Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, Việt Nam đang phải tiếp tụcvượt qua nhiều thách thức ngày càng trở nên gay gắt mà một trong số đó là phải xâydựng nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta có thể thấy rằng, không một dân tộc nào trên thế giới tồn tại và phát triểnlại không chú ý đến vấn đề con người, đặc biệt trong sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc - kỹ thuật, với nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa Nguồn nhân lực củamỗi quốc gia là nguồn lực quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự phát triển Khôngnhư các nguồn lực khác, nguồn lực lao động có một số đặc điểm riêng biệt mà cácnguồn lực khác không có Các đặc điểm này biến nguồn nhân lực trở thành nguồn lựcvừa khó quản lý nhất, chi phí đầu tư cao nhất và cũng mang lại lợi ích cao nhất Nóđược xem là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển của một quốc gia,dân tộc
Nguồn lực con người có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của mỗi quốcgia Việt Nam là một nước đang phát triển, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xãhội cần phát huy có hiệu quả nguồn lực con người của đất nước Sau hơn một năm gianhập Tổ chức Thương mại thế giới, với những thành tựu ban đầu đạt được, Việt Nam
đã chứng tỏ được khả năng của mình trong việc tận dụng các thời cơ để phát triển mộtcách năng động Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, Việt Nam đang phải tiếp tụcvượt qua nhiều thách thức ngày càng trở nên gay gắt mà một trong số đó là phải xâydựng nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước đang trong quá trìnhđổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn Do đó, vai trò của nguồn nhân lực là rất lớn
và có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Tuy nhiên, để nguồn nhân lực của Việt Nam phát huy tốt vai trò chủ đạo trong quátrình phát triển kinh tế thì vấn đề đặt ra là nguồn nhân lực phải đạt được các tiêu chuẩnnhất định về chất lượng và số lượng Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước, vấn đề nguồn lực con người càng trở nên quan trọng hơn
Việt Nam đang ở một giai đoạn quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, có thể nói đây là giai đoạn đạt được sự phát triển đỉnh điểm với sựtăng trưởng và tiến bộ không ngừng Chúng ta là những sinh viên của thế kỉ XXI, làchủ nhân tương lai của đất nước Vì vậy, việc sử dụng lý luận chủ nghĩa xã hội khoahọc làm nền tảng để phân tích và đánh giá những vấn đề còn đang tồn tại của quá trìnhxây dựng phát triển kinh tế và đưa ra những giải pháp chủ yếu cho những vấn đề còn
tồn đọng là hết sức cần thiết Đó là lí do em lựa chọn phân tích đề tài :” Phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay là yếu tố cơ bản để đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.”
Trang 2
NỘI DUNG
I Cở sở lí luận
1 Khái niệm nguồn lực con người
a) Quan niệm về con người và con người xã hội chủ nghĩa.
Muốn hiểu được khái niệm về nguồn lực con người, trước tiên chúng ta phải hiểuđược quan niệm về con người và con người xã hội chủ nghĩa
Quan niệm về con người
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể
xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh Con người là một thực thể “song trùng”
tự nhiên và xã hội, là sự kết hợn cái tự nhiên (sinh học) và cái xã hội Hai yếu tố nàygắn kết với nhau, đan quyện vào nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng tính xã hội vàcũng không có cái xã hội tách rời cái tự nhiên
Con người trong quá trình tồn tại không chỉ tác động vào tự nhiên, làm biến đổi thếgiới tự nhiên mà con người còn quan hệ với nhau tạo nên bản chất người, làm cho conngười khác với con vật :”Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữucủa cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòanhững quan hệ của xã hội”
Ngược lại, con người cũng không thể tồn tại một khi tách khỏi xã hội Chỉ trong xãhội con người mới có thể trao đổi lao động, thông qua đó mà thỏa mãn những nhu cầutrong cuộc sống Trong xã hội thông qua quan hệ với người khác mà mỗi người nhậnthức về mình một cách đầy đủ hơn, trên cơ sở đó mà rèn luyện, phấn đấu vươn lên vềmọi mặt, từng bước hoàn thiện nhân cách
Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa
Con người xã hội chủ nghĩa bao gồm cả những con người từ xã hội cũ để lại và cảnhững con người sinh ra trong xã hội mới Con người sống dưới chế độ xã hộ chủnghĩa mang những nét đặc trưng riêng của chủ nghĩa xã hội, song còn chịu ảnh hưởngkhông tí những tư tưởng, tác phong, thói quen của xã hội cũ Cho nên quá trình xâydựng con người mới xã hội chủ nghĩa là quá trình diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyếtliệt giũa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu Con người xã hội chủ nghĩa vừa
là chủ thể trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa là sản phẩm của quá trìnhđó
Trang 3b) Khái niệm nguồn lực con người
Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa công nghệ, nguồn vốn, nguồn lực con người thì nguồn lực con người là yếu tố quyếtđinh nhất Bởi lẽ, những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lưccon người được phát huy Chúng ta biết rằng, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý,nguồn vốn có vai trò rất lớn trong sự phát triển của một quốc gia Song những yếu tố
học-đó ở dưới dạng tiềm năng, tự chúng là những khách thể bất động Chúng chỉ trở thànhnhân tố ”khởi động” và phát huy tác dụng khi kết hợn với nguồn lực con người.Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt, ngược lại nguồn lực con người ngày càng
đa dạng, phong phú và có khả năng nội sinh không bao giờ cạn Nguồn lực con ngườicàng được sử dụng lại càng nâng cao chất lượng và hiệu quả
Với các lĩnh vực khoa học khác nhau chúng ta có thể hiểu nguồn lực theo nhữngcách khác nhau, nhưng nếu hiểu theo nghĩa chung nhất thì nguồn lực là một hệ thốngcác nhân tố mà mỗi nhân tố đó có vai trò riêng và có mỗi quan hệ với nhau tạo nên sựphát triển của sự vật, hiện tượng nào đó Từ cách hiểu như vậy, nguồn lực con người lànhững yếu tố ở trong con người có thể huy động, sử dụng để thúc đẩy sự phát triển xãhội
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn lực con người Ngân hàng Thếgiới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng, nghềnghiệp,.v.v ) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá trình sản xuấtkinh doanh hay trong một hoạt động nào đó
Qua các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu: nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế
xã hội,.v.v tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội
Khi chúng ta nói đến nguồn lực con người là nói tới con người với tư cách là chủthể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội cũng như nói tới
số lượng và chất lượng nguồn nhân lực Số lượng và chất lượng nguồn lực con người
có quan hệ chặt chẽ với nhau Nếu số lượng nguồn lực con người quá ít sẽ gây khókhăn cho phân công lao động xã hội và khiến cho chất lượng lao động bị hạn chế gâykhó khăn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội Chất lượng nguồn nhân lực nâng cao
sẽ góp phần làm giảm sơ lượng người trong một đơn vị sản xuất kinh doanh hay giảm
số người hoạt động trong một tổ chức xã hội, đồng thời cũng tạo điều kiện nâng caohiệu quả hoạt động của một tập thể người trong lao động sản xuất, hoạt động xã hội
Xã hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo nguồn lực conngười có chất lượng ngày càng cao Muốn thực hiện được điều đó một cách hiệu quảchúng ta cần có sự quan tâm ngay trong quá trình đào tạo, trong quá trình sử dụng vàphân công lao động xã hội đối với các lĩnh vực và thành phần kinh tế
Trang 4
2 Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội a) Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế
Trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta cần xem xét con người với tư cách là lực lượngsản xuất và vai trò của nó trong quan hệ sản xuất
Trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất trong lụclượng sản xuất Ngày nay, khoa học-công nghệ ngày càng phát triển, hàm lượng chấtxám trong giá trị hàng hóa ngày càng cao thì vai trò của người lao động có trí tuệ lạicàng trở nên quan trọng hơn trong lực lượng sản xuất Con người khi được làm chủnhững tư liệu sản xuất, được đào tạo một cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế
sẽ có điều kiện khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai, biết kết hợp các yếu
tố của quá trình sản xuất như huy động vốn, động viên khuyến khích người lao độnglàm việc có hiệu quả, quản lý chặt chẽ nguyên liệu vật tư, do vậy, hiệu quả kinh doanh
sẽ tốt hơn Ngày nay, vai trò người quản lý trong sản xuất kinh doanh ngày càng trởnên quan trọng Đó là lý do khiến cho các quốc gia thường rất quan tâm đến đào tạo,bồi dưỡng độ ngũ cán bộ này
Trong quán trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người lao động đã trở thành nhữngngười làm chủ đất nước, làm chủ trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất, từ việc xâydựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tới tổ chức sản xuất kinh doanh và làm chủ trongquá trình phân phối sản phẩm Điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huynguồn lực con người, phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nướcngày càng giàu đẹp
b) Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị
Từ khi giai cấp công nhân và đảng của nó lãnh đạo toàn xã hội thì con người đãđược giải phóng khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, trở thành người làm chủ đấtnước, nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân
Xét nguồn lực con người trên phương diện chính trị, khi người dân có tri thức, cónăng lực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những người có đức cótài vào các cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh Cán bộ nhànước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy được trách nhiệm của mình đối vớinhân dân sẽ hết lòng phụng sự nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, đượcdân mến, dân yêu, dân tin, dân ủng hộ Cán bộ tích cực tuyên truyền đường lối củaĐảng, phổ biến luật pháp của nhà nước đến nhân dân, làm cho dân hiểu dân tin, ngườidân chủ động tích cực thực hiện đường lối đó, có ý thức tôn trọng luật pháp, thực hiệnnhững nghĩa vụ công dân, hiểu rõ quyền lợi của mình, kiên quyết đấu tranh với nhữnghiện tượng tiêu cực trong xã hội, làm tăng sức mạnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Có thể khẳng định, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựngnhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân trong quá trình đấu tranhbảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đấu tranh làm thấtbại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù
Trang 5c) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hóa
Dưới chế độ chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trongđời sống văn hóa xã hội Hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình do nhà nước quản lýnhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xãhội chủ nghĩa, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho quàn chúng nhân dânlao động Mặt khác, quần chúng nhân dân lao động cũng là những người góp phần xâydựng nên những công trình văn hóa, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật
Một khi con người có tri thức, có hiểu biết về các hình thức nghệ thuật, sẽ tham giasáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao Những công trình văn hóa nghệthuật như vậy dễ đi vào lòng ngườ, có tác dụng giáo dục đạo đức, góp phần hình thànhnhân cách cho mỗi con người trong xã hội Con người có văn hóa cũng là những người
có nghĩa vụ bảo tồn những di sản văn hóa tinh thần của đất nước, của nhân loại Dovậy, nếu mỗi con người có ý thức, năng lực thực hiện tốt công việc này thì những giátrị văn hóa tinh thần, giá trị văn hóa vật chất của xã hội sẽ được bảo tồn lưu giữ vànâng cao
Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mỗi con người chúng ta cóđiều kiện tiếp cận với nền văn hóa nhiều nước trên thế giới Trình độ trí thức của mỗingười về văn hóa sẽ là tiền đề cho họ tiếp nhận những giá trị tố đẹp của các dân tộckhác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc mình,làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân
Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu sẽ tạo ra những đóng gópxưng đáng cho sự phát triển khoa học của đất nước Đảng và nhà nước ta luôn quantâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, tạo điều kiện để họ cống hiến hết khả năng trítuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội
d) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội
Những vấn đề xã hội bao gồm: vấn đề lao động việc làm, thực hiện công bằng xãhội, thực hiện xóa đói giảm nghèo,.v.v Muốn giải quyết tốt những vấn đề này, đòi hỏichúng ta phải phát huy tốt vai trò nguồn lực con người
Giải quyết việc làm là một vấn đề cấp thiết được xã hội quan tâm, vì có giải quyếttốt vấn đề lao động và việc làm thì chúng ta mới phát huy được những thế mạnh củađất nước, mới giải quyết tốt được những vấn đề xã hội khác Song muốn giải quyết tốtvấn đề lao động việc làm đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn lực conngười từ nâng cao sức khỏe, trình độ học vấn, tay nghề, năng lực quản lý tới ý thứcchính trị cho người lao động
Chính sách xóa đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước tahiện nay Chính sách này chỉ phát huy hiệu quả khi chính những người nghèo thấyđược trách nhiệm của mình, cố gắng nỗ lực phấn đấu vươn lên, đồng thời được sựđồng tình ủng hộ của toàn xã hội, sự trợ giúp của nhà nước,.v.v
Trang 6Như vậy, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất mà còn làchủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết
là lao động sản xuất, con người cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội, bắt tự nhiên phục vụcho mình và làm đẹp cho tự nhiên, đồng thời trong quá trình đó con người cải tạochính bản thân mình Do vậy, phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng đó cũngtạo ra sức mạnh to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người để nhận thức cải tạo tựnhiên và xã hội Ngược lại, sự thiếu thống nhất, sự phối hợp không đồng bộ của cácthành viên trong xã hội cũng sẽ làm giảm đi, thậm chí triệt tiêu cả động lực phát triển
tự nhiên và xã hội
Nguồn lực con người, xét về mỗi cá nhân còn là yếu tố tiềm năng cấu thành conngười có thể khai thác Nhưng hiệu quả việc phát huy nguồn lực con người lại tùythuộc vào chế độ xã hội, tùy thuộc váo cách tổ chức xã hội, phụ thuộc vào năng lực vànghệ thuật của người quản lý xã hội, phụ thuộc vào cơ chế và chính sách xã hội.Nguồn lực con người không được khai thác và phát huy là lãng phí lớn nhất Đặc biệt
là với đội ngũ trí thức, càng hoạt động, càng nghiên cứu, càng làm cho trí tuệ của họcàng đa dạng , phong phú và sâu sắc hơn Nước ta đang là một nước nghèo, kinh tếkém phát triển thì việc phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước càng trởnên quan trọng và cấp thiết hơn
II Thực trạng nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam trong những năm qua
1 Những thành tựu đã đạt được trong việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam trong những năm qua
Chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời
sự nóng bỏng ở nước ta như giai đoạn hiện nay Đất nước đang bước vào một thời kỳphát triển mới, những cơ hội và thách thức chưa từng có Lúc này, nguồn lực conngười, đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Nghiên cứu về nguồn lực con người, thực chất là đề cập đến mặt số lượng và chấtlượng của nguồn nhân lực Số lượng nguồn nhân lực của bất kỳ quốc gia nào cũng đềuđược hình thành dựa trên quy mô dân số, mà trước hết là từ lực lượng lao động củaquốc gia đó, cụ thể là số lượng người đang trong độ tuổi lao động và có khả năngtham gia lao động sản xuất.Chất lượng nguồn nhân lực là một sự tổng hợp, kết tinh của
rất nhiều yếu tố và giá trị cùng tham gia tạo nên Trong đó, gồm ba yếu tố cơ bản: thể lực, trí lực và tâm lực.
Thể lực là tình trạng sức khoẻ của con người, biểu hiện ở sự phát triển bình thường,
có khả năng lao động Đây là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn của con người,
có thể đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức lao động trong quá trình sản xuấtvới những công việc cụ thể khác nhau và đảm bảo cho con người có khả năng học tập
và lao động lâu dài
Trí lực là năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sáng tạo thích
ứng với xã hội của con người Nói đến trí lực là nói đến yếu tố tinh thần, trình độ vănhoá và học vấn của con người, biểu hiện ở khả năng vận dụng những điều kiện vậtchất, tinh thần vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời là khả năngđịnh hướng giá trị hoạt động của bản thân để đạt được mục tiêu Trí lực là yếu tốchiếm vị trí trung tâm chỉ đạo hành vi của con người trong mọi hoạt động, kể cả trongviệc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác dụng của các yếu tố khác trongcấu trúc chất lượng nguồn nhân lực Trí lực là yếu tố quyết định phần lớn khả năng
Trang 7sáng tạo của con người, là yếu tố ngày càng đóng vai trò quan trọng và quyết địnhtrong chất lượng nguồn nhân lực nói riêng và sự phát triển của nguồn lực con ngườinói chung.
Tâm lực là những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp và sự hoàn thiện
nhân cách của con người, được biểu hiện trong thực tiễn lao động sản xuất và sáng tạo
cá nhân Những giá trị đó gắn liền với năng lực tư duy và hành động cụ thể của conngười, tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực Tâm lực tạo ra động cơ bên trong củachủ thể, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người Nói cách khác, tâm lực gópphần vào việc phát huy vai trò của các yếu tố thể lực và trí lực của con người với tưcách nguồn nhân lực của xã hội
Về số lượng, Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiềunước trong khu vực và trên thế giới Nguồn nhân lực của nước ta trong thời gian qua
đã tăng một cách đáng kể về mặt lượng do sự gia tăng dân số ở mức cao và liên tụctrong nhiều năm Theo số liệu của Tổng cục thống kê, dân số nước ta từ 59.872.000người (năm 1986) lên 85.109.000 người (năm 2007); trong đó, lực lượng lao động từ27.389.000 người (năm 1986) lên 44.194.000 người (năm 2007) , đứng thứ 2 trongkhu vực và đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số Quy mô dân số đông và lựclượng lao động dồi dào vốn được coi là một thế mạnh của nước ta, là yếu tố cơ bản để
mở rộng và phát triển sản xuất Sức trẻ là đặc điểm nổi trội của tiềm năng nguồn nhânlực Việt Nam Nước ta là một trong số ít quốc gia trong khu vực có tỷ lệ về cơ cấu độtuổi của dân số và lao động khá lý tưởng (trên 50% số dân trong độ tuổi từ 15 - 60 (độtuổi lao động) và 45% trong tổng số lao động có độ tuổi dưới 54) Đây là yếu tố rấtthuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội
Về chất lượng, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở khu vực có tỷ lệ ngườilớn biết chữ và trẻ em trong độ tuổi đến trường khá cao Sau hơn 20 năm đổi mới, lựclượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta đã tăng từ 7,6% (năm 1986)lên gần 30% (năm 2007) Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo các trình độ khác nhau tăng
từ 20% vào năm 2000 lên 31,5% vào năm 2007.So với nhiều nước trong khu vực vàtrên thế giới, người lao động Việt Nam nhìn chung có những phẩm chất vượt trội như:thông minh, cần cù, chịu khó, khả năng nắm bắt các kỹ năng lao động, đặc biệt là kỹnăng sử dụng các công nghệ hiện đại tương đối nhanh Đây là lợi thế cạnh tranh quantrọng của nguồn nhân lực nước nhà trong quá trình hội nhập và tham gia thị trường laođộng quốc tế
Việc chăm sóc sức khoẻ cho các tầng lớp nhân dân đã được xã hội quan tâm Những cơ sở khám chữa bệnh được xây dựng tới tận các xã, kể
cả miền núi, vùng sâu, vùng xa Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng lên nhiều so với trước đây Thể lực của người Việt Nam đã được cải thiện hơn trước Trang thiết bị trong các bệnh viện, trong các cơ sở khám chữa bệnh ngày một đầy đủ, ngày một hiện đại hơn đáp ứng nhu cầu của người dân
Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đãđưa ra cách tính toán rất chính xác từng tiêu chí, để đánh giá và xếp hạng trình độ pháttriển của các nước trong Liên hợp quốc theo hệ tiêu chí phát triển con người (viết tắt làHDI) gồm một tiêu chí về thu nhập quốc dân đầu người (GDP/đầu người) và 2 tiêu chí
về năng lực con người (giáo dục và sức khỏe), nhấn mạnh ý tưởng coi con người là
Trang 8nguồn lực vô tận, là nhân tố quyết định, là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội.
Từ năm 1990 đến nay, UNDP hằng năm công bố báo cáo phát triển con người Báocáo của Việt Nam được xuất bản năm 2001, với chủ đề Ðổi mới vì sự nghiệp phát triểncon người, đã được đánh giá cao, được Liên hợp Quốc bình chọn tặng thưởng vào năm2006
Từ đó HDI đã trở thành công cụ xác định chiến lược phát triển của các quốc gia, thước
đo đánh giá trình độ phát triển hằng năm trên thế giới - đây thật sự là một thành quảcực kỳ to lớn của chủ nghĩa nhân văn trong thời đại mới.Trong Ðại hội đại biểu toànquốc khóa IX (năm 2001) Ðảng ta đã đưa HDI thành chỉ tiêu quốc gia
Các chỉ số HDI cơ bản được mang giá trị từ 0 đến 1; chỉ số giáo dục được coi là cógiá trị bằng 1, khi 100% số người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết; bằng 0 khi 0%
số người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết Chỉ số tuổi thọ được coi là có giá trị bằng
1, khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi; bằng 0 khi tuổi thọ bình quân chỉ đạt 25 tuổi Chỉ
số kinh tế được coi là có giá trị bằng , khi GDP bình quân đầu người đạt 40.000 USD(tính theo PPP - giá trị sức mua của đồng tiền); bằng 0, khi GDP bình quân đầu ngườichỉ đạt 100 USD (tính theo PPP)
Bảng 1 : HDI của Việt Nam thời kì 1990 – 2007
Năm Chỉ số HDI của Việt Nam Xếp hạng trên thế giới
So với nhiều nước có cùng mức GDP, Việt Nam đi đầu về các chỉ số tuổi thọ, tỉ lệ biếtchữ ở người lớn Xếp hạng tương ứng của Việt Nam ở hai chỉ số này là 56 và 57
Nỗ lực trong giáo dục đã mang lại cho Việt Nam những kết quả nổi bật Từ mộtnước có tới 95% dân số mù chữ (1945), đến nay, tỷ lệ biết chữ ở Việt Nam là 91%(2002) Kết quả đạt được trong việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đang đượcduy trì và phát huy Hiện nay, chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở đang đượctriển khai tích cực, đã có 20 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn quốc gia Một
số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện phổ cậpgiáo dục bậc trung học phổ thông Công tác giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộcthiểu số, vùng sâu, vùng xa phát triển mạnh và đạt nhiều tiến bộ Mạng lưới trường,
Trang 9lớp về cơ bản đã bảo đảm cho học sinh các dân tộc được học ngay tại xã, thôn, bản củamình.
Năm 2007, Việt Nam đứng thứ 122/177 nước: GDP/đầu người đạt 723 USD, tuổithọ tăng từ 63 tuổi (năm 1990) lên 72,5 tuổi (năm 2007), trình độ học vấn tính theo sốlớp trên đầu người tăng từ 3 - 4 lớp (trước 1990) lên 9 -12 lớp Trong khi đó, nhìn vàotổng tỉ lệ đi học tiểu học, trung học và đại học, Việt Nam xếp thứ 121, với 63,9%người trẻ được tiếp cận với giáo dục Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dụcđược phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội Năm học 2007-2008, cảnước có gần 23 triệu học sinh, sinh viên, tăng 2,86% so với năm học 2000-2001; trong
đó số học sinh học nghề tăng 2,14 lần; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,41lần; số sinh viên cao đẳng, đại học tăng 1,75 lần, nâng tỷ lệ sinh viên cao đẳng, đại họctrên một vạn dân tăng 1,6 lần, số học viên cao học và nghiên cứu sinh tăng 2,5 lần Mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trong toàn quốc Về cơ bản đã xóađược "xã trắng" về giáo dục mầm non; trường tiểu học đã có ở tất cả các xã, trườngtrung học cơ sở có ở xã hoặc cụm liên xã, trường trung học phổ thông có ở tất cả cáchuyện Các cơ sở đào tạo nghề, cao đẳng và đại học được thành lập ở hầu hết các địabàn dân cư lớn, các vùng, các địa phương, đặc biệt ở vùng chậm phát triển như TâyBắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long Các tỉnh và nhiều huyện miền núi đã cótrường nội trú và bán trú cho con em các dân tộc thiểu số Hiện nay, cả nước có trên9.000 trung tâm học tập cộng đồng, gần 700 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh
và huyện, 1.300 trung tâm tin học, nhiều trường đại học triển khai các chương trìnhđào tạo từ xa Ngoài ra, có nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ có yếu tố nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam
Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến Nội dung
dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã có tiến bộ, toàn diện hơn Trình độhiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên đượcnâng cao Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài bão lập thân, lậpnghiệp và có tinh thần tự lập và đại bộ phận đã có việc làm Chất lượng đào tạo củamột số ngành đào tạo khoa học và công nghệ đã được nâng cao một bước
Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được công nhận chuẩn quốc gia về xoá
mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở Đến12/2007 Đến 7/2008, đã có 42/63 tỉnh, thành phố (67%) đạt chuẩn phổ cập giáo dụctiểu học đúng độ tuổi; 42/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở Tỷ lệdân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của cả nước là 94%; số năm học trung bình của dân
số từ 15 tuổi trở lên là 9,6 Sự khác biệt về trình độ học vấn giữa nam và nữ ngày càngđược thu hẹp Về cơ bản nước ta đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục cơbản
Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đếntrường, giám sát, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường, đóng gópkinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau Ngân sách nhà nước đầu tư chogiáo dục tăng liên tục từ 15,5% năm 2001 lên 20% năm 2007 Trong năm 2007,khoảng 25% tổng chi phí của xã hội cho học tập là đóng góp của người dân Bên cạnh
đó, cũng đã huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức chính
trị-xã hội và đầu tư nước ngoài Những thành tựu của giáo dục nước ta đã khẳng định vai
Trang 10trò quan trọng của giáo dục trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài cho đất nước
Những năm qua, kinh tế –xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, năng suất laođộng ngày càng cao, đã tạo điều kiện cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, giúp choviệc chăm sóc con người ngày một tốt hơn Việt Nam đã quan tâm tới giáo dục đàotạo, đã đưa tỷ lệ số người biết chữ từ 5% trước đây, tới nay đã gần 90% dân số biếtchữ Nhà nước khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, tạo ra điều kiệnthuận lợi để “cả nước trở thành một xã hội học tập”( theo văn kiện đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ IX) Do trình độ học vấn được nâng lên, quan hệ xã hội, giao lưuquốc tế ngày càng được mở rộng nên tính tích cực, tính tự chủ, tính kỷ luật, sự năngđộng sáng tạo, phát huy khả năng trí tuệ tiềm tàng của con người Việt Nam đã đượcphát triển cao hơn so với trước đây rất nhiều
Đối với Việt Nam – một đất nước còn nghèo và lạc hậu, vấn đề nguồn nhân lựcchất lượng cao cũng đã được đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm
(2001-2010) của Đại hội IX Chiến lược nêu rõ: “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt từng bước phát triển kinh tế tri thức”.
Trong chiến lược phát triển đó, Đảng và Nhà nước ta coi trọng việc tăng cường nguồnlực con người, coi đó là động lực cơ bản nhất cho sự phát triển đất nước.Chúng ta đãđào tạo được một đội ngũ trí thức đông đảo, hơn mười nghìn người có trình độ trên đạihọc, hơn một triệu người có trình độ đại học đang công tác trong các lĩnh vực của đờisống xã hội Họ đã và đang có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Tính đến năm 2003, toàn quốc có 8.767.932 lao động cóchuyên môn kỹ thuật gồm các trình độ đào tạo từ sơ cấp đến sau đại học So với tổng
số lao động trong cả nước, lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm 21, 22%
Chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ nét thực trạng và cơ cấu về trình độ chuyênmôn của lao động nước ta qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Cơ cấu của lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn
kỹ thuật của cả nước năm 2003
Trình độ chuyên môn kỹ thuật Tỷ trọng cơ cấu lực lượng lao
động (%)
6 Lao động không có chuyên môn kỹ thuật 78,78
Trang 11Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam năm 2003, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2004.