ĐA DẠNG SINH HỌC VQG BA BÊ

18 2.4K 33
ĐA DẠNG SINH HỌC VQG BA BÊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vườn quốc gia Ba Bể là một di sản thiên nhiên non nước hữu tình, đẹp vào bậc nhất nước ta hiện nay. Năm 1992, đánh dấu sự kiện quan trọng không những đối với người dân địa phương của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn mà còn đối với cả khách du lịch trong nước và nước ngoài, khi Ba Bể chính thức được công nhận là vườn quốc gia thứ 8 của Việt Nam

1.trình bày và chứng minh tính đa dạng sinh học của VQG Ba Bể? Việc phát triển du lịch có tác động như thế nào đến VQG? Hãy nêu các giải pháp bảo tồn, bảo vệ đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đa dạng sinh học của VQG Ba Bể? 2 Anh (chị) hãy trình bày các hệ tọa độ thường dùng trong trắc địa? vẽ hình minh họa? - Nguyên lý đo góc bằng? Trình tự đo góc toàn vòng MỞ ĐẦU Vườn quốc gia Ba Bể là một di sản thiên nhiên non nước hữu tình, đẹp vào bậc nhất nước ta hiện nay. Năm 1992, đánh dấu sự kiện quan trọng không những đối với người dân địa phương của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn mà còn đối với cả khách du lịch trong nước và nước ngoài, khi Ba Bể chính thức được công nhận là vườn quốc gia thứ 8 của Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Bể là một phức hệ gồm sông, hồ, núi, hang động và thác nước, nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Ba Bể với các dân tộc anh em là kinh, nùng, tày, H'mông và Dao. Vườn là đơn vị sự nghiệp quản lý bảo vệ rừng, có 3 chức năng chính: Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và dịch vụ du lịch sinh thái. Thông qua chuyến đi thực địa ở vườn quốc gia Ba Bể vừa qua đã cho chúng em hiểu rõ hơn về du lịch sinh thái, tính đa dạng sinh học và cuộc sống con người nơi đây, góp phần hoàn thiện kiến thức đã học. I. KHÁI QUÁT VỀ VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ. 1. vị trí địa lí Vườn quốc gia Ba Bể nằm giữa vùng núi đá vôi thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tọa độ địa lí : 22 0 16’12” – 22 0 33’45” độ vĩ bắc 105 0 28’31” -105 0 47’20” độ kinh đông. Địa hình là vùng núi đá vôi dốc mạnh đến dốc đứng với phức hệ suối và hồ nước ngọt trên núi đá vôi, điển hình cho vùng núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam và trên Thế Giới. Vườn nằm ở phía Tây bắc huyện Ba Bể, cách Thị Xã Bắc Kạn 68km theo hướng Tây bắc, cách Hà Nội 250km theo hướng Bắc. Tổng diện tích 35.357 ha, Vùng đệm 25.309 ha ,Vùng lõi 10.048 ha, nằm trên địa bàn của các xã: Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Trĩ, Cao Thượng, Quảng Khê – huyện Ba Bể, xã Nam Cường – huyện Chợ Đồn. Bắc giáp Cao Thượng, đông bắc giáp Cao Trĩ, đông giáp Khang Ninh và Quảng Khê, huyện Ba Bể, Nam giáp Nam Cường- Chợ Đồn, Tây giáp Đà Vị - Na Hang. Chức năng, nhiệm vụ:Bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ các hoạt động dịch vụ khoa học, tham quan du lịch, giải trí, hỗ trợ phát triển cộng đồng. 2.Địa hình Địa hình địa mạo của Bắc Kạn khá phức tạp, độ chia cắt mạnh, núi đá xen lẫn núi đất, là nơi hội tụ của một hệ thống nếp lồi có hình dạng cánh cung như : Cánh cung Sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, Yên Lạc. Do Bắc Kạn nằm giữa các nếp lồi ấy nên địa hình rất đa dạng bao gồm nhiều kiểu địa hình : thung lũng, đồi cao, núi thấp, núi trung bình, núi đá vôi 3. Khí hậu VQG Ba Bể mang đặc điểm khí hậu của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Trung tâm của Vườn là hồ ba Bể với diện tích 500 ha, sự bốc hơi liên tục tạo nên vi khí hậu vùng hồ mát mẻ, giảm bớt sự khác nghiệt của các mùa (mùa hè không nóng quá, mùa đông không lạnh quá). - Nhiệt độ trung bình năm 22 0 C; Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 14,1 0 C vào tháng 1 cho đến 27,5 0 C vào tháng 7; Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất là 39 0 C; Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 6 0 C. - Độ ẩm tương đối trung bình năm 83%. - Lượng mưa trung bình từ 18,2 mm vào tháng 1 đến 249,4mm vào tháng 7. Tổng lượng mưa hàng năm là 1.343mm. - Số ngày mưa phùn trung bình năm 33,3 ngày. - Số ngày có dông, mưa trung bình năm tại chợ Rã 41,2 ngày 4. Gía trị đa dạng sinh học Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”. 4.1 . Sự đa dạng về thảm thực vật Vườn quốc gia nằm trong vùng địa lí sinh học Đông Bắc và nhờ có tính đa dạng , núi đất xen núi đá nên thảm thực vật và thực vật rừng có nhiều kiểu đặc trưng riêng. + Thảm thực vật trên đất hình thành từ đá vôi: Rừng rậm thường xanh cây gỗ lá rộng ít bị tác động: Loại rừng này chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở khu vực xung quanh hồ Ba Bể, phía tây bắc huyện Chợ Đồn, phía đông huyện Bạch Thông và phía tây huyện Na Rì. Rừng rậm thứ sinh thường xanh cây lá rộng bị tác động mạnh: Phân bố chủ yếu ở các huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Na Rì và một phần diện tích rất nhỏ ở huyện Bạch Thông. Trảng cây bụi có cây gỗ rải rác: Phân bố chủ yếu ở huyện Chợ Đồn, một phần nhỏ nằm ở các huyện Ba Bể, Na Rì và Bạch Thông. Trảng cây bụi – cỏ: Phân bố ở các huyện Chợ Đồn, Ba Bể và Na Rì. Trảng cỏ - đá lộ có cỏ rải rác: Phân bố ở các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì và Bạch thông. + Thảm thực vật trên đất hình thành từ các loại đá mẹ khác nhau (Trừ đá vôi): Rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây gỗ lá rộng ít bị tác động: Loại rừng này chiếm một diện tích rất nhỏ. Phân bố chủ yếu ở các huyện Ba Bể, Pắc Nặm và một phần nhỏ nằm rải rác ở các huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn và Na Rì. Rừng rậm thứ sinh thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây gỗ lá rộng bị tác động mạnh: Phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Rừng tre nứa: Chợ Mới là huyện có diện tích rừng tre nứa lớn nhất. Còn lại phân bố ở các huyện khác là Na Rì, Chợ Đồn, Ba Bể và Thị xã Bắc Kạn. Tổ hợp thảm rừng khoanh nuôi, phục hồi tự nhiên và rừng trồng: Phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh (trừ huyện Pắc Nặm). Trảng cây bụi có cây gỗ rải rác: Chiếm diện tích lớn và phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh, ở vùng thấp nơi đất đã bị thoái hoá do làm nương rẫy. Cây gỗ ở đây có Thôi ba, Thôi chanh, Hồng bì và các loại cây bụi như Tổ kén, Cò ke. Trảng cây bụi cỏ: Chiếm diện tích lớn nhất và phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh. Tổ hợp thảm trảng cỏ - nương rẫy hoang hóa hoặc tạm thời: Phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh. Cây trồng cạn hàng năm: Chiếm một phần diện tích không đáng kể ở phía bắc huyện Pắc Nặm và phía tây nam huyện Na Rì. Đất trồng lúa: Phân bố rải rác ở các huyện. 4.2 Đa dạng hệ thực vật Thực vật quý hiếm tiêu biểu cho rừng Ba Bể là tập đoàn Nghiến, Trai, Đinh mọc trên núi đá vôi; tập đoàn Thung, Gạo, Sấu có đường kính lớn, cao, to từ 20-40m, mọc xen kẽ ở các thung lũng. Thực vật đặc hữu của Hồ Ba Bể là loài Trúc dây mọc trên các vách đá, loài tảo đỏ ở Hồ Ba Bể. Đây là những loài duy nhất chỉ tìm thấy tại VQG Ba Bể. Theo điều tra ban đầu thực vật có 148 họ, 537 chi và 826 loài đang sinh sống và phát triển, trong đó có 52 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam Ngoài các loài đặc trưng điển hình của vùng đá vôi Đông Bắc như: Nghiến, Đinh, Trai, Lát còn có hàng trăm loài phong lan, địa lan, dược liệu, những loài quý hiếm khác đang nằm trong rừng hoặc ven hồ. Trong rừng chia thành 4 tầng: + Tầng ưu thế sinh thái (A2): gồm cây kích thước lớn như Xoan nhừ, Mọ, Cà lồ, Sâng, Sấu, Chò nâu, Trai lý, Gội,Gạo, Sấu… chiều cao 20-40m, đường kính trung bình 30cm, có cây trên 80cm, tầng tán liên tục. + Tầng dưới tán rừng (A3): gồm các cây gỗ nhỏ hơn, cao dưới 15m, đường kính 15-18cm như các loài Chò xanh, Ô rô, Thị rừng, Vàng kiêng… mọc rải rác không tạo thành tán rừng liên tục. + Tầng cây bụi (B): Cao dưới 5m, nhiều loài khác nhau như Ba gạc, Đùng đình, Búng báng, Lấu, Găng, Hồng bì rừng… phân bố rải rác dưới tán rừng. + Tầng thảm tươi (C): ở thung lũng ẩm ướt tầng thảm tươi phát triển dầy đặc, ở sườn núi đá dốc đứng kiệt nước tầng thảm tươi thưa thớt hơn. Các loài phổ biến thuộc họ Gai, họ Thài lài, họ Tai Voi, họ Lan, họ Gừng, họ Ráy, họ Dương xỉ… Thực vật ngoại tầng ở kiểu rừng này cũng khá phong phú thuộc các họ Na, họ Tổ điểu, họ Nho, họ Huyết đằng… Bảng sự đa dạng các ngành ở VQG: TT Ngành Họ Chi Loài 1 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 13 2 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 1 1 3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 19 39 99 4 Thông (Pinophita ) 7 13 15 5 Ngọc lan (Magnoliophyta ) 133 613 1.140 Trên các vách đá dọc theo sông Năng có nhiều Trúc dây (loài đặc hữu ở Ba Bể). Khu hệ thực vật ở Ba Bể mang đặc trưng bản địa Bắc Việt Nam với 2 yếu tố cơ bản như sau: - Yếu tố bản địa có các họ: Re, Dâu, Trầm, Dẻ Đậu, Trôm, Xoan, Bồ hòn, Bứa, Tuế đá vôi, Nhọc, Tai chuột, Lan hài hêlen, Lan hài chân tím… - Yếu tố di cư gồm: • Yếu tố Đông Dương gồm một số đại diện: Vót, Thích lá thuôn, Muối, Rau muối, Tai chua, Nụ, Côm lá bàng, Côm tầng, Vàng anh… • Yếu tố Đông Nam Á gồm một số đại diện: Guột, Dền cơm, Chân chim, Dây pọp nhỏ, Tai tượng lá bắc to, Sòi, Khoai nước, Chò nâu… • Yếu tố Nam Trung Quốc gồm một số đại diện: Cốt toái bổ bon, Dâu da xoan, Sấu, Đinh vàng, Đinh thối, Lan hài malipo, Đỗ quyên, Óc chó… • Yếu tố ấn Độ gồm một số đại diện: Rau dền gai, Cơm cháy, Sổ bà, Vông nem, Dẻ gai Ấn độ, Re lá tù, Lát hoa, Xoan, Chò xanh, Thung, Gạo. Số liệu về thực vật cho thấy tính đa dạng loài thực vật và quan hệ địa lý thực vật tại VQG Ba Bể là cao nhưng ở đây lại hiếm thực vật cổ nhiệt đới. Thảm thực vật rừng của VQG giữ vai trò phòng hộ đầu nguồn cho hồ Ba Bể. Mất rừng, hồ sẽ mất khả năng dự trữ nước vào mùa lũ đồng thời lòng hồ bị nâng lên bởi sự lắng đọng, và sẽ gây nên nạn lũ lụt hàng năm, đem lại những hậu quả nghiêm trọng đe doạ các cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng hạ lưu sông Năng. 4.3 Đa dạng hệ động vật Hệ động vật phong phú với nhiều nguồn gen quý hiếm, hiện có khoảng 34 bộ, 110 họ và 336 loài chim, thú, bò sát, lưỡng cư đang sinh sống, trong đó có 64 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam, đặc biệt có 11 loài đặc hữu của Việt Nam Khu hệ động vật của Ba Bể cũng rất đa dạng và phong phú bao gồm ba nhóm động vật: trên cạn, dưới nước, biết bay. Vì vậy, Hội nghị chương trình đa dạng sinh học quốc gia đã xếp hạng Vườn Quốc gia Ba Bể vào loại A về đa dạng sinh học. a. Đa dạng khu hệ thú Ghi nhận được 81 loài thú hiện có mặt ở Vườn quốc gia, bao gồm 27 loài dơi, trong đó những loài cần được bảo tồn . Tại VQG Ba Bể khu hệ thú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự có mặt của loài Voọc đen má trắng (Semnopithecus francoisi francoisi), Cầy vằn bắc (Hemigalus owstoni) loài quý hiếm và Voọc Mũi hếch loài đặc hữu . Bảng các loài động vật trong sch đỏ bị nguy cơ tuyệt chủng : Tên thường gọi Tên khoa học Tê tê vàng Manis pentadactyla Cu li nhỏ Nycticebus coucang Khỉ vàng Macaca mulatto Khỉ mặt Khỉ vàng đỏ Macaca arctoides Vooc đen má trắng Trachypithecus francoisi Gấu ngựa Ursus thibetanus Rái cá thường Lutra lutra Cầy vằn bắc Chrotogale owstoni Beo lửa Catopuma temminckii Sơn dương Naemohedus sumatraensis Sóc bay lớn Petaurista philippensis Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger Sóc bay lông tai Belomys pearsonii Dơi Cynopterus brachyotis Myotis siligorensis b. Đa dạng khu hệ chim Có 233 loài chim được ghi nhận trong những cuộc khảo sát mới đây ở Vườn quốc gia. Các quần thể chim của Ba Bể bổ sung một số loài của danh mục cấm: - 7 loài bị cấm khai thác thuộc khu hệ rừng cận nhiệt đới Sino – Himalaya: 1. Cắt nhỏ bụng trắng 2. Dẻ cùi vàng 3. Hoét ngực đen 4. Bông lau Trung Quốc 5. Cành cạch đen 6. Cành cạch núi 7. Sáo đá đuôi ngắn - Sáu loài giới hạn trong vùng Rừng Nhiệt đới ẩm Đông Dương bao gồm: 1. Gà tiền mặt vàng 2. Thầy chùa đít đỏ 3. Đớp ruồi Hải Nam 4. Cành cạch nhỏ 5. Khướu bạc má 6. Khướu khoang cổ - Ba loài giới hạn phân bố trong Vùng Nhiệt đới Khô Inđô - Mã Lai: 1. Thầy chùa bụng nâu 2. Chim khách 3. Bông lau tai trằng Các quần thể chim thấy ở rừng thường xanh, rừng thứ sinh và môi trường nhân sinh tương đối khác về thành phần loài. Chim ăn thịt tìm thấy trong cuộc khảo sát tương đối đa dạng với sự có mặt của 6 loài kiếm ăn ngày và 3 loài ăn đêm. 1. Diều ăn ong 2. Diều hoa 3. Ưng xám 4. Ưng sp 5. Cắt nhỏ bụng trắng 6. Cắt lưng hung 7. Cú vọ 8. Cú vọ mặt trắng 9. Cú mèo Latusơ Sự phong phú về loài chim ăn thịt cho thấy rằng điều kiện môi trường khu vực nghiên cứu là tốt. c. Đa dạng khu hệ lưỡng cư và bò sát Có 43 loài bò sát và ếch nhái được tìm thấy trong Vườn quốc gia trong những cuộc khảo sát gần đây, những loài trong danh mục bảo vệ: Tên thường gọi Tên khoa học Tắc kè Gekko gecko Ô rô vẩy Acanthosaura lepidogaster Ô rô vẩy Physignathus cocincinus Trăn đất Python molurus Rắn sọc đuôi khoanh Elaphe moellendorffi Rắn ráo thường Ptyas korros Rắn ráo thường Bungarus fasciatus Rắn hổ Naja naja Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah Rùa đầu to Platysternon megacephalum Rùa đất spengle Geoemyda spengleri Rùa sa nhân Pyxidea mouhoti Ba ba trơn Pelodiscus sinensis Mới đây đã phát hiện Cá cóc bụng hoa Paramesotriton deloustali trong các suối vùng giáp ranh của Vườn quốc gia là một thành tích quan trọng. Loài đặc hữu này trước đây chỉ được biết đến ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Vì thế phát hiện này ở vùng phụ cận của vườn quốc gia bổ sung thêm những kiến thức quan trọng về sự phân bố của loài này. Loài rồng lửa Việt Nam được liệt kê như loài dễ bị tổn thương trong danh mục sách đỏ của Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới. d. Đa dạng về loài cá. Vườn Quốc gia Ba Bể cũng là một trong các khu bảo vệ có ý nghĩa về bảo tồn sự đa dạng các sinh cảnh vùng đất ngập nước do có hồ nội địa lớn nhất trong cả nước. Sự đa dạng của cá loài cá nước ngọt sinh sống trong hồ Ba Bể. Hiện đã thống kê được 87 loài, chiếm khoảng 1/3 khu hệ cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam, trong đó có 11 loài quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam trong đó có cá Cóc Tam Đảo. 1. Cyprinus multitaeniatus 2. Varicorhinus (Onychostoma) 3. Sinilabeo tonkinensis 4. Spinibarbus hollandi 5. Spinibarbus denticulatu 6. Mylopharyngodon piceus 7. Megalobrama terminalis 8. Sinogastromyzon tonkinensis 9. Mystus gattatus 10. Bagarius yarielli Cá cóc tam đảo e. Các loài bướm Vườn quốc gia Ba Bể đặc biệt phong phú về đa dạng sinh học các loài bướm. Các nghiên cứu gần đây đã ghi nhận được 354 loài trong Vườn quốc gia. Hai loài bướm: Troides helena và Troides aeacus. Cả hai loài này đều tương đối phổ biến ở Việt Nam. Một loài khác thấy trong đợt khảo sát thực địa cần được chú ý bảo vệ là papilionid Byasa crassipes. Sau nữa, nhiều loài bướm thấy trong đợt khảo sát thuộc vào loại rất hiếm không chỉ ở Việt Nam mà cả trên phạm vi toàn cầu, chẳng hạn như Lethe violaceopicta. Đặc biệt có nhiều loài quí hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng cần được bảo vệ tại Vườn quốc gia. -Loài Voọc mũi hếch ở Đồng Phúc Ba Bể (loài đặc hữu). - Loài Gấu ngựa, Báo lửa, báo hoa mai ở vùng Nà Dường, Hin Đăm xã Khang Ninh, Ba Bể. - Loài Voọc đen má trắng, Vượn đen, Khỉ mặt đỏ ở khu vực Hồ Ba Bể và xã Nam Mẫu. - Loài Sơn dương, Hươu xạ ở Động Puông xã Cao Thượng. - Loài Phượng hoàng đất, Vạc hoa, Công, Trĩ, Sóc bay… ở Khang Ninh, Đồng Phúc, Ba Bể - Loài Cá Anh Vũ, Dầm xanh, cá Lăng, cá Chiên … ở thác Đầu Đẳng và sông Năng. Kết luận: khu hệ động thực vật, và các loài có giá trị cần bảo tồn của VQG Ba Bể còn hạn chế, vì vậy đòi hỏi phải đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu khoa học trong thời gian tới. Nguồn tài nguyên sinh vật của Vườn mặc dù được quản lý tốt song hiện đang suy giảm nghiêm trọng. Nhiều loài thực vật bị khai thác quá mức, nhiều cây thuốc quý đã trở nên khan hiếm, nhiều loại động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng do săn bắt trái phép. 5.Những nét độc đáo của hệ sinh vật Vườn quốc gia Ba Bể- Bắc Kạn - Hiện nay, hồ Ba Bể thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể là một trong số 50 hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới, nằm trên hệ thống đá vôi cao 150m so với mực nước biển và là hồ duy nhất trên thế giới không bao giờ bị cạn nước”. Đây chính là một trong những đặc điểm riêng biệt và đặc sắc của hồ Ba Bể so với các hồ khác trên thế [...]... nay bảo vệ đa dạng sinh học đang được quan tâm không chỉ ở phạm vi riêng lẽ của từng quốc gia mà là mối quan tâm chung của toàn nhân loại Bởi vì bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như hạn chế các tác động của sự thay đổi khí hậu Hệ thống KBT hiện nay đã và đang phát huy tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học Tuy nhiên... gây hiệu ứng nhà sinh thái 7 các biện pháp bảo tồn, bảo vệ đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Ba Bể a.các biện pháp bảo tồn  Nâng cao nhận thức:Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo từ cấp tỉnh đến các cấp chính quyền địa phương thông qua hội thảo bảo tồn và phát triển Đối với người dân tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có... với phát triển bền vững đa dạng sinh học ▪ Bảo tồn hổ trợ phát triển cộng đồng xoá đói giảm nghèo Khu bảo tồn VQG Ba Bể là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số Đây là những vùng có tỷ lệ đói nghèo cao Là nơi cung cấp nguồn cây thuốc, các loại lâm sản phụ, nguồn cung cấp nước sạch, giảm thiểu hiện tượng di cư bất hợp pháp v.v ▪ Cung cấp và điều tiết nguồn tài nguyên nước: VQG Ba Bể là khu rừng có độ... hội, văn hoá và các dịch vụ về sinh thái được khai thác và sử dụng bền vững và có hiệu quả cho cuộc sống của con người… Bảo tồn ĐDSH cũng bao gồm cả các hoạt động liên quan đến bảo tồn các loài, nguồn gen có trong mỗi loài và các sinh cảnh, các cảnh quan, thông qua việc bảo tồn các hệ sinh thái và việc khai thác một cách hợp lý các cây, con và cả các nguồn tài nguyên vi sinh vật để phục vụ cho cuộc sống...giới, khiến môi trường ở khu vực này trở nên đa dạng về mặt sinh học cả trên cạn lẫn dưới lòng hồ - Thực vật đặc hữu: loài trúc dây - Động vật đặc hữu:Vọoc mũi hếch, Voọc đen má trắng 6.Việc phát triển du lịch tác động đến Vườn quốc gia  Mặt tích cực Bảo... khác giúp sinh vật và sinh cảnh phát triển bền vững Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách  Mặt tiêu cực Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tại Ba Bể - tác... vào thực vật dại, gây nhiều độc hoá học và làm động và đục nơi nước sông Một số thuyền xuồng chạy bằng dầu đã làm rơi vãi dầu nổi trên bề mặt, làm ô nhiễm nước sông ảnh hưởng hệ sinh vật sống trong nước d Tác động lên thảm thực vật Các hoạt động giải trí có thể tác động trực tiếp và ngay lập tức lên thành phần loài của thảm thực vật Sự dẫm đạp đã làm giảm sự đa dạng loài Hoạt động hái, nhổ cây và bộ... vườn quốc gia Ba Bể tác động không lớn e Tác động lên động vật hoang dã và hệ sinh thái ảnh hưởng lớn nhất của du lịch lên động vật hoang dã là săn bắn và câu cá, các hoạt động này có thể làm mất hẳn một quần thể của một loài Tiếng máy nổ của các thuyền máy và xe cơ giới làm giật mình các loài động vật f Tác động đến vệ sinh môi trường Rác thải và chất thải do du khách bỏ lại là vấn đề vệ sinh của nhiều... thẳng và vuông góc với nhau Tại kinh tuyến trục hệ số biến dạng khoảng cách là 0,9996 với múi chiếu 6 độ, tại 2 cát tuyến hệ số biến dạng khoảng cách là 1 Phép chiếu UTM có độ biến dạng khoảng cách phân bố đều hơn so với phép chiếu Gauss Hệ tọa độ phẳng trong phép chiếu UTM mỗi múi chiếu có 1 hệ tọa độ Hình vẽ Quy ước chuyển trục X dịch về bên trái cách kinh tuyến trục 500km về phía tây cho các nước... động rất phổ biến b Tác động lên đất: Gió và nước có thể kết hợp với nhau để làm động lực cho xói mòn Xói mòn đất do nước thường phụ thuộc vào dòng chảy bề mặt mùa lũ thì hai bên sông bị ngập nước làm chết các hệ sinh thái ở hai bên, thêm vào đó là sự sụp lở đất làm cho có những đoạn sông bị cạn c Tác động lên tài nguyên nước Khả năng phục vụ lợi ích giải trí của những loại tài nguyên nước là khác nhau . lửa Catopuma temminckii Sơn dương Naemohedus sumatraensis Sóc bay lớn Petaurista philippensis Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger Sóc bay lông tai Belomys pearsonii Dơi Cynopterus brachyotis Myotis. danh mục bảo vệ: Tên thường gọi Tên khoa học Tắc kè Gekko gecko Ô rô vẩy Acanthosaura lepidogaster Ô rô vẩy Physignathus cocincinus Trăn đất Python molurus Rắn sọc đuôi khoanh Elaphe moellendorffi Rắn. ráo thường Bungarus fasciatus Rắn hổ Naja naja Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah Rùa đầu to Platysternon megacephalum Rùa đất spengle Geoemyda spengleri Rùa sa nhân Pyxidea mouhoti Ba ba trơn

Ngày đăng: 05/02/2015, 23:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan