1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phân tích tình hình dự trữ của Công ty Thủy sản Thái Hằng

3 2,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 57 KB

Nội dung

Bảng 4.1: Trạng thái dự trữ của Công ty Thủy sản Thái Hằng Đơn vị tính: Triệu Đồng Chỉ tiêu với Đầu năm Với Kế hoạch Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Tuyệt đối %

Trang 1

BÀI TẬP VỀ NHÀ I/ ĐỀ BÀI:

Anh/chị hãy phân tích tình hình dự trữ của Công ty Thủy sản Thái Hằng theo bảng số liệu sau Tìm hiểu nguyên nhân tác động, từ đó đề xuất giải pháp nhằm làm tăng hiệu quả dự trữ của công ty

Bảng 4.1: Trạng thái dự trữ của Công ty Thủy sản Thái Hằng

Đơn vị tính: Triệu Đồng

Chỉ tiêu

với Đầu năm Với Kế hoạch Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối % Tuyệt đối %

1 Hàng hóa trên

3 Hàng XK đã gửi đi

nhưng chưa được

(Nguồn : Công ty Thái Hằng)

Trang 2

II/ BÀI LÀM

1 Phân tích tình hình dự trữ của Công ty Thủy sản Thái Hằng và các nguyên nhân tác động:

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung dự trữ hàng hóa của Công ty vào cuối năm tăng nhẹ hơn so với đầu năm và tăng mạnh so với kế hoạch đề ra trong năm, cụ thể tăng 1,13%

so với đầu năm và 24,72% so với kế hoạch Điều này cho thấy Công ty hiện đang có lượng

dự trữ hàng hóa tương đối dồi dào để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty vào kỳ

kế tiếp Tuy nhiên, nếu xét riêng về từng chỉ tiêu trong cơ cấu dự trữ hàng hóa của Công ty thì dự trữ hàng hóa của công ty vẫn chưa phù hợp, còn nhiều bất ổn và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty trong tương lai, cụ thể:

- Hàng hóa xuất khẩu đã gửi đi nhưng chưa được thanh toán chiếm tỷ trọng lớn, 53,5% trong dự trữ hàng hóa của công ty, tăng 20% so với đầu năm và 40% so với kế hoạch đề

ra Tuy lượng hàng hóa xuất khẩu tăng là một dấu hiệu đáng mừng, thể hiện sự thành công của công ty trong công tác đẩy mạnh và mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng vì hàng hóa chưa được thanh toán, có giá trị lớn nên cũng gây ra một áp lực lớn lên nguồn vốn của công ty Trong trường hợp không thể thu hồi được tiền hàng do khách hàng từ chối thanh toán hoặc khách hàng từ chối nhận hàng, Công ty sẽ bị ứ động vốn và/hoặc phải tìm cách giải quyết lượng hàng hóa đã gửi đi, dẫn đến vòng quay vốn của công ty sẽ chậm và kém hiệu quả, tác động không tốt đến hiệu quả kinh doanh của Công ty

- Hàng hóa bị trả lại tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong lượng hàng dự trữ của Công ty (2%) nhưng lại có tốc độ tăng cực mạnh, tăng 125% so với đầu năm Đây là một dấu hiệu cực

kỳ không tốt trong cơ cấu dự trữ của Công ty Phần lớn hàng hóa bị trả lại nguyên nhân chính là do chất lượng của hàng hóa không đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng nên bị

từ chối nhận hàng Trong khi đó, Công ty lại không kịp thời tìm được giải pháp xuất khẩu khác cho các lô hàng trên nên buộc phải thu hồi trở về

- Hàng hóa trên đường đi cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn (26,7%) trong dự trữ hàng hóa của Công ty, với tốc độ tăng nhanh: 50% so với đầu năm và 100% so với kế hoạch đề ra Đây là thành công của công ty trong hoạt động tổ chức thu mua hàng hóa Trong kỳ kinh doanh này, Công ty đã tổ chức tốt việc mở rộng thị trường thu mua cũng như hợp tác mạnh với các thương lái tại các khu vực nên lượng hàng mua được nhiều hơn với chất lượng tốt và phù hợp hơn

Trang 3

- Hàng hóa tồn kho của Công ty vào cuối năm có mức sụt giảm tương đối lớn so với đầu năm và kế hoạch, với giá trị sụt giảm tương ứng là 50% và 60% Nguyên nhân chủ yếu làm sụt giảm lượng tồn kho là do sự phối hợp không đồng bộ của công ty trong hoạt động mua hàng và sản xuất xuất khẩu Với tình hình tồn kho như vậy sẽ gây nhiều áp lực lên hoạt động chế biến sản xuất thủy sản của công ty, nếu công ty không thực hiện tốt công tác bảo quản và vận chuyển hàng hóa đang trên đường đi thì tình hình sản xuất của công

ty có thể bị ngưng trệ và không thực hiện tốt, kịp thời các đơn đặt hàng cho kỳ kinh doanh tiếp theo

2 Đề xuất giải pháp làm tăng nhằm làm tăng hiệu quả dự trữ của công ty

- Giảm lượng hàng hóa bị trả lại và phòng ngừa tình trạng hàng bị trả lại bằng cách thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng hàng hóa như: thực hiện thu mua hàng hóa căn

cứ trên yêu cầu về chất lượng mà đối tác yêu cầu, thực hiện công tác bảo quản hàng hóa phù hợp tránh tình trạng hàng bị hư hại hoặc giảm sụt chất lượng trong khâu này, thường xuyên cập nhật thông tin cần thiết từ các nhà cung cấp hàng để nắm rõ về chất lượng hàng khi thu mua, …Bên cạnh đó, lập các kế hoạch dự phòng cho các lô hàng xuất bằng cách tìm kiếm các đối tác dự phòng để xuất khẩu kịp thời các lô hàng bị trả lại

- Thực hiện tốt công tác bảo quản hàng hóa, mặt hàng thủy sản là mặt hàng rất dễ hư hại và tổn thất cả về số lượng và chất lượng Vì vậy, công tác bảo quản cần được chú ý đặc biệt

và kiểm soát gắt gao trong quá trình thu mua, vận chuyển và chế biến

- Kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên cập nhật số liệu về hàng hóa dự trữ, từ đó đưa ra các

kế hoạch đặt hàng, xác định chính xác mức tái đặt hàng và thời gian đặt hàng tạo điều kiện phối đồng bộ giữa hàng thu mua và hàng còn tồn

Ngày đăng: 05/02/2015, 09:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w