Ở Pari khi đó là trung tâm của các nhà cách mạng Châu Âu, Mác thườngxuyên tiếp xúc với những nhà hoạt động cách mạng của phong trào công nhânđồng thời chuyên tâm nghiên cứu lí luận cách
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1 Giới thiệu một vài nét về Các Mác và F.Enghen
2 Sự gặp gỡ, tình bạn gắn liền với các hoạt động của Mác và Enghen
2.1 Gặp gỡ và sự kết hợp trong công việc
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Christopher đã từng viết : “ Nếu bạn hỏi tình bạn giá bao nhiêu thì bạnkhông có đủ tiền mua đâu?” Thật vậy, tình bạn là một thứ tình cảm thiêngliêng cao đẹp, là sợi dây gắn kết giữa con người với con người Nó có một ýnghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người Tình bạn được thểhiện ở việc hai người có thể cùng chia sẻ cho nhau những niềm vui hay nỗibuồn, những vướng bận trong cuộc sống cũng có khi là nơi để ta có thể gửigắm, giãy bày tâm sự Không có một định nghĩa nào có thể định nghĩa đượcchính xác tình bạn là gì?
Tình bạn giữa Các Mác và Enghen là một tình bạn như thế Vĩ đại – cảmđộng và không thể nói hết bằng lời Các Mác và Enghen đến với nhau khônghẳn chỉ là sự sẻ chia trong công việc, trong suy nghĩ mà còn là đồng cảm trongcuộc sống Họ gặp gỡ nhau trong sự thống nhất về tư tưởng , tình cảm…
Bài tiểu luận nhỏ này, đề cập đến vấn đề “ Tình bạn vĩ đại và cảm độnggiữa Các Mác và F.Enghen” Trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránhkhỏi thiếu sót, hạn chế …rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn
để bài viết được hoàn thiện hơn
Sinh viênNguyễn Như Quỳnh
Trang 4NỘI DUNG
1 Một vài nét về C.Mác và F.Enghen
Các Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố
Tơrie thuộc miền sông Ranh, một trung tâm công
nghiệp nước Phổ Cha C.Mác là một luật sư
người Do Thái , có học thức và có tư tưởng tự do
tiến bộ Ông không những là một người cha, một
người thầy mà còn là người bạn gần gũi và thân
thiết cới C.Mác Mẹ C.Mác là bà Henrietta
Presburg gốc Hà Lan, là người phụ nữ hiền thục
đảm đương công việc dạy dỗ con cái và nội trợ
trong gia đình đông con
Thuở nhỏ, Mác sống hạnh phúc giữa cha mẹ và các anh chị em Gia đình
dư dật nhưng vẫn sống giản dị cần cù lao động Từ bé, Mác đã có biệt tài về kểchuyện cổ tích Bạn bè vừa yêu quý vừa nể phục Mác.Trong trò chơi nào, Máccũng là người dẫn đầu vui vẻ nhưng khi có một việc không đồng tình Mác cũng
tỏ thái độ phản đối ngay
Năm 1930, Mác học trường trung học Tơrie, nổi tiếng là một người thôngminh Sức học của Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt nổi bật ở những lĩnh vực đòihỏi tính độc lập sáng tạo Mùa thu năm 1835, C.Mác tốt nghiệp với bài luậnvăn “ những suy nghĩ của một người thanh niên chọn nghề”, trong đó nêu lên
sứ mệnh cao cả của con người trong cuộc sống Sau đó không lâu, tháng 10năm 1835, Mác vào trường Đại học Bonn để học luật Hai tháng sau nghe theolời khuyên của bố, Mác chuyển đến học tập tại trường Đại học tổng hợp Berlin
Ở trường đại học ông, năm 1836, ngoài luật học, sử học , ngoại ngữ C.Mác bắtđầu đi sâu nghiên cứu triết học Mùa xuân năm 1837, Mác bắt đầu nghiên cứu
kĩ những tác phẩm của Hêghen, sang năm 1838 thì vùi đầu vào nghiên cứu triếthọc Cũng trong năm này, cha Mác qua đời, mẹ Mác nắm tài sản gia đình, nghe
Trang 5theo những lời gièm pha của của các bà bạn trong giới “ tai mắt” của thành phố,
đã không cho hưởng phần gia tài nếu không chịu chọn con đường công danhnhư bà mong muốn C.Mác kết thúc thời niên thiếu của mình trong hoàn cảnhhết sức khó khăn
Suốt từ năm 1839 và một phần năm 1840, C.Mác tập trung nghiên cứunhững vấn đề lịch sử triết học cổ đại Tháng 4 năm 1841, khi mới 23 tuổi Mácnhận được bằng Tiến sĩ triết học với luận án về “ sự khác nhau giữa triết học tựnhiên Đêmocrit với triết học tự nhiên Êpicua” tại trường Lêna
Tháng 4-1842, Mác về Khuên làm cộng tác viên “ Báo sông Ranh” là tờbáo của phái tư sản cấp tiến có một số quan diểm giống với phái Heghen trẻ màtrước đây Mác đã từng tham gia Ít tháng sau, C.Mác được mời làm tổng biêntập của tờ báo này Dưới sự lãnh đạo của Mác tờ báo đã nêu lên những vấn đềcấp thiết của nước Đức lúc bấy giờ: vấn đề thống nhất nước Đức, cuộc đấutranh chống chủ nghĩa quân phiệt Phổ, tình cảnh người nông dân …Do những
tư tưởng tiến bộ đó, tháng 1- 1843, tờ báo bị đóng cửa, Mác rút khỏi ban biêntập Cũng trong năm 1843, Mác đến Kroisnak, một thành phố nhỏ vùng Rhein
và ông chính thức làm lễ thành hôn với Jenny Phôn Vetxphalen( bạn thuở nhỏcủa C.Mác hơn Mác 4 tuổi) Sau khi tờ báo bị cấm, Mác cùng vợ ra nước ngoài,sang Pari rồi đến Brucxen( Bỉ) và cuối cùng cư trú lâu dài ở Luân Đôn
Ở Pari ( khi đó là trung tâm của các nhà cách mạng Châu Âu), Mác thườngxuyên tiếp xúc với những nhà hoạt động cách mạng của phong trào công nhânđồng thời chuyên tâm nghiên cứu lí luận cách mạng dân chủ tư sản Mác nghiêncứu các tác phẩm của những nhà kinh tế tư bản đặc biệt nghiên cứu lý luận giátrị lao động của các nhà kinh tế học cổ điển Anh như Adam Smith( 1723- 1790)
và David Ricardo( 1772- 1823); học thuyết chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản không tưởng của nhà hoạt động xã hội Anh Saint Simo( 1760- 1825) và nhàhoạt động xã hội Pháp Robert Owen( 1771- 1858)…Những ngày lưu lại ở Pháp
đã làm cho Mác chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộngsản chủ nghĩa Sự chuyển biến về quan điểm chính trị đó gắn liền với sự chuyển
Trang 6biến về quan điểm triết học từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật Lúcđầu còn chịu ảnh hưởng triết học Hêghen theo quan điểm chính trị phái tư sảndân chủ cách mạng, đến năm 1844, Mác đã xây dựng cho mình một học thuyếtđúng của giai cấp vô sản- chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vậtlịch sử.
Tháng 2- 1844, Mác xuất bản tạp chí “ Niên giám Pháp- Đức”, đăng nhiềubài quan trọng trong đó có Lời nói đầu cuốn “ Phê phán triết học pháp quyềncủa Hêghen” Tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử pháttriển thế giới quan của ông Qua đó, ông nêu lên rằng việc phê phán có tính chấtcách mạng đối với chế độ xã hội không chỉ hoàn toàn biểu hiện trong sự phêphán tôn giáo mà phải làm thế nào cho nhân dân vứt bỏ xiềng xích và thực sựtrở thành tự do… Những luận điểm đó đặt cơ sở cho việc giải quyết một cáchkhoa học và duy vật vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và vậtchất Nói về tình hình nước Đức, Mác đề ra nhiệm vụ giải phóng con ngườikhỏi ách áp bức bóc lột và giai cấp có thể thực hiện việc giải phóng toàn thểnhân loai phải là giai cấp vô sản Triết học có nhiệm vụ phải phục vụ quầnchúng trước hết cho giai cấp vô sản trong sự nghiệp đấu tranh tự giải phóng.Muốn vậy phải có lí luận đúng bởi “ vũ khí của sự phê phán không thể thay thếđược sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lựclượng vật chất; nhưng lí luận nào cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi
nó thâm nhập vào quần chúng” và “ cúng giống như triết học thấy giai cấp vôsản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản thấy triết học là vũ khí tinh thầncủa mình”…
Từ tháng tư đến tháng tám năm 1844, Mác viết “ Bản thảo kinh tế triết họcnăm 1844”, thực chất là những phôi thai của những tư tưởng hết sức quan trọng
mà sau này ông đã phát triển một cách khoa học trong bộ Tư Bản
Trang 7F.Enghen sinh ngày 28-11-1820( kém C.Mác hai tuổi) ở thành phố
Barmen tỉnh Rhein thuộc miền sông
Ranh-một trung tâm công nghiệp của Phổ, trong
một gia đình chủ xưởng dệt giàu có Cha là
người rất sùng đạo song trong công việc lại là
người có nghị lực, tháo vát, về chính kiến là
người bảo thủ Mẹ là người xuất thân từ môi
trường tri thức, người phụ nữ đôn hậu, nhạy
cảm đặc biệt thích hài hước, yêu thích văn
học, nghệ thuật Bà là người có ảnh hưởng rất
lớn đến Enghen và rất hi vọng vào cậu con trai này Ông ngoại của Enghen làmột giáo sư đại học về ngôn ngữ học, thường kể cho cháu ngoại mình nghechuyện về các anh hùng trong các thần thoại Hi Lạp cổ đại và trong truyềnthuyết dân gian Đức
Enghen có năng khiếu đặc biệt về ngôn ngữ, thường say mê đọc những tácphẩm văn học của Hi Lạp, La Mã, Pháp
Năm mười bốn tuổi, Enghen học ở trường trung học của thành phốBarmen Không chỉ học tập qua sách vở cũng như qua lời giảng của thầy,Enghen còn tự tìm tòi thêm, tự suy ngẫm, nêu nghi vấn và tự giải đáp chonhững thắc mắc của mình Châm ngôn của Enghen là “ Tôi nghi ngờ những gì
mà tôi chưa rõ” Do nhu cầu tra cứu, ông đã học thêm rất nhiều ngoại ngữ.Enghen có thể nói và viết thông thạo tiếng Latinh, cổ Hy Lạp, Tây Ban Nha,Pháp, Anh, Hà Lan, Ý Ngoài ra còn có thể đọc được một số thứ tiếng khácnhư tiếng Bồ Đào Nha, Ba Lan… Ngồi trên ghế nhà trường, Enghen không chỉchuyên tâm vào sách vở mà còn chơi thể thao, cưỡi ngựa, đánh kiếm, mê âmnhạc, giỏi đánh đàn piano, thích đi thăm những vùng ngoại ô… Tháng 10 năm
1834 ông chuyển đến trường trung học Elberfelder- một trường tốt nhất ở Phổlúc bấy giờ, để học tập Với một tinh thần ham học hỏi và tự lập nên ông có thái
độ bất bình và phản kháng đối với các trường học và gọi cá trường trung học ở
Trang 8Đức thời bấy giờ là “các nhà tù ” Tâm trạng đối lập với chế độ chuyên chế Phổ
đã góp phần thức tỉnh rất sớm ý thức chính trị ở chàng thanh niên này
Theo ý nguyện của người cha là đào tạo cậu con trai út thành một nhà kinhdoanh thành thạo và giàu có, năm 1837, Enghen phải bỏ dở việc học ở trườngTrung học để về buôn bán tại văn phòng của cha sau đó được đưa vào đào tạo ởmột hãng buôn của người bạn kinh doanh của cha Công việc buôn bán khôngcản trở được ông trong việc tự học về toán học, triết học, mĩ thuật, văn học …Làm việc trong hãng buôn hàng ngày thấy rõ sự bần cùng của những người thợ,
sự bóc lột tàn nhẫn, sự giả nhân, giả nghĩa của bọn chủ xưởng, Enghen cămghét chủ nghĩa tư bản và chế độ chuyên chế của nhà nước Phổ
Năm 1941, Enghen đến Béclin làm nghĩa vụ quân sự Tuy không thể phùhợp được với cảnh gò bó của trại lính Phổ, nhưng Enghen vẫn nghiên cứu nghệthuật quân sự hết sức kĩ càng Tuy luyện tập vất vả , nhưng Enghen vẫn dànhnhững thì giờ nhàn rỗi, ít ỏi để đi dự thính những buổi giảng bài ở trường Đạihọc Béclin, tham gia vào các câu lạc bộ Tiến sĩ ( nơi cách đây không lâu C.Mácvẫn thường lui tới) và tiếp xúc với phái “Hêghen trẻ ” Ngay từ những ngày đầuđến Béclin, Enghen đã được nghe nói nhiều về C.Mác “ sự thâm thúy cùng cựccủa nhà triết học- như một người bạn của Enghen nói với ông- được kết hợp với
sự trào phúng hết sức sắc sảo chứ không phải được trộn lẫn với nhau” Vì vậy,sau khi hết hạn tại ngũ tháng 11-1942, Enghen đã ghé qua Côlonho, gặp C.Mác
ở phòng chủ bút báo Rênani
Với những kinh nghiệm thực tiễn trong những năm tháng gia nhập binhđoàn pháo binh rồi được bổ sung vào ban quân sự, xây dựng các chiến lũy vàtham gia các trận đánh chống lại quân Phổ trong cuộc khởi nghĩa ở Tây Namnước Đức và theo dõi các hoạt động của quân cách mạng ở Hunggari, Enghen
đã viết nên tập “ Luận văn quân sự nổi tiếng”
Sống trong một trung tâm thành phố, từ nhỏ Enghen đã tận mắt chứng kiếncảnh bần cùng hóa của người công nhân Năm 1842, Enghen được cha pháisang Manchexto- là một trung tâm công nghiệp dệt lớn của nước Anh để làm
Trang 9việc với tư cách là một nhân viên thuộc hãng của cha ông Trái với ý muốn củacha muốn biến ông thành chủ xưởng, Enghen quyết định tìm hiểu đời sốngnhững người lao động Ông đã đi thăm những nơi công nhân sống chen chúctrong cảnh nghèo nàn bẩn thỉu và tìm đọc tất cả những gì người trước đã viết
về đời sống công nhân Đồng thời thường xuyên liên hệ mật thiết với các tổchức công nhân, tham gia các cuộc đấu tranh của họ Ba năm sau, công trìnhnghiên cứu của Enghen ra đời “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” Bằngnhững chứng cứ sinh động, Enghen đã miêu tả một cách chân thực và sâu sắcnhất cuộc sống khốn cùng của giai cấp công nhân Chính Enghen, lần đầu tiên
đã phát hiện ra rằng giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp đau khổ trong xãhội tư bản mà còn là giai cấp có sứ mệnh lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh giảiphóng giai cấp mình, đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội
Enghen cũng tham gia viết báo cáo cho tạp chí “Niên giám Pháp Đức”
-tờ báo do C.Mác xuất bản vào đầu năm 1944
Trang 102 Sự gặp gỡ, tình bạn gắn liền với các hoạt động của C.Mác và Enghen
2.1 Gặp gỡ và sự kết hợp trong công việc
Cuối năm 1843, C.Mác và Jenny
sống ở Pari Đầu năm 1944, Mác xuất
bản tờ “ Niên giám Pháp- Đức” và làm
chủ bút của tờ báo này Trong một lần
soạn những bức thư và bài báo gửi đến
cho tòa soạn, Mác chú ý đến bản thảo bài
“ Góp phần phê phán chính trị kinh tế
học” từ Manchexto ( Anh) gửi đến, tác giả là Friedrich Enghen Trong tác phẩmcủa mình, Enghen đã chỉ rõ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là cơ sở của toàn bộsinh hoạt vật chất của xã hội tư bản Mác đã say sưa đọc bản thảo một mạch từđầu đến cuối và rất vui mừng vì Enghen có những quan điểm giống mình Từ
đó hai người thường xuyên trao đổi thư từ với nhau và có lúc cả hai ngạc nhiên
vì thấy cùng ý nghĩ Lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai người là vào cuối tháng
11-1842, F.Enghen trên đường sang Manchexto ( Anh), qua Côlonho (Đức), đếntòa soạn Báo sông Ranh gặp C.Mác Tuy nhiên thời gian gặp gỡ quá ngắn ngủihai người chưa hiểu được bao nhiêu về nhau Phải mãi đến cuối tháng 8- 1844,Enghen từ Luân đôn tới Pari, sống với C Mác mười ngày Mác và Enghen đãcùng thảo luận và hoàn toàn nhất trí với nhau những vấn đề quan trọng nhất.Khi đó hai ông đã chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủnghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản khoa học Cuộc gặp gỡ đó
đã mở đầu cho thời kì cộng tác lâu dài trong sự nghiệp đấu tranh cho chủ nghĩacộng sản của hai người
Sau cuộc gặp gỡ mười ngày, Mác và Enghen trở thành hai người bạn chíthân và hết lòng cộng tác với nhau trong hoạt động sáng tạo lí luận về chủ nghĩa
xã hội khoa học và lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp côngnhân Hai người cùng chung lí tưởng đã kết thân với nhau đến cuối đời
Trang 11Lênin đã từng viết: “ Từ khi cuộc sống run rủi cho C.Mác và Enghen gặpnhau, công trình lao động suốt cuộc đời của đôi bạn ấy đã là sự nghiệp chungcủa họ”.
Thật vậy, trong công việc Mác và Enghen đã có sự cộng tác hết sức chặtchẽ
Tháng 2- 1845, C.Mác và Enghen cho ra đời cuốn sách “ Gia đình và thầnthánh” với nội dung phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của pháiHeghen trẻ mà thực chất là phê phán toàn bộ chủ nghĩa duy tâm và phươngpháp của nó, đồng thời nêu lên những nhận điểm hết súc quan trọng về vai trò
quyết định của quần chúng nhân dân tronglịch sử Hai ông cùng hợp sức viết lên côngtrình nổi tiếng “ Hệ tư tưởng Đức” ( 1845-1846), phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâmHêghen và phái Hêghen trẻ đồng thời phêphán chủ nghĩa duy vật không thống nhất củaLedwig Feurbach, nêu những luận điểm cơbản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử Đây là cuốn sách lầnđầu tiên hai lãnh tụ vô sản phân tích một cách
có hệ thống quan điểm lịch sử của chủ nghĩaduy vật
Đầu năm 1846, Mác và Enghen thành lập Uỷ ban thông tin chủ nghĩa cộngsản ở Brusel, truyền bá lí luận chủ nghĩa xã hội khoa học trong công nhân Năm 1847, Mác và Enghen nhận lời mời tham gia hội “ Đồng minh nhữngngười chính nghĩa” – một tổ chức bí mật của công nhân Đức Hai ông tích cựctham gia công tác cải tổ của hội Đồng minh Năm 1848, được sự ủy nhiệm củaĐại hội đại biểu lần thứ hai của hộ đồng minh những người cộng sản, Mác vàEnghen cùng khởi thảo và cho ra đời Cương lĩnh của hội đồng minh hay Tuyênngôn của Đảng cộng sản – văn kiện mang tính chất cương lĩnh của chủ nghĩa xã