Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
424,5 KB
Nội dung
2 2 ƯE ƯE TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ THƯỜNG XUYÊN BÀI TIỂU LUẬN MÔN: Kinh Tế Vĩ Mô Đề tài: Vấn đề thất nghiệp Việt Nam 2009 GVGD : Th.S Đỗ Văn Tính SVTH : - Nguyễn Thành Chung - Lưu Thị Lý - Nguyễn Thị Cường - Trần Thị Thanh Liên - Nguyễn Thị Quỳnh Châu - Lê Thị Thùy Trang - Phạm Văn Hiệp - Dương Phước Trí Lớp: B15QTH1 - Hệ ĐH Bằng hai Đà Nẵng, tháng 05 năm 2010 1 Lời mở đầu Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, vấn đề thất nghiệp và các chính sách giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng bỏng “và không kém phần bức bách” đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đất nước ta đang trong quá trình chuyển sang kinh tế phát triển, chúng ta đang từng bước đổi mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, kinh tế vĩ mô đã vạch rõ những vấn đề phát sinh trong đó thể hiện ở những vấn đề: Thất nghiệp, việc làm, lạm phát tuy nhiên, đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam trong năm 2009. Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra nhận thức đúng đắn và sự vận dụng có hiệu quả những vần đề nêu trên. Từ đó có thể nêu lên được cơ sở lý luận để xây dựng mà hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Việc nhận thức và vận dụng đúng đắn vấn đề này giúp ta giải quyết được những thực trạng này được là sự giảm sút to lớn về mặt sản lượng và đôi khi còn kéo theo nạn lạm phát cao. Đồng thời nó còn giải quyết được nhiều vấn đề xã hội. Bởi vì thất nghiệp tăng số người không có công ăn việc làm nhiều hơn gắn liền với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp làm xói mòn nếp sống lành mạnh, có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống, gây tốn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người. Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm em xin trình bầy một số quan điểm của bản thân vấn đề thất nghiệp và việc làm của Việt Nam trong năm 2009. Tuy nhiên do số liệu thống kê không đầy đủ thời gian hạn hẹp bài tiểu luận này chỉ xin dùng lại ở việc tổng kết những gì đã được học ở trường, các ý kiến và số liệu kèm theo về vấn đề nói trên và được đăng tải trên báo hoặc tạp chí. Vì vậy, tiểu luận được kết cấu gồm: 1.Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp. 1.1. Một vài khái niệm về thất nghiệp. 1.2. Tỷ lệ thất nghiệp 2 1.3. Tác động thất nghiệp và việc làm. 2. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp. 2.1 Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam năm 2009 2.2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt nam. 2.3 Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam. 2.4.Giải pháp và tạo công ăn việc làm. 3. Kết luận 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẤT NGHIỆP. 1.1 Một vài khái niệm về thất nghiệp. Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cân phân biệt một vài khái niệm sau: - Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa là có quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp. - Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm. - Người có việc làm nhưng đang làm trong các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội. - Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm. - Ngoài những người đang có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động bao gồm: người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do đau ốm, bệnh tật và một bộ phận không muốn tìm việc làm với nhiều lý do khác nhau. Những khái niệm trên có tính quy ước thống kê va có thể khác nhau giữa các quốc gia. Do tình hình kinh tế và đặc điểm tuổi thất nghiệp có sự khác nhau giữa các nước nên việc xác định những tiêu thức làm cơ sở xây dựng những khái niệm trên 3 thật không để dầy và cần tiếp tục được thảo luận (thất nghiệp thật sự thất nghiệp vô hình, bán thất nghiệp và thu nhập ) 1.2 Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đùng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số cả nước tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85,789 triệu người. Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 1999-2009 là 1,2%. Trong tổng dân số, Dân số thành thị 25,4 triệu người, chiếm 29,6% tổng dân số; Dân số nông thôn 60,4 triệu người, chiếm 70,4%; Dân số nam 42,5 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số; Dân số nữ 43,3 triệu người, chiếm 50,5%. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2009 ở mức 98,1 nam trên 100 nữ. 1.3 Tác động thất nghiệp và việc làm. Số người tăng thêm trong lực lượng lao động hàng năm và số người được giải quyết việc làm hàng năm. Trong những năm gần đây, nhờ đường lối đổi mới của Đảng mà nhiều lao động đã và đang được thu hút vào các ngành nghề, các lĩnh vực, ở mỗi địa bàn, trong nhiều thành phần kinh tế trên phạm vi quốc gia và từng bước hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp nên Việt Nam vẫn là nước nghèo, còn thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định việc chăm lo giải quyết việc làm đã trở thành nhiệm vụ cơ bản và cấp bách đòi hỏi các ngành các cấp, mối gia đình và toàn xã hội phải quan tâm. Cũng theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Số lao động trong độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân 4 số, bao gồm: lao động khu vực thành thị gần 12 triệu người, chiếm 27% tổng lao động trong độ tuổi đang làm việc; lao động khu vực nông thôn 31,9 triệu người, chiếm 73%. Tại thời điểm điều tra, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% (cao hơn mức 2,38% của năm 2008), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,64%, xấp xỉ năm 2008; khu vực nông thôn là 2,25%, cao hơn mức 1,53% của năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng % 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 Sơ bộ 2008 Cả nước 5.88 6.01 6.85 6.74 6.42 6.28 6.01 5.78 5.60 5.31 4.82 4.64 4.65 A. Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 7.57 7.56 8.25 8.00 7.34 7.07 6.64 6.38 6.03 5.61 6.42 5.74 5.35 Đông Bắc 6.4 2 6.34 6.60 6.95 6.49 6.73 6.10 5.93 5.41 5.07 4.18 3.85 4.17 Tây Bắc 4.73 5.92 5.87 6.02 5.62 5.11 5.19 Bắc Trung Bộ 6.96 6.68 7.26 7.15 6.87 6.72 5.82 5.45 5.56 5.20 5.50 4.95 4.77 Duyên hải Nam TB 5.57 5.42 6.67 6.55 6.31 6.16 5.50 5.46 Tây Nguyên 4.24 4.99 5.88 5.40 5.16 5.55 4.90 4.39 4.53 4.23 2.38 2.11 2.51 Đông Nam Bộ 5.43 5.89 6.44 6.33 6.16 5.92 6.30 6.08 5.92 5.62 5.47 4.83 4.89 Đồng bằng sông Cửu Long 4.73 4.72 6.35 6.40 6.15 6.08 5.50 5.26 5.03 4.87 4.52 4.03 4.12 B. Một số thành phố lớn Hà Nội 7.71 8.56 9.09 8.96 7.95 7.39 7.08 6.84 Đà Nẵng 5.53 5.42 6.35 6.04 5.95 5.54 5.30 5.16 TP. Hồ Chí Minh 5.68 6.13 6.76 6.88 6.48 6.04 6.73 6.58 Đồng Nai 4.61 4.03 5.52 5.65 4.75 5.14 5.27 4.86 Trong khi nguồn cung về lao động của ta chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, bộ đội xuất ngũ, công nhân giảm biến chế thì cần về lao động lại đang đòi hỏi chủ yếu lao động lành nghề, lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao, các nhà quản lý am hiểu cơ chế thị trường Chính sự khác biệt này làm cho quan hệ cung cầu về lao động vốn đã mất cân đối lại càng gay gắt hơn trước yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 5 Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên là 56,7% so với tổng số lao động trong độ tưổi, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên là 27,8%. Trong toàn bộ nền kinh tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay còn rất thấp, khoảng 4 triệu người, chỉ chiếm 10,5% lực lượng lao động. Điều này cho thấy lực lượng lao động hiện nay chưa có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn này. Trong số lao động đã qua đào tạo cơ cấu trình độ và ngành nghề còn nhiều bất cập trước yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá Số người có trình độ trên đại học chỉ chiếm khoảng 5,3% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó thành thị 14,4%; nông thôn 1,8%; nam 5,6%; nữ 5%. Điều đó đã đẫn đến một thực trạng hiện nay là: Trong khi có hàng triệu người không tìm được việc làm, thì ở một số ngành nghề và rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thiếu lao động kỹ thuật, lao động có nghề nghiệp và trình độ phù hợp với yêu cầu của công nghệ sản xuất. 2. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP. 2.1. Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam năm 2009 Tình hình kinh tế-xã hội năm 2009 vẫn còn những hạn chế, yếu kém, nếu không tích cực tìm các giải pháp khắc phục có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 và các năm tiếp theo. Những hạn chế, yếu kém này bao gồm: - Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đã tăng lên, vượt qua giai đoạn suy giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao. Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2008 là 41,3%; năm 2009 là 42,8%, nhưng tốc độ tăng GDP hai năm chỉ đạt 6,18% và 5,32% là chưa tương xứng. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của nhiều ngành, nhiều sản phẩm còn thấp. 6 - Thứ hai, cơ cấu kinh tế của nước ta tuy bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ và tích cực, nhưng vẫn chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với tỷ trọng tương đối cao của khu vực sản xuất vật chất nói chung và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng. Năm 2009, cơ cấu tổng sản phẩm 3 khu vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ lần lượt là 20,66%; 40,24%; 39,10%; không khác mấy so với năm 2008 và những năm gần đây. Cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm còn bất hợp lý, chưa phát huy khả năng thế mạnh của mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước. - Thứ ba, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Mức thâm hụt ngân sách tuy đã được khống chế, nhưng đã lên tới 7% GDP; nhập siêu hàng hoá năm 2009 tuy đã giảm 32,1% so với năm 2008, nhưng vẫn bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá; nhập siêu dịch vụ bằng 18,6% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tăng 17% so với năm 2008. Lạm phát trong năm tuy được khống chế ở mức hợp lý, nhưng nhìn chung giá cả ngày càng tăng và đang tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể gây tái lạm phát cao. - Thứ tư, một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được khắc phục. Đời sống nhân dân, nhất là những người có thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và vùng bị ảnh hưởng của thiên tai vẫn còn nhiều khó khăn. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009, tại thời điểm điều tra, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp là 2,9%, cao hơn mức 2,38% của năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo tuy đã giảm nhưng vẫn còn 12,3%. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng. Tình trạng vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm xuất hiện trên tất cả các khâu từ sản xuất đến bảo quản, giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm, thủy sản. 2.2 Thực trạng thất nhiệp ở Việt Nam năm 2009 7 Việt nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai thác hợp lý Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc. Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động ngày càng căng thẳng, thất nghiệp và nhu cầu việc làm đang trở thành sức ép nặng nề cho nền kinh tế. Số người thất nghiệp là số chênh lệch giữa toàn bộ lực lượng lao động và số người có việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp được tính bằng tỉ số giữa người thất nghiệp với lực lượng lao động. Thất nghiệp ở Việt Nam mang những nét đặc trưng riêng. Bảng: Tỉ lệ thất nghiệp của dân số trong độ tuổi lao động, hoạt động kinh tế ở thành phố và các khu vực lãnh thổ. ( đơn vị: % ) 2007 Sơ bộ 2008 Cả nước 4.64 4.65 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 5.74 5.35 Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên 2.11 2.51 Đông Nam Bộ 4.83 4.89 Đồng bằng sông Cửu Long 4.03 4.12 Thông tin tổng hợp từ http://www.gso.gov.vn/ Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động 8 trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng % Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn CẢ NƯỚC 2.38 4.65 1.53 5.10 2.34 6.10 Đồng bằng sông Hồng 2.29 5.35 1.29 6.85 2.13 8.23 Trung du và miền núi phía Bắc 1.13 4.17 0.61 2.55 2.47 2.56 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2.24 4.77 1.53 5.71 3.38 6.34 Tây Nguyên 1.42 2.51 1.00 5.12 3.72 5.65 Đông Nam Bộ 3.74 4.89 2.05 2.13 1.03 3.69 Đồng bằng sông Cửu Long 2.71 4.12 2.35 6.39 3.59 7.11 Số người thất nghiệp ở các đô thị chiếm tỷ lệ cao hơn thất nghiệp ở nông thôn - Năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố là 4.65% và nông thôn Lao động thất nghiệp cao ở nhóm người có trình độ văn hoá thấp, trong nhóm người chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Theo số liệu vừa được Bộ LĐTBXH công bố, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị của VN năm 2009 là 4,66%. Đây là tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ. Ở VN, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp. Trong đó, khu vực nông thôn thường có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn so với thành thị. Năm 2009, tỷ lệ thiếu việc làm của VN ở mức 5,1%. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lên tới 6,1%, còn khu vực thành thị là 2,3%. Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, năm 2009, cả nước đã tạo việc làm cho 1,51 triệu lao động, đạt 88,8% kế hoạch năm, trong đó, tạo việc làm trong nước là 1,437 triệu người và xuất khẩu lao động trên 73.000 người. Năm 2010, bộ đặt mục tiêu tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động. Trong đó, việc làm trong nước là 1,515 triệu người, xuất khẩu lao động là 85.000 người. Bên cạnh đó, cũng phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực thành thị xuống dưới 4,7%. Là nước nông nghiệp đang phát triển, nước ta gần 80% lực lượng lao động tập trung ở nông nghiệp. Thất nghiệp mang tính thời vụ, bán thất nghiệp là 9 phổ biến. Thiếu việc làm ở nông thôn do nguồn lao động ngày một tăng nhanh trong lúc đó diện tích canh tác chỉ có hạn làm cho tỷ lệ diện tích theo đầu người càng giảm. Năng suất lao động hiện còn thấp. Tình trạnh thiếu việc làm đầy đủ còn phổ biến, theo tính toán của bộ lao động - Thương binh xã hội, thời gian thiếu việc làm của lao động nông thôn cả nước trong một năm, nếu quy ra lao động lên tới 6- 7 triệu người không có việc làm. Đây là sự lãng phí về nguồn lực rất lớn ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sồng kinh tế - xã hội. Mặt khác năng suất lao động ở các ngành nghề ở nước ta thấp. Năng suất lao động ở nước ta quá thấp còn thể hiện ở tỷ trọng của lao động trong nông nghiệp còn quá cao. GDP tăng 7,8% và thu nhập bình quân đầu người đạt 715 USD, tăng 80 USD so với năm ngoái. 2.2. Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam 2009. Liên tục trong hơn hai năm qua (2008-2009) nước ta chịu tác động bất lợi và phức tạp của kinh tế thế giới Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu: Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm tăng trưởng toàn cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ngoại quốc và xuất khẩu ( đặc biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu ). Danh sách các doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều. Hậu quả là nạn thất nghiệp sẽ tăng cao ở Việt Nam trong năm nay. Trong năm 2008, mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần 23%, tuy thấp hơn một ít so với mức mà người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm 2008 đã là năm mà vật giá leo thang rất nhiều. Để kềm chế lạm phát, chính phủ đã siết chặt nguồn tín dụng, cho nên các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp cỡ nhỏ và cỡ vừa, càng gặp thêm khó khăn trong việc kiếm vốn đầu tư. Lao động Việt Nam có trình độ thấp, tác phong làm việc kém 10 [...]... giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu - Đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp, chú trọng trước hỗ trợ công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở nông nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng; về dầu khí, xi măng, cơ khí điện tử, thép, phân bón, hoá chất - Đầu... của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, công nhân lao động trong cả nước có trình độ tiểu học chiếm 3,7%, THCS là 14,7%, THPT là 76,6%, THCN và cao đẳng là 13,8%, đại học là 13,24%.Theo đánh giá chung, trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động còn thấp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, năng suất lao động chưa đáp ứng yêu cầu Thậm chí một số khu công nghiệp vẫn còn công nhân lao... cả nước là lao động nông nghiệp đang thiếu việc làm trầm trọng, thì giải pháp kinh tế tổng hợp hàng đầu để từng bước khắc phục tình trạnh này là phải dồn sức cho sự phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp, gắn với công nghệ chế biến nông lâm thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao... tạo việc làm Bộ luật lao động của nước ta là cơ sở pháp lý căn bản của vấn đề việc làm Tuy nhiên việc khuyến khích tự tạo việc làm chỉ trở thành hiện thực trong cuộc sống khi các văn bản hướng dẫn thực hiện bộ luật lao động cũng như các văn bản khác về đầu tư, về tài chính - tín dụng, bổ sung toàn thiện có xem xét kỹ lượng đến vấn đề này một cách động bộ Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách... hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm Trung tâm dịch vụ việc làm là một đơn vị sự nghiệp hoạt động vì muc tiêu xã hội Nó là chiếc cầu rất quan trọng và không thể thiếu giữa cung và cầu lao động Chức năng cơ bản của nó là Tư vấn, cung cấp thông tin cho người lao động và sử 12 dụng lao độnh và học nghề, việc làm, về những vẫn đề có liên quan đến tuyển dụng và sử dụng lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng... môi trường kinh tế, pháp luật thuận lợi và hỗ trợ một phần nguồn lực đê nhân dân tự tạo việc làm đã thấm nhuần trong cuộc sống và trở thành nội lực thúc đẩy sự nghiệp tạo và giải quyết việc làm Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, vấn đề đầu tiên cũng là cuối cùng quyết định sức sống của một nền kinh tế, quyết định mức độ giàu nghèo của xã hội vẫn là con người Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu... từ đó tạo điều kiện cho sức lao động có thêm giá trị gia tăng Thiết nghĩ, Việt Nam cần có quan điểm đào tạo nghề, tạo việc làm rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển trong nước cũng như quốc tế để đón cơ hội, nhất là đối với mục tiêu xuất khẩu lao động chất xám ra nước ngoài hoặc tại chỗ Những năm qua Đảng và Nhà nước đã đề ra một loại chính sách chương trình phát triển kinh tế xã hội 13 TÀI LIỆU... hành các chính sách và cơ chế cụ thể về - Khuyến khích sử dụng lao động nữ - Khuyến khích sử lao động là người tàn tật Hỗ trợ các cơ sở sản xuất của thương binh và người tàn tật - Chính sách bảo hiểm thất nghiệp - Tập chung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia đình và công cộng - Hỗ trợ một... còn thấp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, năng suất lao động chưa đáp ứng yêu cầu Thậm chí một số khu công nghiệp vẫn còn công nhân lao động mù chữ và tái mù chữ Vì vậy đã có nghịch lý, các doanh nghiệp thiếu thị trường lao động kỹ thuật cao còn người lao động lại thiếu việc làm 2.3 Giải pháp và tạo công ăn việc làm Huy động mọi nguồn lực để tạo ra môi trường kinh tế phát triển nhanh có khả năng . rõ những vấn đề phát sinh trong đó thể hiện ở những vấn đề: Thất nghiệp, việc làm, lạm phát tuy nhiên, đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam trong năm 2009. Đề tài nghiên. động thất nghiệp và việc làm. 2. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp. 2.1 Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam năm 2009 2.2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt nam. 2.3 Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam. 2.4.Giải. về vấn đề nói trên và được đăng tải trên báo hoặc tạp chí. Vì vậy, tiểu luận được kết cấu gồm: 1.Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp. 1.1. Một vài khái niệm về thất nghiệp. 1.2. Tỷ lệ thất nghiệp 2 1.3.