Hướng dẫn giang day mon Anh 2013 -2014

4 214 0
Hướng dẫn giang day mon Anh 2013 -2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN DẠY HỌC TIẾNG ANH THCS, THPT Năm học : 2013 - 2014 A. NHỮNG NHIỆM VỤ CHUNG 1. Tiếp tục triển khai-thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành. Chú trọng tạo chuyển biến mới trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi theo chuẩn kiến thức kỹ năng; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng dạy và học ngoại ngữ. Đặc biệt chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói cho học sinh. 3. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường. 4. Tiếp tục triển khai dạy học thí điểm tiếng Anh lớp 7, dạy học mở rộng tiếng Anh lớp 6 ở cấp THCS và thí điểm tiếng Anh lớp 10 ở cấp THPT theo đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. 5. Tăng cường tự học và tự bồi dưỡng kiến thức để đáp ứng chuẩn giáo viên ngoại ngữ theo đề án ngoại ngữ 2010 – 2020 của Tỉnh Lâm Đồng. B. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ 1. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH Thực hiện đúng, đủ chương trình theo biên chế năm học và phân phối chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu bộ môn thể hiện qua mức độ cần đạt của từng bài cụ thể. Căn cứ theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS và THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo các tổ, nhóm chuyên môn của các trường thống nhất điều chỉnh phân phối chương trình cho phù hợp với thực tiễn dạy và học và đặc thù đối tượng học sinh trong trường. Có phân phối chương trình cụ thể, thống nhất cho từng khối lớp và được lãnh đạo nhà trường phê duyệt. Các trường tham gia triển khai dạy học thí điểm và mở rộng tiếng Anh cấp THCS theo đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 thực hiện theo công văn số: 6672/BGDĐT-GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2012 của Bộ Giáo dục về việc hướng dẫn triển khai dạy học thí điểm tiếng Anh cấp THCS năm học 2012 – 2013. Các trường tham gia triển khai thí điểm tiếng Anh lớp 10 cấp THPT chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD và Sở GD. 2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng dạy học tích cực, thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lý, tập trung vào trọng tâm, dạy sát đối tượng, huy động tất cả kiến thức sẵn có về văn hóa, xã hội cũng như ngôn ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn ngữ, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài, thúc đẩy động cơ học tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập ngoại ngữ của học sinh, đặc biệt coi trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày trước lớp, trước tập thể bằng tiếng Anh. Điều chỉnh một số bài tập trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đang giảng dạy, bổ sung các bài tập thực hành phù hợp với chương trình nhằm đáp ứng các đối tượng học sinh khác nhau và cập nhật nội dung kiến thức và phương pháp dạy học. Dạy theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh, đặc biệt là trong khâu chuẩn bị bài mới cần phải có nội dung rõ ràng. Cần phải tạo một không khí lớp học thân thiện và hợp tác lấy “động viên, khuyến khích” làm trọng. Xây dựng và bồi đắp niềm đam mê học ngoại ngữ trong học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, hội thi đố vui, hùng biện…. Rèn luyện cho học sinh tư duy phản biện “critical thinking” thông qua hệ thống câu hỏi mở (“open-ended” questions or referential questions). Đa dạng hóa các hoạt động trong lớp. Nên tạo yếu tố mới bất ngờ trong mỗi giờ học. Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, giúp học sinh học tập từ chính lỗi học sinh và bạn bè. Tạo môi trường học ngoại ngữ trong trường và lớp học để học sinh có nhiều cơ hội luyện tập sử dụng ngôn ngữ trong các giờ học, tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp và theo nhóm hợp lý và hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện hổ trợ dạy học, các thiết bị nghe nhìn phục vụ việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc trong giờ học ngoại ngữ. Tích cực đầu tư vào việc sáng tạo sử dụng đồ dùng thật chung quanh môi trường sống để phục vụ bài dạy, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Việc sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của các giờ dạy. Sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau để đánh giá khả năng giao tiếp của học sinh như tích cực chuẩn bị bài, thường xuyên đóng góp xây dựng bài trên lớp, tham gia các hoạt động theo cặp hoặc nhóm trong giờ học. Tổ chức vận dụng có hiệu quả nội dung các chuyên đề được bồi dưỡng. Mỗi tháng phải bố trí ít nhất một buổi sinh hoạt chuyên môn, từng bước rút kinh nghiệm, bàn biện pháp để thực hiện tốt nội dung chương trình sách giáo khoa và dạy học tự chọn để có phương pháp giảng dạy phù hợp và đạt hiệu quả. Tích cực tự bồi dưỡng, nâng cao tinh thần tự học-tự rèn, hợp tác-chia sẻ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Khuyến khích những đề xuất, góp ý góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ. Trong năm học này, mỗi tổ chuyên môn cần tổ chức thực hiện một số hoạt động cụ thể sau: - Rà soát và thống nhất ma trận đề kiểm tra định kỳ, đề thi học kỳ ở tất cả các khối lớp của cấp học trong nhà trường. - Thực hiện ít nhất là 01 chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chuẩn KT- KN có đánh giá và rút kinh nghiệm cụ thể. - Hiệu đính hệ thống bài tập bổ sung đã xây dựng ở các khối lớp. Mỗi trường phải có bộ đề ôn tập tuyển sinh cho học sinh lớp 9 (THCS), bộ đề ôn tập thi TN THPT (THPT). - Tham gia tổ chức hội thi hùng biện tiếng Anh cấp trường. Tuyển chọn học sinh xuất sắc tham gia hội thi cấp huyện và thành phố. Hội thi hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh sẽ được tổ chức 02 năm một lần và có văn bản hướng dẫn cụ thể. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo chuẩn giáo viên trung học. Tất cả giáo viên phải tích cực ôn tập, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn để tham gia cuộc kiểm tra năng lực tiếng Anh do Sở Giáo dục & Đào tạo Lâm Đồng tổ chức theo quyết định số 773 của UBND tỉnh Lâm Đồng về “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Khuyến khích tham gia diễn đàn dạy học tiếng Anh trên website: http//:lamdong.dayhoc.vn. Động viên, khuyến khích học sinh tham gia cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên mạng. Các Phòng GD, các trường THPT trực thuộc Sở chủ động tổ chức thi hùng biện tiếng Anh tại đơn vị mình nhằm thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Anh. 3. DẠY HỌC THÍ ĐIỂM - Các trường tham gia dạy học thí điểm tiếng Anh cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học thí điểm và thực hiện nghiêm túc những qui định và hướng dẫn về việc triển khai dạy học thí điểm tiếng Anh do Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục đã ban hành. - Các Phòng GD và các Trường THPT tích cực chuẩn bị điều kiện về giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất để mở rộng triển khai dạy thí điểm Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” trong những năm tiếp theo. 4. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ a. Yêu cầu - Việc kiểm tra, đánh giá phải tuân thủ mục tiêu dạy học, theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Các bài kiểm tra định kỳ cần tập trung kiểm tra các kỹ năng: nói, đọc, viết trong khuôn khổ các kiến thức ngôn ngữ được qui định trong chương trình và theo ma trận đề chung. Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. - Mức độ đề kiểm tra: 50% “nhận biết”, 50% “thông hiểu” và “vận dụng”. Tỷ lệ giữa “vận dụng” và “thông hiểu” tùy thuộc vào đối tượng học sinh cụ thể mà các tổ chuyên môn qui định. Tuy nhiên, mức độ “vận dụng” chiếm tỷ lệ không quá 25%. - Nội dung các bài kiểm tra bám sát mục tiêu và yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn học tại thời điểm kiểm tra bao gồm: Nội dung chủ điểm, chủ đề; khả năng ngôn ngữ và trọng tâm ngôn ngữ của chuẩn kiến thức và kỹ năng. b. Hình thức kiểm tra - Kiểm tra kỹ năng nói thực hiện thường xuyên qua các giờ học trong suốt quá trình dạy học và chủ yếu kiểm tra kỹ năng nói của học sinh. Nôi dung kiểm tra miệng cần dựa vào nội dung các chủ điểm và chủ đề của bài học dưới hình thức hội thoại hoặc độc thoại. - Kiểm tra kỹ năng nghe được kiểm tra riêng thành một bài kiểm tra độc lập với thời lượng khoảng 15 - 20 phút. Cấu trúc đề kiểm tra nghe gồm có 03 phần. Mỗi phần là một dạng bài tập khác nhau. Ví dụ: True - False, MCQs, Gap filling, Matching .Số câu trong đề kiểm tra tối thiểu là 15 câu. Nội dung nghe phải được thiết kế trên đĩa CD. Mỗi học kỳ phải có ít nhất 01 bài kiểm tra nghe. - Kiểm tra 15 phút tập trung kiểm tra một trong 3 kỹ năng: nghe, đọc, hoặc viết, hoặc kiến thức ngôn ngữ. Nội dung kiểm tra cần bám sát chủ điểm hoặc chủ đề và trong phạm vi kiến thức một đơn vị bài học, việc lựa chọn kỹ năng kiểm tra phụ thuộc vào thực tiễn dạy học và cần thay đổi qua mỗi lần kiểm tra. - Kiểm tra 1 tiết thực hiện theo PPCT bao gồm 4 phần: Ngữ âm (5-10%); Kiến thức ngôn ngữ (30-35%); Đọc (25 - 30%) và Viết (25 – 30 %). Mỗi phần cần đề cập đến một khía cạnh khác nhau của mỗi chủ điểm. - Các bài kiểm tra học kỳ có cấu trúc như kiểm tra 1 tiết nhưng nội dung kiến thức kiểm tra tổng hợp của nhiều chủ điểm khác nhau trong một học kỳ hay trong năm học. - Lưu ý: Riêng các bài kiểm tra định kỳ ở học kỳ II ở hai lớp cuối cấp (lớp 9, lớp 12) ra đề theo cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 (lớp 9), TN THPT (lớp 12); hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút) để học sinh làm quen với cách làm bài trắc nghiệm. c. Đánh giá - Thực hiện đúng quy chế về chấm bài, chữa bài và cho điểm học sinh, có kế hoạch ôn tập cụ thể, chi tiết phù hợp với yêu cầu trong các kỳ thi. 5. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh trong năm học này. Đặc biệt các trường cần chú ý bồi dưỡng kỹ năng nghe, nói cho học sinh. a. Thi học sinh giỏi Tiếng Anh lớp 9 Nội dung bao gồm: - Kiến thức ngôn ngữ - Nghe hiểu các bài hội thoại, độc thoại có độ dài 120 đến 180 từ - Đọc hiểu các đoạn văn có độ dài từ 250 – 300 từ - Viết thư hoặc viết một đoạn văn có độ dài 100 – 150 từ. b. Thi học sinh giỏi tiếng Anh lớp 12 Nội dung bao gồm: - Kiến thức ngôn ngữ - Nghe hiểu các bài hội thoại, độc thoại có độ dài 180 đến 200 từ - Đọc hiểu các đoạn văn có độ dài từ 300 – 400 từ - Viết đoạn văn có độ dài 100 – 150 từ ( mô tả biểu đồ, tóm tắt đoạn văn) - Viết bài luận có độ dài khoảng 250 - 300 từ. - Kỹ năng nói tiếng Anh PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC . PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN DẠY HỌC TIẾNG ANH THCS, THPT Năm học : 2013 - 2014 A. NHỮNG NHIỆM VỤ CHUNG 1. Tiếp tục triển khai-thực hiện. tiếng Anh cấp THCS theo đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 thực hiện theo công văn số: 6672/BGDĐT-GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2012 của Bộ Giáo dục về việc hướng dẫn triển khai dạy học thí điểm tiếng Anh. tiếng Anh cấp THCS năm học 2012 – 2013. Các trường tham gia triển khai thí điểm tiếng Anh lớp 10 cấp THPT chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD và Sở GD. 2. ĐỔI

Ngày đăng: 07/02/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan