CHUYÊN ĐỀ: TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU. Thông qua chuyên đề hình thành cho giáo viên trong nhà trường THCS kiến thức tổng quan về các hiện tượng tâm lí đã và đang diễn ra đối với lứa tuổi học sinh. Hình thành cho các thầy cô những kĩ năng xử lí tình huống phù hợp tạo điều kiện để học sinh nhận thấy những hành vi của bản thân, từ đó có được những điều chỉnh hợp lí với hoàn cảnh. II. HÌNH THỨC Tổ chức chuyên đề dưới hình thức thuyết trình, kết hợp với trình chiếu powerpoint. Thành phần tham gia: tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường Thời gian tổ chức ½ ngày. III. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 1. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 1. Khái niệm tuổi vị thành niên (VTN) Trẻ em: Việt Nam: Dưới 16 tuổi Công ước Quốc tế về trẻ em: Dưới 18 tuổi Vị thành niên: Từ 10 – 18 tuổi 2. Một số điểm chung về sinh lý Nữ:Ngực phát triển Lông phát triển rõ rệt ở nhiều bộ phận cơ thể: Bộ phận sinh dục, nách, chân, tay Phát triển chiều cao nhanh từ 10 – 15 tuổi Có kinh nguyệt Nam: Cơ quan sinh dục phát triển lông (bộ phận sinh dục, nách, chân ), râu phát triển Hiện tượng “mộng tinh”, “giấc mơ ướt” Đạt được sự tối đa về chiều cao Giọng nói: Vỡ giọng 3.Đặc điểm theo từng giai đoạn tuổi vị thành niên Chuyển động hướng đến sự độc lập Tìm kiếm bản sắc. Buồn, ủ rũ. Năng lực sử dụng lời nói để bộc lộ bản thân tăng. Thường hay biểu hiện cảm xúc bằng hành động hơn bằng từ ngữ. Quan hệ bạn bè thân thiết được coi trọng Ít gắn bó, tình cảm với bố mẹ, đôi khi có biểu hiện thô lỗ. Nhận ra rằng cha mẹ, giáo viên không hoàn hảo, “bắt lỗi” người lớn. Tìm kiếm những người mới để yêu thương. Có xu hướng quay lại những hành vi nhi hóa. Nhóm bạn ảnh hưởng đến sở thích và kiểu ăn mặc. Hứng thú nghề nghiệp Hầu như quan tâm đến hiện tại và tương lai gần. Năng lực làm việc tăng hơn. Giới tính Nữ giới phát triển trước nam giới. Chơi với các bạn cùng giới tính. E thẹn, bẽn lẽn và khiêm tốn. Có tính phô trương. Quan tâm nhiều đến sự riêng tư. Thử nghiệm với cơ thể của mình. Lo lắng liệu mình có bình thường không 3.Phân biệt các đặc điểm lứa tuổi và những vấn đề bất thường Chuyển động hướng đến sự độc lập Vị kỉ Phàn nàn bố mẹ, người lớn không tôn trọng độc lập. Bận tâm nhiều về hình thức và cơ thể. Cảm thấy cơ thể và bản thân mình lạ. Ý niệm về cha mẹ giảm, bớt quấn quít, gắn bó với cha mẹ. • Bản sắc rõ ràng, chắc chắn. • Có khả năng trì hoãn sự hài lòng. • Có khả năng suy nghĩ các ý tưởng một cách có hệ thống, xuyên suốt. • Có khả năng biểu hiện cảm xúc bằng từ ngữ. • Phát triển khiếu hài hước Nỗ lực kết bạn mới. Nhấn mạnh đến nhóm bạn với bản sắc của nhóm có sự lựa chọn, cạnh tranh. Thỉnh thoảng buồn, ngồi một mình. Xem xét các trải nghiệm nội tâm, như viết nhật kí, tiểu thuyết. • Có các sở thích ổn định. • Tình cảm ổn định. • Có khả năng đưa ra các quyết định độc lập. • Có khả năng thỏa hiệp. • Hãnh diện về công việc, nhiệm vụ của mình. • Tự lực. • Quan tâm đến mọi người hơn. CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NHỮNG ỨNG XỬ TIÊU CỰC I.Mục đích của các hành vi tiêu cực. Thu hút sự chú ý Thể hiện quyền lực Muốn trả đũa Thể hiện sự không thích hợp II.Các con đường dẫn đến việc trẻ hình thành các hành vi không phù hợp Thiếu kỹ năng Muốn có sự chú ý tích cực, khen ngợi từ phía người khác Khi người lớn vô tình củng cố các hành vi tiêu cực Tự trọng thấp Không biết cách phù hợp để bộc lộ cảm xúc của mình Áp lực học tập Môi trường thiếu cấu trúc Có vấn đề ở nhà hoặc nơi sống Các vấn đề sức khỏe tinh thần CHƯƠNG 3: CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ VÀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VTN I.CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NỘI,CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NGOẠI 1.Vấn đề hướng nội: những vấn đề liên quan đến bản thân, biểu hiện các triệu chứng được hướng vào bên trong như trầm cảm và lo âu. 2.Vấn đề hướng ngoại: các hành vi hướng ra bên ngoài, hướng đến người khác như chống đối xã hội, rối loạn hành vi. 3.Trầm cảm: dấu hiệu Bất an và kích động Cảm thấy tội lỗi và vô giá trị Thiếu động cơ và nồng nhiệt Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng Khó tập trung Có ý tưởng tự tử Buồn hoặc vô vọng Cáu kỉnh, tức giận hoặc hận thù Hay khóc hoặc sướt mướt Thu mình khỏi bạn bè và gia đình Mất hứng thú trong các hoạt động Thay đổi thói quen ăn và ngủ *Các biểu hiện nghi ngờ trầm cảm. • Các hành vi vô thức bộc lộ ra bên ngoài • Các hành vi tội phạm • Hành vi vô trách nhiệm • Học tập ở trường kém, lưu ban • Tách ra khỏi gia đình và bạn, dành nhiều thời gian một mình • Dùng rượu hoặc các chất không hợp pháp *Hậu quả • Những vấn đề ở trường • Những vấn đề trong gia đình • Lạm dụng rượu và ma túy • Vấn đề về cái tôi: tự trọng thấp • Nghiện internet • Các hành vi liều lĩnh • Bạo lực * Hỗ trợ • Hỗ trợ trẻ trầm cảm nói về vấn đề của mình • Thấu hiểu • Khuyến khích các hoạt động thể chất • Khuyến khích các hoạt động xã hội • Duy trì can thiệp • Dạy trẻ các kĩ năng • Xây dựng hệ thống liên lạc giữa gia đình và nhà trường • Học về trầm cảm *Những dấu hiệu báo động tự tử ở VTN • Nói hoặc đùa về việc sẽ tự tử. • Nói về chết một cách tích cực hoặc lãng mạn hóa việc chết. • Viết chuyện, thơ về cái chết, việc chết hoặc tự tử. • Tham dự các hành vi liều lĩnh hoặc có rất nhiều lần bị tai nạn dẫn đến thương tích; tự làm đau bản thân. CHƯƠNG 4: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG 1. Sứ mệnh: tạo điều kiện phát triển cá nhân/xã hội, học tập, nghề nghiệp của mỗi học sinh thông qua hướng dẫn, tư vấn, nỗ lực hợp tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. 2. Mục tiêu: giúp học sinh xác định hứng thú và khả năng của mình, nâng cao tính hiệu quả, tính độc lập, thể hiện và kiểm soát bản thân, ra quyết định chính xác, giải quyết xung đột, giảm bớt những thiếu hụt của cá nhân, phát triển những khả năng riêng biệt và xây dựng nền tảng của những công dân có trách nhiệm ở mỗi học sinh. 3. Công việc: hỗ trợ tâm lý học sinh một cách chuyên nghiệp. 4. Vai trò. Hỗ trợ tạo ra một môi trường học tập an toàn và đáp ứng nhu cầu của từng học sinh nhờ các chương trình phòng ngừa và can thiệp tâm lý. Giúp các em đạt được sự phát triển cá nhân tối ưu, lĩnh hội được các kĩ năng xã hội và các giá trị tích cực. Giúp các em nhận thức được bản thân của mình, thành thục các kĩ năng xã hội, kiểm soát và quản lý bản thân, có khả năng dẻo dai, kiên cường, đặt ra các mục tiêu nghề nghiệp phù hợp và lập kế hoạch thực hiện. Sẵn sàng hỗ trợ khủng hoảng 4. Nguyên tắc chung của cán bộ TVTLHĐ là gì? • Tôn trọng giá trị con người. • Tôn trọng quyền quyết định của cá nhân. • Bảo mật. • Không gây hại cho trẻ. CHƯƠNG 5: MỘT SỐ THAM VẤN CƠ BẢN I. KĨ NĂNG CHÚ TÂM QUAN SÁT. • Chú tâm là dành cho họ toàn bộ sự chú ý của mình đến người nào đó. Lắng nghe bất cứ điều gì họ nói và làm, không lời và có lời. • Chú tâm giúp hiểu được về thân chủ; thân chủ biết được rằng mình đang được lắng nghe; truyền thông điệp rằng chúng ta đang quan tâm đến họ. Biểu hiện. Tư thế cơ thể Tiếp xúc mắt Biểu hiện nét mặt Gật đầu Khoảng cách giữa CBTVTLHĐ và thân chủ Âm điệu/giọng điệu Cách nói Sự im lặng Chú tâm có chọn lọc: Chú tâm chọn lọc là khi CBTVTLHĐ chọn lựa để thể hiện sự chú ý đặc biệt đến một điều gì đó được thân chủ nói ra. Chú tâm chọn lọc giúp CBTVTLHĐ hiểu được lý do thân chủ bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ đó và thu thập được nhiều thông tin về thân chủ để diễn giải được những cảm xúc, suy nghĩ đó. Chú tâm có chọn lọc: Kiểm soát sự tập trung thường trực nhiều khi không dễ dàng. Chú tâm đòi hỏi CBTVTLHĐ chú ý cả về tâm trí và thể chất đến thân chủ, tránh: - Cắt ngang lời - Ghi chép - Đưa lời khuyên (chúng ta phải để thân chủ tự khám phá giải pháp). Lắng nghe tích cực:Lắng nghe tích cực là cách lắng nghe và đáp trả phù hợp, thể hiện sự lắng nghe, chú ý, quan tâm, thấu hiểu của CBTVTLHĐ đến thân chủ. Lắng nghe tích cực giúp CBTVTLHĐ hiểu được các thông điệp, cảm xúc của thân chủ, quan điểm của thân chủ, tăng khả năng hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Cách thức lắng nghe: Đối diện thân chủ: ngồi thẳng hoặc nghiêng người ra phía trước để thể hiện sự chú tâm Duy trì giao tiếp mắt mắt, thể hiện chúng ta quan tâm đến họ và điều họ nói Cố gắng thấu hiểu cảm xúc của thân chủ đằng sau những thông tin hoặc suy nghĩ mà thân chủ nói ra Đáp trả phù hợp, có lời (như gật đầu, nhíu lông mày…) và có lời để khuyến khích thân chủ nói tiếp Với đáp trả có lời, tập trung vào vấn đề then chốt giúp CBTVTLHĐ theo dõi được dòng câu chuyện. Hạn chế đặt câu hỏi. Nghe nhiều hơn nói Cách đặt câu hỏi: Lựa chọn cẩn thận câu hỏi vì người đặt câu hỏi là thường là người trong kiểm soát cuộc nói chuyện; quá nhiều câu hỏi biến buổi tư vấn thành phỏng vấn. Sử dụng câu hỏi mở « Cái gì »: sự kiện « Thế nào »: quá trình hay cảm xúc “Tại sao”: nguyên nhân “Có thể”: bức tranh tổng quan. Câu hỏi tập trung vào thân chủ (quá khứ, hiện tại, tương lai, vấn đề, giải pháp). Có thể hỏi các câu hỏi có giả định, chẳng hạn các thay đổi tích cực nào họ có để ý trong tuần qua. Điều này giả định là có thay đổi tích cực và hướng sự chú ý đến sự thay đổi. Những lưu ý khi đặt câu hỏi. • Hỏi tới tấp, tra hỏi: quá nhiều câu hỏi sẽ đẩy người ta vào thế tự vệ, đồng thời làm người phỏng vấn quá nhiều sự kiểm soát. • Hỏi nhiều câu hỏi một lúc: • Các câu hỏi có chức năng như những lời khẳng định: “cháu không nghĩ là học hành siêng năng hơn sẽ giúp ích cho cháu rất nhiều hay sao”. • Câu hỏi “tại sao”: trong tư vấn, câu hỏi “Tại sao” thường đặt người ta vào thế tự vệ và tạo ra sự không thoải mái • Các câu hỏi và sự kiểm soát. Thấu cảm và trung thực Thấu cảm giúp cán bộ TVTLHĐ: - Hiểu thân chủ ở cả mức độ nhận thức (họ đang nghĩ gì) và mức độ cảm xúc (họ đang cảm thấy gì) - Quan tâm thực sự đến thân chủ. - Chấp nhận thân chủ không phán xét. - Có thể truyền đạt các kinh nghiệm của bản thân đến thân chủ theo cách đúng đắn và tế nhị. CHƯƠNG 6: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LÀM VIỆC VỚI HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN VỀ HÀNH VI Củng cố tiêu cực và củng cố tích cực Củng cố tiêu cực? Khi trẻ có hành vi tiêu cực, người lớn chú ý đến trẻ, mắng nhiếc trẻ, nhìn nhận trẻ một cách tồi tệ v.v làm trẻ thấy chán nản, giận dữ, mất tự tin… và tiếp tục có các hành vi tiêu cực khác. Mục đích: Chỉ dẫn cho trẻ biết hành vi đang được người lớn mong đợi. Thúc đẩy động cơ bên trong Tăng lòng tự trọng Biểu hiện: • Cười với trẻ. • Nhìn trẻ, tương tác mắt và sử dụng nét mặt. • Sử dụng các cử chỉ ân cần và quan tâm hướng đến trẻ như chạm vào vai, gật đầu, v.v. • Sử dụng lời nói để khuyến khích, khích lệ trẻ hoặc lời khen, phần thưởng để củng cố trẻ khi thực hiện hành vi tích cực. • Thể hiện sự quan tâm đến các sở thích, hoạt động, thành tích của trẻ. Nguyên tắc: Việc có thật và cụ thể;Nhất quán;Tức thời;Thường xuyên;Chân thành;Để lại cảm xúc tích cực ở trẻ . VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG 1. Sứ mệnh: tạo điều kiện phát triển cá nhân/xã hội, học tập, nghề nghiệp của mỗi học sinh thông qua hướng dẫn, tư vấn, nỗ lực hợp tác giữa nhà. ĐỀ: TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU. Thông qua chuyên đề hình thành cho giáo viên trong nhà trường THCS kiến thức tổng quan về các hiện tư ng tâm lí đã và đang diễn ra đối với lứa tuổi học. lực học tập Môi trường thiếu cấu trúc Có vấn đề ở nhà hoặc nơi sống Các vấn đề sức khỏe tinh thần CHƯƠNG 3: CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ VÀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VTN I.CÁC VẤN