Đề tài : Quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường tàu viễn dương

221 451 1
Đề tài : Quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường tàu viễn dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐHKH TỰ NHIÊN BÁO CÁO NGHIỆM THU QUẢN LÝ SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG TÀU VIỄN DƯƠNG TRẦN TRIẾT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 4 / 2010 ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NGHIỆM THU QUẢN LÝ SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG TÀU VIỄN DƯƠNG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (Ký tên) TRẦN TRIẾT CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ (Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 4/ 2010 MỤC LỤC Tóm tắt I Summary II Mục lục III Danh sách bảng V Danh sách hình VI Báo cáo kỹ thuật Quyết toán kinh phí TÓM TẮT Đề tài "Quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường tàu viễn dương" được Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia TPHCM, thực hiện từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2009. Đề tài đã tiến hành phân tích số liệu tàu viễn dương cập cảng TPHCM trong giai đoạn 10 năm 1999-2008, thu mẫu nước dằn tàu cập cảng để phân tích các đặc điểm lý – hóa – sinh học, phân tích tình hình quản lý nước dằn tàu tại cảng TPHCM và áp dụng thử nghiệm biểu mẫu khai báo của Tổ chức hàng hải quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng tàu cập cảng TPHCM hàng năm rất lớn, trung bình khoảng 5.000 tàu mỗi năm, xuất phát từ nhiều nước khác nhau thuộc hầu hết các châu lục trên thế giới. Ước tính khối lượng nước dằn tàu xả ra tại cảng vào khoảng 12 đến 20 triệu mét khối/năm. Như vậy sinh vật đi theo nước dằn tàu vào cảng TPHCM rất đa dạng với số lượng lớn. Kết quả phân tích lý, hóa cho thấy một tỉ lệ lớn các mẫu nước dằn tàu là nước ngọt hoặc nước lợ. Thành phần phiêu sinh thực vật và động vật cũng có nhiều loài nước ngọt hay nước lợ. Điều này cho thấy nhiều tàu đã không tiến hành trao đổi nước dằn ngoài khơi trước khi cập cảng TPHCM. Hiện nay Cảng TPHCM không bắt buộc các tàu phải khai báo về nước dằn trước khi cập cảng, cũng như không quy định bắc buộc việc trao đổi nước dằn ngoài khơi. Nhiều tàu đã không khai báo mặc dù có xả nước tại cảng. Từ các kết quả nghiên cứu đề tài đã đề xuất một quy trình quản lý nước dằn tàu, bao gồm các điểm chính như sau: • Công bố tiêu chuẩn an toàn sinh học nước dằn tàu cho Việt Nam. • Yêu cầu các tàu khai báo về tình hình nước dằn tàu trước khi cập cảng. • Yêu cầu các tàu tuân thủ quy định trao đổi nước dằn ngoài khơi trước khi xả nước tại cảng. • Ban hành quy chế kiểm tra, xử phạt đối với các tàu không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sinh học. • Việt Nam nên tham gia Công ước quốc tế về quản lý nước dằn tàu.  I ABSTRACT The research project "Management of invasive alien species invaded via ballast water" was implemented by the Faculty of Biology, University of science, Vietnam National University – Ho Chi Minh City from January 2008 to December 2009. The project analyzed ten-year ship arrival data 1999-2008, collected ballast water samples from ships arrived at Ho Chi Minh City (HCMC) ports and analyzed for basic physical, chemical and biological properties, evaluated current practices regarding ballast water management at HCMC ports and applied - on a trial basis - the ballast water reporting procedure recommended by the International Maritime Organization. Results of the study revealed a large number of ships arrived at HCMC ports, averaging 5,000 ship each year. These ships came from many different countries of all continents. An estimated 12 – 20 million cubic meters of ballast water was discharged at HCMC ports each year. A vast array of alien species, therefore, is arriving in large quantities at HCMC ports every year via ballast water. A significant proportion of ballast water samples was either fresh or brackish water. There were also fresh/brackish water planktons identified from the samples. This is an evident to show that many ships did not exchange ballast water at sea before discharging at HCMC ports according to international regulation. Currently, HCMC ports do not require ships to report ballast water management before arrival and do not enforce ballast water exchange regulation. Many ships did not report to HCMC port authority even though they discharged ballast water at port. A new ballast water management plan was proposed with the following main points: • A ballast water biosafety regulation is to be established for Vietnam • Ships are required to report ballast water management before arriving at HCMC ports • Ships are required to comply with ballast water exchange regulation. • A control and punishment procedure is to be established and enforced. • Vietnam considers rectifying the International Convention for the Control and Management of Ships Ballast Water & Sediments.  II Mục lục Phần mở đầu 1 Chương I: Tổng quan tài liệu 3 1.1 Nước dằn tàu 3 1.2 Sinh vật vận chuyển trong nước dằn tàu 4 1.3 Các phương pháp xử lý trong nước dằn tàu 7 1.4 Qui định quốc tế về quản lý nước dằn tàu 9 1.5 Cảng Sài Gòn 10 Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 12 2.1 Số liệu ra vào cảng 12 2.2 Cơ sở dữ liệu quản lý nước dằn tàu 12 2.3 Thu mẫu nước dằn tàu và nước sông tại cảng 12 2.4 Thử nghiệm qui trình khai báo nước dằn tàu 17 2.5 Phân tích các chỉ tiêu lý hóa 17 2.6 Phân tích các chỉ tiêu sinh vật 18 Chương III: Kết quả và thảo luận 19 3.1 Tình hình tàu cập cảng thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1999-2008 19 3.2 Kết quả phân tích mẫu nước dằn tàu và nước sông tại cảng 25 3.3 Kết quả phân tích phiêu sinh thực vật trong mẫu nước dằn tàu 30 3.4 Kết quả phân tích phiêu sinh động vật 36 3.4.1 Thành phần loài trong phiêu sinh động vật trong mẫu nước dằn tàu 36 3.4.2 Tương quan giữa số lượng phiêu sinh động vật và thời gian chứa trong khoang của mẫu nước dằn tàu 37  III 3.4.3 Các loài phiêu sinh động vật lạ có trong mẫu nước dằn tàu 38 3.4.4 Đánh giá phiêu sinh động vật lạ với cảng và hệ thống sông Sài Gòn 46 3.5 Quản lý nước dằn tàu tại cảng 46 3.5.1 Quy định quốc tế về việc áp dụng tại một số nước 46 3.5.2 Kết quả thử nghiệm sử dụng mẫu khai báo của IMO 49 3.5.3 Ước tính thể tích nước dằn tàu xả ra tại cụm cảng TPHCM 52 3.5.4 Quy trình xử lý nước dằn tàu hiện nay tại hệ thống cảng TPHCM 53 3.5.5 Đề xuất quy trình quản lý nước dằn tàu cho cụm cảng TPHCM 55 Chương IV: Kết luận và kiến nghị 57 4.1 Kết luận 57 4.2 Kiến nghị 58 Tài liệu tham khảo Phụ lục Phụ lục 1: Mẫu khai báo nước dằn tàu do Viện Smithsonian chuyển giao và cơ sở dữ liệu trên nền Microsoft ACCESS. i Phụ lục 2: Số liệu phân tích các chỉ tiêu lý hóa mẫu nước dằn tàu và mẫu nước sông tại cảng. iii Phụ lục 3: Phiêu sinh thực vật xi Phụ lục 4: Thành phần và số lượng loài phiêu sinh động vật có trong 78 mẫu của 200 mẫu nước dằn tàu. xxxv Phụ lục 5: Ballast water risk assessment for Saigon port, Vietnam l Phụ lục 6: Quản lý sinh vật ngoại lai xâm nhập qua nước dằn tàu lxii  IV DANH SÁCH BẢNG SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG 1.1 Quy định về số lượng sinh vật cho phép trong nước dằn tàu xả ra tại cảng. 10 1.2 Sản lượng container 11 2.1 Mô tả các loại khoang chứa nước dằn và các ký hiệu các loại khoang. 13 3.1 Danh sách các nước có tàu xuất phát đến cảng TPHCM giai đoạn 1999-2008. 23 3.2 Các nước có tàu thường xuyên xuất phát đến cảng TPHCM giai đoạn 1999 – 2008. 24 3.3 Số lượng và tỉ lệ phần trăm các tàu không tải hoặc ít tải (chở ít hơn 25% tải trọng của tàu) vào cảng TPHCM giai đoạn 1999- 2008. 25 3.4 Số liệu thống kê cơ bản các chỉ tiêu lý – hóa của mẫu nước dằn tàu và nước sông. Ghi chú Ballast = mẫu nước dằn tàu; River = mẫu nước sông. 29 3.5 So sánh sự xuất hiện các giống phiêu sinh thực vật trong nước dằn tàu và ngoài sông 33 3.6 Phân loại môi trường sống của 40 chi phiêu sinh. 34 3.7 Các taxa Phiêu sinh động vật lạ có trong mẫu nước dằn tàu. 38 3.8 Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài Amphiascus sp. trong các mẫu nước dằn tàu thu được trong đề tài. 39 3.9 Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài Bestiolina sp. 41 3.10 Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài Harpacticus sp. 41 3.11 Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài Hemicyclops sp. 42 3.12 Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài Pseudodiaptomus sp. 44 3.13 Ước tính khối lượng nước dằn tàu xả ra tại cảng TPHCM giai đoạn 2005-2008 (đơn vị triệu m 3 ). 53 3.14 Kết quả xử lý nước dằn tàu tại Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế từ 1997 đến 2008. 54    V DANHSÁCHHÌNH SỐ TÊN HÌNH ẢNH TRANG 1.1 Hoạt động bơm và xả nước dằn tàu của tàu thuyền. 4 1.2 Mơ hình trao đổi nước dằn tàu ngồi khơi để giảm bớt số lượng sinh vật ngoại lai (Matheickal & Raaymakers 2004). 8 1.3 Mơ hình hệ thống xử lý bằng nhiệt (Matheickal & Raaymakers 2004). 9 1.4 Tổng sản lượng thông qua cảng Sài Gòn. 11 2.1 Vị trí các khu vực cảng có thu mẫu nước dằn tàu. 13 2.2 Sơ đồ các vị trí của các khoang chứa nước dằn tàu và ống Souding Pipe của tàu M.V.OTANABHUM (IMO 9338319 thu mẫu ngày 26/12/2008) 14 2.3 Quy trình lấy mẫu nước dằn tàu. 15 2.4 Thu mẫu nước dằn tàu bằng bơm tay. 16 2.5 Thu mẫu nước dằn tàu bằng bơm máy. 16 2.6 Thu mẫu nước dằn tàu qua nắp hầm của khoang chứa nước dằn tàu (main hold). 16 2.7 Thu mẫu nước dằn tàu bằng bơm máy của tàu. 16 3.1 Số lượt tàu viễn dương cập cảng TPHCM giai đoạn 1999 – 2008. 20 3.2 Tỉ lệ các loại tàu trong tổng số tàu đến cảng TPHCM giai đoạn 1999-2008. 20 3.3 Xu hướng biến động số lượt các loại tàu cập cảng TPHCM giai đoạn 1999 – 2008. 21 3.4 Tỉ lệ các loại tàu đến cảng TPHCM giai đoạn 2005-2008. 21 3.5 Tỉ lệ các nước có tàu xuất phát đến cảng TPHCM giai đoạn 2005- 2008. 22 3.6 Các nước có nhiều tàu xuất phát đến TPHCM giai đoạn 1999- 2008. 22 3.7 Tỉ lệ phần trăm các tàu khơng tải hoặc ít tải (chở ít hơn 25% tải trọng của tàu) vào cảng TPHCM giai đoạn 1999-2008. 25 3.8 Nguồn gốc các mẫu nước dằn tàu đã thu trong đề tài. 26 3.9 Biểu đồ hình hộp so sánh giá trị các chỉ tiêu lý hóa căn bản giữa mẫu nước dằn tàu và nước sơng thu được trong đề tài. 28 3.10 Thống kê độ mặn của 200 mẫu nước dằn tàu thu được trong đề tài. 29 3.11 Số lượng mẫu có chứa thành phần phiêu sinh thực vật trong nước dằn tàu thu tại mỗi quốc gia. 30 3.12 Số chi phiêu sinh thực vật trong mỗi lớp. 31 1.13 Nguồn gốc mẫu nước dằn tàu và mẫu có phiêu sinh động vật theo quốc gia. 36 3.14 Tương quan giữa số lượng lồi phiêu sinh động vật có trong mẫu với thời gian chứa trong khoang của nước dằn tàu. 37 3.15 Amphiascus và khu vực phân bố. 40  VI SỐ TÊN HÌNH ẢNH TRANG 3.16 Bestiolina sp. 41 3.17 Jalysus sp. 41 3.18 Harpacticus và khu vực phân bố. 42 3.19 Hemicyclops sp. 43 3.20 Kelleria và khu vực phân bố. 43 3.21 Pseudodiaptomus clevei 44 3.22 Pseudodiaptomus và khu vực phân bố. 45 3.23 Stephos và Khu vực phân bố. 45 3.24 Hình dạng cơ thể và chân 5 của loài chưa định danh. 46 3.25 Tỉ lệ các loại tàu trong số các tàu có nộp khai báo nước dằn. 51 3.26 Xuất xứ của các tàu đến cảng TPHCM trong các tàu có nộp khai báo nước dằn. 51 3.27 Cảng đến kết tiếp của các tàu có nộp khai nước dằn. 51 3.28 Tỉ lệ các tàu có xả nước dằn trong số các tàu đã nộp khai. 52 3.29 Sơ đồ quy trình khai báo và xử lý nước dằn tàu xả ra tại cảng TPHCM hiện nay. 53 3.30 Số lượt tàu chở ít tải (<10% tải trọng) cập cảng và số tàu được xử lý nước dằn trước khi xả, giai đoạn 1999 – 2008. 55   VII [...]... thống Đại học Quốc Gia TPHCM Ngoài ra, đề tài đã đào tạo hai thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học Đã tổ chức một hội thảo khoa học về đề tài sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường nước dằn tàu với sự tham gia của nhiều cảng lớn ở Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Vấn đề sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường tàu viễn dương đã được quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới,... Tên đề tài: Quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường tàu viễn dương Chủ nhiệm đề tài: TRẦN TRIẾT Cơ quan chủ tr : Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện đề tài: 24 tháng (từ tháng 01/ 2008 đến tháng 12/ 2009) Kinh phí được duyệt: 390.000.000đ Kinh phí đã cấp lần 1: 250.000.000đ theo TB s : 333/TB-SKHCN ngày 25/12/2007 Kinh phí đã cấp lần 2: 100.000.000đ... hiện đề tài: Báo cáo phân tích và tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài Tài liệu dự báo Đã phân tích được: o Những quốc gia, vùng có nguy cơ o Tính chất hóa lý của môi trường đóng góp vào việc tồn tại và phát triển của sinh vật ngoại lai o Những hoạt động quản lý có nguy cơ Chưa phân tích được: o Thành phần loài sinh vật có nguy cơ xâm lấn o Nhóm sinh vật, hệ sinh thái bản địa có nguy cơ bị xâm lấn. .. và phát triển trở thành loài xâm lấn Những ví dụ điển hình về sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường nước dằn tàu Tổng hợp các tài liệu của Carlton và cộng sự (1995), Ruiz và cộng sự (2001) có thể nêu một số ví dụ về các loài sinh vật xâm lấn qua đường nước dằn tàu: Loài cá Neogobius melanostomus Pallas là loài bản địa của vùng biển Caspian, Bắc Hải, hiện trở thành loài xâm lấn ở vùng biển Baltic và Bắc... lý sinh vật ngoại lai phát tán qua nước dằn tàu 3 Sản phẩm của đề tài Các sản phẩm do đề tài thực hiện được so với hợp đồng đã ký kết: - Dạng kết quả I, II: Phương pháp nghiên cứu: Quy trình và phương pháp thu mẫu nước dằn tàu tại cảng Qui trình quản l : Đề xuất qui trình quản lý nước dằn tàu tại cụm cảng TPHCM Bảng số liệu: Tiếp nhận hệ thống quản lý số liệu nước dằn tàu do các đối tác Hoa Kỳ chuyển... TB s : 70/TB-SKHCN ngày 09/4/2009 2 Mục tiêu Đề tài có hai mục tiêu: a Tìm hiểu tổng quát về tình hình phát tán và xâm lấn của sinh vật ngoại lai đến hệ thống cụm cảng tại TPHCM Xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích tình hình, xu hướng phát tán, xâm lấn của sinh vật ngoại lai b Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các quy định và quy trình thích hợp trong phòng chống, xử lý sinh vật ngoại lai phát... khi tàu được bảo trì tại các cơ sở sửa chữa Chất bùn lắng này thường rất khó được lấy mẫu khảo sát trong các nghiên cứu về sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường nước dằn tàu 1.2 Sinh vật vận chuyển trong nước dằn tàu Ước tính có khoảng 7.000 loài sinh vật khác nhau được vận chuyển qua đường nước dằn tàu trên toàn thế giới (Carlton 1985) Những loài này có kích thước đủ nhỏ để đi qua ống lấy nước của tàu. .. tiêu sinh vật Mẫu nước dằn tàu và nước nơi tàu cập cảng được lọc qua lưới lọc để thu mẫu phiêu sinh vật Đồng thời tất cả các sinh vật khác nếu có hiện diện trong mẫu đều được ghi nhận Các phiêu sinh vật hiện diện trong mẫu sau đó được định danh và xác định mật độ Việc định danh các taxa sinh vật được thực hiện đến mức độ giống (genus) Phiêu sinh thực vật Mẫu nước sau khi lấy từ khoang nước dằn tàu được... chìm tàu 7 Hình 1. 2: Mô hình trao đổi nước dằn tàu ngoài khơi để giảm bớt số lượng sinh vật ngoại lai (Matheickal & Raaymakers 2004) Phương pháp xử lý bằng hóa chất Các chất hóa học có thể được sử dụng để xử lý nước dằn tàu, ngăn chặn sự du nhập của những sinh vật ngoại lai Các hóa chất sử dụng phải được chọn lựa cẩn thận để tránh gây nguy hiểm cho con người và môi trường Có hai loại hóa chất xử lý được... vấn đề sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường tàu viễn dương Chương trình này đã tiến hành nhiều nghiên cứu và tổ chức nhiều hội thảo quốc tế để phổ biến các kết quả Đáng chú ý là các hội thảo quốc tế về phương pháp xử lý (Raaymakers 2003 a, 2003 b; Matheickal & Raaymakers 2004) Nhiều cảng biển lớn, bao gồm những cảng thuộc vùng Châu Á, đã tiến hành những nghiên cứu chi tiết đánh giá nguy cơ xâm lấn . CÁO NGHIỆM THU QUẢN LÝ SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG TÀU VIỄN DƯƠNG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (Ký tên) TRẦN TRIẾT CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ (Ký tên/đóng. tài sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường nước dằn tàu với sự tham gia của nhiều cảng lớn ở Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Vấn đề sinh vật ngoại lai. cập cảng và số tàu được xử lý nước dằn trước khi xả, giai đoạn 1999 – 2008. 55   VII PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tên đề tài: Quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường tàu viễn dương. Chủ nhiệm

Ngày đăng: 07/02/2015, 22:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan