Tác động của xuất nhập khẩu đến phát triển kinh tế philippinesLỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, trong những năm 60 của Thế kỷ trước, người ta đã từng coi Philippines là một “Nhật Bản thứ
Trang 1Tác động của xuất nhập khẩu đến phát triển kinh tế philippines
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, trong những năm 60 của Thế kỷ trước, người ta đã từng coi Philippines là một “Nhật Bản thứ hai” với việc nhận được rất nhiều viện trợ từ Mỹ Thế nhưng điều này đã không thể xảy ra bởi nạn tham nhũng trầm trọng và những chính sách sai lầm của Chính Phủ Đến thập kỷ 90, Philippines lại tiếp tục phải trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, cuộc khủng hoảng thực sự đã làm suy sụp nền kinh tế của quốc đảo này
Tuy nhiên, trong năm năm đầu của Thế kỷ 21 này (2000 – 2005), với những cải cách mạnh mẽ từ phía Chính Phủ, nền kinh tế Philippines đã có được những bước phát triển khá tích cực Trong sự thay đổi tích cực đó, không thể không nói đến vai trò rất quan trọng của hoạt động thương mại xuất nhập khẩu Vậy, xuất nhập khẩu tác động đến
sự phát triển kinh tế của Philippines như thế nào và Chính Phủ Philippines có những biện pháp gì để phát triển hoạt động này một cách hợp lý? Đây chính là hai vấn đề quan trọng nhất sẽ được đề cập đến trong bài
Ngoài ra, qua việc tìm hiểu về xuất nhập khẩu và những chính sách thúc đẩy xuất nhập khẩu của Chính Phủ Philippines, chúng ta cũng có thể rút ra được rất nhiều bài học
có ích cho Việt Nam khi mà nước ta đang hòa nhập sâu rộng với Thế Giới qua việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới và được bầu vào ghế ủy viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc
Chúng em cũng xin được cảm ơn TS Phan Thị Nhiệm đã tận tình hướng dẫn để chúng em có thể hoàn thành bài viết một cách tốt nhất! Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên bài viết của nhóm có thể còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô
Trang 2
-*&* -Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CỘNG HÒA PHI-LÍP-PIN
(THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES)
Là một trong mười một thành viên của ASEAN, quần đảo Phi-lip-pin là một quốc gia có vị trí rất quan trọng trong khu vực cả về kinh tế và quân sự với bao quanh là đường bờ biển rất dài Trong chương 1 này, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quan về một đất nước Phi-lip-pin năng động, một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng
1.1 Khái quát chung:
+ Tên nước: Nước cộng hòa Philippines (The Republic of the Philippines)
+ Diện tích: 300.000 km2
+ Dân số: 89,4 triệu người (7/2006)
+ Dân tộc: Gồm 3 nhóm dân tộc chính là:
- Indio theo cơ đốc giáo chiếm 3/4 dân số
- Các dân tộc miền núi chiếm khoảng 5% dân số
- Nhóm người Moro theo Hồi giáo chiếm khoảng 5% dân số
Ngoài ra số ngoại kiều (Hoa, Anh, Ấn, Mỹ, Tây Ban Nha, Arập…) chiếm 2%.+ Tôn giáo: Thiên chúa giáo là quốc đạo (85% dân số) Hồi giáo (10%), 5% theo đạo Tin lành và các đạo khác
+ Ngôn ngữ: Tiếng Tagalog, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi và là ngôn ngữ chính
+ Đơn vi tiền tệ: Đông Pê-sô (Peso)
+ Quốc khánh: 12/06/1898
Trang 3+ Lãnh đạo nhà nước hiện nay:
- Tổng thống: Bà Gloria Macapagal Arroyo
- Phó tổng thống: Ông Noli De Castro
- Chủ tịch Thượng viện: Ông Manuel B
- Chủ tịch Hạ viện: Ông Jose
- Ngoại trưởng: Ông Alberto
1.2 Thể chế chính trị:
1.2.1 Thể chế nhà nước: Cộng hòa.
+ Từ 1972 trở về trước: Theo Hiến Pháp năm 1935, Quốc hội gồm Thượng viện và
Hạ viện Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ là Tổng thống với nhiệm kỳ 4 năm do dân bầu trực tiếp
+ Từ 1981 – 1985: Theo Hiến Pháp năm 1973, Quốc hội chỉ gồm một viện (bỏ Thượng viện) Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống với nhiệm kỳ 6 năm, không được tái
cử Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Quyền lực tập trung vào Tổng thống
+ Từ 1986 đến nay: Theo Hiến pháp năm 1987, cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc hôi bao gồm hai viện Thượng viện gồm 24 nghị sĩ (nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ viện với 200 đến 250 nghị sĩ (nhiệm kỳ 3 năm)
+ Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ Tổng thống có quyền: bổ nhiệm các bộ trưởng nội các với sự thong qua của Quốc hội; thành lập các hội đồng…+ Cơ chế bầu cử: Theo Hiến Pháp 1987, dân trực tiếp bầu Tổng thống, phó tổng thống và các nghị sĩ
1.3 Kinh tế:
Phi-lip-pin được đánh giá như là một quốc gia giàu có cả về tài nguyên trên đất liền cũng như dưới biển, có nhiều khoáng sản như: vàng, crôm, đồng, sắt, man-gan, than đá,
Trang 4dầu lửa và khí đốt Năm 2004, Chính phủ Philippines nước tính trữ lượng khoáng sản nằm trong lòng đất có tổng giá trị khoảng từ 800 đến 1000 tỷ USD, trong đó quặng đồng khoảng 1,44 tỷ tấn, quặng vàng khoảng 795 triệu tấn, nic-ken 534 triệu tấn Tuy nhiên, hiện nay Philippines mới chỉ xuất khẩu khoảng 0,5 tỷ tấn/năm.
Philippines chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp, GDP đầu người 1.068 USD (2005), Nông nghiệp chiếm 23% GDP với 70% dân số
Dịch vụ ở Philippines phát triển khá mạnh, chiếm trên 40% GDP Xuất khẩu lao động rất quan trọng, với trên 5 triệu người lao động ở nước ngoài, mỗi năm ước tính gửi
về nước khoảng 10 - 12 tỷ USD
Từ thập kỷ 70, Philippines thúc đẩy chiến lược "hướng vào xuất khẩu", và đã đạt
một số kết quả tích cực Đến năm 1996, tăng GDP đạt 7,1%, dự trữ ngoại tệ đạt 11,6 tỉ USD, FDI đạt 5,5 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 1090 USD Từ 1998 đến
2000 do khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực, kinh tế Philippines suy giảm
Từ 2004 trở lại đây, kinh tế Philippines phát triển tương đối khá, đạt mức tăng trưởng 5 –5,5%/năm, GDP năm 2005 đạt 1.080 USD/người Xuất khẩu tăng khá, đồng Pêsô tăng từ 57 Pêsô/1USD lên khoảng 50 Pêsô/1USD
1.4 Đối ngoại:
Từ năm 1992, Philippines điều chỉnh chính sách đối ngoại với phương châm ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế; đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng ở Châu Á - Thái Bình Dương
Hiện nay, Philippines chủ trương chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá; coi trọng quan hệ với các nước lớn; thúc đẩy hoà bình, ổn định ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, phát triển quan hệ với ASEAN
Trang 5
-*&* -Chương 2 TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ PHILIPPINES
Với đường bờ biển rất dài bao quanh cùng tài nguyên thiên nhiên cả trên cạn và dưới biển đều rất dồi dào, Philippines hội tụ những điều kiện vô cùng thuận lợi để có thể phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại xuất nhập khẩu Chương này chúng
ta sẽ nghiên cứu về các lợi thế so sánh, hàng rào thuế quan cũng như những vấn đề chính khác về tình hình, cơ cấu xuất nhập khẩu của Philippines
2.1 Vai trò của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế Philippines:
Như đã nói ở trên, với vị trí địa lý của mình, Philippines có rất nhiều điều kiện để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Vậy với những lợi thế đó, chính phủ Philippines đã làm
gì để thúc đẩy xuất khẩu, trong phần này chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu về xuất khẩu của Philippines trên tất cả các mặt
2.1.1 Tình hình và cơ cấu xuất khẩu của Philippines:
Đối với một quốc gia được bao bọc bởi đại dương như Philippines, việc khai thác
và xuất khẩu thủy hải sản là hết sức quan trọng Và điều đó quả thật đã được minh chứng bởi vị trí hàng đầu Thế Giới của Philippines về nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản, chẳng hạn: đứng thứ tư Thế Giới về xuất khẩu cá ngừ, thứ hai Thế Giới về sản lượng cá
rô phi, nhà xuất khẩu tôm chân trắng hàng đầu thế giới … Cùng với đó là các loại thủy hải sản khác như cá mú, cá chẽm, cá măng, mực, tôm…
Ngành nông nghiệp cũng đóng góp không nhỏ cho xuất khẩu Trong đó, chăn nuôi chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (9.26% toàn ngành nông nghiệp), hiện Philippines đang xuất khẩu gia súc gia cầm sang rất nhiều nước bao gồm: Indonesia, Brunei, Việt Nam, Malaysia, Nepal, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Iran… Trong đó xuất sang các nước ASEAN chủ yếu là con giống Cùng với đó là các sản phẩm cây nông nghiệp như xoài, chuối, dứa, dừa (dầu dừa)… Trong đó, đặc biệt có xoài Leon và dứa Queen Hiện xoài Leon, nhất là sản phẩm xoài chế biến được xuất khẩu rộng rãi sang Nhật Bản, Anh,
Mỹ, Trung Quốc và Trung Đông Sản lượng xoài Leon đạt tới 5000 tấn/năm đem lại cho
Trang 6các hộ nông dân trồng xoài tối thiểu 50 triệu Peso/năm Còn dứa Queen, loại dứa ngon nhất của Philippines, cũng được rất nhiều thị trường ưa chuộng, đặc biệt là Hàn Quốc.Tuy là một nước nông nghiệp nhưng chính hoạt động xuất khẩu các sản phẩm hàng điện tử và công nghiệp với 70% kim ngạch xuất khẩu mới đem lại nguồn thu ngoại tệ hàng đầu cho Philippines (đạt 2.56 tỷ USD trong tháng 4/2006) Hai ngành may mặc và giày dép cũng đóng góp vào xuất khẩu của Philippines Nếu may mặc mang lại rất nhiều lợi nhuận thì giày dép cũng tạo ra những thị trường cho riêng mình như Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Anh, Mexico… Đặc biệt là Hà Lan (chiếm 27% sản lượng xuất khẩu giày dép) Ngoài ra còn có ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là đồ hộp cũng là một ngành
có nhiều điều kiện thuận lợ để phát triển
Bên cạnh đó, là một nước rất giàu có tài nguyên khoáng sản, Philippines cũng thu được một nguồn lợi đáng kể từ xuất khẩu những mặt hàng như: gỗ, đồng, crôm, dầu thô…
Trên đây là một vài nét về những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Philippines Chúng ta cùng nhìn qua về tình hình xuất khẩu của cả nền kinh tế Philippines trong giai đoạn 2000 – 2005 qua biểu đồ 2.1 sau:
Trang 7Đất nước Philippines có quyền tự hào với những bãi biển tươi đẹp, gồm nhiều đảo nhỏ và có nhiều địa điểm du lịch đầy tiềm năng khác nhau như các tỉnh đảo, thành phố đảo Palawan, Davao, Cebu, Mount Apo để phát triển du lịch Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ sang trọng được xây dựng dọc theo những bãi cát trắng trải dài, kèm theo các dịch vụ bơi lặn và người hướng dẫn nhiệt tình Bên cạnh đó, người Philippines có nghề truyền thống nổi tiếng là đan giỏ bằng mây và bằng các sản phẩm tự nhiên khác rất tinh
xảo “Với những tiềm năng du lịch của đất nước chúng tôi, không lý do gì khiến du
khách Trung Quốc lại không thể đến với Philippines” - Ông Duterte (bộ trưởng bộ du
lịch Philippines ) nói
Philippines đang đẩy mạnh xây dựng thêm cơ sở vật chất mới, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để thu hút khách du lịch Như việc xây dựng 23 nhà vệ sinh kỹ thuật cao còn bảo đảm đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng ở các cơ sở vệ sinh công cộng Với mục tiêu thu hút 3 triệu du khách nước ngoài vào cuối năm 2006 và 5 triệu du khách vào cuối năm 2010, Philippines (từ tháng 5-2005) đã cho phép các hãng hàng không giá rẻ trong và ngoài nước thực hiện các chuyến bay nối sân bay quốc tế và các điểm du lịch nước này với các thành phố ở các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực Biện pháp nói trên đã giúp tăng 8,2% lượng du khách đến nước này một năm qua
Trong nhưng năm qua nghành du lịch Phillipines tuy có tiềm năng lớn nhưng chưa được phát huy, đóng góp của ngành du lịch khoang 2-3% vào nền kinh tế Ngành
du lịch nước này đang hướng đến mục tiêu sẽ thu hút được 5 triệu khách du lịch mỗi năm bắt đầu từ năm 2008 Các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là những thị trường du khách chủ yếu mà Philippines nhắm đến trong kế hoạch của họ
2.1.2 Tác động của xuất khẩu tới phát triển kinh tế của Philippines:
Có thể nói xuất khẩu của mỗi một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của quốc gia đó Xuất khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thu nhập quốc dân (GDP), làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội của quốc gia đó Trước tiên, ta nghiên cứu ảnh hưởng của Xuất khẩu đến GDP của Philippines
• Xuất khẩu ảnh hưởng đến GDP của Philippines:
Trang 8Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2000- 2005 chúng
ta có thể thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị GDP của Philippines trong những năm nảy qua biểu đồ sau:
• C: là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế
• I: là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư
• G: là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền)
GDP: Tổng sản phẩm quốc dân của Philippines (triệu USD)
Trang 9EX: Giá trị hàng xuất khẩu của Philippines (triệu USD).
Bảng số liệu:
EX 28078.25 32150.2 35208.16 36231.21 39680.52 41254.68
Xử lý các số liệu trên bằng phần mềm nghiên cứu Kinh Tế Lượng MFIT 4 ta
được các kết quả sau: (lấy mức ý nghĩa α = 5%)
Ordinary Least Squares Estimation
S.E of Regression 5293.9 F-stat F( 1, 4) 12.9184[.023]
Mean of Dependent Variable 81441.7 S.D of Dependent Variable 9738.1 Residual Sum of Squares 1.12E+08 Equation Log-likelihood -58.7431 Akaike Info Criterion -60.7431 Schwarz Bayesian Criterion -60.5349 DW-statistic 1.6140
Trang 10Như vậy, sau khi nghiên cứu tác động của xuất khẩu đến GDP của Philippines qua mô hình OLS cũng như bằng phương pháp số học chúng ta có thể khẳng định được xuất khẩu có vai trò rât quan trọng đối với Philippines nói riêng và các tất cả các nước trên thế giới nói chung.
•Xuất khẩu làm thay đổi cơ cấu kinh tế:
Như ta đã nói ở trên xuất khẩu và GDP tỷ lệ thuận với nhau nên các quốc gia đều đưa ra các chính sách thúc đẩy xuất khẩu phát triển để từ đó gia tăng GDP Chính những chính sách kinh tế của chính phủ với mục đích tăng giá trị xuất khẩu đã làm cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn, những sự thay đổi này theo xu hướng tăng cường nhân lực, vật lực vào các ngành có khả năng xuất khẩu cao Đối với Philippines, chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho các ngành có tiềm năng xuất khẩu như: Ngành thuỷ sản: cá ngừ, cá rô phi, tôm chân trắng….đặc biệt sản lượng tôm chân trắng xuất khẩu của Philippines đứng đầu thế giới; ngoài ra ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến cũng đóng góp một phần không nhỏ trong các mặt hàng xuất khẩu của Philippines, qua
đó tạo ra những thay đổi rõ rệt trong cơ cấu kinh tế của nước này
•Xuất khẩu ảnh hưởng tới cơ cấu xã hội:
Như một quy luật tất yếu, bất cứ sự phát triển kinh tế nào cũng sẽ bao gồm cả những thay đổi tùy theo mức độ của cơ cấu xã hội Philippines không phải một ngoại lệ Hoạt động xuất khẩu của Philippines, như đã nói ở trên, tạo ra những cú hích tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ cấu kinh tế, do đó đã gây ra những thay đổi khá
rõ rệt trong cơ cấu xã hội của đất nước này Việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy hải sản đã làm một bộ phận lớn lao động trong khu vực nông thôn chuyển sang các ngành khai thác thủy hải sản và ngành công nghiệp chế biến Việc hàng điện tử và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thúc đẩy một bộ phận lớn lao động di chuyển sang ngành này Tóm lại, một cách rất dễ dàng, chúng ta có thể nhận ra rất rõ rệt
sự tác động của xuất khẩu vào cơ cấu kinh tế Philippines
2.1.3 Hoạt động xuất khẩu của Philippines:
a) Lợi thế so sánh trong xuất khẩu của Philippines:
Nằm trên vành đai gió mùa châu Á –Thái Bình Dương, được bao bọc bởi đại dương, phần lớn diện tích là núi và Đồng Bằng Duyên Hải cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Philippines hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển nông
Trang 11lâm ngư nghiệp Đồng thời chính phủ đã có những chính sách tác động tích cực tạo ra những lợi thế lớn cho hoạt động xuất khẩu của Philippines.
•Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên:
Philippines là một quần đảo với 7.017 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản Philippines nằm ở “vành đai cá ngừ” của Thế Giới, đứng thứ tư về xuất khẩu và chiếm 10% tổng sản lượng cá ngừ toàn cầu Cá rô phi cũng là một loại thủy sản được khai thác rất nhiều ở Philippines, tuy kim ngạch xuất khẩu chưa cao nhưng sản lượng cá rô phi của Philippines hiện chỉ đứng sau Trung Quốc và xếp thứ hai trên Thế Giới Bên cạnh đó là các loại thủy hải sản khác với sản lượng khai thác và xuất khẩu cao như: cá mú, cá măng, cá chẽm, mực, tôm pandan Ngoài ra, Philippines cũng là nhà xuất khẩu tôm chân trắng hàng đầu Thế Giới
Ngành trồng trọt và chăn nuôi của Philippines cũng có nhiều điều kiện để phát triển với những mảnh đất trông màu mỡ cùng khí hậu nhiệt đới thuận lợi Leon, “vùng đất xoài” của Philippines, có thể nói không có một nơi nào trên Thế Giới có những điều kiện thuận lợi để phát triển cây xoài như ở Leon, Philippines Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm ở đây đã tạo nên một trong những giống xoài ngon nhất Thế Giới Đó là lý do tại sao giống xoài này đã có mặt tại rất nhiều thị trường lớn trên Thế Giới như: Nhật Bản, Anh, Mỹ, Trung Quốc Cùng với xoài, dứa Queen, một loại hoa quả ưa khí hậu nhiệt đới, cũng là một loại nông sản được ưa chuộng trên rất nhiều thị trường của Philippines, đặc biệt là Hàn Quốc Ngoài ra, không thể không kể đến một số nông sản chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Philippines như: chuối, dừa, cafe, đậu
Sự phong phú tài nguyên thiên nhiên của Philippines còn cho phép đất nước này có đầy đủ cơ sở cho việc khai thác và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao như: gỗ, đồng crôm, dầu thô, nikel
Trang 12Với khoảng 50% dân số sống bằng nghề nông, Philippines rất coi trọng việc tăng cường năng lực sản xuất cho nông dân nhằm tăng năng suất bằng việc thường xuyên trang bị máy móc thiết bị hiện đại và tiến hành nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo người nông dân Ví dụ: Những khu trồng dứa ứng dụng công nghê cao tại Bicol và Camarine Norte.
Hệ thống đường bộ, mạng lưới viễn thông ổn định cùng những cảng côngtennơ lớn luôn sẵn sàng giao thương với Thế Giới cũng là những thuận lợi rất lớn cho xuất khẩu của Philippines
b) Chính sách của Chính Phủ Philippines đối với hoạt động xuất khẩu:
Philippines là một nước nông nghiệp, nên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng nông thủy sản và một số sản phẩm công nghiệp như linh kiện điện tử, dầu dừa… Đây là các mặt hàng có tính cạnh tranh cao vì đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của hầu hết các nước Do vậy chính phủ cần có các biện pháp quản lí và hỗ trợ đẻ tạo ưu thế xuất khẩu trên thị trường thế giới
• Tỷ gía hối đoái và chính sách của chính phủ Philippines :
Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, ngày 3 tháng 7 ngân hàng trung ương Philippines đã cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ 15% lên 24% Đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso ăn một dollar xuống còn 38 vào năm 2000 và còn 40 vào cuối khủng hoảng Cuối cùng cuộc khủng hoảng tài chính đã được giải quyết nhờ một số biện pháp của ngân hàng trung ương như:
+ Bình ổn tỉ giá đồng peso với USD
+ Tăng lượng ngoại hối chảy vào từ nước ngoài chảy vào
+ Tăng cường xuất khẩu hàng điện tử giúp bù đắp những tác động của việc giá dầu nhập khẩu tăng lên tài khoản vãng lai
+ Lãi suất thực tế thấp và chi ngân sách lớn hơn sẽ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 7.5%
Nhờ những chính sách đó nên Philippines có những tiến bộ đáng kể
+ Tỷ giá hối đoái trung bình đồng Peso - Dollar Hoa Kỳ là 56,04 năm 2004,
tức là đồng peso giảm giá 3,4% so với tỷ giá 52,20 năm 2003 Năm 2005, tỷ giá này là 55,086