nghiên cứu. + Nước sông trong khu vực nghiên c ứu. 4 + Ngoài ra, cũng khảo sát thêm về hàm lượng Mn, Fe và hàm lượng Cs-137 trong phù sa lấy tại vị trí ngay họng lấy nước trên sông Sài Gòn của nhà máy nước Tân Hiệp. 2.4. Phương pháp nghiên cứu: 2.4.1. Lấy mẫu nghiên cứu và phân tích theo tiêu chuẩn. Cụ thể: + Các mẫu đất được lấy theo tiêu chuẩn để phân tích Cs-137; vị trí các điểm lấy mẫu được chọn sao cho khả năng đất tại vị trí đó, nếu có bị xói mòn do mưa, s ẽ nhiều khả năng tới được sông Sài Gòn. Đồng thời, tại các vị trí này, lớp đất mặt (tới độ sâu khoảng 10cm) cũng được lấy để phân tích hàm lượng Mn và Fe tổng số. + Các mẫu nước sông được lấy tại các vị trí sao cho có thể đánh giá được hàm lượng Mn, Fe trong nước sông Sài Gòn, đồng thời cũng đánh giá được ảnh hưởng (về hàm lượng Mn và Fe) của các nhánh sông, rạch lớn chảy vào sông Sài Gòn. + Vị trí các điểm lấy mẫu nghiên cứu (đất, nước) được định vị tọa độ bằng thiết bị định vị vệ tinh và thể hiện trên bản đồ đã được số hóa. 2.4.2. Phân tích mẫu: + Phân tích hàm lượng Mn, Fe tổng số trong các mẫu đất, nước bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử trong phòng thí nghiệm theo các tiêu chuẩn của Việt Nam. + Phân tích hàm lượng Cs-137 trong mẫu đất và phù sa bằng phương pháp đ o hoạt độ gamma phông thấp dùng phổ kế bán dẫn siêu tinh khiết (Ge-Li) trong phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế. + Các số liệu phân tích đều được xử lý thống kê. 2.4.3. Thể hiện các điểm lấy mẫu nghiên cứu cũng như kết quả phân tích trong khu vực nghiên cứu trên bản đồ số hóa và các loại đồ thị. 2.4.4. Đánh giá mức độ xói mòn đất bề mặt bằng kỹ thuật Cs-137: Cs-137 là mộ t đồng vị phóng xạ nhân tạo, hình thành từ sự phân hạch hạt nhân, chủ yếu được tạo ra và phát tán vào trong khí quyển từ các vụ nổ nguyên tử và các vụ thử hạt nhân hoặc các sự cố hạt nhân. Sau đó đồng vị này sẽ rơi lắng xuống theo mưa và nhanh chóng bị hấp thụ và cố định vào các hạt đất mịn, đặc biệt là sét và 5 chất mùn. Sự thay đổi của các lớp đất bề mặt là nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi mật độ tồn lưu (hay hàm lượng) của Cs-137 trong đất. Như vậy, đánh giá sự thay đổi về mật độ tồn lưu của Cs-137 trong đất bề mặt ta sẽ biết được sự phân bố lại của đất bề mặt. Dựa trên sự sai khác giữa mật độ tồn lưu Cs-137 trong mẫ u đất tại vị trí nghiên cứu với mật độ tồn lưu tham chiếu (hàm lượng Cs-137 trong đất bề mặt hầu như không bị xói mòn, tích tụ do gió, mưa và các hoạt động sản xuất) sẽ biết được tại vị trí đó đất bề mặt bị xói mòn hoặc tích tụ hay không, đồng thời định lượng được sự xói mòn hay bồi tích tại vị trí đó. Tương tự, đối vớ i một vùng hoặc khu vực nào đó, việc đánh giá lượng xói mòn, tích tụ sẽ thực hiện được dựa trên việc xác định mật độ tồn lưu Cs-137 của một số lượng thích hợp các mẫu đất lấy trong vùng hoặc khu vực đó và xác định giá trị mật độ tồn lưu tham chiếu. Để xác định mật độ tồn lưu Cs-137 tham chiếu tốt nhất là tìm được vị trí thích hợ p (đất bề mặt tại vị trí đó chưa bị phân bố lại hoặc không đáng kể) và tiến hành lấy các mẫu theo chiều sâu; phân tích hàm lượng Cs-137 của các mẫu đất đó và tính toán giá trị Cs-137 tham chiếu. Trong trường hợp không thể tìm đuợc vị trí tham chiếu thì có thể tính toán giá trị này dựa trên các công thức thực nghiệm thu được trong các nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn thích hợp nhất đối với vùng, khu vực nghiên cứ u. Trong nghiên cứu này, do không thể tìm được vị trí tham chiếu nên giá trị này sẽ được tính toán theo mô hình phân bố mật độ tồn lưu Cs-137 trên toàn lãnh thổ Việt Nam do PGs. Ts. Phạm Duy Hiển và các cộng sự công bố năm 2002. 6 3. TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Nghiên cứu xói mòn đã được tiến hành từ lâu ở Việt nam. Ở miền Đông Nam bộ, vào đầu những năm 30 của thế kỷ trước, một số nghiên cứu về đất và xói mòn đất tại Đồng Nai đã các chuyên gia người Pháp tiến hành với mục đích là để lập các đồn điền cao su. Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu và lập bản đồ đấ t của Moorman (1958, 1959, 1961); Thái Công Tụng và Moorman (1958); Moorman và Golden (1960); Thái Công Tụng (1972). Đến những năm sau giải phóng, tại khu vực này, hàng loạt bản đồ tỷ lệ 1/250.000 đã được xây dựng bởi Phan Liêu và ctv. (1989); Phạm Quang Khánh (1995). Những năm gần đây việc nghiên cứu về xói mòn đất trong lưu vực sông Đồng Nai đã và đang được các nhà khoa học rất quan tâm. Các nhà khoa học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam đã thực hiện nhiề u nghiên cứu tại khu vực này như nghiên cứu về ảnh hưởng của xói mòn đến độ phì nhiêu của đất canh tác ở tỉnh Đồng Nai (Đỗ Trung Bình, Công Doãn Sắt và Nguyễn Văn Nải, 2002); những quan trắc về môi trường đất một số tỉnh miền Đông Nam bộ (Nguyễn Bích Thu, từ năm 2006 đến nay)… Các nhà khoa học thủy lợi cũng đã tiến hành một số nghiên cứu về xói mòn, bồi lắ ng tại một số địa phương trong lưu vực này như nghiên cứu đánh giá hiện trạng xói mòn lưu vực hồ Trị An (Lương Văn Thanh, Thái Lê Nguyên, 2004); nghiên cứu ước lượng xói mòn tại nông trường Mã Đà (Nguyễn Kim Lợi, 2006)… Trong các nghiên cứu này việc đánh giá lượng xói mòn được thực hiện theo phương pháp đo đạc xói mòn và lập mô hình xói mòn đất. Trong phương pháp đo đạc xói mòn, một hệ thống các hào, rãnh và bể hứng đất đượ c thiết lập theo hướng vuông góc với hướng dòng chảy tràn bề mặt (run-off). Lượng đất hứng được được theo dõi theo thời gian và phân tích thêm một số chỉ tiêu hóa học đất để tính toán lượng xói mòn trên khu vực nghiên cứu. Với mỗi loại địa hình đặc trưng, cần thiết phải thiết lập một số bãi thí nghiệm tương ứng để hứng và đánh giá lượng xói mòn. Đây là phương pháp thường được các nhà khoa học nông nghi ệp sử dụng. Cơ sở của phương pháp lập mô hình là phương trình mất đất phổ dụng USLE (Universal Soil Loss Equation) thành lập bởi Science and Education Administration 7 (Mỹ) năm 1954 và được bổ sung và phát triển thêm bởi Wischmeier và Smith những năm 1960, 1965, 1972 và 1978. Phương trình USLE như sau: A = R . K . C . P . L . S Trong đó A là lượng mất đất trung bình trên một đơn vị diện tích trong một năm; R là hệ số xói mòn do mưa (còn được gọi là nhân tố mưa); K là hệ số xói mòn của đất (nhân tố đất), phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất; C là hệ số cây trồng hay thảm thực vật; P là hệ s ố sử dụng đất (biện pháp sử dụng đất, hình thức canh tác); L, S là các hệ số chiều dài sườn và độ dốc (nhân tố địa hình). Để tính toán được lượng mất đất trung bình A cần phải đánh giá hết các nhân tố trong phương trình USLE. Với sự trợ giúp của công nghệ GIS dựa trên các số liệu quan trắc, đo đạc các nhân tố trong phương trình USLE sẽ được mô hình hóa theo các bản đồ nhân tố và tính toán được các hệ s ố trong phương trình USLE. Như vậy, trong mọi trường hợp đều cần có đo đạc trực tiếp bằng các bãi thí nghiệm, quan trắc xói mòn đất. Ứng dụng các nhân phóng xạ rơi lắng từ khí quyển, đặc biệt là Cs-137, là một phương tiện có giá trị và hiệu quả trong việc khảo sát tốc độ xói mòn và phân bố lại đất bề mặt. Ưu điểm của cách tiếp cận này là nó cung cấp được thông tin lâu dài trong quá khứ (từ khoảng 40 năm) về tốc độ xói mòn và mô hình phân bố lại đất bề mặt trong khu vực mà không cần phải quan trắc thường xuyên trong suốt 40 năm đó. Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã có 25 nhóm nghiên cứu trên toàn thế giới về kỹ thuật Cs-137 này. Cơ quan Nông lương Quốc tế (FAO) cũng có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật này. Ở nước ta cũng đã triển khai kỹ thuật này trong nghiên cứu sa bồi hồ chứa và cửa biển (Viện Hạt nhân) và xói mòn đất (Bộ Lâm nghiệp). Nguyên lý của kỹ thuật như sau: Cs-137 là một nhân phóng xạ nhân tạo, phát tia γ năng lượng 0.622MeV, chu kỳ bán rã 30.12 năm, hình thành từ phân hạch hạt nhân, chủ yếu là từ nổ bom nguyên tử (1945), các vụ thử hạt nhân (1950-1963) và gần nhất là từ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng Chernobyl (Ukraine, 1986). Được phát tán ra, nhân phóng xạ Cs-137 đi lên tầng khí quyển và phân bố không đều giữa bắc bán cầu và nam bán cầu, trong đó bắc bán cầu có nồng độ Cs-137 cao hơn do các vụ thử hạt nhân tiến hành ở bắc bán cầu nhiều hơn, rồi sau đó rơi dần theo mưa. Đã có 8 các nghiên cứu và công bố số liệu về phân bố rơi lắng toàn cầu của Cs-137 (Garcia Agudo, 1998; Walling and He, 2000), tuy tai nạn Chernobyl có đóng góp Cs-137 nhưng phân bố rơi lắng toàn cầu này chủ yếu không thay đổi nhiều (IAEA, 1991). Sở dĩ Cs-137 là một chất đánh dấu quan trọng trong nghiên cứu xói mòn đất là nhờ tính chất nhanh chóng bị hấp thụ và cố định vào các hạt đất mịn, đặc biệt là sét và các chất mùn (Tamura, 1964; Bachhuber et al., 1982). Như vậy thông qua nghiên cứu mô hình phân bố l ại của Cs-137 cho thấy được sự phân bố lại của đất bề mặt (Ritchie and Mc Henry, 1990; Walling and Quine, 1993; Zapata, 2002). So sánh sự sự sai lệch về tổng hoạt độ Cs-137 trên đơn vị diện tích (hàm lượng, hay mật độ tồn lưu) của một điểm lấy mẫu với tham chiếu của khu vực ta suy ra được sự xói mòn hay tích tụ tại đó. Do không có số liệu quan trắc lâu dài và chi tiết về rơi lắ ng của Cs-137 trong khu vực, nên ta phải chọn một vị trí gần như không có xói mòn hay tích tụ do gió, nước, canh tác, chăn nuôi, san lấp, khai thác đất (thường là đồng cỏ hoang) làm mẫu tham chiếu. Nơi nào có mật độ tồn lưu Cs-137 cao hơn mẫu tham chiếu khu vực có nghĩa là nơi đó có tích tụ thêm đất, phù sa từ nơi khác, tương tự như vậy, nơi nào có mật độ tồn lưu thấp hơn mẫu tham chiếu khu vự c là nơi đó bị xói mòn. Độ sai lệch của mật độ tồn lưu Cs-137 và hướng thay đổi giá trị cho ta thấy được mô hình phân bố lại đất bề mặt hay là quá trình xói mòn và tích tụ. Giữa sai lệch về mật độ tồn lưu Cs-137 (so với mật độ tồn lưu tham chiếu khu vực) và khối lượng xói mòn đất có quan hệ với nhau và đó là cơ sở để có thể tính toán lượng xói mòn (hay tích tụ). Đã có nhiều tác giả nghiên cứu và thiết lập được mối quan hệ này thành một số các mô hình như Mô hình tỷ lệ PM (Proportional Model); các Mô hình cân bằng khối đơn giản hóa SMBM (Simplified Mass Balance Model), SMBM1, SMBM2 (Ritchie and Mc Henry, 1990; Walling and Quine, 1993; Walling and He, 1999). Ở nước ta, kỹ thuật này được đưa vào ứng dụng trong nghiên cứu xói mòn, bồi lắng từ năm 1993 thông qua hai đề án hợp tác nghiên cứu do IAEA/FAO đề xướng và tài trợ qui tụ các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau gồm 26 hợp đồng nghiên cứu về kỹ thuật Cs-137 nhằm đưa ra một bản hướng dẫn chi tiết thống nhất về đánh giá xói mòn đất và sa bồi trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Chúng ta được hưởng lợi không nhỏ từ các đề án trên, cụ thể là đã có những ứng [...]... lượng lượng Mn, Fe có trong đất bị xói mòn vào sông Sài Gòn cho thấy: trong khi phần đóng góp của Mn của đất trong lưu vực bị xói mòn vào sông không ảnh hưởng nhiều tới hàm lượng kim loại này trong nước sông thì Fe lại có thể có vai trò rất quan trọng Điều đó cũng cho phép khẳng định nguồn Mn trong nước sông 29 Sài Gòn không phải chủ yếu là từ đất bị xói mòn vào sông mà là từ các nguồn khác - Tuy đã... chảy vào sông Sài Gòn, lớn nhất là sông Thị Tính (đổ vào sông Sài Gòn tại khu vực cầu Ông Cộ, Bình Dương), các nhánh khác đều nhỏ và ngắn và tập trung trong khu vực trũng hai bờ sông Sài Gòn; Hồ Cần Nôm cũng là một nguồn nước mặt đáng kể chảy vào sông Sài Gòn tại khu vực huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) Các sông, rạch này có thể là những “phương tiện” chính thu gom, vận chuyển đất bị xói mòn do mưa và các... Mn và Fe trong đất Hàm lượng các kim loại này sẽ được dùng để tính toán hàm lượng Mn, Fe có trong nước sông Sài Gòn do hiện tượng xói mòn với giả thiết rằng đất bị xói mòn sẽ tới sông Sài 16 Gòn và toàn bộ lượng Mn, Fe trong đất sẽ bị hòa tan trong nước sông Từ đó có thể đánh giá phần đóng góp gây ô nhiễm nước sông bởi Mn, Fe do đất bị xói mòn trong lưu vực Hình 2: Vị trí các điểm lấy mẫu đất, mẫu nước. .. đóng góp của Mn, Fe trong đất bị xói mòn xuống sông Sài Gòn, cần phải tiến hành xác định hàm lượng các kim loại này trong đất tên toàn phần lưu vực Sau khi đã xác định được tổng lượng đất bị xói mòn sẽ xác định được tổng lượng Mn, Fe trong đất bị xói mòn xuống sông Với giả 25 thiết tất cả lượng Mn và Fe này đều bị hòa tan trong nước sông, căn cứ trên tổng lượng nước có trên lưu vực trong một năm ta có... vào sông Sài Gòn - Kết quả khảo sát hàm lượng Cs-137 trong đất bề mặt khu vực lưu vực sông Sài Gòn cho thấy phương pháp đánh giá xói mòn bằng kỹ thuật Cs-137 là vẫn thực hiện được - Ở khu vực nghiên cứu đang diễn ra cả hai quá trình xói mòn và tích tụ nhưng quá trình xói mòn là chiếm ưu thế - Tốc độ xói mòn trung bình trong khu vực nghiên cứu xác định được, dựa trên độ sai lệch mật độ tồn lưu Cs-137... thấy sông Thị Tính tải một lượng đáng kể Mn vào sông Sài Gòn và làm tăng hàm lượng kim loại này trong nước sông Sài Gòn - Nồng độ Fe trong nước các sông đều đã vượt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003 - Sự thay đổi hàm lượng Fe trên sông Sài Gòn không có qui luật Hàm lượng Fe cao nhất quan sát thấy tại điểm lấy mẫu SG4 và giảm dần theo cả phía lên thượng lưu và xuống hạ lưu (Hình 7) Tại vị trí này cần khảo sát. .. Mn trong loại vật chất này Hàm lượng Mn rất cao trong bùn lắng thải của nhà máy nước là do tích tụ của Mn được xử lý loại ra khỏi nước thô và phù sa trong nước thô 4.4.2 Hàm lượng Mn và Fe trong nước sông Sài Gòn và sông Thị Tính: Kết quả phân tích 10 mẫu nước lấy tại sông Sài Gòn (8 mẫu) và sông Thị Tính (2 mẫu) được liệt kê trong Bảng 2 và Hình 5 (phần Phụ lục) Các kết quả cho thấy: - Dọc theo sông. .. mét so với mực nước biển Trong dải rộng khoảng 20-24 km dọc theo sông, độ cao thay đổi từ 20-30 mét xuống khoảng 1-5 mét (bờ sông Sài Gòn, Thị Tính và các kênh rạch); cao ở phần lưu vực thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh, thấp xuống ở phần lưu vực sông thuộc địa bàn Tp HCM Về thổ nhưỡng, trong lưu vực sông Sài Gòn nói chung và phần lưu vực nghiên cứu nói riêng, gồm 5 loại đất chính (Nguồn: Tài nguyên... có) từ sông Thị Tính vào hàm lương Fe, Mn tại khu vực họng lấy nước của nhà máy nước Tân Hiệp, phần nghiên cứu này cũng lập kế hoạch lấy một số mẫu nước tại sông Sài Gòn, sông Thị Tính từ thượng lưu xuống hạ lưu Tuy nhiên, đây chỉ là các khảo sát sơ bộ, mẫu đơn mà thôi và chỉ phục vụ cho phần nghiên cứu này Nghiên cứu dự tính lấy khoảng 10 mẫu nước trên cả sông Sài Gòn và sông Thị Tính Các mẫu nước lấy... trên sông Sài Gòn sẽ được lấy trên dòng từ sau hồ Dầu Tiếng tới cầu Phú Cường (khu vực thị xã Thủ Dầu Một) Trên sông Thị Tính các mẫu nước được lấy từ thị trấn Bến Cát tới khu vực cầu Ông Cộ (ngay trước khi sông Thị Tính đổ vào sông Sài Gòn) Vị trí các điểm lấy các mẫu nước sông cũng được trình bày trong bản đồ mạng lưới lấy mẫu Các mẫu nước lấy trên sông Sài Gòn có ký hiệu là SG; các mẫu nước sông . trong nước sông do nguyên nhân của sự xói mòn đất trong lưu vực sông. Mục tiêu c ủa nhánh đề tài này là dùng kỹ thuật hạt nhân xác định nguồn các kim loại Mangan, Sắt trong nước sông. Để đạt. TÂM HẠT NHÂN TP. HỒ CHÍ MINH ____________________________________ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT XÓI MÒN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN BẰNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUỒN. vào sông Sài Gòn, lớn nhất là sông Thị Tính (đổ vào sông Sài Gòn tại khu vực cầu Ông Cộ, Bình Dương), các nhánh khác đều nhỏ và ngắn và tập trung trong khu vực trũng hai bờ sông Sài Gòn; Hồ Cần