nêu nguồn gốc của tư tưởng hồ chí minh

8 561 0
nêu nguồn gốc của tư tưởng hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BTN – môn Tư tưởng Hồ Chí Minh LỜI NÓI ĐẦU Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991) Đảng cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi vào cương lĩnh và Điều lệ của mình rằng “ Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động…”. Và trên thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thể hiện rõ giá trị lí luận và giá trị thực tiễn của nó trong đời sống xã hội. Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nhu cầu thiết yếu của xã hội. Để nghiên cứu và hiểu một cách toàn diện, sâu sắc về vai trò, giá trị, mục đích cũng như về nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết, chúng ta cần phải nắm được nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Nêu nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh” để tìm hiểu. NỘI DUNG I. Khái niệm "Tư Tưởng Hồ Chí Minh" Khi định nghĩa về "Tư tưởng Hồ Chí Minh" một số khái niệm đã được đưa ra như : trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng hay tại "Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh" của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin… Về cơ bản, một cách khái quát nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh có thể hiểu là một hệ thống tư tưởng, quan điểm cơ bản phản ánh sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thuộc địa, trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tinh hoa văn hóa dân tộc, trí tuệ nhân loại, nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp, con người. II. Nguồn gốc Tư Tưởng Hồ Chí Minh 1.1. Những giá trị truyền thống dân tộc Thứ nhất, Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thống dân tộc phong phú và bền vững. Trong những giá trị tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là cốt lõi, là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của đất nước. Lịch sử dân tộc từ văn hóa dân gian đến văn hóa bác học, từ nhân vật trong truyền thuyết 1 BTN – môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đến các anh hùng như: Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, đều đã chứng minh sâu sắc cho chúng ta thấy chân lý đó. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt, trường kỳ trong lịch sử Việt Nam. Mọi học thuyết, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào nước ta đều được tiếp nhận một cách khúc triết qua lăng kính chủ nghĩa yêu nước thuyền thống. Và chủ nghĩa yêu nước đã trở thành lực lượng vật chất cho sự nghiệp đấu tranh đựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Thứ hai, Tinh thần đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách". Người Việt Nam từ xa xưa đã quen sống gắn bó, thân thiết với xóm làng, "tối lửa tắt đèn có nhau". Truyền thống ấy trải qua mấy nghìn năm lịch sử cũng không bị mai một dù xã hội ta đã phân chia giai cấp rõ ràng từ khi bước sang thế kỷ XX. Chính vì vậy mà Người luôn nhấn mạnh chữ “đồng” trong việc kế thừa và phát huy có hiệu quả nhất truyền thống này trong sự nghiệp cách mạng của Người. Thứ ba, Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan yêu đời. Trong muôn nguy ngàn khó người lao động vẫn động viên nhau “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Tinh thần lạc quan ấy có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa dù trước mắt còn đầy gian truân khổ ải phải chịu đựng, vượt qua. Sống giữa núi rừng Việt Bắc thiếu thốn về vật chất, phải lấy rau rừng để ăn, lấy phiến đá làm giường ngủ, làm bàn làm việc. Trên bàn đá chông chênh ấy Người vẫn ung dung ngồi dịch sử Đảng hay khi bị bắt giam trong tù Người vẫn ngắm trăng, làm thơ, viết “ Nhật kí trong tù” góp phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà. Hồ Chí Minh chính là hiện thân của tinh thần lạc quan yêu đời đó. Thứ tư, Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp thành những giá trị của riêng mình. 1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại 2 BTN – môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Những giá trị phương Đông, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực trong Nho giáo, Phật giáo,…và nhiều quan điểm, tư tưởng đương thời khác. Ở Nho giáo, Người sử dụng khá nhiều mệnh đề và đưa vào đó những nội dung và ý nghĩa mới. Với sức sống mãnh liệt trong mấy ngàn năm, Nho giáo có nhiều yếu tố tích cực mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu như: triết lí hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; đó là lí tưởng về một xã hội bình trị, tức là ước vọng về một xã hội an ninh, hòa mục, một thế giới đại đồng: là triết lí nhân sinh: tu nhân dưỡng tính, chủ trương thiên tử đến thứ dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc. Hơn nữa, Nho giáo còn đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Đây là một điểm vượt trội hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị. Tiếp theo là Phật giáo - một hình thức tôn giáo vào Việt Nam từ rất sớm và ảnh hưởng rất mạnh trong nhân dân, để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa Việt Nam. Và những giá trị tốt đẹp của tôn giáo trong tư duy, hành động, cách ứng xử,… đã có ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng được hình thành sau này ở Người. Thứ nhất là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân. Thứ hai là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện. Thứ ba là tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Thứ tư là Phật giáo thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật tác, nhất nhật bất lực”, đề cao lao động, chống lười biếng. Cuối cùng, Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương gắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc. Ngoài ra, trong các bài nói bài viết của Người, ta còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn của các nhà tư tưởng phương Đông như Lão tử, Mặc tử, Quản tử,… Khi đã trở thành người macxit, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm hiểu về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện nước ta” đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Là một người Macxit tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố 3 BTN – môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp của nước nhà. Những giá trị phương Tây, trước tiên, Người chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Đại cách mạng Pháp, về tư tưởng dân chủ trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776. Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp và quyết định sống và hoạt động ở thủ đô nước Pháp có ý nghĩa lịch sử rất lớn, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời mình. Là thủ đô của nước Pháp, Pa-ri cũng đồng thời là trung tâm văn hóa - nghệ thuật của châu Âu, Người đã có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ của nước Pháp. Đến với quê hương của lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Von-te, Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ,…với những tư tưởng dân chủ của họ đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người. Nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và sự cổ vũ, dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp mà Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành. Nói đến việc kết hợp văn hóa Đông, Tây trong con người Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến sự kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh, những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo, Người lên án những giáo sĩ đại diện cho chủ nghĩa tư bản phương Tây, những kẻ nhân danh Chúa để quan hệ mật thiết với thế lực thực dân, tham gia vào guồng máy của chủ nghĩa thực dân, xâm nhập về kinh tế và quân sự, áp đặt nền văn hóa thực dân, làm xuất hiện nguy cơ bá quyền văn hóa, v.v… Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới. 1.3. Chủ nghĩa Mác-Lênin 4 BTN – môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư tưởng, lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là người trung thành, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các Đảng cộng sản và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất, "muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lê-nin". Con đường đến với chủ nghĩa Mác- Lênin của Hồ Chí Minh có những đặc điểm sau: Thứ nhất, hành trang tư tưởng khi Người ra đi tìm đường cứu nước là chủ nghĩa yêu nước cháy bỏng với một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo để có thể phân tích, đánh giá về các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX – đầu XX. Từ đó rút ra kết luận, chỉ có lòng yêu nước thì chưa đủ và cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường tư sản hay phong kiến mà các bậc sĩ phu đương thời đã chọn mà phải là một con đường khác đáp ứng tốt hơn thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc. Thứ hai, con đường cứu nước của người có sự thống nhất giữa mục đích và phương pháp cứu nước. Sau những năm tháng bôn ba, khảo nghiệm, tìm tòi khắp các châu lục Người đã rút ra một số kết luận: chủ nghĩa tư bản đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công: người lao động ở đâu cũng bị áp bức bóc lột, chà đạp: dù màu da có khác nhau, nhưng trên đời này chỉ có hai giống người “giống người áp bức, bóc lột và giống người bị áp bức bóc lột” và cũng chỉ có một tình hữu ái là thật đó là tình hữu ái vô sản. Những kết luận này là yếu tố quan trọng giúp người tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Thứ ba, khác với những nhà trí thức tư sản phương tây tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm giải quyết mặt tư duy thì Hồ Chí minh lại nhằm mục đích tìm 5 BTN – môn Tư tưởng Hồ Chí Minh kiếm kim chỉ nam cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đáp ứng nhu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người kính trọng và ủng hộ Lênin, tham gia Đảng Xã hội Pháp vì đồng tình với mục tiêu của tổ chức này với khát khao cho độc lập tự do, cho giải phóng dân tộc. Đọc tác phẩm của Lênin, Người đã thấy rõ mối quan hệ thống nhất giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Nhờ đó Người đã nghiên cứu trở lại chủ nghĩa Mác sâu hơn. Thứ tư, Khác với nhiều nhà cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin theo phương pháp luận nhận thức mácxít và theo cách cốt nắm lấy cái tinh thần, cái cốt yếu, cái bản chất và vận dụng sáng tạo lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để hoạch định đường lối, chủ trương, giải pháp và những đối sách phù hợp cho cách mạng Việt Nam khẳng định con đường cứu nước của dân tộc “muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Sự kết hợp cả hai phương pháp Đông và Tây với thực tiễn cách mạng Việt Nam đã trở thành đặc điểm đặc trưng riêng của Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển nhận thức, tư tưởng của mình. Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác - Lênin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Cho nên, có thể nói, ở Việt Nam, giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là giương cao chủ nghĩa Mác - Lênin. Muốn bảo vệ và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin một cách có hiệu quả, phải bảo vệ, quán triệt và giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là lịch sử mà cũng là lô- gíc của vấn đề. Nó giúp chỉ ra sai lầm của quan niệm đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin. 1.4. Những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh Có bao nhiêu Đảng viên Đảng xã hội Pháp là người Việt Nam và người thuộc địa đã đọc Luận cương của Lê-nin mà chỉ có một mình Nguyễn Ái Quốc tìm thấy trong đó con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước và giải phóng các dân tộc thuộc địa? Có bao nhiêu người sinh ra và lớn lên trong một gia đình 6 BTN – môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Nho giáo giống như Hồ Chí Minh?…Nhưng tại sao chỉ duy nhất một người đó là Hồ Chí Minh có được những thành công trên con đường cuộc đời cũng như con đường cách mạng của mình? Chính những cái đó là sự khẳng định cho vai trò của những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Người. Thứ nhất, đó là khả năng tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo và luôn sáng suốt trong mọi hoàn cảnh. Với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản hiện đại, Người đã đánh giá đúng bản chất của các cuộc cách mạng đó, không để bị đánh lừa bởi sự hào nhoáng bề ngoài của những khái niệm tự do, bình đẳng, bái ái,…Chính nhờ vậy, Người đã khám phá sáng tạo về lí luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, xây dựng được một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về cách mạng Việt Nam. Thứ hai, đó là sự khổ công học tập và rèn luyện để chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, những kinh nghiệm đấu tranh của các cuộc phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới để có thể tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lê nin. Thứ ba, là tâm hồn của một nhà yêu nước, lí tưởng của một người cộng sản và một trái tim nhân hậu, yêu nước, thương dân, yêu thương những người cùng khổ và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập của Tổ Quốc, vì tự do ấm no hạnh phúc của nhân dân .Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. KẾT LUẬN Xét về nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng. Cùng với thực tế của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của 7 BTN – môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh - một con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng có nhân cách phẩm chất Cách mạng cao đẹp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia. 2. Ts Nguyễn Mạnh Tường (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh- Một số nhận thức cơ bản, NXB Chính trị quốc gia. 3. http://www.slideshare.net/lekimhuong/ti-liu-mn-t-tng-h-ch-minh 4. http://www.xaydungdang.org.vn/Home/tutuonghochiminh.aspx 5. www.chinhphu.vn 6. https://sites.google.com/site/2011c12/tai-lieu-cac-mon/tu-tuong-ho-chi-minh 8 . sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tư ng Mác - Lênin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ. của tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết, chúng ta cần phải nắm được nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài Nêu nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm hiểu. NỘI. trưng riêng của Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển nhận thức, tư tưởng của mình. Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một

Ngày đăng: 08/02/2015, 15:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan