1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mớI ở xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên đến năm 2015

21 3,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 380,12 KB

Nội dung

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các tiêu chí và chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới ở xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên, nhìn tổng thể còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, do có những tiêu c

Trang 1

A.MỞ ĐẦU

Sau Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về

ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, bao gồm 19 tiêu chí với 51 chỉ

tiêu, ngày 19/10/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số

1958/QĐ - UB về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh gồm 20 tiêu chí, 59

chỉ tiêu (An Giang bổ sung thêm 01 chỉ tiêu số 4 với 8 tiêu chí) đến năm 2015

Qua 03 năm (2010 – 2012) xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên triển khai

thực hiện Quyết định số 491/QĐ -TTg của Chính phủ, đặc biệt là Quyết định số

1958/QĐ - UB của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về xây dựng nông thôn mới

trên địa bàn xã với 20 tiêu chí, gồm 59 chỉ tiêu của quyết định này; kết quả điều tra

cho thấy, đến năm 2012 có một số tiêu chí, chỉ tiêu xã Mỹ Khánh đã thực hiện đạt

và vượt so quy định

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các tiêu chí và chỉ tiêu xây dựng nông

thôn mới ở xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên, nhìn tổng thể còn nhiều mặt hạn

chế, yếu kém, do có những tiêu chí, chỉ tiêu, nhất là các tiêu chí, chỉ tiêu về ứng

dụng khoa học và công nghệ, chỉ tiêu, tiêu chí về thu nhập, giải quyết việc làm, xóa

đói giảm nghèo Mỹ Khánh chỉ đạt khoảng từ 30% - dưới 50% Trong khi đó, theo

lộ trình xây dựng nông thôn mới, đến năm 2015, xã Mỹ Khánh phải đạt các tiêu

chí, các chỉ tiêu vừa nêu từ 90% - 100%

Trước thực trạng nêu trên, em chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả

xây dựng nông thôn mới ở xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên đến năm 2015”

làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính lớp B64,

niên khóa 2012 – 2013

Do thời gian và nhận thức, cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế,

nên đề tài của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em mong

quý thầy, cô góp ý giúp đỡ em hoàn chỉnh tốt đề tài nghiên cứu này, với hy vọng

đề tài nghiên cứu của em sẽ được ứng dụng tốt ở xã Mỹ Khánh thời gian tới

Trang 2

B.NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ

MỸ KHÁNH, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỪ NĂM 2010 - 2012

1.1.Quan niệm về nông thôn mới và những đặc trưng của mô hình nông

thôn mới ở nước ta

a.Quan niệm về nông thôn mới

Trước hết, nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các

thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân

dân xã

Nông thôn mới là nông thôn văn minh, hiện đại, nhưng vẫn giữ được nét đẹp

truyền thống Việt Nam (Theo PGS.TS Vũ Trọng Hải trong cuốn phát triển nông

thôn Việt Nam)

Trước đây, theo quan niệm cũ, khi nói đến nông thôn người ta thường đồng

nghĩa với làng, xóm, thôn…Trong tâm thức người Việt, đó là một môi trường kinh

tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã

hội và cảnh quan văn hóa xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt

cách và bản lĩnh của người Việt Làng, xã là một cộng đồng địa vực, cộng đồng cư

trú có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định Làng là một đơn vị tự

cấp, tự túc về kinh tế, có ruộng, có nghề, có chợ…tạo thành một không gian khép

kín thống nhất Làng, xã là một cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập

quán, văn hoá, là một đơn vị tự trị về chính trị

Trong lịch sử Việt Nam, làng, xã còn là đơn vị hành chính cơ sở và làng

Việt là đơn vị cơ bản của nông thôn Việt Nam Làng, xã đã từng đóng vai trò rất

quan trọng đối với sự phát triển đất nước, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, nuôi

dưỡng nguyên khí của dân tộc trước các nguy cơ đồng hóa, nô dịch Những giá trị

nói trên của làng, xã luôn luôn cần thiết cho phát triển đất nước, cần và sẽ được

tiếp tục trong xây dựng nông thôn mới Nhưng, tính khép kín, tính tự cung tự cấp

Trang 3

của mô hình nông thôn “cũ” rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu phát triển đất

nước hiện nay, đòi hỏi phải xây dựng mô hình nông thôn mới

b.Những đặc trƣng mô hình nông thôn mới

Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một

kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông

thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình

nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt

Khác hơn mô hình nông thôn “cũ”, mô hình nông thôn mới là những kiểu

mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật

hiện đại Song, nó vẫn giữ được những nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong

cuộc sống văn hoá tinh thần Mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu phát triển;

có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất

trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình

cũ, và thể hiện ở những đặc trưng chủ yếu dưới đây:

Đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng, xã Làng, xã thực sự là

một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống

nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua hương

ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước) Quản lý của Nhà nước và tự

quản của nông dân được kết hợp hài hoà; các giá trị truyền thống làng xã được phát

huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân

bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã

hội,…nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn

1.2.Những tiêu chí, chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới của tỉnh An

Giang đến năm 2015

Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị TW 7 (khóa X) số 26-NQ/TW ngày

5/8/2008 “ về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ” và mục tiêu xây dựng

nông thôn mới đến năm 2020 của Đảng; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày

16/4/2009 về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, bao gồm 19 tiêu chí,

Trang 4

với 51 chỉ tiêu và Quyết định số 1958/QĐ-UBND ngày 19/10/2010 “về ban hành

Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới” gồm 20 tiêu chí với 59 chỉ tiêu và được chia

thành 5 nhóm cụ thể như sau:

Nhóm 1: Nhóm tiêu chí (quy hoạch và thực hiện quy hoạch), có 01 tiêu chí,

gồm 02 chỉ tiêu Chỉ tiêu 1.1.Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát

triển nông nghiệp hàng hóa, CN - TTCN và dịch vụ và chỉ tiêu 1.2 Quy hoạch

phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường; phát triển các khu dân cư mới và

chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã, đến năm 2015 giữ vững, nâng

chất

Nhóm 2: Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội có 09 tiêu chí:

Tiêu chí 2 (giao thông), gồm 02 chỉ tiêu Chỉ tiêu 2.1 Tỷ lệ km đường giao

thông chính về đến trung tâm xã đạt tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 210-92 Đến năm

2015 đạt 100%; chỉ tiêu 2.2: Tỷ lệ km đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã

về đến các ấp, khóm; đường liên ấp, liên khóm và đường ra cánh đồng đạt tiêu

chuẩn thiết kế 22TCN 210-92 Đến năm 2015 đạt 40%

Tiêu chí 3 (Thủy lợi), gồm 03 chỉ tiêu Chỉ tiêu 3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản

đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh Đến năm 2015 100%; Chỉ

tiêu 3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa Đến năm 2015 đạt

35%; Chỉ tiêu 3.3 Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp có hệ thống giao thông và

thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh Đến năm 2015 đạt 30%

Tiêu chí 4 (Ứng dụng tiến bộ KHCN, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp),

gồm 08 chỉ tiêu, Chỉ tiêu 4.1 Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu

bằng hệ thống trạm bơm điện Đến năm 2015 đạt 50%; chỉ tiêu 4.2 Tỷ lệ diện tích

sản xuất lúa thu họach lúa bằng cơ giới Đến năm 2015 đạt 40%; chỉ tiêu 4.3 Sản

xuất lúa, rau màu, nuôi thủy sản theo hướng an toàn, chất lượng; chỉ tiêu 4.3.1 Tỷ

lệ diện tích sản xuất lúa ứng dụng chương trình "3 giảm - 3 tăng" so tổng diện tích

trồng lúa Đến năm 2015 đạt 95%; chỉ tiêu 4.3.2 Tỷ lệ diện tích ứng dụng chương

trình "1 phải - 5 giảm" Đến năm 2015 đạt 30%; chỉ tiêu 4.3.3 Tỷ lệ diện tích sản

xuất giống lúa so tổng diện tích trồng lúa Đến năm 2015 đạt 30%; chỉ tiêu 4.3.4

Trang 5

Tỷ lệ diện tích sản xuất rau màu theo hướng an toàn chất lượng so tổng diện tích

trồng rau màu Đến năm 2015 đạt 10% và chỉ tiêu 4.3.5 Tỷ lệ diện tích nuôi thủy

sản theo các tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế Đến năm 2015 đạt 30%

yêu cầu kỹ thuật của ngành điện Đến năm 2015 đạt 100% và chỉ tiêu 5.2 Tỷ lệ hộ

dân sử dụng điện thường xuyên Đến năm 2015 đạt 98%

Tiêu chí 6 (Trường học), gồm có 02 chỉ tiêu Chỉ tiêu 6.1.Tỷ lệ trường học

các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia Đến năm 2015 đạt 50%; chỉ tiêu 6.2

Tỷ lệ trường học các cấp có văn phòng và các phòng trang thiết bị bộ môn thiết

yếu Đến năm 2015 đạt 100%

Tiêu chí 7 (Cơ sở vật chất văn hóa), gồm có 02 chỉ tiêu Chỉ tiêu 7.1. Có

Trung tâm văn hóa, thể thao đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL Đến năm 2015 đảm bảo

có nhà văn hóa thể thao hoặc điểm văn hóa thể thao xã và chỉ tiêu 7.2 Tỷ lệ ấp

(khóm) có điểm hoạt động văn hóa, thể thao Đến năm 2015 có 50% số ấp, khóm,

có đểm văn hóa thể thao, xã hội hóa

thôn đạt tiêu chuẩn chợ loại III

Tiêu chí 9 (Bưu điện), gồm có 03 chỉ tiêu Chỉ tiêu 9.1 Có điểm phục vụ

bưu chính viễn thông Đến năm 2015 đạt yêu cầu; chỉ tiêu 9.2 Tỷ lệ số ấp (khóm)

có internet Đến năm 2015 đạt 70% và chỉ tiêu 9.3 Tỷ lệ tối thiểu số hộ dân biết sử

dụng tin học và truy cập internet Đến năm 2015 đạt 30%

Tiêu chí 10 (Nhà ở dân cư), gồm có 04 chỉ tiêu Chỉ tiêu 10.1 Nhà tạm, dột

nát Đến năm 2015 không còn nhà tạm, dột nát; chỉ tiêu 10.2 Tỷ lệ hộ dân có nhà

ở đạt tiêu chuẩn nhà cấp IV Đến năm 2015 đạt 40%; chỉ tiêu 10.3 Tỷ lệ hộ dân có

nhà ở trên sông, rạch, vi phạm lộ giới, nhà ở trong vùng sạt lở, lũ quét phải di dời

Đến năm 2015 đạt 25% và chỉ tiêu 10.4 Tỷ lệ hộ dân có nhà ở trên sông, kênh,

rạch và nhà ở trong vùng sạt lở phải di dời Đến năm 2015 đạt 2%

Nhóm 3: Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất có 04 tiêu chí:

Trang 6

Tiêu chí 11 (Thu nhập) Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức

thu nhập bình quân khu vực nông thôn toàn tỉnh Đến năm 2015 đạt 1.1 lần

Tiêu chí 12 (Hộ nghèo) Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tại thời điểm) Đến

năm 2015 đạt dưới 7% Tiêu chí 13 (Cơ cấu lao động) Tỷ lệ lao động trong độ

tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp quy định đến năm 2015 đạt

dưới 50% Tiêu chí 14 (Hình thức tổ chức sản xuất) Tỷ lệ diện tích sản xuất của

hộ nông dân tham gia vào các loại hình kinh tế hợp tác quy định đến năm 2015

đạt trên 30%

Nhóm 4: Nhóm tiêu chí văn hóa - xã hội - môi trường có 04 tiêu chí:

Tiêu chí 15 (Giáo dục), gòm 04 chỉ tiêu Chỉ tiêu 15.1 Phổ cập giáo dục

trung học cơ sở Đến năm 2015 đạt 100%; chỉ tiêu 15.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp

trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) Đến

năm 2015 đạt 85%; chỉ tiêu 15.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo Đến năm 2015 đạt

trên 35% và chỉ tiêu 15.4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề Đến năm 2015 đạt trên

25%

Tiêu chí 16 (Y tế), gồm 02 chỉ tiêu Chỉ tiêu 16.1.Tỷ lệ người dân tham gia

các hình thức bảo hiểm y tế Đến năm 2015 đạt trên hoặc bằng 40% và chỉ tiêu

16.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia Đến năm 2015 đạt 100% Tiêu chí 17 (Văn hóa)

Tỷ lệ số ấp (khóm) đạt tiêu chuẩn ấp (khóm) văn hóa theo quy định của Bộ

VH-TT-DL, quy định đến năm 2015 đạt 80%

Tiêu chí 18 (Môi trường), gồm 13 chỉ tiêu Chỉ tiêu 18.1 Tỷ lệ hộ dân sử

dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế Đến năm 2015 đạt 60%; chỉ tiêu 18.2

Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn Đến năm 2015 đạt 70%; chỉ tiêu

18.3 Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh Đến năm 2015 đạt 60%; chỉ

tiêu 18.4 Tỷ lệ trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã, có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ

tiêu 18.4.1 Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh Đến năm 2015 đạt

100%; chỉ tiêu 18.4.2 Tỷ lệ trạm y tế có nước và nhà tiêu, chỉ tiêu 18.4.3 Tỷ lệ chợ

có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh Đến năm 2015 đạt 100%; chỉ tiêu 18.4.4 Tỷ lệ trụ

sở UBND xã có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh Đến năm 2015 đạt 100%; chỉ tiêu

Trang 7

18.5 Tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường Đến năm

2015 đạt 100%; chỉ tiêu 18.6 Tỷ lệ các điểm, khu dân cư và các đoạn sông, kênh

rạch không gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Đến năm 2015 đạt yêu cầu; chỉ

tiêu 18.7 Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có khu xử lý trong huyện,

liên huyện và người dân có chi trả phí thu gom và xử lý Đến năm 2015 đạt yêu

cầu; chỉ tiêu 18.8 Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất kinh

doanh được thu gom và xử lý theo quy định và người dân có chi trả phí xử lý Đến

năm 2015 đạt yêu cầu và chỉ tiêu 18.9 Nghĩa trang, nghĩa địa được xây dựng theo

quy hoạch Đến năm 2015 đạt yêu cầu

Nhóm 5: Nhóm tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị có 02 tiêu chí:

Tiêu chí 19 (Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh), gồm 08 chỉ tiêu

Chỉ tiêu 19.1 Cán bộ xã đạt chuẩn; chỉ tiêu 19.1.1 Cán bộ, công chức cấp xã (7

chức danh chuyên môn); chỉ tiêu 19.1.2 Cán bộ chuyên trách cấp xã (12 chức danh

chuyên môn); chỉ tiêu 19.1.3 Cán bộ không chuyên trách cấp xã và trưởng khóm,

ấp; chỉ tiêu 19.2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định;

chỉ tiêu 19.3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; chỉ

tiêu 19.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

và chỉ tiêu 19.5 Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và thủ tục hành chính theo

cơ chế một cửa Các chỉ tiêu này quy định đến năm 2015 đảm bảo đạt yêu cầu

Tiêu chí 20 An ninh trật tự xã hội được giữ vững, quy định đến năm 2015 đảm bảo

đạt yêu cầu

1.3.Thực trạng hiệu quả xây dựng nông thôn mới ở xã Mỹ Khánh,

thành phố Long Xuyên từ năm 2010 - 2012

1.3.1.Một số đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, kinh tế, xã hội ở xã Mỹ

Khánh

a.Đặc điểm về tự nhiên

Mỹ Khánh là xã ven đô của thành phố Long Xuyên, nằm cách Trung tâm

thành phố Long xuyên khoảng 10 km, xã Mỹ Khánh phía Nam và phía Đông giáp

Trang 8

phường Mỹ Hòa; phía Tây giáp xã Vĩnh Thành và xã Hòa Bình Thạnh ( huyện

Châu Thành); phía Bắc giáp phường Bình Đức và phường Bình Khánh( thành phố

Long Xuyên); có tổng diện tích tự nhiên 951,36 ha; trong đó, đất sản xuất 798,89

ha và 152,47 ha đất thổ cư, đất vườn cây ăn trái và đất khác

Nằm dọc theo rạch Long Xuyên dài 7 km, rộng trung bình 4km ( chỗ rộng

nhất 5 km, hẹp nhất 2 km), Mỹ Khánh có nguồn nước ngọt quanh năm, thời tiết khí

hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển cây trồng như lúa, màu,

rau xanh; chăn nuôi các loại gia súc gia cầm và cá nước ngọt và cũng là một trong

những nơi có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, văn hóa truyền thống và là làng

nghề thủ công của thành phố Long Xuyên

b.Đặc điểm về kinh tế

Kinh tế ở xã Mỹ Khánh bao gồm các ngành, nghề sản xuất nông nghiệp,

công nghiệp, TTCN, thương mại – dịch vụ Năm 2012, Nông nghiệp chiếm 72,4%,

lâm nghiệp 0,08%, thuỷ sản 3,59%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 3,29%, xây

dựng 3,26%, thương nghiệp 8,26%, vận tải 2,22%, hoạt động dịch vụ 3,89%

Nhìn chung, Mỹ Khánh vẫn là một xã thuần nông, chủ yếu là trồng trọt, đặc

biệt là cây lúa còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cây trồng, con nuôi Năm 2012,

diện tích lúa gieo trồng cả năm 1.234 ha, năng suất bình quân 67,87 tạ/ha, sản

lượng lúa 8.375 tấn; diện tích rau màu các loại 15 ha, năng suất bình quân 257,31

tạ/ha, sản lượng 398 tấn; dàn heo 1.307 con; giá trị sản xuất nông, thuỷ sản của Mỹ

Khánh bình quân trên 1 ha đất canh tác năm 2011 đạt 80 triệu đồng/ha/năm, tăng

25 triệu đồng so năm 2005; năm 2011 đạt 82,80 triệu đồng/người/năm

Mỹ Khánh có 118 cơ sở công nghiệp, TTCN(do thành phố Long Xuyên

quản lý) với 298 lao động làm việc thường xuyên và 361 cơ sở kinh doanh thương

mại – dịch vụ(do thành phố Long Xuyên quản lý); xã có 01 chợ Trung tâm đạt

danh hiệu “chợ trật tự vệ sinh” và 57 phương tiện vận tải hàng hóa và hành khách

Mỹ Khánh có 17 km đường giao thông do xã quản lý, trong đó đường nhựa

6 km, đường đá 4 km, đường đất 7 km, 3 cây cầu bêtông, 2 cầu sắt, 1 cầu treo và

hệ thống thủy lợi khá hoàn thiện bảo đảm trồng lúa 2, 3 vụ/năm và trồng rau màu

c.Đặc điểm về xã hội

Trang 9

Mỹ Khánh có 4 ấp trực thuộc: ấp Bình Khánh, ấp Bình Hòa, ấp Bình Hòa I,

ấp Bình Hòa II Năm 2012, toàn xã Mỹ Khánh 2.530 hộ, với 11.276 người, trong

đó 5.609 nam và 5.667 nữ; số người trong độ tuổi lao động chiếm 69,56 %, tức là

8.373 người; lao động ở Mỹ Khánh tập trung 100% sống ở khu vực nông thôn, thu

nhập của hộ chủ yếu bằng nghề nông, làm thuê tại chỗ và buôn bán nhỏ hoặc đi lao

động ở các khu, cụm công nghiệp, thương mại – dịch vụ ở các địa phương khác

ngoài xã

Dân cư xã Mỹ Khánh chủ yếu là dân tộc Kinh và theo nhiều tôn giáo, trong

đó Hòa hảo chiếm 67% và 33% theo các đạo khác Thu nhập bình quân đầu người

ở xã Mỹ Khánh năm 2010 đạt 16,50 triệu đồng, tăng 7,14 triệu đồng so năm 2005;

năm 2011 đạt 19 triệu đồng

Mỹ Khánh có 01 Trạm y tế, 02 Trường tiểu học, với 27 lớp học, 841 học

sinh và 29 giáo viên, 01 trường THCS và 01 trường mẫu giáo có 02 điểm đều kiên

cố, khang trang, phục vụ tốt cho dạy và học; tỷ lệ sinh học tốt nghiệp ở các lớp

cuối cấp đều đạt và vượt chỉ tiêu; tỷ lệ hộ sử dụng điện chiếm 98%, tỷ lệ hộ sử

dụng nước hợp vệ sinh 62,38%, tỷ lệ hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh 71,53%, tỷ lệ

hộ có điện thoại 73,89%

1.3.2.Thực trạng hiệu quả xây dựng nông thôn mới ở xã Mỹ Khánh,

thành phố Long Xuyên từ năm 2010 - 2012

1.3.2.1.Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân

a.Những kết quả đạt đƣợc

Trong 03 năm (2010 – 2012), bằng việc huy động tập trung các nguồn lực

dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng ủy, sự quản lý của Ủy ban nhân dân cho việc xây

dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên so với 20

tiêu chí và 59 chỉ tiêu theo Quyết định số 1958/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân

tỉnh An Giang, đến năm 2012, Mỹ Khánh đạt được những kết quả sau:

(1) Kết quả thực hiện các công trình đầu tư xây dựng nông thôn mới:

Trong 03(2010 – 2012) là 45,23 tỷ đồng; trong đó, riêng năm 2012 đầu tư

23,963 tỷ đồng, bao gồm:

Trang 10

- Vốn NS tỉnh 462 triệu đồng, gồm đầu tư các công trình: Đê bao khép kín

đoạn Mương Ngươn – Kênh 3 xã; Lập quy hoạch xử dụng đất; Lập quy hoạch xây

dựng; Lập đế án xây dựng nông thôn mới; Chi phí hoạt động Ban quản lý dự án

- Vốn NGTPLX 22,487 tỷ đồng, gồm đầu tư các công trình: Nạo vét rạch

Bổn Sầm; Nạo vét mương Chà Dà; Xây dựng 06 phòng học Trường THCS Phan

Văn Trị; Xây dựng 14 phòng học Trường TH Lê Văn Tám; Xây dựng đường – cầu

Câu Quảng; Xây dựng cầu Thầy Giáo; Nâng cấp, cải tạo conb6 viên Lê Văn Tám

- Các công trình có sự đống góp của nhân dân: Nâng cấp, cải tạo chợ Cái

Chiên, các hộ tiểu thương đóng góp 600 triệu đồng; Xây dựng đê bao kép kín đoạn

Mương Ngươn – Kênh 3 xã giai đoạn 1

- Ngoài ra, xã Mỹ Khánh tiếp nhận từ Sở khoa học công nghệ, Sở Thông tin

truyền thông 02 bộ máy vi tính và các trang thiết bị, xây dựng trang Web, nối

mạng thông tin trị giá 50 triệu đồng

(2) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu xây dựng nông thông mới:

- Có 36/59 chỉ tiêu (nằm trong 15 tiêu chí) đạt và vượt 100% như : Xây

dựng 02 đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Đường giao thông chính đến

trung tâm xã; Hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; Hệ thống

điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; Nhà ở đạt chuẩn cấp IV; Tỷ lệ phổ

cập giáo dục trung học cơ sở; Y tế xã đạt chuẩn; Ấp đạt chuẩn ấp văn hóa; Tỷ lệ

người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; Không có điểm gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng; Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; An ninh trật

tự xã hội được giữ vững;…

- Có 09/59 chỉ tiêu (nằm trong 07 tiêu chí) đạt từ 70% đến dưới 100% như: Tỷ lệ

diện tích sản xuất ứng dụng chương trình "3 giảm - 3 tăng", "1 phải - 5 giảm", sản xuất

lúa giống; Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên; Nhà tạm, nhà dột nát; Tỷ lệ hộ

dân sử dụng nước sạch, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; Cán bộ chuyên trách cấp xã

- Có 02/59 chỉ tiêu (nằm trong 02 tiêu chí) đạt từ 50% đến dưới 70% như :

Các trường học có văn phòng và các phòng tranh thiết bị bộ môn thiết yếu; Thu

nhập bình quân trên đầu người; Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông

Ngày đăng: 07/02/2015, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w