1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

3 293 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 66 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS – THPT ĐINH THIỆN LÝ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI LSTS A. Mục đích và căn cứ Nhằm giúp các GVCN đạt được mục tiêu xây dựng nề nếp của lớp học, hướng dẫn các em học sinh thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, chúng tôi xây dựng nên “ Định hướng phương pháp thực hiện công tác chủ nhiệm tại trường Đinh Thiện Lý ” . B. Nguyên tắc công tác chủ nhiệm 1. Phạm vi của việc thực hiện nhiệm vụ công tác của GVCN bao gồm: vận hành, quản lý lớp học, dẫn dắt học tập, giáo dục sinh hoạt và sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh. 2. Giáo viên đảm nhiệm công tác chủ nhiệm phải có khái niệm giáo dục toàn diện, trang bị tốt kiến thức chuyên môn giảng dạy, có phương pháp giảng dạy phù hợp. 3. Giáo viên đảm nhiệm công tác chủ nhiệm phải biết giáo dục học sinh thực hiện triệt để các giá trị cốt lõi của nhà trường, bồi dưỡng học sinh trở thành những nhân tài ưu tú có khả năng tự học, khả năng tư duy, có phương pháp, có năng lực. 4. Giáo viên đảm nhiệm công tác chủ nhiệm phải đặc biệt coi trọng việc giáo dục phẩm chất, hành vi học sinh, cũng như đặc biệt coi trọng công tác quản lý nội quy lớp học. 5. Giáo viên đảm nhiệm công tác chủ nhiệm phải rèn luyện các em tinh thần tự giác, tính kỷ luật và chủ động. 6. Giáo viên đảm nhiệm công tác chủ nhiệm phải có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực quan tâm học sinh, đồng thời giúp đỡ các em học sinh gặp vấn đề khó khăn trong học tập. C. Nội dung công tác GVCN I. Quản lý lớp học 1. Trước mỗi năm học, phải lập kế hoạch vận hành lớp học và thực hiện triệt để công tác vận hành đó. 2. Việc vận hành lớp học yêu cầu phải có mục tiêu rõ ràng, đồng thời đảm bảo học sinh đều hiểu rõ nắm vững những điều đó. 3. Tận dụng giờ chủ nhiệm hàng tuần để thực hiện triệt để công tác chủ nhiệm. 4. Hướng dẫn học sinh trong lớp lựa chọn kĩ lưỡng đội ngũ cán sự lớp, đồng thời dẫn dắt các cán bộ lớp này hoàn thành tốt các yêu cầu nhiệm vụ. 5. Phối hợp, hỗ trợ xúc tiến những chính sách giáo dục hoặc những công tác của nhà trường liên quan đến chức trách của giáo viên chủ nhiệm. 6. Dùng mọi cách để nắm chắc tình hình học tập của mỗi học sinh cũng như tình hình học tập chung của lớp, để có những hướng dẫn kịp thời và đúng hướng. 7. Rèn cho học sinh có được niềm tự hào về tập thể lớp mình, sự đồng cảm, cùng nhìn về một hướng. Đồng thời bồi dưỡng cho các em thói quen tự chịu trách nhiệm và tuân thủ kỷ luật. 8. Chỉ đạo học sinh lớp mình tham gia các hoạt động tập thể, vệ sinh môi trường và các hoạt động học tập, sinh hoạt trong và ngoài trường. 9. Đánh giá hạnh kiểm của học sinh lớp mình, lập những ghi nhớ (biên bản) liên quan trong công tác rèn giũa giáo dục học sinh của mình. 1 10. Xử lý các sự việc xảy ra trên lớp học và các công việc khác liên quan trong công tác vận hành lớp. II. Hướng dẫn học tập 1. GVCN cần phải hiểu rõ nắm chắc các vấn đề liên quan đến học sinh như tính tình, sở thích, sở trường, thái độ học tập, hoàn cảnh gia đình …………… 2. Phải nắm vững tình hình học tập của học sinh, kịp thời thảo luận với các giáo viên bộ môn và cha mẹ học sinh về thái độ, phương pháp và hiệu quả học tập của các em, từ đó cùng phối hợp chặt chẽ để giáo dục giúp học sinh có thể đạt được thành quả cao trong học tập. 3. Tập hợp các thông tin cá nhân liên quan của học sinh và vận dụng thông tin đó một cách có hiệu quả, nắm vững những điểm khác biệt của học sinh, và đạt được hiệu quả giáo dục cá thể. 4. Xử lý một cách thấu tình đạt lý các vấn đề liên quan tới học sinh, giáo dục các em một cách thực sự. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời những đồng nghiệp liên quan cùng giáo dục các em. 5. Những công việc khác liên quan đến việc giảng dạy giáo dục học sinh. III. Giáo dục sinh hoạt 1. GVCN phải dựa vào sự hiểu biết, tôn trọng, giao tiếp để tiến hành giáo dục cho từng học sinh. 2. Luôn quan tâm, sâu sát đến cá tính và những điểm cá biệt trong suy nghĩ hành vi, trong học tập, thể chất và tâm hồn. Đồng thời căn cứ vào những kế hoạch như kế hoạch giảng dạy, kế hoạch giáo dục học sinh, … để có sự chỉ đạo hợp lý, khuyến khích học sinh có những biểu hiện nổi trội, rèn giũa để có nhân cách lành mạnh toàn diện. 3. GVCN nên sắp xếp một thời gian thích hợp để hướng dẫn học sinh tổ chức các hội thảo hoặc các hoạt động tập thể khác, trong trường hợp cần thiết phải có ghi chép tóm lược diễn tiến thực tế. 4. Ở mọi lúc mọi nơi GVCN phải chú ý hướng dẫn học sinh cải tiến những nhược điểm, đồng thời liên lạc thường xuyên với cha mẹ hoặc người giám hộ, nếu phát hiện học sinh có những thói quen xấu hoặc những điểm cá biệt cần thông báo ngay đến phụ huynh. 5. Giáo dục học sinh thực hiện những chuẩn mực cuộc sống như trung thực, tôn trọng, lễ phép, trật tự, vệ sinh … xây dựng một tập thể lớp gương mẫu. 6. Tham gia vào tất cả các hoạt động tập thể trong và ngoài trường học như đọc sách đầu giờ, chào cờ, ngủ trưa, họp lớp, … .để quản lý kỷ luật của lớp mình. 7. Các vấn đề khác liên quan đến việc giáo dục sinh hoạt học sinh. IV. Phối hợp với phụ huynh 1. Duy trì tốt mối liên hệ và giao tiếp với các phụ huynh học sinh, cùng nhau quan sát được những suy nghĩ, hành vi, lời nói của học sinh để từ đó có được sự giáo dục về kiến thức, thể chất và tâm hồn. 2. Phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với nhau để đôn đốc học sinh đi học đúng giờ. Trong trường hợp học sinh vắng mặt hoặc đi muộn phải liên lạc ngay với phụ huynh học sinh. 3. Tổ chức các buổi họp với phụ huynh học sinh của lớp mình, cùng nhau nghiên cứu thảo luận về các vấn đề như việc vận hành lớp học, giáo dục đời sống và phẩm chất đạo đức cho học sinh, việc học tập của học sinh, ……… 4. Các công việc khác liên quan đến sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm. 2 Tổng hiệu trưởng Ding Yawen 3 . xây dựng nên “ Định hướng phương pháp thực hiện công tác chủ nhiệm tại trường Đinh Thiện Lý ” . B. Nguyên tắc công tác chủ nhiệm 1. Phạm vi của việc thực hiện nhiệm vụ công tác của GVCN bao. đảm nhiệm công tác chủ nhiệm phải đặc biệt coi trọng việc giáo dục phẩm chất, hành vi học sinh, cũng như đặc biệt coi trọng công tác quản lý nội quy lớp học. 5. Giáo viên đảm nhiệm công tác chủ. viên đảm nhiệm công tác chủ nhiệm phải có khái niệm giáo dục toàn diện, trang bị tốt kiến thức chuyên môn giảng dạy, có phương pháp giảng dạy phù hợp. 3. Giáo viên đảm nhiệm công tác chủ nhiệm

Ngày đăng: 06/02/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w