1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bạo hành gia đình đối với trẻ đầu vị thành niên

27 658 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 62,25 KB

Nội dung

Phần 1: Phần mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài 1.2 Đối tượng nghiên cứu 1.3 Mục đích nghiên cứu 1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu Phần 2: Nội dung Chương 1: Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1.1: Nghiên cứu về bạo hành gia đình 2.1.1.1: Trên thế giới 2.1.1.2: Ở Việt Nam 2.1.2: Nghiên cứu về bạo hành gia đình đối với trẻ em 2.1.2.1: Trên thế giới 2.1.2.2: Ở Việt Nam Chương 2: Giải thích những khái niệm liên quan 2.2.1: Khái niệm trẻ tuổi vị thành niên 2.2.1.1: Các giai đoạn phát triển của trẻ tuổi vị thành niên 2.2.1.2: Sự phát triển tâm- sinh lý của trẻ đầu tuổi vị thành niên 2.2.2: Khái niệm Bạo hành và bạo hành gia đình 2.2.2.1: Khái niệm bạo hành 2.2.2.2: Khái niệm bạo hành gia đình 2.2.3: Bạo hành gia đình đối với trẻ đầu tuổi vị thành niên 2.2.3.1: Định nghĩa bạo hành trẻ em trong gia đình 2.2.3.4: Các hình thức của bạo hành gia đình đối với trẻ 2.2.3.3: Nguyên nhân gây ra bạo hành gia đình 2.2.3.5: Hậu quả của bạo hành gia đình đối với trẻ em Phần 3: Kết luận PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng những giá trị tinh thần và vật chất đối với các thành viên trong gia đình. Đối với trẻ em, đây là nơi nương tựa vững chắc và êm ái nhất trong những năm đầu đời. Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước, được sống trong tình yêu thương, chăm sóc và giáo dục đầy đủ của người thân, ruột thịt là quyền lợi của mỗi đứa trẻ. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong môi trường như vậy, trong nhiều hoàn cảnh những mâu thuẫn nội bộ đã biến gia đình thành “một ung nhọt” gây ra những hiện tượng bệnh lý về thể chất cũng như tinh thần đối với trẻ. Hàng triệu trẻ em đã phải chứng kiến, nghe thấy và bị bạo hành gia đình. Những năm gần đây, hiện tượng bạo hành trong gia đình đối với trẻ em và phụ nữ ngày càng gia tăng với mức độ thương tích nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nếu như phụ nữ chỉ là nạn nhân của nam giới thì trẻ em không những là nạn nhân của nam giới mà còn là nạn nhân của nhiều phụ nữ. Vậy, nguyên nhân do đâu mà trẻ em lại bị bạo hành, và những bạo hành đó có những ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ, đó chính là điều mà tôi muốn tìm hiểu để có những nhận thức rõ hơn về tình trạng bạo hành này. 1.2 Đối tượng nghiên cứu Bạo hành gia đình đối với trẻ em 1.3 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu những ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với thể chất, tinh thần và nhân cách của trẻ đầu tuổi vị thành niên 1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những nghiên cứu trong và ngoài nước phù hợp với đề tài - Làm rõ một số khái niệm có liên quan như: trẻ vị thành niên, bạo lực, bạo lực gia đình - Tìm hiểu một số nguyên nhân và những ảnh hưởng của bạo hành gia đình đối với trẻ. PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Lịch sử nghiên cứu 2.1.1: Nghiên cứu về bạo hành gia đình 2.1.1.1: Trên thế giới Rất nhiều nghiên cứu về bạo hành gia đình trên thế giới đã chỉ ra rằng: bạo hành gia đình là một hiện tượng có tính chất toàn thế giới. Tại Mỹ, một nghiên cứu của Muraay A.Straus và Richard J.Gelles(1986), có đến hơn một triệu rưỡi người 2 2 phụ nữ bị chồng hoặc bạn đời đánh đập hàng năm, người ta cũng ước tính cứ trung bình 15 giây lại có một phụ nữ bị chồng ngược đãi. Một nghiên cứu gần đây của Singapore cho thấy trong khoảng từ 1995-1997, số lượng các vụ bạo hành trong gia đình do Toà án gia đình xử đã tăng hàng năm khoảng 40% (tăng từ 978 vụ năm 1995 lên 2019 vụ năm 1997. Số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc chỉ ra rằng bạo lực gia đình xảy ra ở 30% gia đình, mặc dù con số này còn dưới sự thật. Nhật Bản một tỷ lệ rất cao về bạo lực gia đình đã được báo cáo trong rất nhiều nghiên cứu. Trong một số nghiên cứu cho thấy 60% phụ nữ đã trải qua bạo hành gia đình. Qua các số liệu thống kê trên, ta có thể thấy tình trạng bạo hành gia đình trên thế giới đang ở mức báo động và nó cần được mọi người lên án mạnh mẽ và có những hình thức trừng phạt thích đáng với những kẻ bạo hành. Và chúng ta cũng biết được những con số điều tra trên cũng chỉ một phần nào nói lên tình trạng bạo lực gia đình, còn trong thực tế thì có lẽ con số này còn tăng lên rất nhiều. Bởi mọi người thường nói bạo hành gia đình thường diễn ra trong bối cảnh riêng tư ở nhà riêng, và cả người bị hại lẫn xã hội do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng không muốn nói cho người khác biết. Vậy làm thế nào để giảm được bạo hành trong gia đình? Đây là một câu hỏi rất khó hiện tại đang được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu giải đáp. 2.1.1.2: Ở Việt Nam Tình hình về bạo lực gia đình ở các nước trên thế giới trong một mức độ nhất định sẽ phản ánh ở Việt Nam. Thực tiễn đã cho thấy nếu mỗi người trong chúng ta không ý thức rõ tác hại của nó và tìm cách khắc phục thì việc tìm ra được giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực gia đình là một vấn đề hết sức khó khăn. Bạo lực gia đình cũng được nhiều báo chí truyền tải và đề cập đến. Nghiên cứu của trung tâm, nghiên cứu thế giới, gia đình và môi trường trong phát triển thống kê được riêng năm 1999 đã có khoảng 3000 bài báo đề cập đến chủ đề bạo hành gia đình. Trong đó, bạo hành gia đình được đăng nhiều nhất trên các báo An ninh 3 3 Thủ Đô, Thanh niên, Đại đoàn kết, An ninh thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn giải phóng, báo Lao động, các tạp chí như khoa học về Phụ nữ, Xã hội học Các nghiên cứu của Đặng Phương Kiệt và Đinh Văn Lượng thuộc trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển tại đại bàn huyện Xuân Trường (Nam Định) đã thu được kết quả như sau: - Năm 1989-1993: tại bệnh viện Giao Thuỷ (Nam Định) với số dân 150.000 người đã có 42 người bệnh đến cấp cứu ngộ độc (thuốc bảo vệ thực vật, thuốc an thần ) vì lý do tự tử, tất cả đều là nạn nhân cảu bạo hành gia đình, 45% trong số đó là vị thành niên (12-21 tuổi) bị bố sỉ nhục và đánh đập. Số còn lại là nạn nhân chồng ngược đãi vợ hoặc mẹ chồng ngược đãi nàng dâu. - Năm 1994: Tại bệnh viện Huế trong 3 năm (1992-1993) có 435 người đến cấp cứu vì có hành vi tự sát, 16% tử vong, 10% trong số này là vị thành niên, hầu hết đều là nạn nhân của bạo lực gia đình. - Năm 1997-1999: Tại bệnh viện Vĩnh Phúc, trong số 341 ca ngộ độc vào cấp cứu thì có 114 ca có động cơ tử tự để phản ứng lại với những hành vi bạo hành trong gia đình Báo cáo của Lê Thị Quý-trung tâm nghiên cứu gia đình và phụ nữ cho biết, năm 1993 trở về trước có 14-15% trong tổng số vụ án giết người là do bạo hành gia đình. Từ năm 1994-1997 con số này đã tăng lên 17-20%. Theo một vài nghiên cứu gần đây cho thấy có 20 đến 25% các gia đình xảy ra nạn bạo lực dựa trên cơ sở giới. Còn theo nghiên cứu của hội liên hiệp phụ nữ thì 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình. Trong 5 năm từ 2000 - 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn Năm 2005, có tới hơn 39.7 nghìn vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo hành trong tổng số gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%, cũng theo nghiên cứu đó thì: 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục 4 4 Ở đồng bằng sông Cửu Long có 1.319 ca nhập viện do bạo hành gia đình, trong đó khoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, bài báo này không đăng số liệu cho các vùng khác. 5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là người vợ. Qua một số nghiên cứu trên về bạo hành gia đình, ta thấy rằng nạn bạo hành gia đình đang là một vấn đề cần được nhà nước, pháp luật ngăn cấm và có những giải pháp hữu hiệu để nhằm bảo vệ được người phụ nữ và trẻ em dưới sức mạnh của những người chồng, người cha có hành vi bạo lực. 2.1.2: Nghiên cứu về bạo hành gia đình đối với trẻ em 2.1.2.1: Trên thế giới Theo một nghiên cứu toàn cầu mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), những hình ảnh bạo lực gia đình mà trẻ em phải chứng kiến, cho dù chúng không phải là nạn nhân trực tiếp, cũng có thể in sâu vĩnh viễn và gây nên những tác động nặng nề trong suốt thời thơ ấu cũng như trong cuộc sống sau này. Nghiên cứu trên cho biết hiện có khoảng 275 triệu trẻ em đang sống trong cảnh bạo lực gia đình, phải chịu đựng sự bóc lột về thể chất, tinh thần và cả tình dục của cha mẹ cũng như người giám hộ. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy số liệu này thấp hơn so với thực tế do những sai lệch trong báo cáo và thống kê không đầy đủ của một số nước. Theo UNICEF, trẻ càng nhỏ càng có xu hướng bị tác động của nạn bạo lực nặng nề. Chúng bị suy yếu nghiêm trọng về tinh thần và tình cảm trong giai đoạn phát triển quan trọng này. Khi lớn lên, trẻ có thể gặp những rắc rối ở trường học, bộc lộ hạn chế về những kỹ năng xã hội thông thường, hay chán nản, lo lắng và có nhiều vấn đề tâm lý khác. Những đứa trẻ này thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao về các hành vi phung phí tiền của, mang thai ở tuổi vị thành 5 5 niên, phạm pháp và tiếp tục sa vào vòng tròn bạo lực gia đình, trở thành kẻ thủ phạm hoặc nạn nhân. Báo cáo nghiên cứu đã kêu gọi các Chính phủ và toàn xã hội cần quan tâm hơn nữa tới nhu cầu của những trẻ em đang sống trong cảnh bạo lực gia đình thông qua việc tiến hành những chiến dịch giáo dục truyền thông, ban hành và thực thi luật về trừng phạt tội bạo lực cũng như luật về bảo vệ trẻ em. Các chính phủ cũng cần tăng cường hơn nữa các dịch vụ xã hội để giải quyết hậu quả của nạn bạo lực đối với trẻ em 2.1.2.2: Ở Việt Nam Bạo lực với Trẻ em, một vấn đề đang ngày càng phức tạp ở Việt Nam, phát biểu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp và Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em tại Diễn đàn Trẻ em. Hà Nội, Ngày 03 tháng 06 năm 2005: Các đại biểu tham dự Diễn đàn Trẻ em nói về Bạo lực với Trẻ em đã lắng nghe những thông tin về các trường hợp lạm dụng và bạo lực với trẻ em đang diễn ra ngày càng phức tạp, cũng như hiện tượng trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình đang gia tăng. - 46 trẻ em (26 trẻ em trai và 20 trẻ em gái) từ 11 đến 18 tuổi đến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Huế, Ninh Bình đã cùng nhau tham gia vào Diễn đàn do Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em Việt Nam (UBDSGĐTE) và UNICEF tổ chức cùng với Quỹ Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển và tổ chức Plan International. Trẻ em tham gia Diễn đàn bao gồm trẻ em đường phố, trẻ em vi phạm pháp luật cùng với các em hoc sinh phổ thông. Các đại biểu tham dự Diễn đàn đã lắng nghe những kinh nghiệm của trẻ. Có một câu chuyện về một em đã bị người cha nghiện rượu đánh đập như thế nào vì em không kiếm đủ tiền. Em đã bỏ nhà đi và sống lang thang trên đường phố và sau đó em đã có hành vi vi phạm pháp luật và bị công an phát hiện và xử lý. Một em khác kể một câu chuyện về việc một người bạn thân của em bị cưỡng bức quan hệ tình dục với một người lớn bằng tuổi cha của em. Các em đã sẵp xếp các hình thức lạm dụng theo thứ tự phổ 6 6 biến nhất, và hình thức phổ biến nhất là lạm dụng thân thể, tiếp đến là lạm dung tình cảm, bắt nạt và lạm dụng tình dục và làm việc trong điều kiện nguy hiểm. Các em còn sắp xếp các địa điểm bạo lực thường xảy ra nhất và đó là ở nhà, tiếp đến là ở trường học và ở nơi làm việc. - Từ năm 2003, UNICEF cùng với UBDSGĐTE, Quỹ Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển và Plan International đã và đang tiến hành một số nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ bạo lực và lạm dụng trẻ em ở Việt Nam. Một nghiên cứu tiến hành trên 2.800 người tham gia (chủ yếu là trẻ em) ở ba tỉnh An Giang, Lao Cai và Hà Nội vào năm 2003 cho thấy trừng phạt thân thể (đánh đập) là hình thức bạo lực phổ biến ở gia đình và trường học, các hình thức bạo lực khác như lạm dụng từ ngữ, bắt nạt và chứng kiến bạo lực gia đình cũng khá phổ biến. - Trong 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007, số vụ xâm hại và bạo lực đối với trẻ em trong gia đình tăng gấp ba lần so với trước đó. Trung bình mỗi năm, Việt Nam có 114 trẻ chết do bạo hành. Theo thống kê của ngành y tế, số trẻ tử vong do nguyên nhân này chỉ đứng sau tử vong do tai nạn giao thông và đuối nước. Tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả khảo sát của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (trước đây) cho thấy, 58% trẻ đã từng bị người lớn quát mắng, sỉ nhục, tát… khi mắc lỗi. Chỉ riêng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong năm nay đã tiếp nhận 30 ca bị bạo hành đến mức phải nhập viện. Chương 2: Giải thích những khái niệm liên quan 2.2.1: Khái niệm trẻ tuổi vị thành niên 2.2.1.1: Các giai đoạn phát triển của trẻ tuổi vị thành niên Thời kì vị thành niên là giai đoạn phát triển chuyển tiếp từ lứa tuổi thơ ấu đến tuổi trưởng thành (người lớn). Thuật ngữ vị thành niên ám chỉ nhiều hơn đến các đặc điểm tâm sinh lý, tâm lý-xã hội và nhân cách của thanh thiếu niên, bao gồm cả giới nam và giới nữ. Về mặt sinh lý, vị thành niên là giai đoạn đang lớn, 7 7 dậy thì có sự trưởng thành về mặt tính dục. về mặt tâm lý-xã hội, trẻ em lứa tuổi này có những biến đổi nội tâm phức tạp, muốn tự khẳng định mình. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi. Trên thế giới, các nước cũng có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau:nhiều nước quy định từ 18 đến 24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 - 30 tuổi, có nước quy định tuổi "trần" của thanh niên là 29 tuổi (Trung Quốc) hoặc 35 tuổi (Bangladesh), thậm chí tới 40 tuổi (Malaysia) Như vậy có thể thấy rằng độ tuổi thanh niên còn được quy định rất khác nhau giữa các nước trên thế giới. Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Thanh niên là từ 16 - 24 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi. Trẻ em bước vào tuổi vị thành niên bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì đối với nữ được tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên (khoảng 13 - 14 tuỏi), còn đối với nam kể từ khi xuất tinh lần đầu tiên (khoảng 14 - 15 tuổi). Tuổi dậy thì còn tuỳ thuộc vào dân tộc (châu Á sớm hơn châu Âu), nơi sinh sống (thành thị sớm hơn nông thôn), mức sống (bây giờ sớm hơn trước đây). Các nhà Dân số học cho biết, ngày nay đối với toàn thế giới tuổi dậy thì đến sớm hơn nhiều: nữ lên 10, nam 12 - 13, trường hợp cá biệt có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. Tuổi dậy thì là tuổi có khả năng sinh sản, nhưng cơ thể các em vẫn ở vào tuổi vị thành niên nghĩa là chưa chín muồi về sinh dục, chưa ổn định về mặt tâm sinh lý và chưa thể làm cha, làm mẹ được. Vì vậy, chúng ta phải giáo dục sức khoẻ sinh sản, tạo điều kiện cho các em vị thành niên qua được giai đoạn khủng hoảng của tuổi dậy thì để trở thành người lớn thực sự. Các nhà nghiên cứu sinh lý, tâm lý chia lứa tuổi này thành 3 giai đoạn: 8 8 - Giai đoạn đầu vị thành niên: tương đương với tuổi thiếu niên, nam từ 12- 14 tuổi, nữ từ 11-12 tuổi. giai đoạn này ngoài những biến đổi về sinh học còn có những biến đổi đặc trưng về tâm lí - Giai đoạn giữa tuổi vị thành niên: tương đương với tuổi thiếu niên nam 15-17 tuổi, nữ 13-16 tuổi. giai đoạn này, đa số các em đang học trong các trường phổ thông trung học trong cả nước - Giai đoạn cuối vị thành niên: tương đương với lứa tuổi đầu thanh niên. Nam từ 17-18 tuổi, nữ từ 16-18 tuổi. Đây là giai đoạn sau dậy thì, các em đã trở nên giống với người lớn hơn về nhiều phương diện Thông qua sự phân chia trên, tôi tán thành quan điểm và xác định lứa tuổi vị thành niên là độ tuổi từ 11-18 tuổi. Nhưng trong bài niên luận này, tôi sẽ chỉ dừng lại nghiên cứu về giai đoạn đầu tuổi vị thành niên tức là độ tuổi 11-14 tuổi. 2.2.1.2: Sự phát triển tâm- sinh lý của trẻ đầu tuổi vị thành niên Giai đoạn đầu tuổi vị thành niên tức là ở độ tuổi 11-14 tuổi. Ở độ tuổi này, các em đang là học sinh lớp 5,6,7,8. * Những đặc điểm về mặt sinh lý: Ở giai đoạn này, trẻ có một sự thay đổi về mặt cơ thể, đó là hiện tượng dậy thì. Dậy thì gồm 2 giai đoạn là tiền dậy thì và dậy thì đầy đủ. Trẻ em ở lứa tuổi đầu tuổi vị thành niên là lứa tuổi mới bước vào giai đoạn tiền dậy thì. Trong sự phát triển về thể chất và phát dục, các em gái sớm hơn các em trai 1-2 năm nên ở giai đoạn đầu, một số em gái cao hơn, đầy đặn hơn em trai. Thân hình thấp lúc 12- 13 tuổi thường gây cho các em trai cảm giác khó chịu, đó là cảm giác thua kém bạn bè, còn các em nữ thì đôi khi vì chưa quen với sự thay đổi của bản thân nên các em cũng luôn cảm giác ngại ngùng, khó khăn, nhất là những em có chiều cao, thân hình vượt hẳn so với các bạn cùng tuổi. Lúc này, hệ thần kinh của trẻ phát triển khá hoàn chỉnh về chất lượng nhưng các quá trình hưng phấn thường mạnh hơn các quá trình ức chế nên trẻ dễ bị kích động, khó kiềm chế hành động và tình cảm của bản thân. 9 9 Ở đầu tuổi vị thành niên, các quá trình thần kinh hưng phấn của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, nên nhiều khi thiếu niên không làm chủ được bản thân, không kiềm chế được cảm xúc mạnh. Sự cải tổ của các cơ quan nội tiết với mối tương quan của hệ thần kinh là cơ sở gây ra tính mất cân bằng chung, tính dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ, tính hiếu động, tính uể oải, và thờ ơ có chu kỳ ở tuổi đầu vị thành niên. Điều này do những yếu tố của tuổi dậy thì chi phối, nó sẽ gây ra sự mất cân bằng tạm thời và một số khó khăn trong hoạt động của trẻ. * Những đặc điểm về mặt tâm lý: So với sự phát triển về mặt sinh học thì sự phát triển về tâm lý-xã hội chậm hơn một bước. Đặc biệt là trong kinh tế xã hội hiện nay: số con trong mỗi gia đình ít, đời sống kinh tế khá giả hơn, các em được bố mẹ và người thân lo cho đầy đủ, thời gian học tập nhiều hơn, tuổi lao động chậm lại nên sự phát triển tâm lý ngày càng chậm. Tuy nhiên, cái “tôi” của các em phát triển thêm một bước, tương đối hoàn thiện. Ở tuổi này,các em có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Các em có tâm lý “muốn làm người lớn, coi mình là người lớn”. Các em không còn đòi đi chung với cha mẹ, muốn tự chọn bạn, muốn được ăn mặc theo ý thích, muốn được thức khuya. Các em cảm thấy hình như cha mẹ chưa nhận thấy mình “đã lớn”và không hiểu được tâm tư tình cảm của mình. Các em không còn hay tâm sự với cha mẹ, muốn độc lập trong suy nghĩ và hành động nên nhiều khi chống đối lại cha mẹ và chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, ngưỡng mộ thần tượng. Nhu cầu tự khẳng định mình của các em rất cao, lòng tự trọng và danh dự bản thân dễ bị tổn thương. Một đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này là hoạt động hoạc tập và giao tiếp với bạn bè cùng độ tuổi là chủ đạo. 2.2.2: Khái niệm Bạo hành 2.2.2.1: Khái niệm bạo hành Bạo hành hay bạo lực là từ được dịch ra từ tiếng nước ngoài (violence), vì vậy cũng chưa có văn bản nào thống nhất cách gọi. 10 10 [...]... suốt cuộc đời của trẻ nhỏ Bạo hành trẻ em trong gia đình là những hành vi bạo hành thể chất, tinh thần do một thành viên lớn tuổi trong gia đình thực hiện mà nạn nhân là trẻ em 2.2.3.2: Các hình thức của bạo hành gia đình đối với trẻ đầu vị thành niên Đối với trẻ em, có hai hình thức bạo hành chính đó là bạo hành về thể xác và về tinh thần * Bạo hành thể xác: Bạo hành thể xác là những hành vi ngược đãi,... gia đình như bạo hành của chồng đối với vợ, bạo hành của vợ đối với chồng, bạo hành của bố mẹ đối với con cái, bạo hành của anh chị em trong gia đình, bạo hành và mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, bạo hành và mối quan hệ mẹ kế con chồng Các dạng bạo hành có thể xảy ra đối với bất cứ thành viên nào trong gia đình, cơ bản có 2 dạng đó là bạo hành thế hệ và bạo hành giới: - Bạo hành thế hệ: Đây là dạng bạo. .. gia đình - Bạo hành tình dục: là những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để thoả mãn tình dục của một người hay một nhóm người đối với một người hoặc một nhóm người khác Hành vi này có thể diễn ra một lần hoặc lặp lại nhiều lần 2.2.3: Bạo hành gia đình đối với trẻ đầu tuổi vị thành niên 2.2.3.1: Định nghĩa bạo hành trẻ em trong gia đình Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã viết trong cuốn từ điển tâm lý: Gia. .. là trẻ vị thành niên trực tiếp là nạn nhân bị các thành viên khác trong gia đình chửi mắng dùng các từ ngữ thô lỗ, đôi khi phạm đến nhân cách chỉ trích hành vi sai trái của trẻ Lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa, ví trẻ như những con vật hay các hiện tượng xấu xa, ghê tởm - Bạo hành gián tiếp: có nghĩa trẻ không phải là nạn nhân mà chỉ là người chứng kiến những hành vi bạo hành của thành viên này đối với thành. .. đình là các hành vi bạo hành xảy ra trong phạm vi gia đình, đó là sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể, tinh thần hay tình cảm giữa các thành viên trong gia đình Bạo hành trong gia đình là sự lạm dụng quyền lực một hành động nhằm hăm doạ hoặc đánh đập một người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó Bạo hành trong gia đình là một hình thức thu nhỏ và đặc biệt của bạo hành xã hội:... giữa bạo hành gia đình với các dạng thức của bạo hành xã hội là ở chỗ bạo hành gia đình lại diễn ra giữa những người thân, những người cùng huyết thống, dưới mái che và ngọn lửa nồng nàn của một gia đình- được coi là tổ ấm của hạnh phúc và sự yêu thương trìu mến 11 11 Bạo hành gia đình dù chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình nhưng không dễ dàng xoá bỏ Thực tế cho thấy có nhiều dạng thức và các kiểu bạo hành. .. độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉ nhục của một hay nhiều thành viên làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần của một hay nhiều thành viên khác Bạo hành tâm lý cũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thức thị hiếu riêng của mỗi người Không giống với bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần còn được chia ra thành 2 dạng nhỏ đó là bạo hành trực tiếp và bạo hành gián tiếp - Bạo hành. .. trong gia đình mà trung tâm là mối quan hệ vợ chồng Nhìn chung bạo hành giới trong gia đình thường diễn ra dưới dạng vợ chồng dùng sức mạnh và bạo hành trong việc xử lý các mối quan hệ giữa họ với nhau Còn theo tác giả Lê Thị Quý thì bạo hành gia đình có thể phân chia ra làm các dạng khác - Bạo hành thân thể: là những hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc sỉ nhục của một hay nhiều thành viên trong gia đình. .. câu nói không hề tôn trọng con" 2.2.3.3: Nguyên nhân gây ra bạo hành gia đình Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo hành trong gia đình đối với trẻ em đầu tuổi vị thành niên Tuy nhiên, hai nguyên nhân dễ nhận thấy nhất đó là hệ tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt và bắt nguồn từ những xung đột của các thành viên trong gia đình Thứ nhất, theo quan niệm của Nho giáo_ một hệ tư tưởng... như sau: Bạo hành là việc đe doạ hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với người khác hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng gây tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển gây ra sự mất mát Hình thức bạo hành phổ biến nhất mà chúng ta thấy là bạo hành gia đình 2.2.2.2: Khái niệm bạo hành gia đình Theo tác giả Hoàng Bá Thịnh thì bạo hành gia đình là . niệm bạo hành gia đình 2.2.3: Bạo hành gia đình đối với trẻ đầu tuổi vị thành niên 2.2.3.1: Định nghĩa bạo hành trẻ em trong gia đình 2.2.3.4: Các hình thức của bạo hành gia đình đối với trẻ 2.2.3.3:. bạo hành gia đình đối với trẻ đầu vị thành niên Đối với trẻ em, có hai hình thức bạo hành chính đó là bạo hành về thể xác và về tinh thần. * Bạo hành thể xác: Bạo hành thể xác là những hành. của trẻ tuổi vị thành niên 2.2.1.2: Sự phát triển tâm- sinh lý của trẻ đầu tuổi vị thành niên 2.2.2: Khái niệm Bạo hành và bạo hành gia đình 2.2.2.1: Khái niệm bạo hành 2.2.2.2: Khái niệm bạo

Ngày đăng: 05/02/2015, 07:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w