1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề Văn 11

55 906 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 363,5 KB

Nội dung

Phần làm văn: - kiểu bài biểu cảm: luyện tập về cách viết - kiểu bài tự sự: lập dàn ý, yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, tó

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ:1

HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10, GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11

A.Mục tiêu cần đạt:

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng:

- Hệ thống được chương trình ngữ văn 10 đã học tất cả các phân môn từ đọc văn,tiếng Việt đến làm văn để làm nền tảng giúp cho viêc học tiếp chương trình văn 11 tốt hơn

- Nắm được chưong trình ngữ văn11 để có cái nhìn tổng quát, chủ động

nghiên cứu và học tập chương trình ngữ văn này được tốt

- Học sinh hiểu biết nhiều hơn và yêu thích tìm hiểu về chương trình học văn

2 Phần đọc văn:

- Văn học dân gian: tìm hiểu một số thể loại tiêu biểu như sử thi, truyền

thuyết, cổ tích, truyện cười, ca dao thông qua một số tác phẩm hoặc trích đoạn nổi tiếng ( trích sử thi Đăm săn, truyên An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy, Tấm cám, Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, Ca dao than than, yêu thương, tình nghĩa, Ca dao hài hước)

- Văn hoc trung đại: tìm hiểu một số tác phẩm hoặc trích đoạn xuất sắc, có giá trị của một số tác giả lớn ở các thể loại tiêu biểu:

+ Thơ: Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi, Nhàn –

Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

Trang 2

+ Phú: sông Bach Đằng – Trương Hán Siêu

+ Cáo: Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi

+ Khúc ngâm song thất lục bát: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

+ Truyện thơ: Trích đoạn Truyện Kiều – Nguyễn Du

-Thực hành các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối

- Khái quát lịch sử tiếng Việt, những yêu cầu sử dụng tiếng Việt

4 Phần làm văn:

- kiểu bài biểu cảm: luyện tập về cách viết

- kiểu bài tự sự: lập dàn ý, yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, chọn

sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, tóm tắt văn bản tự sự

- kiểu bài thuyết minh: các hình thức kết cấu, lập dàn ý, tính chuẩn xác hấp dẫn, luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, phương pháp thuyết minh, thực hành, tóm tắt văn bản thuyết minh

- Kiểu bài nghị luận văn học: lập dàn ý , lập luận, các thao tác nghị luận, luyện tập viết đoạn văn nghị luận

- Các kiểu văn bản nhật dụng: trình bày một vấn đề, lập kế hoạch cá nhân, viết quảng cáo

5 Phần lí luận văn học:

Văn bản văn học, nội dung và hình thức của văn bản văn học

6 Phần văn học nước ngoài:

Sử thi Hi Lạp (trích Ô-đi-xê), sử thi Ấn Độ (trích Ramayana), thơ Đường trung quốc, thơ Hai-cư Nhật Bản, tiểu thuyết chương hồi trung Quốc

( tríchTam quốc diễn nghĩa)

II Giới thiệu chương trình ngữ văn lớp 11:

Trang 3

1.Phần văn học sử:

- Ôn tập về văn học trung đại

- Khái quát văn học Việt Nam tù đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

2 Phần đọc văn:

- Văn hoc trung đại: tiếp tục tìm hiểu một số tác phẩm hoặc trích đoạn xuất sắc, có giá trị của một số tác giả lớn ở các thể loại tiêu biểu:

+ Kí sự: trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác

+ Thơ thất ngôn luật Đường: Tự tình II - Hồ Xuân Hương, Câu cá mùa thu – Nguyễn

Khuyến, Thương vợ - Trần Tế Xương, Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến, Vịnh khoa thi hương – Trần Tế Xương, Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu,+ Hát nói: Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ, Hương Sơn phong cảnh

ca – Chu Mạnh Chinh

+ Hành: Bài ca ngắn đi trên bãi cát – cao Bá Quát

+ Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu

+ Chiếu: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

+ Văn chính luận: Xin lập khoa luật – Nguyễn Trường Tộ

- Văn học hiện đại:

+ Văn xuôi lãng mạn: Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân,

+Thơ lãng mạn: Hầu trời – Tản Đà, Vội vàng – Xuân Diệu, Tràng giang – Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử…

+ Văn xuôi hiện thực: Chí Phèo – Nam Cao, trích Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng, Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan

+ Văn học cách mạng: Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu, Chiều tối –

Hồ Chí Minh, Từ ấy – Tố Hữu

+ Kịch: Tác giả Vũ Như Tô - trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”

+ Văn bản nghị luận: Một thời đại trong thi ca (Trích “Thi nhân Việt Nam” – Hoài Thanh, Hoài Chân), “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” – Nguyễn An Ninh

Trang 4

3 Phần tiếng Việt:

- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

- Phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận

-Thực hành: các biện pháp tu từ thành ngữ, điển cố, lựa chọn các bộ phận trong câu, kiểu câu trong văn bản

-Đặc điểm loại hình tiếng Việt, nghĩa của câu

4 Phần làm văn:

- Kiểu bài văn nghị luận: phân tích đề, lập dàn ý, các thao tác nghị luận trong văn nghị luận, vân dụng kết hợp các thao tác trong văn nghị luận, tóm tắt văn bản nghị luận

- Các kiểu văn bản nhật dụng: Bản tin, tiểu sử tóm tắt, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

5 Phần lí luận văn học:

Thể loại văn học: Thơ, truyện, kịch, nghị luận

6 Phần văn học nước ngoài:

- Văn học thời kì Phục Hưng: kịch Sêchxpia trích Romeo Juliet

- Văn hoc Nga: thơ Puskin Tôi yêu em, Người trong bao – Sê Khốp

- Văn học Pháp:Trích Những người khốn khổ - V.Huy Gô

- Văn học Ấn Độ: Bài thơ số 28

- Văn bản chính luận: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

Trang 5

CHUYÊN ĐỀ: 2+3

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

A Mục tiêu cần đạt:

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng:

-Khắc sâu kiến thức cơ bản về văn nghị luận: khái luận, kĩ năng làm văn nghị luận

- Nắm được một số dạng đề văn nghị luận Biết cách giải quyết yêu cầu của một số đề thi cơ bản về văn nghị luận

- Học sinh hiểu biết nhiều hơn và yêu thích tìm hiểu về cách làm bài văn nghị luận

B.Nội dung thực hiện:

I Hệ thống kiến thức cơ bản về văn nghị luận :

1 khái niệm về văn nghị luận

- Văn nghị luận là loại văn chương nghị luận thuyết lí, bởi vậy còn gọi là văn thuyết lí, văn luận lí,văn luận thuyết, văn biện luận… nó lấy nghị luận làm cách thức biểu đạt chủ yếu, thông qua các phương thức logic như khái niệm, phán đoán, suy luận để trực tiếp bày tỏ nhận thức của con người đối với toàn

bộ thế giới

- Văn nghị luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục

người khác về một vấn đề nào đó Để thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng Có thể gọi ý kiến là lý còn thái độ là tình Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng Có ý kiến đúng

và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lý nữa

2 Phân loại văn nghị luận

Văn nghị luận bao gồm rất nhiều kiểu loại, chúng ta có thể phân loại văn nghị luận theo những tiêu chí khác nhau:

- phân loại theo nội dung phản ánh: chính luận, nghị luận xã hội, nghị luận

văn học ( đây chính là tiêu chí phân loại cơ bản và được chọn trong chương trình làm văn ở bậc học phổ thông ).

- phân loại theo hình thức biểu hiện: tạp văn, tiểu luận, đoản bình, chuyên luận, tâm đắc, cảm nghĩ( sau khi đọc tác phẩm), tổng kết, điều tra, báo cáo, lời khai mạc, lời bế mạc, bài diễn văn, bài( viết chuẩn bị) nói, báo cáo, lời chúc

Trang 6

mừng, lời cảm ơn…

luận (nghị luận phản bác hay luận chứng phản bác)

3.Đặc trưng của văn nghị luận

Đặc trưng của văn nghị luận biểu hiện ở 3 đặc điểm chủ yếu

- tính triết lí sâu sắc

- tính biện luận mạnh mẽ

- tính thuyết phục lớn lao

4 Yêu cầu của văn nghị luận:

Thuyết phục người đọc người nghe bằng ngôn ngữ trong sáng, lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, bằng chứng xác thực, và điều quan trọng là phải kết hợp cả

lí trí và cảm xúc của người viết

5.Những thao tác chính của văn nghị luận:

giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận

6 Hệ thống lập luận trong văn nghị luận: luận đề,luận điểm, luận cứ, luận chứng, trình tự sắp xếp các ý )

II Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội:

1 Các dạng bài văn nghị luận xã hội các thao tác làm một bào văn nghị luận xã hội

1.1 Các dạng bài văn nghị luận xã hội

NLXH thường là những vấn đề rất rộng của đời sống, học sinh lại thiếu hiểu biết xã hội, nên có ít vốn để viết NLXH hay có những câu danh ngôn, định nghĩa, khái niệm, nên chúng thường rất trừu tượng, học sinh sẽ gặp khó khăn khi phải hiểu, phải lý giải được ý nghĩa của nó, ngay từ bước đầu đã vướng phải những vấn đề "khó nuốt" như vậy huống hồ phải triển khai thành bài văn với hệ thống ý chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục

- NLXH cần ở học sinh sự linh hoạt trong nhận thức vấn đề, và từ nhận thức

đi đến trình bày cái hiểu là cả một quá trình, để áp dụng và diễn đạt những cái mình hiểu đòi hỏi học sinh phải xác định được đề vă nghị luận xã hội mà mình phải làm thuộc dạng văn nghị luận xã hội nào Thường thì có hai dạng nghị luận xã hội là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống,và một dạng nữa ít phổ biến hơn là Nghị luận về một vấn đề

xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học

1.2 Các thao tác của một bài văn NLXH

Trang 7

a Giải thích:

+ Yêu cầu đặt ra:

Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ

Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi

đã tìm hiểu được chân lý Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra một qui trình tổng quát 3 bước cho thao tác giải thích:

B1- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)

B2- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)

B3- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì?)

b Chứng minh:

+ Yêu cầu đặt ra:

Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình bằng những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịch sử, từ văn học (nếu thấy phù hợp) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc

+ Công việc cụ thể:

Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất

Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm và lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM) Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng

tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những

Trang 8

điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia Để lý lẽ và dẫn chứng có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng thành một hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại miễn sao hợp logic.

Bước kết thúc vẫn là bước vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra một qui trình tổng quát theo 3 bước:

B1- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên

B1- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần

- Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:

2 Cách làm bài nghị luận xã hội:

2.1 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

Trang 9

* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).

Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:

- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó

giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề

- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội

dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập

* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận (…)

Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề Phần này thực chất là trả lời câu

hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào?

* Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)

* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):

- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…

- Đề xuất phương châm đúng đắn…

c Kết bài:

- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)

- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

2.2 Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

a Mở bài:

Trang 10

- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc

mà xã hội ngày nay cần quan tâm

- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài

- Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:

+ Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)

+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan (…)

+ Nguyên nhân chủ quan (…)

* Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…)

* Đề xuất những giải pháp:

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục

- Về phía cơ quan chức năng (…)

- Về phía mỗi cá nhân (…)

c Kết bài:

- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)

- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)

Trang 11

3 Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học:

Lưu ý:

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học

- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)

* Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở

bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời

sống như đã nêu ở trên (…)

*Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn “chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ

c Kết bài:

- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra (…)

- Liên hệ thực tế và bản thân (…)

VÍ DỤ MỘT SỐ ĐỀ BÀI:

- Từ tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp, hãy bày tỏ

suy nghĩ của mình về nghị lực của con người và tuổi trẻ của con người

Trang 12

- Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” Từ câu tục

ngữ này, hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay

Từ việc học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, hãy

bàn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người trong xã hội

- Bày tỏ quan niệm sống của anh chị sau khi học vở kịch “Hồn Trương

Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

3 Thực hành một số đề bài:

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về câu nói:

“Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình

- Đúng vậy, ước mơ là nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên, sống

có mục đích, có tương lai, hạnh phúc Một câu nói đáng để ta suy ngẫm: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.

2 Thân bài:

a Giải thích câu nói:

- Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được

- Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng” Sự ví

von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình

- Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực

- Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực

Trang 13

b Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:

Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”?

- Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú Có những

ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả; có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ bay theo đời người; ước mơ là vô tận Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ

- Ước mơ đủ lớn cũng như một cái cây phải được ươm mầm rồi trưởng thành Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và

nảy mầm rồi dần lớn lên Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, vinh nhục, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn

+ Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã đạt được điều mình mơ ước

+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình

- Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng khó có thể đạt được:

+ Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những

em bé mắc bệnh hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.+ Ước mơ cũng không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu

ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám…

c Đánh giá, rút ra bài học:

- Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước

mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể

không…” Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có

riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình

- Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không, xin người hãy tự tin Nếu

sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực

mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán Cuộc đời

Trang 14

sẽ chẳng đạt đạt được điều gì mình mong muốn, sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.

- Bài học nhận thức, hành động: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng Thuyền gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng hướng thuyền Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao Mỗi người chúng ta hãy có cho mình một ước mơ, hi vọng Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!

3 Kết bài:

- Liên hệ ước mơ, khát vọng của bản thân

- Cần có ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng, biến ước mơ thành hiện thực

III Kĩ năng làm văn nghị luận văn học:

1 Một số chú ý khi làm bài văn nghị luận văn học:

- Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…

- Khi làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:

+ Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi

+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…

+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ, )

+ Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…

- Ở bài nghị luận văn học, phải thật sự hiểu và cảm được văn bản tác phẩm Làm văn là trình bày những hiểu biết của mình về những vấn đề của tác

phẩm, làm sao cho người đọc thấy được cái hay, cái đẹp và những vấn đề tư tưởng mà thông qua tác phẩm nhà văn, nhà thơ muốn đề cập Vì thế, phải đọc

kỹ văn bản văn xuôi, ghi nhớ những dẫn chứng cần thiết; thơ thì phải thuộc nằm lòng, không thuộc không thể cảm được thơ

2 Kĩ năng tìm hiểu đề trong bài nghị luận văn học

- Việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây:

CH1 Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy

Có 2 dạng đề:

Trang 15

+ Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài + Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề.

CH 2 Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề

thường gặp:

- Bình giảng một đoạn thơ

-Phân tích một bài thơ

- Phân tích một đoạn thơ

- Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi

- Phân tích nhân vật

- Phân tích một hình tượng

- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,…

CH3 Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?

CH 4 Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu3.Kĩ năng tìm ý trong làm văn nghị luận văn học

- Tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến

- Trả lời các câu hỏi:

+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?

+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất

mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?

(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tách rời giá trị nội dung và nghệ thuật.)

3 Cách làm các dạng đề nghị luận văn học cơ bản:

Đề : Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quần thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước” (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyển tập, NXB Giáo dục, 2010)

Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) với ý kiến trên (Ngữ văn 12, tập một tr.91)

Nghị luận về văn học sử thường là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát

chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học,

… Để lập ý cho bài văn viết, học sinh cần nắm được các yếu tố về hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn văn học hoặc đặc điểm thời đại và hoàn cảnh sống của

Trang 16

tác giả, lí giải được tại sao có những đặc điểm đó, nêu những biểu hiện của đặc điểm đó trong các tác phẩm, thấy đóng góp của vấn đề trong tiến trình phát triển của văn học.

- Nghị luận về lí luận văn học:

Ví dụ:

Đề 1 Bàn về truyện ngắn, có người viết: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của

truyện ngắn, là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết” (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992, tr.253)

Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên?

Đề 2 Bàn về đọc sách, nhất là đọc tác phẩm văn học lớn, người xưa nói:

“Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài” (Dẫn theo Lâm Ngữ Đường, sống đẹp, Nguyễn Hiền Lê dịch, NXB Tao đàn, Sài Gòn, 1965).Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? (Ngữ văn 12, tập một, tr.1965)

Nghị luận về lí luận văn học thường là các ý kiến bàn về những đặc trưng

cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch,… các vấn đề thuộc phạm vi lí luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật,

… Để lập ý cho bài viết, học sinh cần xác định rõ vấn đề nghị luận, bàn đến vấn đề gì, thuộc phạm vi nào? Tại sao lại nói như thế? Nội dung ấy được biểu hiện như thế nào qua tác phẩm văn học tiêu biểu?

- Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học:

Ví dụ:

Đề 1 Trong truyện Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có nêu lên

quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ra và ra ngoài cả nước ta”

Anh (chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau: Chị em Chiến, Việt (Ngữ văn 12, tập hai, tr.68)

Đề 2 Trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng),

Nguyễn Khoa Điềm viết:

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Có thể nói hai câu thơ trên đã thể hiện tập trung những đặc sắc nổi bật về nội

Trang 17

dung và nghệ thuật của đoạn trích Qua sự phân tích đoạn thơ, anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó.

Nghị luận về vấn đề trong tác phẩm văn học: Thường là các ý kiến đánh

giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật,… Để lập ý, học sinh cần hiểu kĩ, hiểu sâu về tác phẩm, biết cách huy động kiến thức để làm sáng tỏ vấn đề Cụ thể như: nêu xuất xứ của vấn đề (Xuất hiện ở phần nào của tác phẩm? Ai nói? Nói trong hoàn cảnh nào?,…), phân tích những biểu hiện cụ thể của vấn đề (Được biểu hiện như thế nào? Những dẫn chứng cụ thể

để chứng minh,…) Từ đó đánh giá ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm văn học

b Cách lập dàn ý:

Tùy theo đối tượng và phạm vi các vấn đề được đưa ra bàn bạc mà có thể

có các cách triển khai khác nhau Tuy vậy, mục đích của bài học vẫn phải là hướng đến việc rèn luyện các kĩ năng tạo dựng một bài văn bản nghị luận nên nội dung có thể hết sức phong phú nhưng người viết vẫn phải tuân theo những thao tác và các bước cơ bản của văn nghị luận Có thể khái quát mô hình chung để triển khai bài viết như sau:

• Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến

- Giới hạn phạm vi tư liệu

• Thân bài:

Giải thích, làm rõ vấn đề:

+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc

Nhiệm vụ của người làm bài là phải tường minh, cụ thể hóa những vấn đề ấy

để từ đó triển khai bài viết

+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?

- Bàn bạc, khẳng định vấn đề Có thể lập luận theo cách sau:

+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?

+ Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?

+ Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học

Trang 18

+ Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.

3.2 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:

a Các dạng bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ và cách lập ý

- Đối tượng của bài văn nghị luận về thơ rất đa dạng: Có thể là một đoạn thơ, bài thơ, một hình tượng, có thể là giá trị chung của đoạn thơ, bài thơ, có thể chỉ là một khía cạnh, một phương diện nội dung hoặc nghệ thuật

Ví dụ:

Đề 1

Hãy phân tích khổ thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa Lòng quê dờn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Ngữ văn 12, tập một)

Đề 2

Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

- Các bước tìm ý, lập ý cho làm bài vưn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:

+ Đọc kỹ bài thơ, đoạn thơ, đi vào tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, câu từ… của bài thơ, đoạn thơ đó; rút ra những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, làm cơ sở để nêu nhận xét đánh giá

+ Nêu nhận xét, đánh giá về bài thơ, đoạn thơ

+ Sử dụng luận cứ để thuyết phục người đọc về nhận xét của mình

b Cách lập dàn ý

Đảm bảo bố cục: 3 phần

- Mở bài: Giới thiệu khái quát đoạn thơ, bài thơ và vấn đề cần nghị luận

- Thân bài: Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ

- Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ, bài thơ

Trang 19

3.3 Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:

a.Các dạng bài nghị luận về đoạn trích,tác phẩm văn xuôi và cách lập dàn ý

Đối tượng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm, của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau

- Nghị luận về giá trị nội dung tác phẩm, đoạn trích

Ví dụ:

Đề 1 Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao)

Đề 2 Bức tranh ngày tàn và ý nghĩa của nó trong “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)

Nghị luận về giá trị nội dung thường xoay quanh hai giá trị cơ bản là giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực Cần bám vào các biểu hiện của giá trị nhân đạo (trân trọng đề cao, ngợi ca, bênh vực phẩm chất tốt đẹp, cảm thông, chia sẻ với nỗi đau khổ bất hạnh của con người, lên án tố cáo thế lực áp bức trong xã hội, …) và giá trị hiện thực (tính chân thật, sâu sắc, mức độ điển hình trong miêu tả và phản ánh tực tại cuộc sống,…) để lập ý cho bài viết

- Nghị luận về giá trị nghệ thuật

Trang 20

xuôi và giá trị chúng như: cách xây dựng cốt truyện, tình huống, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện, giọng điệu trần thuật, chi tiết nghệ thuật,…

Đề 1 Tính thống nhất và sự vận động trong phong cách nghệ thuật của

Nguyễn Tuân qua hai tác phẩm Chữ người tử tù và Người lái đò Sông Đà

Đề 2 So sánh vẻ đẹp hai dòng sông qua hai tác phẩm Người lái đò Sông Đà

và Ai đă đặt tên cho dòng sông? Để thấy nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nghị luận về một giá trị nội dung, nghệ thuật, một phương diện hay một khía cạnh của nhiều tác phẩm, đoạn trích khác nhau yêu cầu chỉ ra nét chung và nét riêng trên cơ sở một số tiêu chí về nội dung và nghệ thuật cho hợp lí

b Cách lập dàn ý

Đảm bảo bố cục 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận

- Thân bài: Mỗi ý kiến nhận xét về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hay tác phẩm triển khai thành một luận điểm Trong từng luận điểm sử dụng các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) làm sáng tỏ

Trang 21

- Kết bài: Đánh giá về ý nghĩa, vị trí, vai trò của tác phẩm trong sự nghiệp tác giả, trong giai đoạn văn học, đối với thời đại; vị trí, ý nghĩa của đoạn trich trong toàn tác phẩm, hoặc của vấn đề nghị luận.

Trang 22

CHUYÊN ĐỀ: 10+11

VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CM THÁNG TÁM 1945

A Mục tiêu cần đạt:

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng:

- Khắc sâu kiến thức cơ bản về văn học giai đoạn này

- Nắm được một số dạng đề văn về giai đoạn văn học này Biết cách giải quyết yêu cầu của một số đề thi cơ bản

- Học sinh hiểu biết nhiều hơn và yêu thích tìm hiểu về gia đoạn văn học này

để làm cơ sở cho việc tìm hiểu các tác giả tác phẩm cụ thể ở các bài học sau

B.Nội dung thực hiện:

+ Nghề in, báo chí phát triển

+ Chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm

+ Sức mạnh của dân tộc, nền văn hoá Việt Nam vươn lên phát triển theo xu thế lịch sử và thời đại

+ Thoát ra khỏi thi pháp trung đại, tiếp nhận và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, trực tiếp là nền văn hoá Pháp

- Hiện đại hoá diễn ra qua ba giai đoạn:

+ Giai đoạn thứ nhất khoảng 20 năm đầu thế kỉ XX Các kĩ thi chữ Hán còn diễn ra cho đến năm 1915 và 1918 Chữ Quốc ngữ được phổ biến ngày một rộng rãi, nhất là học sinh trong các trường Pháp - Việt và tầng lớp thi dân Báo chí dịch thuật, tác phẩm, truyện kí của mấy cây bút Nam Kí xuất hiện và phát triển

Trang 23

+ Giai đoạn thứ hai khoảng từ năm 1920-1930: báo chí (tạp chí, nhật báo…) phát triển nhiều nhất là ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Hà Nội Nhiều nhà báo, nhà văn, có tên tuổi xuất hiện với nhiều thể loại:

Thơ: Tản Đà

Tiểu thuyết: Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách

Truyện ngắn: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học

Kịch: Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc

- Giai đoạn thứ ba từ 1930-1945: đổi mới toàn diện, phát triển rực rỡ

+ Có hàng trăm tờ báo (nhật báo, tuần báo, tạp chí, bút kí…)

+ Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ có nhiều thành tựu đặc sắc

+ Phóng sự, nguyệt san, bán nguyệt san được phát hành và phê bình văn học

ra đời với một số cây bút tài năng như Vũ Trọng Phụng, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh…

Sau nửa thế kỉ đổi mới và phát triển, nền văn học Việt Nam mang một tầm vóc mới: nền văn học hiện đại

2 Nhịp độ phát triển mau lẹ

- Nguyên nhân chính:

+ Sự thúc bách và yêu cầu của thời đại, của nền văn hoá Việt Nam và tinh thần tự cường của dân tộc qua các phong trào yêu nước và cách mạng

+ Vai trò của tầng lớp Tây học

+ Ảnh hưởng văn hoá phương Tây, văn hoá Pháp

+ Nhu cầu văn hoá của độc giả ngày một nhiều và rộng lớn

Vũ Ngọc Phan nói: "Ở nước ta, một năm có thể kể như ba mươi năm của người" (Nhà văn hiện đại).

3 Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng văn học

- Nguyên nhân: sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm

mĩ dẫn đến sự phân hoá thành nhiều xu hướng trong nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

- Có hai xu hướng văn học chính:

Trang 24

+ Bộ phận văn học công khai (hợp pháp): Tự lực văn đoàn, thơ văn lãng mạn, văn học hiện thực, tạp chí Thanh Nghị, báo Ngày nay,v.v…

+ Bộ phận văn học không công khai (bất hợp pháp): Thơ văn yêu nước và cách mạng: thơ văn của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc

Kháng, của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Từ ấy của Tố Hữu,vv…

II Thành tựu văn học từ thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

1 Về nội dung, tư tưởng

- Tiếp tục và phát huy lòng yêu nước

- Thấm đượm tinh thần nhân đạo

- Nêu cao tinh thần dân chủ (Có thể coi đây là nội dung mới nhất)

2 Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học

- Câu văn Quốc ngữ giản dị, uyển chuyển, tinh luyện

- Thơ mới (1932-1941) mang ý nghĩa, tầm vóc "Một thời đại thi ca"

- Các tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, phóng sự phát triển, hiện đại có nhiều thành tựu rực rỡ: Nhóm Tự lực văn đoàn, văn học hiện thực phê phán

- Phê bình văn học phát triển: Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Hoài Chân, Hải Triều, Đặng Thai Mai

- Kịch nói với nhiều tên tuổi: Vũ Đình Long, Thế Lữ, Nguyễn Huy

Tưởng,v.v…

- Câu văn Quốc ngữ giản dị, uyển chuyển, tinh luyện

Tóm lại, văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám

đã hiện đại hoá và đổi mới toàn diện từ ngôn ngữ đến thể loại, từ ngôn ngữ đến cảm hứng, từ đề tài đến thi pháp Nó tạo tiền đề cho văn học kháng chiến thời chống Pháp, chống Mĩ và thời kì hội nhập sau này đưa nền văn học Việt Nam lên một tầm vóc mới trong khu vực và trên thế giới

II Luyện tập, rèn kĩ năng:

Trang 25

2 Giải thích vì sao văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 lại hình thành nên đặc điểm: hiện đại hóa, nhịp độ phát triển mau lẹ, phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng văn học?

Vì những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

+ Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trước và sau thế chiến I 1918)

(1914-+ Các tầng lớp trí thức Tây học, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, tầng lớp thi

dân… ra đời

+ Nghề in, báo chí phát triển

+ Chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm

+ Sức mạnh của dân tộc, nền văn hoá Việt Nam vươn lên phát triển theo xu thế lịch sử và thời đại

+ Thoát ra khỏi thi pháp trung đại, tiếp nhận và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, trực tiếp là nền văn hoá Pháp + Sự thúc bách và yêu cầu của thời đại, của nền văn hoá Việt Nam và tinh thần tự cường của dân tộc qua các phong trào yêu nước và cách mạng

+ Vai trò của tầng lớp Tây học

+ Ảnh hưởng văn hoá phương Tây, văn hoá Pháp

+ Nhu cầu văn hoá của độc giả ngày một nhiều và rộng lớn

+ Sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ dẫn đến

sự phân hoá thành nhiều xu hướng trong nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ

XX đến năm 1945

3.Những truyền thống tư tưởng lớn của lịch sử văn học Việt Nam là gì? Giai đoạn văn học này đã có đóng góp như thế nào vào truyền thống đó? Hãy lấy dẫn chứng để minh họa

- Đem đến cho những truyền thống lớn của văn học dân tộc một tình thần mới Tinh thần dân chủ:

+ Yêu nước gắn liền với yêu dân, lí tưởng XHCN, tinh thần quốc tế vô sản; chủ nghĩa anh hùng mới của thời đại

+ Yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng Việt

+ Quan tâm tới những con người bình thường nhỏ bé trong xã hội, thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của mỗi cá nhân, đòi hỏi phát huy cao độ tài năng của mỗi con người thấm thía xót thương những cuộc sống mờ nhạt, vô

nghĩa…

Trang 26

4 Hãy kể tên các thể loại mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945( mỗi thể loại cần nêu tác giả, tác phẩm tiêu biểu )

-

Tiểu thuyết

+ Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách

+ Tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn

+ Tiểu thuyết hiện thực

-

Truyện ngắn:

+ Truyện ngắn buổi đầu của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học

+ Truyện trào phúng của Nguyễn Công Hoan

+ Truyện trữ tình của Thạch Lam,Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh

+ Truyện phong tục của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân,

+ Truyện ngắn hiện thực của Nam Cao

-

Phóng sự: Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Lê Văn Hiến

- Bút kí, tùy bút : Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Xuân Diệu,

( gợi ý: tác phẩm “Nhớ rừng” của Thế Lữ, trích đoạn kí của Thạch Lam )

Trang 27

CHUYÊN ĐỀ: 12+13

CÁC DẠNG ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN

VỀ TÁC PHẨM VĂN XUÔI

A Mục tiêu cần đạt:

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng:

- Khắc sâu kiến thức cơ bản về các dạng đề văn về tác phẩm văn xuôi

- Nắm được một số dạng đề văn về tác phẩm văn xuôi Biết cách giải quyết yêu cầu của một số đề thi cơ bản về tác phẩm văn xuôi

- Học sinh hiểu biết nhiều hơn và yêu thích tìm hiểu về cách làm bài văn về tác phẩm văn xuôi

B.Nội dung thực hiện:

I Hệ thống kiến thức cơ bản về các dạng đề văn về tác phẩm văn xuôi :

1 Các dạng bài nghị luận về đoạn trích,tác phẩm văn xuôi và cách lập dàn ý:

Đối tượng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm, của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau

- Nghị luận về giá trị nội dung tác phẩm, đoạn trích

áp bức trong xã hội, …) và giá trị hiện thực (tính chân thật, sâu sắc, mức độ điển hình trong miêu tả và phản ánh tực tại cuộc sống,) để lập ý cho bài viết

- Nghị luận về giá trị nghệ thuật

Đề 1 Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm “Chữ người tử tù”

(Nguyễn Tuân)

Ngày đăng: 08/02/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w